Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐỒNG THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KINH TẾ
GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ
Ở CÁC MỎ THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐỒNG THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KINH TẾ
GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ
Ở CÁC MỎ THAN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Ngành: Quản lí kinh tế
Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam
2. TS Bùi Thị Thu Thủy

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực, kết quả trong luận án chƣa đƣợc công bố trong các công
trình khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Đồng Thị Bích


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thiện tại Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, Trƣờng Đại học Mỏ-Địa chất dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Cảnh Nam và TS Bùi Thị Thu Thủy.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Nam và TS
Bùi Thị Thu Thủy đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình
hƣớng dẫn NCS thực hiện luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh đã có những góp ý quý báu để NCS sửa chữa, bổ sung hoàn

thiện luận án của mình.
NCS xin chân thành cảm ơn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, các doanh nghiệp khai thác than đã tạo điều kiện cho NCS tiếp cận với các tài
liệu, số liệu thực tế phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
NCS xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ NCS hoàn thành
luận án này.
NCS xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổn thất than ..............................................9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giảm tổn thất than ....................11
1.1.3. Một số công trình khác có liên quan .......................................................22
1.1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu về tổn thất than và giải pháp
kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.............................................23
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án .........................................................25
1.2.1. Nhận thức vấn đề ....................................................................................25
1.2.2. Cách tiếp cận ..........................................................................................26

1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án ..................................................27
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔN THẤT THAN VÀ
GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT THAN TRONG KHAI THÁC
HẦM LÒ ...................................................................................................................31
2.1. Cơ sở lý luận về tổn thất than trong khai thác ...............................................31
2.1.1. Khái niệm tổn thất than trong khai thác ..................................................31
2.1.2. Phân loại tổn thất.....................................................................................32


2.1.3. Nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than ...............................................37
2.1.4. Phƣơng pháp xác định trữ lƣợng than tổn thất và tỷ lệ tổn thất ..............39
2.2. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than ....................................42
2.2.1. Khái niệm giải pháp kinh tế giảm tổn thất than ......................................42
2.2.2. Yêu cầu của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than ...................................44
2.2.3. Chủ thể của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than và lợi ích của đối
tƣợng thụ hƣởng ................................................................................................44
2.2.4. Cơ sở kinh tế của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than .........................46
2.2.5. Các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò............53
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của nƣớc
ngoài ......................................................................................................................57
2.3.1. Chính sách thuế đối với khai thác than của một số nƣớc trên thế
giới ....................................................................................................................58
2.3.2. Quy định quản trị tổn thất than trong khai thác ......................................61
2.3.3. Bài học tham khảo cho Việt Nam từ kinh nghiệm của nƣớc ngoài ........63
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................64
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔN THẤT THAN VÀ GIẢI PHÁP KINH TẾ
GIẢM TỔN THẤT THAN ĐÃ ÁP DỤNG Ở CÁC MỎ THAN THUỘC TẬP
ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .............................66
3.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ than giai đoạn 2006 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ..........................66

3.2. Tình hình tổn thất than trong khai thác của Tập đoàn Công nghiệp Than
- Khoáng sản Việt Nam .........................................................................................68
3.2.1. Khái quát tình hình tổn thất than trong khai thác giai đoạn 2006 2015 ...................................................................................................................68
3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ tổn thất với một số chỉ tiêu kinh tế
của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ...............................71
3.2.3. Phân tích tình hình tổn thất than của các công ty than hầm lò thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ......................................75


3.3. Thực trạng giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã áp dụng ở các mỏ
than thuộc TKV .....................................................................................................79
3.3.1. Giải pháp của Nhà nƣớc ..........................................................................80
3.3.2. Giải pháp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ....90
3.3.3. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của các công ty than hầm lò
thuộc TKV .........................................................................................................92
3.4. Đánh giá tổng quát về thực trạng của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất
than trong khai thác hầm lò ...................................................................................92
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ..........................................................................92
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..............................................................93
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................94
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH TẾ GIẢM TỔN THẤT
THAN TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ, ÁP DỤNG CHO CÁC MỎ HẦM LÒ
THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .....96
4.1. Định hƣớng phát triển ngành than đến năm 2020 triển vọng 2030 ..............96
4.1.1. Quan điểm phát triển ...............................................................................96
4.1.2. Mục tiêu phát triển ..................................................................................97
4.2. Giải pháp kinh tế giảm tổn thất than của Nhà nƣớc ......................................98
4.2.1. Nhóm giải pháp chung ngăn ngừa tổn thất than tại nguồn .....................98
4.2.2. Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hƣớng khuyến khích
hoặc bắt buộc tận thu than ...............................................................................102

4.2.3. Bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác ..............................................107
4.2.4. Xây dựng chế tài thƣởng, phạt đối với tổn thất than.............................108
4.2.5. Hỗ trợ khai thác tận thu than .................................................................115
4.3. Giải pháp giảm tổn thất than của TKV ........................................................121
4.3.1. Nghiên cứu và xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác..121
4.3.2. Xây dựng chế tài thƣởng, phạt về thực hiện tỷ lệ tổn thất than trong
toàn Tập đoàn ..................................................................................................121
4.3.3. Sáng lập “Giải thƣởng tận thu than” .....................................................121


4.3.4. Xây dựng quy chế quản lý tổn thất than ...............................................122
4.4. Giải pháp của doanh nghiệp khai thác than .................................................122
4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lƣơng đối với tấn than tận thu ..........................122
4.4.2. Khoán trữ lƣợng than thu hồi ................................................................123
4.5. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản trị tài nguyên và tổn thất than.....128
4.5.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ..................................................................128
4.5.2. Kiến nghị đối với TKV .........................................................................129
Kết luận chƣơng 4 ...............................................................................................129
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................131
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ .......................................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................135
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


ATLĐ

: An toàn lao động

BTNMT

: Bộ tài nguyên và môi trƣờng

CP

: Chi phí

DN

: Doanh nghiệp

DNKT

: Doanh nghiệp khai thác

ĐVT

: Đơn vị tính

GTKT

: Giá trị kinh tế

GTTN


: Giá trị tự nhiên

GP

: Giải pháp

GPKT

: Giải pháp kinh tế

HL

: Hầm lò

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

NQ

: Nghị quyết

LT

: Lộ thiên



: Quyết định


QH

: Quy hoạch

TCQ

: Tiền cấp quyền

TKV

: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TN

: Tài nguyên

TL

: Trữ lƣợng

TLTT

: Tỉ lệ tổn thất

TTT

: Tổn thất than


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu xác định giá trị tự nhiên của mỏ ...........................................48
Bảng 2.2: Tóm tắt về chính sách thuế đối với than của một số nƣớc trên thế giới ...59
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tỉ lệ thu hồi các khu mỏ của Trung Quốc ..............................62
Bảng 3.1: Khái quát chung tình hình sản xuất và tiêu thụ than của TKV giai đoạn
2006 - 2015 ..............................................................................................67
Bảng 3.2: Tình hình tổn thất than của TKV giai đoạn 2006 - 2015 .........................69
Bảng 3.3: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác và một số chỉ tiêu kinh tế của TKV
giải đoạn 2006 - 2015 ..............................................................................74
Bảng 3.4: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò thuộc TKV .......76
Bảng 3.5: Kết quả tính trữ lƣợng ..............................................................................78
Bảng 3.6: Khung thuế suất thuế tài nguyên than theo Luật thuế tài nguyên 2009 ...82
Bảng 3.7: Thuế suất thuế tài nguyên áp dụng từ 2010-2016 ....................................82
Bảng 3.8: Chi phí thuế tài nguyên từ 2013-2015 ......................................................83
Bảng 3.9: Phân tích chi phí thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò thuộc
Tập đoàn TKV 2013 - 2015 .....................................................................86
Bảng 3.10: TCQ khai thác đã nộp của một số công ty than hầm lò 2014-2015 .......89
Bảng 4.1: Phân loại thuế suất thuế tài nguyên theo nhóm mỏ ................................105
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu chủ yếu của dự án Suối Lại, Vàng Danh, Mông Dƣơng ....106
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu giá trị tự nhiên của mỏ Suối Lại,Vàng Danh, Mông Dƣơng106
Bảng 4.4: Chỉ tiêu tô mỏ trên doanh thu của các dự án với i từ 7% đến 12% ........107
Bảng 4.5: Định mức thuế suất thuế tài nguyên than gắn với tổn thất than .............112
Bảng 4.6: Giá trị thƣởng, phạt của một số mỏ than hầm lò năm 2015 ...................113
Bảng 4.7: Thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất của một số công ty than
hầm lò thuộc TKV .................................................................................114

Bảng 4.8: Định mức thuế suất thuế tài nguyên gắn với tỉ lệ tổn thất than cho các
nhóm mỏ hầm lò ....................................................................................115
Bảng 4.9: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành sử dụng than .................119


Bảng 4.10: Giá trị kinh tế 1 tấn than tạo ra cho các ngành cung cấp đầu vào cho
sản xuất than ........................................................................................120
Bảng 4.11: Kết quả khoán trữ lƣợng của một số phân xƣởng thuộc Công ty than
Nam Mẫu 2015 ....................................................................................127


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ phân loại tổn thất than ....................................................................34
Hình 2.2: Sơ đồ phân chia lợi nhuận giữa chủ sở hữu và nhà đầu tƣ .......................47
Hình 3.1: Tỉ lệ tổn thất than trong khai thác hầm lò của TKV giai đoạn 2006 2015............................................................................................................69
Hình 3.2: Tình hình tổn thất than của một số công ty than hầm lò năm 2015 ..........75
Hình 3.3: Chi phí thuế tài nguyên bình quân của 1 tấn than giai đoạn 2013-2015...83
Hình 3.4: Tình hình nộp thuế tài nguyên của một số công ty than hầm lò năm
2015............................................................................................................84
Hình 3.5: Tình hình nộp TCQ khai thác của một số công ty than hầm lò năm
2015............................................................................................................90


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận án
Than là tài nguyên khoáng sản hữu hạn, không thể tái tạo và đƣợc xác định là
nguồn lực quan trọng của đất nƣớc để phát triển bền vững kinh tế - xã hội với vai
trò là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất và đời sống, là nguồn tài
nguyên năng lƣợng chính đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia. Trữ lƣợng than của
nƣớc ta không nhiều, trong khi là nƣớc đang phát triển nên nhu cầu về than rất cao
và ngày càng tăng, thậm chí vƣợt quá khả năng khai thác trong nƣớc. Do đó, Nhà
nƣớc đã có nhiều chính sách cụ thể nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và thu hồi
tối đa tài nguyên khoáng sản, trong đó có tài nguyên than. Tuy nhiên, hiện nay việc
quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quan trọng này chƣa thực sự hợp lý
dẫn đến tổn thất lớn về kinh tế và tài nguyên. Theo các báo cáo của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam[42], tình hình tổn thất than trong quá trình
khai thác của TKV tuy có xu hƣớng ngày càng giảm, song tỷ lệ tổn thất tài nguyên
than trong khai thác hầm lò vẫn còn rất lớn, chỉ riêng tổn thất do công nghệ vào
khoảng 25%, nếu tính cả tổn thất do các nguyên nhân khác có thể lên tới 40% trữ
lƣợng địa chất. Trƣớc tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đặt ra đối với
Việt Nam và toàn ngành than là cần phải thực hiện những nghiên cứu đầy đủ và sâu
sắc điều tra, đánh giá, phân tích nhằm xác định chính xác nguyên nhân và các yếu tố
ảnh hƣởng gây tổn thất tài nguyên than, từ đó đề xuất các giải pháp ph hợp nhằm
giảm tổn thất than trong quá trình khai thác. Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên
năng lƣợng truyền thống cơ bản nhƣ thủy điện, dầu khí đã khai thác hết tiềm năng,
cho nên việc giảm tổn thất than trong khai thác không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế
trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa to lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh
năng lƣợng quốc gia và phát triển bền vững ngành khai thác than tại Việt Nam.
Xét trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn, có nhiều nguyên nhân gây ra
tổn thất tài nguyên than trong quá trình khai thác, giữa chúng có mối liên hệ đan
xen, phức tạp. Các nhóm nguyên nhân đó có thể liên quan đến các lĩnh vực nhƣ:
điều kiện địa chất - tự nhiên; công nghệ, kỹ thuật khai thác; hiệu quả kinh tế của



2
doanh nghiệp; công tác quản lý và chính sách của Nhà nƣớc đối với tài nguyên
khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của các nguyên nhân gây ra tổn
thất tài nguyên than là lý do kinh tế. Giả sử rằng, với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện
nay, con ngƣời có thể khai thác đƣợc 100% trữ lƣợng than có trong một khoáng
sàng nhƣng việc có quyết định khai thác triệt để lƣợng than đó hay không còn phụ
thuộc một cách cơ bản vào kết quả so sánh giữa lợi ích thu đƣợc và chi phí khai
thác. Quyết định cuối cùng sẽ đƣợc đƣa ra dựa trên nguyên tắc chung là giá trị kinh
tế thu đƣợc phải lớn hơn chi phí khai thác.
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm tổn thất than cần có sự kết hợp chặt
chẽ giữa Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn TKV ph
hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể đó trong quá trình quản lý và
khai thác tài nguyên than. Nhà nƣớc với vai trò là đại diện chủ sở hữu tài nguyên
than cần có các giải pháp tác động tới TKV và doanh nghiệp khai thác để khuyến
khích cũng nhƣ bắt buộc giảm tổn thất than theo quy định của Nhà nƣớc. Với vai
trò là Công ty mẹ, TKV đƣợc Nhà nƣớc giao là chủ mỏ, trực tiếp quản lý và tổ chức
khai thác than, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc đáp ứng nhu cầu than cho
nền kinh tế và đảm bảo mục tiêu khai thác tiết kiệm, tận thu tối đa, có hiệu quả tài
nguyên than sẽ triển khai các giải pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
TKV nhằm thực hiện mục tiêu giảm tổn thất than. Doanh nghiệp khai thác than
thuộc Tập đoàn TKV là chủ thể trực tiếp khai thác, quyết định khai thác triệt để trữ
lƣợng than đã huy động vào khai thác tùy thuộc vào sự bắt buộc cũng nhƣ khuyến
khích giảm tổn thất than của Nhà nƣớc và TKV, theo đó các doanh nghiệp cần phải
có các giải pháp nội bộ để giảm tổn thất than trong khai thác. Chính vì vậy, để giảm
tổn thất than, các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than phải đƣợc đƣa ra đồng bộ và
gắn liền với các chủ thể liên quan là Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp khai thác
than thuộc Tập đoàn TKV, các giải pháp này phải tác động tới lợi ích theo hƣớng
đảm bảo hài hòa lợi ích của các đối tƣợng thụ hƣởng có liên quan sau đây:
Thứ nhất, xét trên góc độ nền kinh tế quốc dân và Nhà nƣớc với tƣ cách là

chủ sở hữu tài nguyên than và khai thác than là để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời


3
sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tổn thất tài nguyên than gây ra nhiều thiệt
hại về kinh tế gắn liền với khai thác than và sử dụng than, thiệt hại về nguồn lực tài
nguyên quan trọng, hữu hạn và không tái tạo và đồng thời đẩy nhanh quá trình cạn
kiệt tài nguyên than. Đối với nền kinh tế quốc dân không thể khai thác tận thu than
bằng mọi giá mà sẽ trên cơ sở so sánh lợi ích mà nền kinh tế quốc dân thu đƣợc và
chi phí mà nền kinh tế quốc dân bỏ ra để khai thác tận thu than. Nguyên tắc chung
là chừng nào lợi ích kinh tế thu đƣợc còn lớn hơn chi phí bỏ ra thì sẽ khuyến khích
khai thác tận thu than.
Thứ hai, xét trên góc độ của các doanh nghiệp trực tiếp khai thác với mục
tiêu thu lợi nhuận. Hệ số thu hồi tài nguyên than sẽ phụ thuộc vào tƣơng quan giữa
chi phí khai thác và mức giá bán than. Thông thƣờng, doanh nghiệp sẽ bỏ lại phần
trữ lƣợng than có chi phí khai thác cao hơn mức giá bán, mặc dù với công nghệ hiện
có doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận thu đƣợc. Do vậy, nếu không có chính sách
khuyến khích hợp lý đối với doanh nghiệp để đảm bảo thu đƣợc lợi nhuận thì đƣơng
nhiên sẽ có một phần tài nguyên than bị bỏ lại trong lòng đất và vĩnh viễn không thể
khai thác tận thu một lần nữa.
Thứ ba, xét trên góc độ của ngƣời lao động trực tiếp khai thác than với mục
tiêu thu đƣợc tiền công. Với chính sách trả lƣơng theo sản phẩm, nếu doanh nghiệp
không có biện pháp quản lý và khuyến khích hợp lý ngƣời lao động sẽ chỉ khai thác
phần trữ lƣợng dễ khai thác để có năng suất cao, theo đó có tiền lƣơng cao và bỏ lại
phần trữ lƣợng khó khai thác vì có năng suất thấp nên tiền lƣơng thấp. Điều này gây
ra tổn thất than rất lớn.
Lợi ích từ việc khai thác than, nhất là từ việc khai thác tận thu than của các
đối tƣợng thụ hƣởng chính nêu trên không phải lúc nào cũng c ng hƣớng mà trong
nhiều trƣờng hợp mâu thuẫn nhau, nếu không có giải pháp điều tiết hài hòa thì sẽ
ảnh hƣởng tiêu cực đến việc khai thác tận thu than.

Hiện nay, chính sách khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên than nói chung
và chính sách về thuế, phí, lệ phí, giá, bảo vệ môi trƣờng nói riêng, chính sách
khuyến khích, hỗ trợ khai thác tận thu đối với khai thác than còn nhiều bất cập, không


4
đảm bảo phân phối hài hòa lợi ích giữa các đối tƣợng liên quan, gây ra xung đột và
không khuyến khích hoặc bắt buộc doanh nghiệp khai thác tận thu than …Đặc biệt,
những bất cập của chính sách thuế tài nguyên đối với khai thác than thể hiện ở cả sản
lƣợng tính thuế, giá tính thuế và thuế suất, những bất cập này là nguyên nhân gây ra
tổn thất than trong quá trình khai thác. Thêm vào đó, việc thu tiền cấp quyền khai
thác đối với than đang có sự bất hợp lý và tạo thêm gánh nặng về chi phí cho doanh
nghiệp trong khi điều kiện khai thác đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Điều này
không những làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khai thác than
bị suy giảm mà còn gây ảnh hƣởng xấu đến khai thác tận thu than, an ninh năng
lƣợng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, theo Quy hoạch điều chỉnh “Quy hoạch phát triển ngành than
Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030” nhu cầu than của nền kinh tế trong
thời gian tới sẽ tăng cao, vƣợt quá khả năng khai thác than trong nƣớc rất nhiều, cụ
thể là đến năm 2020: thiếu 37 triệu tấn, năm 2025: thiếu 80 triệu tấn và đến 2030
thiếu trên 100 triệu tấn. Hơn nữa, theo Quy hoạch nêu trên giá thành khai thác than
thời gian tới cũng tăng rất cao, bình quân cả giai đoạn 2016-2030 là 1,72 triệu
đồng/tấn, cao gấp 1,14 lần giá bán than bình quân thực tế năm 2015 (trong đó năm
2020: 1.611; năm 2025: 1.718; năm 2030: 1.918 ngàn đ/tấn). Vấn đề là, trong nhiều
khu vực, nhiều mỏ, phần trữ lƣợng có giá thành thấp và phần trữ lƣợng có giá thành
cao gắn liền nhau hay xen kẽ nhau không thể tách riêng ra đƣợc để bảo vệ về sau sẽ
khai thác. Trong trƣờng hợp này, để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tìm cách
chỉ khai thác phần trữ lƣợng than có giá thành thấp và để lại phần trữ lƣợng có giá
thành cao. Điều đó không chỉ gây ra tổn thất than lớn mà còn làm giảm sản lƣợng
than khai thác, làm cho tình trạng thiếu than để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế

ngày càng trở nên trầm trọng.
Đồng thời trong Quy hoạch nêu trên đã xác định mục tiêu về giảm tỷ lệ tổn
thất công nghệ trong khai thác than hầm lò đến năm 2020 xuống mức 20% và sau
2020 xuống dƣới mức 20%; tƣơng ứng, trong khai thác lộ thiên xuống mức 5% và
dƣới 5%.


5
Nhƣ vậy, vấn đề giảm tổn thất than trong khai thác đƣợc đặt ra lại càng trở
nên cấp bách hơn.
Để giảm tổn thất hay nâng cao hệ số thu hồi tài nguyên than, một mặt cần
phải đổi mới công nghệ, kỹ thuật khai thác, mặt khác phải có các biện pháp và
chính sách khuyến khích thích hợp đối với các doanh nghiệp và ngƣời lao động trực
tiếp khai thác than.
Các vấn đề liên quan đến việc giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản nói chung
và tài nguyên than nói riêng đã đƣợc nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của
TKV đề cập đến. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều mang tính nhỏ lẻ, chƣa
bao quát một cách toàn diện các khía cạnh của vấn đề hoặc kết quả của một số
nghiên cứu đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp
kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò ở các mỏ than thuộc Tập
đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận
án của mình.
2 . Mục đích nghiên cứu
Xây dựng giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò, đảm
bảo căn cứ khoa học, tính khả thi và hài hòa lợi ích giữa các đối tƣợng thụ hƣởng
liên quan nhằm mục đích khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp khai thác than
giảm tổn thất, tận thu tối đa tài nguyên than, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của
vùng than và cả nƣớc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tƣợng nghiên cứu
Tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tình hình tổn thất than và giải pháp giảm tổn thất trong khai thác
hầm lò của các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thuộc giai đoạn 2010 - 2015 và số liệu dự
báo đến năm 2030.


6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản sau:
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về tổn thất

than, giải pháp kinh tế giảm tổn thất than.
-

Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định của các chuyên gia về các

vấn đề liên quan đến tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than.
-

Đánh giá thực trạng tổn thất than, giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã

áp dụng tại các doanh nghiệp khai thác hầm lò thuộc TKV để xác định các nguyên
nhân gây ra tổn thất than và hạn chế của các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã
áp dụng.

-

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác

hầm lò tại các mỏ than thuộc TKV.
5. Kết quả đạt đƣợc và những đóng góp mới của luận án
Luận án đã đạt đƣợc những kết quả và đóng góp mới nhƣ sau:
Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về tổn thất than, giải pháp kinh tế
giảm tổn thất than, từ đó rút ra một số vấn đề lý luận cơ bản về tổn thất than và một
số bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tổn thất than và giải pháp kinh tế
giảm tổn thất than, làm rõ khái niệm, phân loại và nguyên nhân của tổn thất than
trong quá trình khai thác, bản chất và cơ sở của giải pháp kinh tế giảm tổn thất than
trong khai thác, kinh nghiệm thực tế của một số nƣớc về giải pháp kinh tế giảm tổn
thất than
- Phân tích, đánh giá thực trạng tổn thất than cũng nhƣ các giải pháp kinh tế
giảm tổn thất than đã áp dụng trong thời gian qua tại các mỏ than thuộc Tập đoàn
TKV, qua đó làm rõ kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò
gắn với từng chủ thể có liên quan là Nhà nƣớc, TKV và doanh nghiệp khai thác.
Một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:


7
+ Các giải pháp của Nhà nƣớc gồm: Nhóm giải pháp chung ngăn ngừa tổn
thất than tại nguồn; Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hƣớng khuyến khích
hoặc bắt buộc tận thu than; Bỏ quy định về tiền cấp quyền khai thác; Xây dựng chế
tài thƣởng, phạt đối với tổn thất than; Hỗ trợ khai thác tận thu than.
+ Các giải pháp của TKV gồm: Xây dựng chế tài thƣởng phạt đối với tổn
thất than; Nghiên cứu và xác định tỉ lệ tổn thất tối đa cho phép trong khai thác; Xây

dựng chế tài xử lý kỉ luật và khen thƣởng trong toàn Tập đoàn; Sáng lập “Giải
thƣởng tận thu than”; Xây dựng quy chế quản lý tổn thất than;
+ Các giải pháp của doanh nghiệp khai thác than gồm: Xây dựng đơn giá
tiền lƣơng đối với tấn than tận thu; Khoán trữ lƣợng than thu hồi.
Ngoài ra, Luận án còn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và
TKV về giải quyết các vấn đề có liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả các giải
pháp kinh tế giảm tổn thất than.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Thông qua hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận, kinh nghiệm
thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than
trong khai thác hầm lò, đề tài luận án góp phần bổ sung, làm phong phú khoa học
quản trị tài nguyên khoáng sản, kinh tế tài nguyên khoáng sản và vận dụng, cụ thể
hóa vào điều kiện các mỏ than khai thác hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu có giá trị tham khảo đối với
các cơ quan quản lý nhà nƣớc và hoạch định chính sách về tài nguyên khoáng sản,
hoạt động khoáng sản nhƣ Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công
Thƣơng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp
khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
cũng nhƣ các doanh nghiệp khai thác than khác có điều kiện tƣơng tự. Ngoài ra, có
thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị tài
nguyên khoáng sản và kinh tế mỏ.


8
7. Kết cấu nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ
thị, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu

đề tài luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổn thất than và giải pháp kinh tế
giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.
Chƣơng 3: Thực trạng tổn thất than và giải pháp kinh tế giảm tổn thất than đã
áp dụng ở các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp kinh tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò,
áp dụng cho các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.


9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Than là nguyên, nhiên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất và đời sống.
Việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn,
không thể tái tạo này là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Chính vì vậy, cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc đề cập đến những vấn đề có liên quan đến tổn thất than, nguyên nhân gây ra
tổn thất than trong quá trình khai thác và giải pháp giảm tổn thất than, trong đó có
giải pháp kinh tế.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án sẽ đƣợc trình bày một
cách khái quát theo từng nhóm vấn đề nhƣ sau.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổn thất than
1.1.1.1. Về cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận về tổn thất than bao gồm các nội dung nhƣ: khái niệm, phân
loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất, phƣơng pháp xác định tỉ lệ tổn thất. Có
khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung nói trên nhƣ công trình
[15], [18], [19], [20]... Tuy nhiên, mỗi công trình đƣa ra khái niệm, cách phân loại
tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất theo một góc độ khác nhau.

Về khái niệm tổn thất than, mặc dù có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm tổn
thất than nhƣng các khái niệm này đƣợc phát biểu ở nhiều góc độ khác nhau cho
khoáng sản nói chung và cho khoáng sản than nói riêng. Tổn thất than xảy ra ở
nhiều giai đoạn khác nhau, phạm vi khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau,
do vậy khái niệm tổn thất than cần đảm bảo ý nghĩa chung của tổn thất than và phù
hợp với phạm vi nghiên cứu. Dựa trên những khái niệm đã đề cập trong các công
trình nghiên cứu tiếp cận đƣợc, cần nghiên cứu thêm để đƣa ra khái niệm về tổn thất
than đảm bảo ngắn gọn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án.


10
Về phân loại tổn thất, có một số công trình đề cập đến các dạng tổn thất cũng
nhƣ một số nguyên nhân gây ra tổn thất. Cụ thể:
- Tiến sĩ Nguyễn Tiến Chỉnh [7], phân loại tổn thất theo nguyên nhân. Bao gồm:
- Tổn thất do điều kiện và công nghệ khai thác
- Tổn thất trong quá trình khai thác
- Tổn thất về chất lƣợng than
- Tổn thất trong quá trình sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ và sử dụng than
- Theo GS. TS Hồ Sĩ Giao và TS Bùi Xuân Nam[15], tổn thất bao gồm các dạng:
-

Tổn thất chung

-

Tổn thất khai thác

-

Tổn thất theo thiết kế


-

Tổn thất định mức

Tổn thất kế hoạch
Nhƣ vậy có thể thấy các dạng tổn thất cũng nhƣ nguyên nhân gây ra tổn thất
đã nêu ra trong các công trình nghiên cứu chƣa đảm bảo tính hệ thống, tiêu thức
phân loại chƣa thực sự rõ ràng. Để định hƣớng cho việc nghiên cứu về phạm trù tổn
thất than cần phân loại tổn thất theo những tiêu thức cụ thể, qua đó có thể cho thấy
các dạng tổn thất khác nhau, nguyên nhân gây ra tổn thất than, đặc biệt là các
nguyên nhân kinh tế gây ra tổn thất than làm cơ sở để nghiên cứu về giải pháp kinh
tế giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.
1.1.1.2. Về thực tiễn
Có rất ít các công trình nghiên cứu về tình hình tổn thất than của các công ty
khai thác than hầm lò. Công trình [1], [17] đề cập đến tình hình tổn thất than trong
khai thác hầm lò nói chung và tình hình tổn thất than của Công ty than Vàng Danh
nói riêng. Tác giả Lê Nhƣ H ng [17] cho rằng: “Tổn thất than trong khai thác hầm
lò của Việt nam đang ở mức cao, nguyên nhân chủ quan là do các doanh nghiệp
không trung thực trong khai báo mà mấu chốt là do cơ chế quản lý chưa thực sự
minh bạch thì nguyên nhân khách quan vẫn là do công nghệ khai thác còn lạc hậu”.


11
Tác giả Trần Trọng Bình [1] đƣa ra số liệu thống kê về tỉ lệ tổn thất than
trong khai thác hầm lò của Công ty cổ phần than Vàng Danh từ năm 2005 đến 2012
và phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất. Tuy nhiên, việc phân tích mới chỉ tập
trung vào các nguyên nhân mang tính khách quan.
Ngoài ra, về tình hình tổn thất than trong khai thác của các mỏ than thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thƣờng đƣợc đề cập trong các

hội nghị chuyên đề của Tập đoàn về công nghệ khai thác than nói chung và cơ giới
hóa khai thác than nói riêng.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về tình hình tổn thất than của các công ty than
thuộc Tập đoàn TKV không nhiều, số liệu thống kê về tỉ lệ tổn thất than cũng nhƣ
các nguyên nhân gây ra tổn thất than chƣa đầy đủ, chƣa minh bạch. Thực tế này cho
thấy, vấn đề tổn thất than đã, đang là vấn đề khá nhạy cảm và việc thu thập số liệu
thống kê về tỉ lệ tổn thất, nguyên nhân thực tế gây ra tổn thất than còn tƣơng đối
khó khăn. Thực tế này gây ra tình trạng đánh giá không đúng về thực trạng tổn thất
than, về nguyên nhân gây ra tổn thất than và ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đƣa ra
các giải pháp phù hợp nhằm giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giảm tổn thất than
1.1.2.1. Những nghiên cứu về giải pháp công nghệ
Giảm tổn thất than và tận thu tối đa tài nguyên than là mục tiêu của Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản nói chung và của các công ty than thuộc Tập đoàn
nói riêng. Chính vì vậy, tính đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Các nghiên cứu đã mang lại kết quả tích cực đối với mục tiêu giảm tổn thất
than cũng nhƣ tận thu tối đa tài nguyên than trong khai thác hầm lò.
Trƣơng Đức Dƣ và nnk [14] đã đề ra khá nhiều giải pháp khác nhau nhằm
giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò. Cụ thể:
+ Đối với các vỉa than có chiều dày mỏng, áp dụng sơ đồ công nghệ khai
thác cơ giới hóa đồng bộ cho vỉa dốc thoải đến dốc nghiêng hoặc áp dụng sơ đồ
công nghệ không chống giữ khoảng không trƣớc gƣơng cho vỉa dốc nghiêng đến
dốc đứng.


12
+ Đối với tổn thất than do công nghệ có thể áp dụng các giải pháp khai thác
trụ bảo vệ lò dọc vỉa và thay thế bằng trụ dải nhân tạo (dải đá chèn từ đào lò, vật
liệu nhân tạo,…); áp dụng sơ đồ công nghệ (SĐCN) chia lớp nghiêng, khấu lớp
vách trải lƣới, khấu lớp trụ, thu hồi than lớp giữa; áp dụng SĐCN khai thác chia cột

theo hƣớng dốc, sử dụng tổ hợp dàn chống 2NASH kết hợp máy bào than;…
+ Để khai thác hầm lò phần trữ lƣợng than trong trụ bảo vệ áp dụng công nghệ
khai thác chèn lò. Công nghệ này đã đƣợc thử nghiệm tại một số dự án trong đó có dự
án khai thác dƣới mức -150 mỏ Mạo Khê, khai thác mỏ hầm lò Núi Béo. Đối với mỏ
Mạo Khê, nếu áp dụng công nghệ này có thể khai thác thêm nhiều triệu tấn than, tuổi
thọ tăng 10 năm. Đối với mỏ Núi Béo, trong tổng trữ lƣợng công nghiệp (51,101 triệu
tấn) có 20,324 triệu tấn khai thác bằng công nghệ chèn lò, nếu không áp dụng công
nghệ này thì tuổi thọ của dự án giảm từ 33 năm xuống còn 22 năm.
Nhƣ vậy, hiện nay có khá nhiều giải pháp công nghệ đƣợc nghiên cứu và áp
dụng nhằm giảm tổn thất than trong khai thác hầm lò. Tuy nhiên, các tác giả cũng
cho rằng, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất than làm giá thành sản xuất
tăng rất cao, điều kiện tiên quyết để áp dụng là: giá thành sản xuất bằng công nghệ
khai thác mới phải nhỏ hơn giá bán sản phẩm.
Cùng với việc đƣa ra các giải pháp về công nghệ nhằm giảm tổn thất than,
tận thu tối đa tài nguyên than trong khai thác hầm lò, một số tác giả cũng cho
rằng:“Áp dụng công nghệ tiên tiến cần được nhìn nhận từ 2 khía cạnh là lợi ích và
rủi ro, rủi ro rất lớn nếu việc áp dụng không được xem xét thấu đáo về điều kiện áp
dụng, từ năm 2004 đến 2013, vốn đầu tư cho dây chuyền cơ giới hóa khai thác dao
động từ 20,67 tỉ đồng đến 215,5 tỉ đồng nhưng có một số dây chuyền hoạt động
không hiệu quả như ở mỏ than Dương Huy, Nam Mẫu” [17]. Hoặc “Với sự phát
triển về công nghệ của thế giới, ngày càng có nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho
công tác khai thác mỏ được an toàn, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản nhưng
hiệu quả của công tác quản trị tài nguyên khoáng sản vẫn bị ảnh hưởng bởi ý chí
chủ quan của con người”[31].


13
1.1.2.2. Những nghiên cứu về giải pháp kinh tế
Ngoài các giải pháp về công nghệ, một số công trình nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp mang tính kinh tế nhằm giảm tổn thất than, tận thu tối đa tài nguyên

than trong khai thác hầm lò. Đề tài cấp bộ do Tôn Thu Hƣơng chủ trì [19] đã đề
xuất các biện pháp nâng cao hệ số thu hồi than trong quá trình khai thác. Các đề
xuất đƣợc hƣớng đến đến từng chủ thể có liên quan nhƣ: Nhà nƣớc, Tổng công ty
Than Việt Nam (TVN), các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh than thuộc TVN.
Tuy nhiên, các biện pháp khuyến khích nâng cao hệ số thu hồi than mới
dừng lại ở việc đề ra phƣơng hƣớng mà chƣa có sự cụ thể hóa cho từng giải pháp
với tên gọi và những tính toán cụ thể.
Xét dƣới góc độ kinh tế, chính sách thuế, phí đối với khai thác khoáng sản có
vai trò rất quan trọng đối với mục tiêu giảm tổn thất tài nguyên. Thuế, phí ảnh
hƣởng trực tiếp đến giá thành khai thác tài nguyên khoáng sản, nhất là trong điều
kiện khai thác ngày càng xuống sâu và đi xa. Thuế, phí cao kéo theo giá thành khai
thác cao, khi giá thành khai thác cao hơn giá bán, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp
tục khai thác vì thua lỗ, khi đó sẽ có một lƣợng tài nguyên nhất định bị bỏ lại trong
lòng đất và vĩnh viễn không đƣợc lấy ra. Chính vì vậy, các nghiên cứu về chính
sách thuế, phí là các nghiên cứu thuộc về các giải pháp kinh tế giảm tổn thất than
trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nƣớc và doanh nghiệp với mục tiêu khai
thác tận thu tối đa tài nguyên.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế tài nguyên tiếp cận đƣợc tƣơng
đối nhiều trong đó có một số công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên đối với
khoáng sản than. Dƣới đây là những đánh giá khái quát đối với các công trình
nghiên cứu về thuế tài nguyên xét trên giác độ khai thác tận thu khoáng sản.


Một số công trình nghiên cứu ngoài nước tiêu biểu:

-

James Otto (2006), “Mining Royalties - A Global Study of Their Impact

on Investors, Government, and Civil Society” [55].

-

Pietro Guj (2012), “Mineral Royalties and other Mining- specific

taxes”[56];


×