Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại chế phẩm sinh học CP. Bio plus và Pondplus đến chất lượng nước, tốc độ tăng trưởngvà tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei,Boone 1931) tại Doanh Nghiệp tư nhân Tân Thành Đạt xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA THỦY SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
" Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại chế phẩm sinh học CP. Bio plus và
Pondplus đến chất lượng nước, tốc độ tăng trưởngvà tỉ lệ sống của tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vanamei,Boone 1931) tại Doanh Nghiệp tư nhân Tân
Thành Đạt- xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”

Sinh viên thực hiện:Phan Dương Quốc
Lớp: CĐ NTTS K48A
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Hải Yến
Bộ môn: Bệnh thủy sản

HUẾ -2016


Lời cảm ơn
Để hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và công ty DNTN Tân Thành Đạt
nơi thực hiện đề tài.
Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban Gíám Hiệu Trường
Đại học Nông Lâm Huế và Ban Chủ nhiệm khoa Thủy sản cùng các thầy cô giáo
khoa Thủy sản đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho
em trong suốt năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Phạm Thị Hải Yến,
cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo với tất cả lòng nhiệt
thành và tinh thần trách nhiệm.
Đồng thời, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến an giám đốc và toàn thể


công nhân công ty DNTN Tân Thành Đạt đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của Qúy thầy cô giáo để
Báo cáo tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng

năm 2016

Sinh viên thực hiện

Phan Dương Quốc


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, ngành nuôi trồng thuỷ sản
đã có những bước phát triển nhảy vọt, đã và đang được coi như là một ngành mũi
nhọn trong tiến trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, góp phần giải quyết việc
làm cho đại đa số người dân, tăng thu nhập hiệu quả và là ngành thu đươc một
nguồn ngoại tệ lớn. Đời sống người dân ngày một được cải thiện do nuôi trồng
thuỷ sản mang lại, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng [19].
Tôm thẻ chân trắng(Litopenaeus vanamei,Boone 1931) là đối tượng nhập nội có
nguồn gốc từ Châu Mỹ. Chính nhờ những ưu điểm như thịt thơm ngon và chắc,

giàu dinh dưỡng, phần thịt chiếm 60% trọng lượng thân, vỏ mỏng mau lớn, thời
gian vụ nuôi ngắn, có thể nuôi 3vụ/năm thích nghi được với biên độ nhiệt độ, độ
mặn rộng, có sức chịu đựng với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ vì vậy rất phù hợp
với điều kiện ở Việt Nam[12].
Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt của nghề nuôi tôm cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề
không mong muốn như sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường, sự bùng
phát dịch bệnh và kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn. Đặc biệt là việc lạm
dụng các chất kháng sinh và các hóa chất trong nuôi trồng thủy sản đã ảnh hưởng
rất lớn đến sức khoẻ của người nuôi trồng cũng như người tiêu dùng trong và ngoài
nước, đồng thời ảnh hưởng tới thương hiệu của mặt hàng thủy sản Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, việc cạnh tranh thị trường ngày càng trở
nên khốc liệt, các tiêu chí, tiêu chuẩn của những thị trường lớn khó tính như Mỹ,
Nhật Bản, EU...ngày càng chặt chẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất được
những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Do vậy, phát triển các công nghệ nuôi tôm thân thiện với môi trường và có tính bền
vững là xu hướng chung của ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như nghề
nuôi tôm hiện nay. Một trong những giải pháp đang được lựa chọn hiện nay là phát


triển quy trình công nghệ nuôi tôm an toàn sử dụng các chế phẩm sinh học để quản
lý môi trường, kích thích và hổ trợ tiêu hóa nhằm hạn chế và thay thế dần việc sử
dụng các hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi tôm. Trên thực tế hiện nay
chế phẩm vi sinh được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong nghề nuôi trồng
thủy hải sản nhất là nuôi tôm. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều sản phẩm chế phẩm
sinh học được sản xuất và bán trên thị trường nên việc lựa chọn đúng và sử dụng
một cách hợp lý và có hiệu quả các loại chế phẩm này là một vấn đề mà người nuôi
tôm cần phải quan tâm.
Từ những thực tiễn trên, được sự đồng ý của khoa Thủy sản, Doanh nghiệp tư
nhân Tân Thành Đạt và giáo viên hướng dẫn, tôi đã chọn và tiến hành làm đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại chế phẩm sinh học Pondplus và CP. Bio

plus đến chất lượng nước, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vanamei,Boone 1931) tại Doanh Nghiệp tư nhân Tân Thành
Đạt".
1.2.

Mục tiêu đề tài:

- Tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp tại Doanh Nghiệp tư
nhân Tân Thành Đạt.
- Đánh giá được tác động của việc sử dụng chế phẩm sinh học lên chất lượng nước
của ao nuôi.
- Đánh giá được tác động của việc sử dụng chế phẩm sinh học lên tốc độ tăng
trưởng của tôm thẻ chân trắng và hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Khuyến cáo loại chế phẩm sinh học phù hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 .Vài nét về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi tôm thẻ

chân trắng tại Doah nghiệp Tư Nhân Tân Thành Đạt thuộc Ấp Giồng
Chát, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng [2].
2.1.1. Vị trí địa lý:
Thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng, là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL,
nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu
Giang, Bạc Liêu và biển Đông… Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên dài 72 km,
30.000ha bãi bồi với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn
hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Ngành hải sản của tỉnh có điều
kiện rất thuận lợi để phát triển. Ngoài hải sản, với mặt biển thông thoáng, tỉnh
có nhiều thuận lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch cũng như phát triển tổng

hợp kinh tế biển, đây là thế mạnh của tỉnh. Sản phẩm khai thác từ biển và ven
biển là tiềm năng và nguồn lợi to lớn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư.
Thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng ĐBSCL, vùng sản xuất nông nghiệp
lớn nhất, nông nghiệp ĐBSCL làm nên phần lớn lúa gạo, cây trái và tôm cá cho
cả nước.
Từ vị trí địa lý như vậy, thành phố Sóc Trăng có nhiều lợi thế nhiều thuận
lợi để phát triển kinh tế xã hội. Với vị trí là trung tâm của vùng lãnh thổ rộng
lớn ĐBSCL, thành phố Sóc Trăng còn có điều kiện để phát triển mạnh về công
nghiệp và dịch vụ, du lịch.
2.1.2. Khí hậu, thời tiết:
Thành phố Sóc Trăng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa
mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam, mùa khô có gió mùa Đông Bắc.


Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 27ºC - 28ºC.
Số giờ nắng trong năm khoảng: 2.400 - 2.500 giờ.
Mưa hàng năm: 2100-2200mm.
Độ ẩm không khí trung bình: 84-85%.
Khí hậu thời tiết trên địa bàn thành phố Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển quanh năm, cho phép bố trí đa dạng hoá cây trồng
vật nuôi, đặc biệt thích hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao, thích
hợp với làm việc, nghỉ ngơi của người dân. Nhìn chung các yếu tố khí hậu thời tiết
cơ bản thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.3. Tài nguyên đất đai:
Sóc Trăng là vùng đất trẻ được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa
hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao
trình phổ biến ở mức 0,5 - 1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ Tây bắc xuống Đông
Nam và có hai tiểu vùng địa hành chính: Vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0 - 1,2
m bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy
sâu vào giữa tỉnh, vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0 - 0,5 m thường bị ngập

úng dài ngày trong mùa lũ.
Ngoài ra, Sóc trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không
hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0 - 0,5 m.
Thành phố Sóc Trăng nằm ở trung tâm tỉnh, Địa chất công trình ảnh hưởng tới
phát triển các khu vực chức năng đô thị. Qua địa chất xây dựng một số công trình
cho thấy cấu tạo nền đất có thành phần chủ yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp
chất hữu cơ, thường có mầu đen, xám đen. Nền địa chất khá ổn định, sức chịu tải
của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,5 kg/cm2. Nền đất thích hợp với xây dụng các công
trình có tải trọng không cao.
Đất đai thành phố có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị
các khu dân cư tập trung.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế:
Thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và là
đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.


Thành phố Sóc Trăng bao gồm 10 phường với 60 khóm, tổng diện tích tự
nhiên là 761.621ha; dân số 136.348 người, bao gồm 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer
cùng sinh sống; mật độ dân số 1.790 người/km2; về cơ cấu lao động: lao động nông
nghiệp chiếm 11,73%; phi nông nghiệp chiếm 88,27%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn năm 2006- 2010 là 15,93%.
Trong đó: khu vực I là 3,49%; khu vực II tăng 7,92%; khu vực III tăng 35,25%. Cơ
cấu kinh tế khu vực I là 5,03%; khu vực II là 42,25%; khu vực III là 52,72%, cơ
cấu kinh tế so với năm 2005 có sự chuyển dịch giảm 25,68% ở khu vực II và tăng
28,36% ở khu vực III, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị.
GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 1.157USD tăng lên 1.863 USD. Kết
cấu hạ tầng trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư từng bước phục vụ cho
phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện, quốc phòng và an ninh
được giữ vũng ổn định.
2.1.5 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại công ty doanh nghiệp tư nhân Tân

Thành Đạt:
- Tìm hiểu về DNTN Tân Thành Đạt:
DNTN Tân Thành Đạt lấy tên là trang trại Thàng Long, địa chỉ: Ấp Giồng
Chát, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
DNTN Tân Thành Đạt gồm có 8 thành viên: Chủ trang trại là ông Đinh Ngọc
Thành, quản lí là ông Nguyễn Văn Hải, với 6 công nhân.
Trang trại được thành lập vào năm 2004 với tổng diện tích là: 30 ha, có 48
ao, đã lót bạt được 12 ao. Ao chứa chiếm khoảng 10%, ao lắng chiếm 30%. Từ khi
thành lập đến năm 2006 nuôi tôm sú, từ 2006 đến bây giờ nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Tình hình sản xuất của DNTN Tân Thành Đạt:
Trang trại Thành Long, trong 1 năm nuôi 3 vụ đối với ao bạt và 1 vụ đối với
ao đất. Trong 1vụ thả 5 triệu con trên 20 ao.


Hình 2.1. Hình ảnh ao nuôi tôm lót bạt.
- Thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và cơ hội phát triển của DNTN Tân Thành
Đạt.
+ Thuận lợi:
Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước: Trang trại Thành Long luôn
nhận được sự quan tâm lớn của chính phủ. Dù chưa hoàn toàn hoàn chỉnh về chính
sách, nhưng chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ưu tiên về vốn, hỗ
trợ cho doanh nghiệp, thường xuyên ngồi lại cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó
khăn. Với sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của các cơ quan ban ngành chính quyền địa
phương, DNTN Thành Long sẽ có nhiều thuận lợi để vượt qua khó khăn và phát
triển trong tương lai.
Uy tín đã được thừa nhận ở nhiều nước: thương hiệu của ngành thủy sản Việt
Nam đã dần được định hình ở nhiều thị trường. Con tôm thì đang cạnh tranh “sòng
phẳng” với nhiều đối thủ lớn như Thái Lan, Indonesia, Ecuador, Ấn Độ, Mehico…
Doanh nghiệp khá năng động và có độ tập trung ngành lõi cao: Với đặc trưng
ngành về xuất khẩu, hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với những

nhà xuất khẩu thủy sản trên toàn cầu, và phải đối mặt với nhiều trở ngại, quy định
khắt khe ở từng thị trường xuất khẩu. Đều rất năng động, thích nghi tốt để có thể
tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ tập trung vào phát triển lĩnh
vực kinh doanh chính, rất ít đầu tư tràn lan ra các lĩnh vực khác không phù hợp.
Khu vực Sóc Trăng, người dân tộc KhMer sinh sống chủ yếu nên có nguồn
nhân công dồi dào, lao động rẻ.
Đội ngũ quản lí, nhân viên trong DNTN Thành Long có kinh nghiệm, tay
nghề cao, yêu nghề, nhiệt tình, chăm chỉ trong công việc.
Đó chính là lợi thế giúp DNTN Thành Long phát triển, đưa lại năng suất cao,
chất lượng tốt, giúp đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới.
+ Khó khăn:
Dịch bệnh thường xuyên đe dọa: Dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức
tạp. Là loài động vật chân khớp sống ở vùng nước lợ gần biển, tôm rất dễ nhiễm
các loài bệnh dịch khi môi trường xung quanh không đảm bảo. Loài tôm có đặc
tính khó nuôi nguy cơ mắc bệnh dịch cũng cao. Hơn nữa, DNTN Tân Thành Đạt
chưa được đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công nghệ trong nuôi trồng từ
các cơ quan chức năng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý bệnh dịch.
Điều này khiến các đợt bệnh dịch trên tôm thường xuyên xảy ra (như dịch bệnh
EMS trên diện rộng thời gian qua) gây rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ trong nuôi
trồng cho doanh nghiệp.


Sóc Trăng, vùng trọng điểm của nghề nuôi tôm, nên chất thải xả ra nhiều mà
chưa được xử lí dễ gây ô nhiễm và dịch bệnh.
Khả năng tiếp cận vốn khó khăn: Nhiều lúc khó khăn không kịp xoay sở vốn
cho hoạt động kinh doanh, một số thậm chí phải treo ao, tạm dừng hoạt động.
Sản phẩm thu hoạch phụ thuộc nhiều vào thương lái Trung Quốc nên nhiều
khi bị ép giá.
Tình hình xâm nhập mặn diễn ra phức tạp nên dễ gây nhiễm mặn nguồn nước

nuôi tôm.
Doanh nghiệp nhỏ nên các trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất còn thiếu.
- Tiềm năng và cơ hội phát triển:
Vị trí và điều kiện tự nhiên thích hợp cho hoạt động của doanh nghiệp: Sóc
Trăng vùng có diện tích lớn thích hợp cho nghề nuôi tôm, sông hồ, ao nhiều chằng
chịt thích hợp cho việc phát triển và mở rộng nghề nuôi trồng ở đây.
Được sự quan tâm của nhà nước các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ vốn,
đầu ra các sản phẩm, mở các lớp tập huấn về kiến thức, kĩ năng nuôi trồng.
Diện tích đất của trang trại Thành Long để có thể mở rộng để phát triển nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng còn nhiều nhưng chưa được khai thác hết, xu hướng trong
tương lai sẽ có thể mở rộng khai thác để nuôi trồng.
Với xu hướng áp dụng khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ vào họat
động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến để đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao
của các nước nhập khẩu, ngành thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao
chất lượng, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả sản xuất.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng: Với vai trò là
nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của bất kỳ gia đình nào trên thế giới,
nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong dài hạn.
2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới, ở Việt Nam và tại
tỉnh Sóc Trăng.
2.2.1. Trên thế giới:
Tôm chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 ( FAO Fishery
Statistic, 2011). Đến năm 1992, tôm được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ
yếu tâp trung ở các nước Nam Mỹ ( Wedner& Rosenberry, 1992 ). Lúc đó các
nước châu Á đã tìm cách hạn chế sự phát triển tôm Chân Trắng do lo sợ lây bệnh
cho tôm Sú. Đến năm 2003 các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản
lượng tôm Chân Trắng trên thế giới đạt khoảng một triệu tấn, từ đó sản lượng tôm
liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu
tấn. ( FAO, 2011 ). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn ( GOAL



2013 ). Các nước nuôi chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Brazil, Ecuado, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt
Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippins,
Campuchia, Suriname, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas ( FAO,
2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu
tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012 ). Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi thâm canh và
siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm Chân Trắng đạt khoảng 6 triệu tấn vào cuối
năm 2015 ( GOAL, 2012 ) [3].
Năm 2003 , hai loài này chiếm 77% tổng sản lượng nuôi tôm và 50 – 60%
tổng sản lượng nuôi thương mại trên thị trường thế giới. Những năm gần đây tôm
Chân Trắng phát triển mạnh ở châu Á do hiệu quả nuôi lớn hơn tôm sú, khả năng
kháng bệnh cao và khu vực này trở thành nơi sản xuất chính tôm Chân Trắng trong
đó Trung Quốc là nước dẫn đầu ( Nguyễn Minh Anh, 1989 ) [7].
Trên thế giới, sản lượng tôm Chân Trắng đứng hàng thứ hai sau tôm Sú
nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm Chân Trắng đứng đầu, đạt khoảng 86.000 tấn
(1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999.
Tôm Chân Trắng được nuôi nhiều nhất ở Châu Mỹ, chiếm 70% sản lượng
các loài tôm he như Ecuado, Mexico, Panama, Peru,...Họ đã phát triển nghề nuôi
tôm Chân Trắng từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX.Ecuado la quốc gia đứng
đầu về sản lượng riêng năm 1998 đạt 191.000 tấn. Hiện nay giá trị xuất khẩu tôm
Chân Trắng trên 1 kg bằng 81% so với tôm sú ( Nguyễn Minh Anh, 1989 ) [7].
Ở Đông Nam Á nuôi tôm Chân Trắng rất phát triển, trong đó Thái Lan là nước
đi đầu trong khu vực về nuôi tôm Chân Trắng, sản lượng đạt khoảng 500.000
tấn/năm. Nước này cũng đi đầu trong nghiên cứu tự sản xuất giống tôm Chân
Trắng sạch bệnh, kháng bệnh và cải thiện tốc độ tăng trưởng.
2.2.2. Tình hình nuôi tôm Chân Trắng ở Việt Nam:


Sự phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng được

đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty
Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii
(Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010).
Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ
lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm
chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.(Bộ NN&PTNT 2010)
Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ
mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú
nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày
25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát
triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng
tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Dự kiến đến năm 2015 sản lượng
tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn (Bộ NN&PTNT 2010).
Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất
đạt từ 2.980 kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng
2.1).
Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung
chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước).
Bảng2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất
quân (kg/ha)

2005


13.455

40.096

2.980

2006

18.441

57.185

3.100

2007

19.919

64.776

3.250

bình


2008

15.079


47.827

3.170

2009

21.339

89.521

4.190

2010

25.397

136.719

5.380

2011

28.683

152.939

5.330

2012


41.789

186.197

4.460

Nguồn: Tổng cục thủy sản 2013
2.2.3. Tình hình nuôi tôm chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng:
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng Từ nhiều năm trước, ở Sóc
Trăng có một Công ty 100% vốn nước ngoài đã nuôi tôm thẻ chân trắng. Công ty
này đã nhập tôm giống và tôm bố mẹ để sản xuất giống, ương nuôi, nhân rộng dưới
sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bước đầu đã mang lại một số
thành công nhất định, tôm phát triển khá tốt, năng suất đạt khá. Tuy nhiên, khi
nhân rộng cho một số hộ nuôi tôm trong và ngoài tỉnh thì gặp rất nhiều khó khăn.
Do đây là một đối tượng nuôi quá mới với người dân, quy trình kỹ thuật nuôi chưa
được hoàn chỉnh, thị trường đầu ra không ổn định (chủ yếu tiêu thụ tại thị trường
nội địa) nên hiệu quả kinh tế không cao, từ đó không khuyến khích người dân đầu
tư nuôi đối tượng này. Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) cũng đã từng có một đề án nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo hướng
quảng canh nhưng hiệu quả ra sao vẫn chưa được công bố, rút kinh nghiệm. Hiện
nay, toàn tỉnh có khoảng 10 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu tại hai
huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề. Trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tổng
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 161 ha (CN-BCN là 136 ha, QCCT là 25 ha).
So với cùng kỳ năm 2009 (108 ha) thì diện tích nuôi tôm chân trắng giảm đến 35,4
% và giảm chủ yếu ở mô hình nuôi tôm theo hình thức CN-BCN. Năm 2010 có tới
84,1 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nằm ngoài vùng quy hoạch và năm 2011
toàn tỉnh thả nuôi được 138 ha.
Trong đó DNTN Tân Thành Đạt với diện tích hơn 13 ha diện tích nuôi với
quy mô công nghệ cao, bao gồm 39 ao, trong đó chỉ có khoảng 15 ao đưa vao sản



xuất còn lại bao gồm các ao lắng cấp 1, cấp 2, và các ao sẳn sàng để cấp nước khi
cần thiết. Trong đó ao đất chiếm số lượng lớn nhất, ao bạt chỉ chiếm 12 ao với diện
tích mỗi ao là 1500m2, tuy nhiên sản lượng mang lại là gấp đôi so với ao đất
3000m2. Hệ thống trại bao gồm:
-Hệ thống văn phòng giám đốc
-Khu nhà nghỉ của quản lý và công nhân
-Khu nhà bếp -Bộ phân đo đạc môi trường
-Khu nuôi thương phẩm bao gồm 3 khu A, B, C.
2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trên thế giới và
trong nước
2.3.1. chế phẩn sinh học:
2.3.1.1. Khái niệm:
Chế phẩm sinh học có thể định nghĩa là sản phẩm có nguồn góc sinh vật kể cả
vi sinh; các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi rút và các nguyên sinh: độc tố, nọc
độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho đông vật, để chẩn đoán, phòng
bệnh, chữa bệnh cho nuôi trồng thủy sản và sử lý môi trường nước trong nuôi trồng
thủy sản (bộ thủy sản,2002).
2.3.1.2. Thành phần của chế phẩm sinh học:
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tình 2003 cho biết thành phần của các loại chế
phẩm sinh học thường có các nhóm vi sinh sau:
Nitrosomonas sp: Có tác dụng phân hủy ammoniac thành nitrite.
Nitrobacter sp: Có tác dụng phân hủy nitrite thành nitrate.
Probiopond: Cạnh tranh sử dụng hết thức ăn của tảo, nguyên sinh động vật, các vi
khuẩn và vibrio có hại, làm giảm sự phát triển nguyên sinh động vật.
Lactobaccillus lacts, Lactobaccillus helveticus sp, pseudomonas putid,
Sachromyces crevisiae, Bacteridaes sp, steptocoocus sp, Cellulomonas sp… là
những vi khuẩn kỵ khí không bắt buộc, enzyme của chúng tiết ra có thể tiết ra có
thể hòa tan các chất hữu cơ, đạm, chất béo, tinh bột, khống chế sự phát triển của
đông vật phù du, ổn định pH, cải thiện chất lượng nước[15].



Proteaza, lipase, amylase, hemi-senlulase: kích thích hệ tiêu hóa.
beta-1,3/1,6 glucans: kích thích hệ miễn dịch tăng sức đề kháng.
Chế phẩm sinh học được sử dụng lien tục trong ao nuôi sẻ tạo ra sự khác biệt
đáng kể về chất lượng nước và khống chế nguồn bệnh lây lan. Chế phẩm sinh học
có tác dụng tốt trong hệ thống khép kính, nguồn nước không vượt quá 20% đối với
ao nuôi và không vượt quá 40% đối với bể giống [15].
2.3.1.3. Tác dụng của chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường ao nuôi:
-

Giảm ammoniac ().
Trong ao nuôi tôm, tôm suất hiện ammonium và ammoniac .

Chúng tồn tại nhiều phụ thuộc vào giá trị pH. Nồng độ và đọc tính cuả tỷ lệ
thuận với pH, khi nồng độ >0,1 mg/l sẽ có hại cho tôm nuôi. Vì thế cần duy trì
hàm lượng thấp hơn giá trị này. Ao nuôi tôm các tháng thứ 2 và thứ 4, có su
hướng tăng cao do tích tụ nhiều các chất hữu cơ, do đó cần thiết phải sử dụng
chế phẩm sinh học đẻ làm giảm giá trị .
Tác dụng của hai loại vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp trong quá
trình làm giảm hàm lượng ammonia như sau:

-

Giảm mật độ tảo.

Một số vi sinh như CP. Bio plus, Pondplus chúng sử dụng trực tiếp các chất
hữu cơ trong ao, một số khác lại khử Nitrate thành Nito phân tử và thoát ra
ngoài dưới dạng khí, làm giảm thức ăn của tảo, hạn chế sự phát triển về mật độ
tảo trong ao.

-

Giảm các mầm bệnh.

Các vi khuẩn trong chế phẩm sinh học C.P Bio plus, Pondplus khi cho xuống
ao chúng phát triển với số lượng lớn, cạnh tranh hết thức ăn của nguyên sinh


động vật, các vi khuẩn và vibrio sp có hại, ngăn cản sự phát triển của chúng. Từ
đó làm giảm nguyên nhân gây bệnh cho tôm, giảm các loài vi sinh vật như
Vibrio spp, Aeromonas spp và các loại virut khác như: Virut gây bệnh đốm
trắng, bệnh đầu vàng.
-

Các vai trò khác của chế phẩm sinh học.
Giảm các độc tố trong ao xuống mức thấp nhất ( giảm mùi hôi của nước.
Cải thiện màu nước, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái trong ao.

Phân hủy tối đa các chất hữu cơ, giảm độ nhớt của nước, phòng tảo nở hoa
và hấp thu nguồn tảo chết trong ao.
Cạnh tranh thức ăn làm giảm lượng vi khuẩn có hại trong ao, diệt trực tiếp
các loài vi khuẩn, virut gây bệnh, phòng bệnh, giảm thiểu hiện tượng gây bệnh
tôm nuôi.
Tăng sự hòa tan trong ao. Giảm thay nước trong quá trình nuôi. Hạn chế sử
dụng các thuốc kháng sinh hóa chất.
Kích thích tiêu hóa, giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt. Giảm hiệu số tiêu thụ thức
ăn. Kích thích hệ miển dịch, đề kháng bệnh, giảm sốc khi môi trường thay đổi.
2.3.1.4. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học:
Chế phẩm sinh học làm theo những quá trình sau:
Khống chế sinh học: Những dòng vi khuẩn có ích tác động đối

kháng lên dòng vi khuẩn gây hại.
- Tạo ra sự sống: Các vi khuẩn có lợi sẽ tác động mạnh trong ao.
- Xử lý sinh học: Phân hủy các chất hữu cơ trong nước bởi các vi
khuẩn có lợi và men.
-

2.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trên thế giới:
Mục đích sử dụng vi khuẩn có lợi và enzim trong nông nghiệp, có tác dụng
nâng cao cộng đồng vi khuẩn trong đất và nước làm tăng số lượng vi khuẩn có khả
năng phân hủy cellulo, vi khuẩn nitro hóa , vi khuẩn Nitorat hóa và vi khuẩn
Sulfit hóa ( và một số vi khuẩn đặc biệt khác. Ý tưởng nghiên cứu cải thiện chất


lượng đất và nước là sự khởi sướng từ các nhà khoa học Liên Xô cũ. Các nhà Xô
Viết khẳng định rằng: Cung cấp csc loại vi khuẩn có khả năng cố đinh đạm,
khoáng hóa phosphoris tăng dinh dưỡng cho đất, giúp tăng năng suất mùa màng
(Cooper, 1959; Brawn, 1974). Cũng có những nghiên cứu của các nhà khoa học ở
các quốc gia khác nhau về vấn đề này, nhưng chua thành công, mà chỉ bổ sung cho
sự có lợi nhưng năng suất mùa màng tăng không đáng kể. Từ những năm 1960 trở
lại đây, ngành công nghệ sinh học hiện đại phát triển mạnh mẽ và làm nhiều ngành
khác nhau: Công nghệ sinh học môi trường, công nghệ sinh học vi sinh vật, công
nghệ sinh học enzim… (Nguyễn Quang Thạch, 2005) [5].
Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được Fuller (1989) định nghĩa như sau: Là
thành phần thức ăn có cấu tạo từ vi khuẩn sống, có tác động hữu ích lên vật chủ
qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó. Từ chế phẩm sinh
học (Probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm 2 từ Pro có nghĩa là dành
cho và Biosis có nghĩa là sự sống [4].
Chế phẩm sinh học đã được sự dụng rộng rãi trong các ao nuôi trồng thủy sản.
Phần lớn các chế phẩm sinh là các vi khuẩn sống có lợi hay còn gọi là chế phẩm vi
sinh, các xiết chất từ thực vật, các vitamin, chất kích thích miễn dịch,… chúng

được sử dụng nhằm giảm thiểu tảo lam (Cyanobateria), giảm thấp nhất các , , , tăng
hàm lượng oxy hòa tan, tăng khả năng phân hủy các chất hữu cơ, giảm tỉ lệ mắc
bệnh, nâng cao tốc độ sinh trưởng và phát triển từ đó làm tăng năng suất tôm ao
nuôi [16].
Các chế phẩm vi sinh đang được sử dụng nhiều trên thế giới, thành phần chính
của các loại chế phẩm này là các chủng vi khuẩn có lợi như: Nitrobacter sp,
Pseudomonas, Enterobacter, Rhodospeudomonas, Cenllolomonas và các vi khuẩn
quang hợp cũng đang sử dụng như các vi khuẩn có lợi. Các vi khuẩn này tham gia
vào quá trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi, làm sạch ao nuôi tạo môi trường
thuận lợi cho đối tượng nuôi sinh trưởng và phát triển. Nhờ khả năng sinh sản và
phát triển nhanh chóng mà chúng sẽ cạnh tranh thức ăn và chổ ở làm hạn chế các
sinh vật có hại trong ao nuôi [1].


Ngoài ra một số chế phẩm sinh học có thể được sử dụng là thức ăn bổ sung cho
tôm nuôi có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, với
thành phần là những enzim giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt nâng cao khả năng sử
dụng thức ăn, tăng hiệu quả sản xuất.
Trong các chủng vi khuẩn có lợi thì chủng C.P Bio plus được sử dụng nhiều
nhất. Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về hiệu quả của
việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản được thực hiện, Rengpipat
et al., 1998 khi nghiên cứu sử dụng bacillus spp để làm sạch môi trương ao nuôi
thấy rằng hàm lượng trong ao nuôi chỉ khoảng 0.5 mg/l trong khi đó ao không xử
lý đạt 1.67 mg/l. Bên cạnh đó chế phẩm sinh học cũng được sử dụng như một thức
ăn bổ sung nhằm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng tỉ lệ sống và tốc độ sinh
trưởng (rengpipat et al., 1998; Boyd et al., 1998; Takahashi et al., 1998) [29].
Việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho đối tượng nuôi
trồng thủy sản đặc biệt là tôm biển được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu
khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra các dòng vi khuẩn có
lợi như dòng vi khuẩn GI có khả năng sản xuất ra các chất kháng sinh hoặc chất

chống vi khuẩn có hạn chế mầm bệnh. Do khả năng sinh sản nhanh chóng của các
vi khuẩn vô hại chúng sẽ cạnh tranh và làm giảm sự phát triển csc loại vi khuẩn
gây bệnh, tiết ra men chống độc tố bệnh.
2.3.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học ở Việt Nam:
-

Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm men vi sinh trong nước:

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong nước đang trên
đà phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản và cũng đang trong quá trình hôi nhập
với thế giới. Ngoài việc nâng cao về sản lượng thủy sản thì cũng cần tạo ra nhũng
sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu
cầu cảu thị trường ttong và ngoài nước. Bên cạnh đó phải đảm bảo hạn chế tối
thiểu những tác động lên môi trừng sinh thái để hướng tới phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản bền vững, để có được điều đó thì việc nghiên cứu sử dụng các loại


chế phẩm sinh học có lợi trong môi trường ao nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế
cao là điều hết sức cần thiết [16].
Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản đang
được ban trên thị trường nước ta. Hiện có 15 loại thuốc thú y thủy sản có thành
phần là chế phẩm sinh học của 66 công ty sản xuất thuốc thú y thủy sản, có hơn
150 loại chế phẩm sinh học làm sạch môi trường và là thức ăn bổ sung với khoảng
40 công ty kinh doanh mặt hang này [16].
Một số chế phẩm sinh học đang phổ biến trên thị trường Việt Nam:
Công ty Bayer: Pondplus, Stomi, Pondtox, Virkon A, Deocare A,
PondProtect.
- Công ty VinhThinh Biostadt: Biopond, Pond Pro, Viof, Paracide, BKS,
Enviso, Satic.
- Công ty Nam Long: OdorStop, Anti-stress, Bio-Wate, Cozyme-s.

- Ngoài ra còn một số sản phẩm được sản xuất bởi công ty lien doanh trong
nước như Anova, Hoàng Thông, Annoviet…
-

Tuy nhiên với sự đa dạng về chủng loại chế phẩm sinh học như vậy nhưng
việc nghiên cứu sản xuất cũng như sử dụn có hiệu quả các chế phẩm sinh học
trong nuôi trồng thủy sản ở Viêt Nam còn rất ít. Chỉ trong vài năm gần đây mới
có một số đề tài lien quan đến việc nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học như:
Đề tài “Nghiên cứu lựa chọn bước đầu thay thế một số hóa chất, kháng sinh và
chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản” do Bùi Quang Tề thực hiện năm
2002. Năm 2003, Mai Văn Tài thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá các loại
thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đề
xuất giải pháp quản lý” [17]. Năm 2003, Đặng Đình Kim và Vũ Văn Dũng thực
hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn ao nuôi tôm góp phần làm sạch
môi trường thủy sản và sản xuất phân bón hữu cơ- vi sinh. Mới đây nhất
Nguyễn La Anh (2006) thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh
học trong xử lý môi trường ao nuôi công nghệ năng suất cao” và đã sản xuất
được chế phẩm sinh học Biodanta và cho thử nghiệm thành công ở một số nơi
như Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Qúy Kim (Hải Phòng) [8].


2.4. Đặc điểm sinh học của tôm Thẻ Chân Trắng.
2.4.1. Hệ thống phân loại của tôm Thẻ Chân Trắng:
Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được phân loại là:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Litopenaeus

Loài: Litopenaeus vannameiz
Tên khoa học: LitoPenaeus vannamei
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, Tôm he Chân Trắng, tôm Chân Trắng,
Tôm bạc Thái Bình Dương [20].

Hình 2.2. Tôm thẻ chân trắng.


2.4.2. Đặc diểm phân bố

.
Hình 2.3. Hình thái, cấu tạo tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới
như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam...
Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei Bone, 1931) là tôm nhiệt đới,
phân bố vùng ven bờ phía đông Thái Bình Dương, từ biển Peerru đến Nam Mê-hicô, vùng biển Equado; hiện tôm chân trắng đã được nhân giống ở nhiều nước Đông
Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và
Việt Nam.


Ở Việt Nam: khắp ven biển đều có tôm thẻ chân trắng nhưng số lượng nhiều
ở vùng biển miền Trung, vùng biển ở Nam Bộ [18].
2.4.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo:
- Kích thước thường nhỏ hơn tôm sú, vỏ mỏng có màu trắng đục nên còn có
tên là tôm bạc, bình thường tôm có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên
gọi là tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng.
- Dưới chủy có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có 5 - 6 răng cưa ở phía bụng , có thể
kéo dài tới đốt thứ hai. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có
gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt. Đường gờ sau mắt kéo dài đôi khi từ

mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chủy nhắn chỉ kéo dài đến gai thượng vị.
- Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Gai đuôi
không phân nhánh. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài, thường có 3 - 4 hàng,
phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ
nhất chân ngực[7].
2.4.4. Tập tính sống và bắt mồi:
2.4.4.1 Tập tính sống:
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu
khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn
nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 32 0C, tuy nhiên chúng
có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 28 0C. Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như
những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm
sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở
tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất
khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 120 ngày[12].
2.4.4.2. Tập tính bắt mồi:


- Tập tính ăn:
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, nhu cầu đối với thức ăn mang tính động vật
cũng khá nghiêm ngặt. Chỉ cần tỉ lệ protein trong thành phần thức ăn chiếm 20%
trở lên, tôm thẻ chân trắng sau khi ăn sẽ có thể phát triển bình thường. Nuôi tôm
thẻ chân trắng có thể sử dụng nguồn thức ăn thực vật để thay thế thức ăn chăn nuôi
cao cấp giá thành cao, từ đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí nuôi tôm [11].
- Tập tính bắt mồi:
Tôm thẻ chân trắng là loài ưa hoạt động mạnh về đêm, ban ngày thường vùi
mình dưới đáy, không chủ động ra ngoài kiếm ăn, nhưng trong môi trường nuôi
trồng nhân tạo, nếu ban ngày ta cho ăn tôm sẽ vẫn bắt mồi bình thường, nguyên
nhân là do bị kích thích bởi thức ăn ở cự li gần. Trong ao nuôi, tốc độ sinh trưởng
và phát triển của tôm thẻ chân trắng có quan hệ mật thiết với số lần cho ăn, số lần

cho ăn tỷ lệ thuận với sự sinh trưởng và phát triển của tôm, cho ăn nhiều thì tôm sẽ
phát triển nhanh[7].
2.4.5. Đặc điểm sinh trưởng và lột vỏ:
Sự sinh trưởng và lột vỏ của các loài động vật giáp xác có quan hệ chặt chẽ
với nhau, tôm thẻ chân trắng cũng là một loài như vậy. Tốc độ sinh trưởng của tôm
có liên quan đến 2 nhân tố lớn sau :
① Tần số lột xác, tức là khoảng thời gian của mỗi lần lột vỏ.
② Mức độ tăng trưởng sinh sản, tức là mức tăng thể trọng sau mỗi lần lột vỏ
tính đến trước khi lột vỏ đợt sau.
- Lột vỏ:
Mỗi khi sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định, vỏ của tôm thẻ chân trắng bị
lão hóa, vỏ mới được hình thành từ bên trong, và xuất hiện vết nứt giữa vỏ mới và
vỏ cũ. Khi đến thời gian lột vỏ, các cơ thịt của tôm bật mạnh, lớp vỏ giáp đầu ngực
và các vết nứt trên cơ thể bật tách ra sau, lần lượt bong hết ra. Những con tôm khỏe


mạnh, chỉ cần 3~5 phút là có thể lột xác xong. Cơ thể tôm khi mới lột xác có màu
trong, yếu, bơi lờ đờ trên mặt nước, hoặc vùi dưới đáy ao. Tôm non khoảng
1~3gram, vài tiếng sau vỏ mới mới có thể cứng trở lại, còn tôm lớn thì 1-2 ngày
sau vỏ mới cứng lại được.
Giai đoạn ấu trùng tôm thẻ chân trắng: khi nhiệt độ nước khoảng 28℃,
khoảng
30 ~ 40 tiếng sẽ lột vỏ một lần, tôm lớn khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần. Lột vỏ
của tôm thẻ chân trắng có liên quan đến hiện tượng trăng tròn trăng khuyết, vào
ngày mùng một trăng khuyết âm lịch hoặc 15 trăng tròn tôm sẽ lột vỏ rất nhiều. Độ
mặn thấp hoặc nhiệt độ cao sẽ tăng số lần lột vỏ của tôm. Môi trường nuôi thay
đổi, hoặc sử dụng các chất hóa học cũng ép buộc kích thích tôm lột vỏ. Mỗi lần lột
vỏ của tôm đề là một thử nghiệm quan trọng cho sự sinh trưởng [19].
-


Sinh trưởng:
Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng ngoài tự nhiên:

Hình 2.3. Vòng đời tôm He chân trắng ngoài tự nhiên.


Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh sản trong những vùng biển
có độ sâu 70m với nhiệt độ 26-28 , độ mặn khá cao 35 . Trứng nở ra ấu trùng và
vẫn luân quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn postlarvae, chúng bơi vào gân bờ
và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất
khác biệt: đồ ăn nhiều
hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành,
chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.
Tốc độ sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng tương đối nhanh. Trong trường
hợp không cho tôm ăn ở độ mặn khoảng từ 20~40‰, nhiệt độ khoảng từ 30 ~
32℃, tính từ lúc thả tôm cho đến khi thu hoạch, trong vòng 180 ngày, thể trọng
trung bình của mỗi con tôm có thể đạt tới 40gram, chiều dài tăng từ 1cm đến 14cm
trở lên.
Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng mang tính giai đoạn. Đặc trưng với sự gia
tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tôm muốn tăng kích thước phải lột
xác và quá trình này tùy thuộc vào dinh dưỡng, môi trường nước và các giai đoạn
phát triển của cá thể.
Tôm còn non có tốc độ tăng trưởng nhanh cho đến 20gr, mỗi tuần tăng 3gr
với mật độ 100 con/m2, càng về sau sự tăng trưởng càng chậm và dần dần đạt đến
kích thước tối đa của loài, tôm cái tăng trọng nhanh hơn con đực [19].
2.4.6. Đặc điểm dinh dưỡng.
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp. Thức ăn tôm thẻ chân trắng cần một tỷ lệ
thích hợp trong thành phần dinh dưỡng như Protein, Lipit, Gluxit, Vitamin và muối
khoáng…Dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng và sức khỏe của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng

rất cao, tôm thẻ chân trắng đòi hỏi một lượng Protein như tôm sú, 35% Protein
được coi là thích hợp hơn cả [10].


Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trôi nổi, bắt mồi thụ động bằng các đôi
phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Thức ăn mà ấu trùng sử dụng trong
thủy
vực tự nhiên là các loài tảo khuê ( Skeletonema, Chaetoceros…), luân trùng
( Brachionus plicatilis), vật chất hửu cơ có nguồn gốc động và thực vật
( Microplankton và Microdetritus). Ngoài ra trong sản xuất giống nhân tạo còn sử
dụng các loại thức ăn khác như ấu trùng Artemia, thịt tôm, thịt cá, mực, long đỏ
trứng gà, thức ăn công nghiệp… [11].
Giai đoạn tiền trưởng thành: Trong thủy vực trong tự nhiên tôm tiền trưởng
thành sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ ( ấu trùng Ostracoda, Copenoda,
Mysidacca ), các loài nhiểm thể ( Mollusca ) và giun nhiều tơ ( Polychaeta ). Khi
ương tôm lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu khác
nhau. Nhu cầu dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ thay đổi tùy theo giai đoạn phát
triển của tôm. Lượng đạm thô cần cho tôm giống từ 30 – 40 % và tôm thịt từ 25 –
30 % [13].
Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng thức ăn như giáp xác
sống đáy ( Benthic crustacean ), hai mảnh vỏ ( Bivalvia ), giun nhiều tơ và các loại
ấu trùng của động vật đáy… [13]
2.4.7. Đặc điểm sinh sản.
Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có
thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh
năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng
biển lại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến
tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 45g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm. sau
mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa hai lần đẻ
cách nhau 2-3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau đến 3-4 lần đẻ



×