Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

skkn sử DỤNG hệ THỐNG các LOẠI bài tập NHẬN THỨC TRONG bài “nước VIỆT NAM dân CHỦ CỘNG hòa từ SAU NGÀY 2 9 1945 đến TRƯỚC NGÀY 19 12 1946” ở CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO LỊCH sử lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.23 KB, 20 trang )

Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÁC LOẠI BÀI TẬP NHẬN
THỨC TRONG BÀI “NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2 -9 -1945 ĐẾN TRƯỚC
NGÀY 19 -12 -1946” Ở CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
LỊCH SỬ LỚP 12 THPT

1


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

PHẦN I – MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông, lịch sử có vị trí quan
trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức, năng lực hành động.
Vì thế, cần phải có những phương pháp, phương tiện để nâng cao chất
lượng bộ môn lịch sử đúng vị trí, và đúng chức năng nhiệm vụ của nó. Việc
tăng cường sử dụng bài tập trong dạy học nói chung, môn lịch sử nói riêng là
một biện pháp quan trọng để giúp thầy và trò dạy và học tập tốt hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng nội
dung các loại bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở THPT nói chung và sử
dụng bài tập trong bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 -91945 đến trước ngày 19 -12 -1946 " ở lớp 12 chương trình nâng cao nói riêng
cho lớp chuyên, giúp tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo, thông
minh của học sinh trong lĩnh hội tri thức bộ môn, nắm vững, hiểu sâu sắc, đầy
đủ hơn hệ thống kiến thức cơ bản của môn học chứ không phải ghi nhớ để học


thuộc, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự lập, lý giải, phân tích,
chứng minh, bác bỏ trong các bài học, qua đó cũng bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm, nâng cao trình độ nhận thức của học sinh ở mức độ cao hơn so với các
dạng bài tập thực hành khác.
Có nhiều con đường, biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức,
phát triển tư duy và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, nâng cao hiệu
quả dạy học ở trường trung học phổ thông. Do đó việc tổ chức giáo viên xây
dựng hệ thống các dạng bài tập nhận thức trong mỗi bài, mỗi chương, và tổ
chức hướng dẫn học sinh làm bài tập là vấn đề rất cần thiết. Bài tập lịch sử
cũng rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều loại khác nhau. Bài tập lịch sử
không chỉ giới hạn ở việc ghi nhớ sự kiện cơ bản một cách máy móc, thuộc
2


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

lòng, mà phải giúp học sinh nhận thức các sự kiện lịch sử cơ bản một cách
vững chắc. Tuỳ vào trình độ và yêu cầu học của từng đối tượng học sinh của
mỗi lớp, mỗi khối (Lớp chuyên và lớp không chuyên) để giáo viên sử dụng
bài tập cho phù hợp, đảm bảo nâng cao chất lượng giờ dạy và học.
Trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vấn đề đưa bài tập
vào dạy và học lịch sử là hoàn toàn mới. Nếu chúng ta biết sử dụng hiệu quả
các loại bài tập vào dạy học lịch sử sẻ góp phần đổi mới phương pháp cách
thức dạy và học lịch sử hiện nay.
Để có được hệ thống các loại bài tập, đòi hỏi người giáo viên phải đầu
tư nhiều công sức và thời gian. Hình thức và biện pháp sử dụng, hướng dẫn
học sinh làm bài tập nhận thức lịch sử là những yếu tố cơ bản quyết định sự
thành công của việc thực hiện bài tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Bài

tập lịch sử dù tiến hành dưới hình thức nào, bằng những biện pháp nào cũng
nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu môn học.
Mặt khác để bài tập nhận thức trở thành công cụ hữu hiệu trong đổi mới
dạy và học lịch sử. Với mấy ý kiến nhỏ này, tôi muốn đưa ra một vấn đề để
giáo viên dạy lịch sử có thể tham khảo đó là: Xây dựng hệ thống các loại bài
tập nhận thức và sử dụng bài tập nhận thức vào dạy học lịch sử lớp 12 ở
chương trình nâng cao đối với bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau
ngày 2 -9-1945 đến trước ngày 19 -12 - 1946" nhằm giúp học sinh nhận thức
sâu sắc hơn, sinh động hơn bài học này. Đồng thời với suy nghĩ và mong
muốn của tôi góp phần vào việc dạy và học ở bộ môn lịch sử trong năm học
tới giúp ích cho giáo viên và học sinh dạy và học tốt hơn, giúp học sinh quan
tâm tìm hiểu, và yêu thích bộ môn lịch sử.

3


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

PHẦN II – NỘI DUNG
I/ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC VÀO
DẠY HỌC LỊCH SỬ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO TRONG BÀI
"NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2 -9 -1945
ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 -12 -1946 " Ở LỚP 12 THPT

1/ Giá trị về mặt phương pháp:
Sử dụng bài tập vào các bài học lịch sử nói chung, và bài học " Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 – 1945 đến trước ngày 19 - 12 1946 " ở chương trình nâng cao lớp 12 nói riêng. Trước hết , chúng ta cần có
quan niệm đúng khi sử dụng bài tập nhận thức vào việc dạy học. Nó phải tuân

thủ theo nguyên tắc dạy học nói chung, phương pháp sử dụng bài tập nói
riêng. Sử dụng bài tập phải bám sát, gắn với nội dung từng bài, từng mục của
bài, gắn với sách giáo khoa, gắn với các hình thức lên lớp. Như kiểm tra bài
củ, mỡ bài, kiểm tra đánh giá việc nhận thức bài mới, bài tập ở nhà... Mặt khác
đối với phương pháp dạy học này, học sinh phải đóng vai trò chủ động. Đòi
hỏi học sinh phải có những hình thức đa dạng để tiếp thu nhẹ nhàng các bài
tập, câu hỏi, tài liệu học tập. Phải có một sự căng thẳng trí tuệ khá cao mới
tiếp thu đạt được kiến thức sâu sắc và bền vững. Cần tránh sử dụng bài tập
một cách máy móc, thầy đưa ra rồi thầy trả lời, hoặc tránh chỉ nêu ra hời hợt
thiếu chiều sâu. trên cơ sở mức độ nhận thức của từng học sinh, từng lớp để
tiến hành phương pháp sử dụng bài tập cho có hiệu quả. Với nhiều hình thức
mức độ khác nhau, các dạng bài tập khác nhau (Bài tập theo câu hỏi, nhận xét,
đánh giá, liên hệ, so sánh, kể, giới thiệu hình ảnh...). Làm sao để giờ dạy
không nặng nề, ôm đồm, mà học sinh dễ hiểu, nhận thức sâu sắc, bài giảng
giữa giáo viên và học sinh đều cảm nhận nhẹ nhàng.
4


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

Ngoài ra sử dụng bài tập nhận thức vào dạy học lịch sử góp phần đổi
mới phương pháp dạy học. Bởi vì phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn với
nội dung dạy học và được chỉ đạo bởi mục tiêu môn học nhằm góp phần hình
thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.
Ở đây, đối với bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 -9 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946 " cần lưu ý : Kết hợp các loại bài tập, câu
hỏi để giới thiệu làm rõ một số hình ảnh đó là. Hình ảnh nhân dân bỏ phiếu đại
biểu Quốc hội khóa I; Hình ảnh phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà; Hình ảnh nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo cứu giúp

đồng bào bị đói ở Bắc Bộ; Hình ảnh lớp bình dân học vụ vào các nội dung
kiến thức nào cho phù hợp để bổ sung thêm nhận biết cho học sinh.
Mặt khác, sử dụng bài tập vào từng mục (bài này có 3 mục lớn và được
học trong 2 tiết trên lớp) .Giáo viên cần chọn những câu hỏi, bài tập vào
những đơn vị kiến thúc cơ bản để làm rõ nội dung và yêu cầu của bài. Thấy
được sự khác biệt giữa bài học có sử dụng bài tập nhận thức với bài học không
sử dụng bài tập nhận thức.

2/ Giá trị về mặt kiến thức.
Thứ nhất, bài tập nhận thức góp phần hình thành, và củng cố tri thức lịch
sử cho học sinh. Việc củng cố vững chắc và hình thành kiến thức mới cho học
sinh trong dạy học lịch sử được thực hiện thông qua nhiều phương tiện khác
nhau trong đó có bài tập nhận thức. Tổ chức hoạt động nhận thức độc lập cho
học sinh, chứ không phải truyền đạt kiến thức có sẵn của giáo viên. Thông qua
bài tập sẻ phát triển tư duy sáng tạo của học sinh trên cơ sở nắm vững kiến
thức cơ bản.Và để có được hệ thống trong mỗi bài dạy đòi hỏi người giáo viên
phải nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra hệ thống bài tập phù hợp với trình độ học
sinh mỗi lớp.

5


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

Thứ hai, bài tập nhận thức góp phần vào nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình
cảm, nhân cách của học sinh. ta thấy rằng việc bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức,
tình cảm cho học sinh là một chức năng quan trọng của việc dạy học lịch sử,
góp phần giáo dục vào thế hệ trẻ. Thông qua bài dạy, khi sử dụng bài tập

không chỉ giúp học sinh phát triển về tư duy, về củng cố kiến thức mà cả về
mặt giáo dục ý thức, học sinh được rèn luyện những đức tính tốt đẹp về tinh
thần tự lực, tính cẩn thận, tính kiên trì, tính vượt khó...
Thứ ba, bài tập lịch sử góp phần gây hứng thú học tập, góp phần phát
triển tư duy học sinh. Một tiết dạy và học phải đạt được đó là học sinh nắm
vững được kiến thức, nắm kiến thức một cách sâu sắc và toàn diện, biết vận
dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Nếu trong quá trình dạy của giáo viên chỉ
đơn thuần truyền đạt những kiến thức trong sách giáo khoa, tẻ nhạt, đơn điệu,
không thể gây được sự hứng thú say mê học tập của học sinh được. Do vậy
nên sử dụng các dạng bài tập vào các phần học, sao cho hợp lý, vừa đảm bảo
thời gian tiến trình bài học, mà kích thích tính tò mò, hiếu học của học sinh.
Người giáo viên phải biết chọn các dạng bài tập trên tất cả các mặt, nội dung,
sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu tham khảo. Khi học sinh tham gia giải quyết
bài tập, phải vận dụng các thao tác tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, liên hệ. Để học sinh tìm được câu trả lời một cách độc lập và được
chứng minh rõ ràng. Như vậy trong tiết học lịch sử vừa kích thích sự hứng thú
học tập của học sinh vừa đảm bảo phát triển tư duy, đảm bảo đầy đủ kiến thức
của chương trình.
Thứ tư, bài tập lịch sử góp phần trong hoạt động ngoại khoá hay dạ hội
lịch sử. Ở đây, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị sẵn các bài tập ở
nhà, các câu hỏi đã chuẩn bị trước. Khuyến khích học sinh suy nghĩ cùng nghĩ
ra các bài tập để khi tham gia hoat động ngoại khoá được sôi nổi, nâng cao
kiến thức bộ môn đồng thời hổ trợ cho cho các bộ môn khoa học khác. Hoặc
6


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD


trong các buổi dạ hội, tham quan lịch sử. học sinh có thể tự nói lên tâm tư, suy
nghĩ của mình, hoặc trả lời bài tập giữa các tổ nhóm với nhau. Có được những
hoạt động như vậy, có được sự liên hệ với thực tiển cuộc sống. Là phải rút ra
từ hoạt động bài tập lịch sử giữa thầy và trò. Tuỳ theo đặc trưng của từng
trường, của từng lớp để chúng ta vận dụng các dạng bài tập phù hợp với học
sinh. Qua đó góp phần rèn luyện kỹ năng học đi đôi với hành cho học sinh
ngày một tốt hơn.
II/ NGUYÊN TẮC ĐỂ SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG BÀI
"NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2 – 9 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 -12 -1946 "

1/ Nội dung bài tập nhận thức phải gắn với chương trình, sách
giáo khoa, phản ánh được ý tưởng chủ đạo của từng bài, từng
chương cụ thể
Đối với bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 -9-1945
đến trước ngày 19 -12 -1946 " bài tập nhận thức trong bài này về cơ bản
không được thoát ly nội dung, phạm vi, yêu cầu của từng mục trong sách giáo
khoa, nhằm làm sao các bài tập thực hiện được chức năng giáo dưỡng, giáo
dục và phát triển của bộ môn. Nếu cần thiết có thể mở rộng, phát triển nội
dung bài tập để phù hợp với đối tượng học sinh lớp chuyên, những bài tập
này cần tìm hiểu khía cạnh mới của vấn đề, nhưng trên cơ sở dựa vào sách
giáo khoa là chủ yếu.

2/ Đảm bảo tính hệ thống trong việc xác định nội dung bài tập
nhận thức

7


Trường THPT Chuyên Hùng Vương


Tổ Sử - GD

Bài tập trong bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 -91945 đến trước ngày 19 -12 -1946 " phải đảm bảo mối liên hệ lôgíc từng sự
kiện, hiện tượng lịch sử trong bài. Từ mục tình hình nước ta sau cách mạng
tháng Tám, đến mục bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng,
đến mục đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền cách
mạng. Bài tập được thiết kế dựa trên một số đơn vị kiến thức trong từng mục,
có bài tập thì liên quan đến kiến thức toàn bài.

3/ Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện trong việc xác định nội dung
bài tập nhận thức lịch sử
Bài tập nhận thức được thiết kế phải liên quan đến nhiều lĩnh vực khác
nhau, nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập. Tính đa dạng, toàn diện của
bài tập đòi hỏi phải xây dựng nhiều loại bài tập khác nhau từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát, như vậy mới huy động được sự
nổ lực của tư duy học sinh.

4/ Nội dung bài tập nhận thức lịch sử phải phù hợp với trình độ
nhận thức, phát huy trí thông minh sáng tạo, có tác dụng giáo
dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh
Tuỳ vào từng đối tượng của học sinh. Lớp học chuyên thì ta áp dụng
những bài tập phức tạp hơn, những bài tập phát triển tính sáng tạo tư duy học
sinh. Những lớp học đại trà, ta áp dụng những bài tập đơn giản, những bài tập
mang tính củng cố, kiểm tra nhận thức của học sinh. Vì vậy, thiết kế bài tập
phải phù hợp với trình độ học sinh của mỗi lớp, và tuỳ vào điều kiện thời gian
cho phép.

5/ Bài tập lịch sử cần phải chính xác về nội dung và chuẩn mực
về đạo đức


8


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

Bài tập nhận thức nên được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với từng
bài, từng lớp, từng đối tượng học sinh. Tránh dùng các từ ngữ nhiều nghĩa,
hoặc khái niệm trìu tượng. Các câu dẫn, câu trích, câu hỏi trong bài tập cần
ngắn gọn, không nên dùng nhiều các mệnh đề phụ, làm thế nào để vừa bảo
đảm thời gian, vừa nâng cao chất lượng dạy và học.
III/ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÁC LOẠI BÀI TẬP NHẬN THỨC
TRONG BÀI " NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU
NGÀY 2 – 9 -1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 -12 -1946 "

1/Sử dụng câu hỏi có những yếu tố của bài tập nhận thức để học
sinh xác định hướng tiếp nhận kiến thức mới.
Trước khi dạy bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 - 9
– 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 " ở lớp 12 chương trình nâng cao. Giáo
viên nêu các câu hỏi sau làm nhiệm vụ nhận thức. Các em theo dõi bài giảng
để cuối giờ học trả lời các câu hỏi : " Những sự kiện nào chứng tỏ, Đảng và
chính phủ ta đã giải quyết được những khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hoáxã hội, chính trị của nước ta sau cách mạng tháng Tám ?" và " Tại sao nói
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nhà nước của dân, do dân và vì dân ? "
Hoặc định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh bằng cách đưa ra
một số ý kiến trái ngược nhau về một sự kiện lịch sử, để tạo ra sự chú ý, kích
thích sự suy ngẫm, tìm tòi của học sinh. Như trước khi vào dạy bài " Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 – 1945 đến trước ngày 19 - 12 1946 “, có ý kiến cho rằng : Khó khăn lớn nhất của tình hình nước ta sau cách
mạng tháng Tám là tình hình kinh tế, lại có ý kiến khẳng định: Khó khăn lớn
nhất, chủ yếu nhất của tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám là tình hình

9


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

chính trị rất phức tạp. Để có câu trả lời chính xác, các em theo dõi bài học
hôm nay.
Hoặc để định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh bằng cách xác lập
mâu thuẩn giữa kiến thức cũ mà các em đã học với kiến thức mới. Như ta đã
học ở tiết trước. Khi hội nghị Pôt xđam diễn ra, theo hội nghị sẻ cử các nước
đồng minh vào những nước bị phát xít chiếm đóng để giải giáp quân phát xít.
Nước ta Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc và quân Anh vào miền Nam để giúp
ta giải giáp quân Nhật. Nhưng tại sao Tưởng và Anh vào lại không thực hiện?
Tưởng thực hiện dã tâm xâm lược, Anh thì dọn đường cho Pháp quay trở lại
xâm lược ? Để giải quyết tình hình này, Đảng và chính phủ ta phải có những
chủ trương, đối sách, phân hoá kẻ thù, đó chính là nội dung của phần học hôm
nay.

Hướng dẫn sử dụng:
* Bài tập định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh trước khi nghiên
cứu kiến thức mới không chỉ tiến hành vào đầu giờ học, mà còn được sử dụng
ở từng phần, từng mục, từng đơn vị kiến thức của bài học. Chẳng hạn, khi dạy
mục I: "Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945", giáo viên xác
định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh như sau: Tình hình nước ta sau cách
mạng tháng Tám rất khó khăn như "Ngàn cân treo trên sợi tóc".Vậy cụ thể đó
là những khó khăn gì, khó khăn nào là lớn nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu để
làm sáng tỏ. Cách đặt vấn đề như vậy vừa làm rõ yêu cầu học tập kiến thức
này, vừa chuẩn bị cho nội dung học tiếp theo ở mục II " Bước đầu xây dựng

và củng cố chính quyền...". Hoặc khi ta dạy mục III.1 " Kháng chiến chống
thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ ", giáo viên xác định nhiệm vụ nhận
thức cho học sinh như sau: ở Việt Nam lúc này, ở miền Bắc 20 vạn quân
Tưởng đang phá hoại, miền Nam quân Pháp đã nổ súng xâm lược. Trong lúc
lực lượng ta còn non yếu, khó khăn mọi mặt. Vậy thì Đảng và chính phủ ta sẻ
10


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

có những đối sách gì? và thái độ của ta đối với từng kẻ thù một ra sao? ta sẻ
phân hoá kẻ thù như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu để rõ. Cách đặt vấn đế
như vậy, giúp học sinh vừa học được kiến thức của mục III.1 vừa chuẩn bị nội
dung để học tiếp mục III.2, III.3 "Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và
bọn phản cách mạng ở miền Bắc" và" Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân
Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta”.
* Ngoài ra, cần tạo ra tình huống có vấn đề nhằm kích thích tính hứng
thú học tập, góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Mặt khác giáo viên phải
chú ý đến vấn đề thiết kế nội dung câu hỏi và cách thức trình bày của giáo
viên. Bài tập định hướng nhiệm vụ nhận thức cho học sinh phải hướng vào
kiến thức trọng tâm, giáo viên đưa câu hỏi vào đầu giờ và viết ngay lên góc
trái của bảng.

2/Sử dụng bài tập nhận để tổ chức hoạt động học tập của học
sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới
Khi bắt đầu trình bày bài học hay trình bày một mục, giáo viên nên nêu
các câu hỏi và bài tập để định hướng nhận thức cho học sinh. ở đây, vấn đề
được đặt ra là lưu ý học sinh phải nhớ lại những kiến thức đã học để tiếp thu

kiến thức mới. Mặt khác để học sinh trả lời một cách nhanh chóng, đầy đủ,
giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi phụ, hướng dẫn các em nhớ lại kiến
thức được đặt ra. Hệ thống câu hỏi, bài tập phải có mục đích rõ ràng và phù
hợp với lôgích của quá trình nhận thức, nhớ lại những kiến thức đã học và suy
nghĩ giải quyết vấn đề mới, làm cơ sở cho việc tiếp thu bài.

Hướng dẫn sử dụng:
* Dạy mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
Giáo viên ra bài tập nhận thức : "Tại sao nói sau cách mạng tháng Tám, khó
khăn lớn nhất là tình hình chính trị phức tạp?" Giáo viên gợi ý: Bởi vì lúc này
11


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

chính quyền cách mạng mới thành lập chưa được củng cố; Thế chính trị trên
quốc tế chưa có; Nước ta ở trong khu vực tiếp quản của quân đồng minh, cùng
một lúc có nhiều tên đế quốc nguy hiểm; Bọn phản động tay sai của đế quốc
ra sức chống phá cách mạng. Để hiểu tình hình lúc này của Việt Nam rất khó
khăn, khó khăn về kinh tế, văn hoá, xã hội, tài chính, nhưng khó khăn lớn nhất
là tình hình chính trị. Vậy Đảng và chính phủ ta đã có những biện pháp gì, chủ
trương gì để giải quyết tình hình này.Chúng ta tiếp tục tìm hiểu mục tiếp theo.
* Dạy mục III.3: Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân
Quốc ra khỏi nước ta. Giáo viên ra bài tập nhận thức: "Tại sao chính phủ ta kí
hiệp định sơ bộ với Pháp?" Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại những kiến
thức đã học là: 23/9/1945 Pháp đã quay lại xâm lược và chiếm Nam Bộ và
Nam Trung Bộ; Âm mưu của Tưởng và Pháp thể hiện qua hiệp ước Trùng
khánh (28/2/1946) tạo điều kiện để Pháp ra xâm lược miền Bắc, tình hình ấy

dẫn đến hai khả năng...; Xuất phát từ tương quan lực lượng và yêu cầu của
cách mạng, ta chọn con đường hoà với Pháp, thực hiện chủ trương"Hoà để
tiến". Từ việc kí hiệp định sơ bộ dẫn đến việc kí tạm ước (14/9) . Tiếp đó giáo
viên hỏi:"Tác dụng của việc kí hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước (14/9)?"Học
sinh suy nghĩ, trình bày rõ vấn đề. Cuối cùng giáo viên kết luận lại: Với việc
kí hiệp định sơ bộ (6/3) và tạm ước (14/9) ta đã đẩy 20 vạn quânTưởng ra khỏi
đất nước. Loại trừ được bọn phản động tay sai chống phá cách mạng, tranh thủ
thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Qua đó để lại
cho cách mạng nước ta những bài học kinh nghiệm lịch sử quý về chỉ đạo
chiến lược , sách lược đấu tranh cách mạng.

3/Sử dụng bài tập nhận thức để kiểm tra nhận thức, kiến thức
mới nhằm củng cố kiến rèn luyện kỹ năng học tập của học sinh.

12


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

Thông thường trong dạy học lịch sử, giáo viên chúng ta hay kiểm tra
hoạt động nhận thức vào cuối giờ học. Nhưng chúng ta thấy rằng, việc kiểm
tra cần tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo hơn, có thể tiến hành kiểm tra
bằng cách sử dụng một số câu hỏi, bài tập mới khái quát hơn để các em trả lời.
Hay có thể sử dụng bài tập để kiểm tra và giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn
kiến thức đã học. Hoặc sử dụng bài tập để kiểm tra nhận thức vào cuối giờ
học, bằng cách yêu cầu học sinh xác định và lí giải mối quan hệ giữa kiến thức
đã học và câu hỏi.


Hướng dẫn sử dụng:
* Khi kết thúc học tiết 1 của bài. Giáo viên đưa ra và hướng dẫn học sinh
giải quyết bài tập nhận thức sau: "Dựa vào bảng thống kê các nội dung chính
dưới đây, hãy lựa chọn các nội dung phù hợp để trả lời những câu hỏi bằng
cách gạch nối giữa nội dung và câu hỏi. Giải thích tại sao lại chọn như vậy
(Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập trên giấy để phát cho học sinh làm)
Những
biện pháp
để củng
cố chính
quyền
dân chủ

1- Phát động phong trào xóa nạn mù chữ
2- Tổ chức tổng tuyển cử cả nước
3 - Ban hành hiến pháp 1946

Nh÷ng
biÖn
ph¸p ®Ó
kh«i phôc

4 - Ban hành và lưu hành tiền Việt Nam

kinh tÕ vµ

5 - Đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất

tµi chÝnh?


nhừn

6 - Thành lập các lớp nha bình dân học vụ

nhõn

7 - Phát động phong trào ủng hộ và quyên góp

dõn?

"Tuần lễ vàng..."
8 - Phát động phong trào tiết kiệm
9 - Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp

Biệnpháp để
diệt giặc đói,
giặc dốt?

13


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

Với bài tập này, thu hút học sinh trao đổi, tranh luận và tìm được cách
trả lời của mình.
* Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi học mục III.2 "Đấu tranh
với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc". Giáo
viên ra bài tập: Trên cơ sở những kiến thức đã học ở mục này, các em hãy nêu

rõ rằng chủ trương, biện pháp của Đảng và chính phủ ta đối với Tưởng Giới
Thạch và bọn phản động tay sai là sáng suốt và đúng đắn. Giáo viên gợi ý:
Học sinh phải chứng minh cho được sự sáng suốt và đúng đắn của Đảng và
chính phủ ta lúc này. Học sinh hiểu rằng có thực hiện những chủ trương đó
mới cô lập và phân hoá giữa Tưởng và Pháp, phá âm mưu phá hoại của chúng.
Qua đó học sinh thấy được nghệ thuật chỉ đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch

4/Sử dụng bài tập nhận thức lịch sử trong tự học ở nhà
Chúng ta nên hiểu rằng, giữa việc dạy học và việc tự học có mối quan hệ
gắn bó với nhau. Việc dạy học của giáo viên thúc đẩy và tạo điều kiện cho trò
tự học, tự phát triển. Do đó chất lượng giáo dục sẻ đạt hiệu quả hơn. Vì vậy,
sau mỗi giờ trên lớp, nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức của
một bài và rèn luyện kỹ năng tự học. Tuỳ điều kiện cụ thể, giáo viên có thể ra
một số bài tập nhận thức để các em làm ở nhà. Bài tập có nhiều hình thức, có
thể dưới dạng một câu hỏi tổng hợp nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức
vững chắc đã học. Hoăc giải thích, bình luận những kết luận về một sự kiện
lịch sử, nhân vật lịch sử nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích, lập luận cho học
sinh.

Hướng dẫn sử dụng:
Sau khi học xong mục I, II của tiết 1, giáo viên hướng dẫn học sinh về
nhà làm bài tập : Qua những chủ trương, biện pháp mà Đảng và chính phủ ta
đưa ra để giải quyết tình hình khó khăn sau cách mạng tháng Tám. Em hãy
14


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD


phân tích ý nghĩa của những kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói,
nạn dốt , khắc phục khó khăn về tài chính? Hoặc khi học xong mục III của tiết
2, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập sau: Sách lược của Đảng
và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6/3 có gì
khác nhau?
Làm các bài tập này ở nhà, học sinh không những hiểu rõ sự kiện lịch sử
đã học, mà còn phải suy nghĩ, đánh giá, phân tích, góp phần nâng cao nhận
thức của mình, càng hiểu thêm về sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và
Bác Hồ đối với cách mạng ta.
IV/ HIỆU QUẢ THỰC NGHIỆM TRÊN LỚP
Chúng ta dạy bài "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 –
1945 đến trước ngày 19 – 12 - 1946" ở chương trình lịch sử nâng cao lớp 12
THPT, có sử dụng các dạng bài tập nhận thức vào dạy và học đối với mỗi
phần, mỗi bài. Ở đây giáo viên không chỉ xây dựng một dạng bài tập đơn
thuần, mà có nhiều dạng bài tập để giáo viên sử dụng vào dạy học ( Đối với
những lớp chuyên và những lớp khá của các lớp không chuyên, hoặc nhưng
lớp học chương trình nâng cao ). Nếu được sử dụng đa dạng bài tập như vậy
chắc chắn hiệu quả bài dạy và việc tiếp thu bài của học sinh trong giờ học sẽ
rất tốt. Bài giảng trở nên sinh động, gây hứng thú cho việc học tập của học
sinh, và phương pháp dạy học mới để phát huy tính tư duy, độc lập của học
sinh trong nhận thức lịch sử. Học sinh dễ hiểu vấn đề, nắm kiến thức cơ bản
ngay trên lớp, nhận thức học sinh được mở rộng hơn đồng thời giáo dục rèn
luyện cho học sinh thói quen làm bài tập, suy nghĩ , có cách học mới, chứ
không phải như trước chỉ thiên về chép bài, ít hoạt động. Qua đó cũng rèn
luyện cho giáo viên kỹ năng soạn bài tập và sử dụng bài tập. Mặt khác giúp
15


Trường THPT Chuyên Hùng Vương


Tổ Sử - GD

học sinh thấy rõ các bộ môn lịch sử nói riêng và các bộ môn xã hội nói chung
cũng nên tăng cường hoạt động bài tập.
Những lớp không sử dụng bài tập nhận thức, hoặc ít sử dụng bài tập vào
các bài dạy ở bài "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945
đến trước ngày 19 – 12 - 1946 ". Hoặc chỉ sử dụng một dạng bài tập vào dạy ở
bài này. Học sinh nhận thức cảm thấy nặng nề, hiểu vấn đề, sự kiện lịch sử
chưa sâu, lười suy nghĩ, chưa độc lập hoạt động. Lãng quên việc học tập gắn
liền với thực hành. Phía giáo viên thì ít nghiên cứu, theo lối mòn, thiếu sự đổi
mới, hiệu quả bài dạy chưa cao.
Cụ thể: Sau khi làm phiếu kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh
trên lớp như sau : Lớp 12 C7 (Chuyên lịch sử) tổng số học sinh 10 em , tỉ lệ
học sinh giỏi 4 em (40%), khá 5 em (50%), trung bình 1 em (10%) khi học
giáo viên không sử dụng các dạng bài tập. Khi giáo viên sử dụng các dạng bài
tập vào giảng dạy , tỉ lệ học sinh giỏi 8 em (80%), khá 2 em ( 20%), trung bình
không .

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN

16


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

Vấn đề sử dụng bài tập nhận thức vào bài " Nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 - 1946 " ở chương

trình lịch sử nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông. Đây không phải là
cơ sở là nội dung chính của bài, mà giáo viên vẫn phải lưu ý rằng đó là góp
phần nâng cao hiệu quả, bồi dưỡng cho giáo viên về nghiệp vụ sư phạm.
Muốn thực hiện tốt vào bài dạy của mình còn tuỳ thuộc vào nhiều vấn đề khác
nhau như thời gian, trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh... Do đó giáo viên
không thể vận dụng một cách công thức, khiên cưỡng. Với ý kiến nhỏ này,
không phải hoàn toàn là những bài tập đã tối ưu, mà giáo viên chỉ việc vận
dụng vào bài dạy của mình. Có thể có những bài tập , câu hỏi khác hay hơn.
Vì vậy mỗi giáo viên phải nên tự suy nghĩ, nghiên cứu để ngày càng có một hệ
thống câu hỏi, bài tập hấp dẫn hơn, phục vụ tốt hơn, làm tài liệu tham khảo
cho bài dạy. Đó chính là vấn đề cốt yếu để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho mỗi giáo viên.
II/ KIẾN NGHỊ
Với sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này của tôi, mong các giáo viên lịch sử
có thể vận dụng vào dạy lịch sử nâng cao lớp 12 ở bài " Nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa từ sau ngày 2 -9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 - 1946 ", hoặc
có thể áp dụng vào dạy ở chương trình lịch sử cơ bản lớp 12 . Nhưng không
nhất thiết phải sử dụng dạy ở những lớp học sinh quá yếu. Nên chỉ áp dụng
một phần câu hỏi, bài tập nào đó đơn giản thôi. Hoặc đối với những lớp quá eo
hẹp về thời gian dạy do có biến cố trong tiết học. Giáo viên cần tránh khuyết
điểm như dùng câu hỏi, bài tập để giao phó cho học sinh tự học, chứ không
hướng dẫn các em nên sử dụng vào học như thế nào. Những thiếu sót như vậy
sẻ làm bài giảng trở nên khô khan, không đúng với phương pháp bộ môn,
17


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD


không gây hứng thú cho học sinh, hiệu quả bài học lịch sử sẽ không cao. Qua
đây, giáo viên có niềm đam mê trong nghiên cứu, trong suy nghĩ để thường
xuyên xây dựng hệ thống nhiều dạng bài tập ở các phần học khác ngày càng
phong phú và thiết thực hơn ./.

Pleiku, tháng 02 năm 2014
Nguyễn Thị Minh Huyền
Thực hiện.

MỤC LỤC
Phần I - Mở đầu
Phần II - Nội dung
18


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

I - Tác dụng của việc sử dụng bài tập nhận thức vào dạy học lịch sử chương
trình nâng cao trong bài " Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9
– 1945 đến trước ngày 19 – 12 - 1946 " lớp 12 THPT.
II - Nguyên tắc để sử dụng bài tập nhận thức trong bài " Nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 - 1946 ".
III- Sử dụng hệ thống các loại bài tập nhận thức trong bài " Nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 - 1946 ".
IV- Hiệu quả thực nghiệm trên lớp
Phần III - Kết luận và kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO


19


Trường THPT Chuyên Hùng Vương

Tổ Sử - GD

1/ Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong giảng dạy lịch sử THPT, tập 2,
NXBĐHQGHN, 2010.
2/ Trần trọng Kim, Việt Nam sử lược - Tập 2 - NXBTP HCM, 2000.
3/ Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử
Việt Nam, tập 3, NXBGD, 2000.
4/ Báo Giáo dục và thời đại tháng 11 năm 2012
5/ Sách giáo khoa lịch sử chương trình nâng cao lớp 12 THPT - NXBGD,
2013.
6/ Sách giáo viên lịch sử chương trình nâng cao lớp 12 THPT - NXBGD,
2013.

20



×