Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THAM LUẬN làng nghề dệt lanh truyền thống xã lùng tám, quản bạ, hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.03 KB, 10 trang )

BÀI THAM LUẬN
Nghề truyền thống

Làng nghề dệt lanh truyền thống Xã Lùng Tám, Quản Bạ, Hà
Giang.
Theo lời giới thiệu của chị Vi Thị Dung nhân viên bán hàng tại điểm
dừng chân Quản Bạ, chúng tôi đã đến với làng nghề dệt lanh Lùng
Tám. Từ trung tâm huyện đến đây qua những đoạn đường quanh
co, được trải nhựa phẳng lì không gây chút khó khăn nào cho bất cứ
ai muốn đến. Lùng Tám là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông
nổi tiếng với nghề dệt lanh truyền thống, nhuộm chàm và vẽ sáp
ong. Hình ảnh đầu tiên mà tôi bắt gặp đó chính là những người phụ
nữ Mông đang cần mẫn bên khung dệt. Các chị em ai nấy đều say
sưa chăm chú làm việc, đôi tay nhanh thoăn thoắt như không biết
mỏi.


Bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm HTX dệt lanh Lùng Tám giới thiệu
sản phẩm cho khách du lịch
Muốn biết rõ hơn về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người
Mông tôi đã tìm hiểu thêm qua các chị em đang làm việc tại đây. May
mắn cho tôi, mặc dù các chị em rất chăm chú, say sưa làm việc nhưng
vẫn vui vẻ tiếp chuyện và trả lời những gì mà chúng tôi muốn hỏi…. Đã
thành truyền thống, mỗi người phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều
có những mảnh nương riêng để trồng lanh. Những đám ruộng lanh mọc
đều thẳng tắp chỉ hơn hai tháng đã cho thu hoạch, sau đó cắt về rồi đem
phơi khô để chế biến thành sợi. Khi tách lấy vỏ lanh, đôi tay người phụ
nữ phải hết sức khéo léo cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị
đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh được cuộn chặt lại rồi cho vào cối giã
đánh bong hết bột chỉ, còn lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những con sợi



lớn. Qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong, sợi
lanh đã trắng và mềm hơn và đó là lúc những phụ nữ người Mông bắt
đầu ngồi vào khung dệt của mình. Người Mông thường dệt bằng khung
cửi đai lưng. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt đi giặt lại nhiều lần
cho thật trắng. Sau đó tấm vải được trải lên khúc gỗ tròn, rồi dùng một
phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi tấm vải thật phẳng.
Làm ra những tấm vải lanh tốt là niềm tự hào của mỗi người phụ nữ
Mông, có lẽ cũng chính vì vậy mà họ luôn thận trọng trong từng công
đoạn, dù là căng sợi hay luồn khung. Khi dệt xong, vải còn thô, người ta
phải giặt nhiều lần, ngâm nước tro và phơi cho vải trắng và mịn để có
thể đem may mặc. Vải đẹp là vải nhẵn, sợi đều, trắng, nhỏ… khi mặc
luôn tạo cảm giác mềm mại và thoáng mát. Vải lanh không chỉ bền mà
còn được biết đến là một loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe, không bị
mốc, luôn tạo cho làn da sự thông thoáng mỗi khi mặc. Vải lanh mặc
mùa hè mặc thì mát, mùa đông lại rất ấm.


Các xã viên HTX lanh Cán Tỷ trao đổi kinh nghiệm để sản phẩm
ngày càng chất lượng.
Qua câu chuyện thấy các chị nhắc rất nhiều đến vợ chồng bà Vàng
Thị Mai người dân tộc Mông ở xã Lùng Tám là người đã luôn trăn trở
với việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống đang ngày càng mai một.
Chính vì vậy vợ chồng bà Mai đã quyết tâm đứng ra thành lập Hợp tác
xã sản xuất lanh truyền thống Hợp Tiến. Cũng như nhiều hộ nông dân
trong thôn, những năm trước do không có vốn phát triển kinh tế nên gia
đình chỉ trồng cây lúa. Cuộc sống quanh năm lam lũ với ruộng đồng mà
không thoát được cảnh đói nghèo. Năm 1998, gia đình bà Mai mạnh dạn
đứng ra vận động bà con trong xã góp vốn xây dựng Cơ sở dệt lanh Hợp
Tiến. Đồng thời, tiếp cận được với Dự án “Duy trì và phát triển làng

nghề truyền thống” trong Chương trình hợp tác Việt Nam -Thụy Điển.


Thời điểm đó, chính quyền địa phương cấp cho HTX 300m2 đất xây
dựng nhà xưởng, tạo điều kiện cho cơ sở đi vào ổn định sản xuất. Năm
2001, HTX sản xuất lanh truyền thống Hợp Tiến ra đời, đánh dấu bước
phát triển mới trong sản xuất thổ cẩm Lùng Tám.
Dệt lanh là nghề truyền thống của đồng bào Mông. Sản phẩm lanh
sản xuất ra với hoa văn, sắc màu mang đậm bản sắc văn hóa người
Mông, có sự kết hợp với sắc màu hiện đại nên được thị trường trong
nước và quốc tế ưa chuộng. Ban đầu chỉ có 24 hội viên, đến nay HTX
Dệt lanh Hợp Tiến đã có trên 130 hội viên trong xã và các xã lân cận,
chủ yếu là chị em phụ nữ Mông tham gia làm việc được chia làm 9 tổ,
mỗi tổ có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó để quản lý và đứng ra nhận sản phẩm về
cho các hội viên làm. Năm 2013 tổng doanh thu của hợp tác xã sản xuất
lanh Hợp Tiến đã đạt trên 3 tỷ đồng, thu nhập của các hội viên đã được
tăng lên đáng kể, những năm trước các thợ chính thu nhập 750 nghìn
đồng/tháng thì năm 2015 này thu nhập đã đạt từ 1 triệu 5 trăm nghìn đến
3 triệu đồng/người/tháng, đời sống của các hội viên và bà con đã được
cải thiện rõ rệt.


Được sự hỗ trợ từ các nguồn khuyến công, dệt lanh Lùng Tám
(Quản Bạ) ngày càng phát triển thương hiệu và sản phẩm. ( Nguồn ảnh:
Báo Hà Giang )
Kể từ khi hợp tác xã sản xuất lanh truyền thống Hợp Tiến được
thành lập là chị Lù Thị Và lại có cơ hội nhiều hơn để gắn bó với nghề
dệt lanh truyền thống của dân tộc mình. Đến nay việc dệt lanh đối với
chị lại càng thành thạo hơn. Bất cứ người phụ nữ Mông nào đến tuổi
trưởng thành cũng phải biết se lanh thành sợi để dệt vải, phục vụ cho

cuộc sống hàng ngày của gia đình.Việc se lanh dệt vải còn thể hiện sự
khéo tay, chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng,
đạo đức của chị em phụ nữ. Và cũng như bao cô gái dân tộc Mông khác,


Chị Vàng Thị Và đã gắn bó với nghề dệt lanh của dân tộc mình một cách
tự nhiên như thế.
Nghề làm lanh dệt vải đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo, tỉ mỉ trên đôi
tay của những người phụ nữ. Chính vì thế mà từ người già đến các em
nhỏ đều có thể tham gia làm việc. Riêng những công đoạn khó chỉ có
những nghệ nhân cao tuổi và nhiều kinh nghiệm mới có thể làm được,
còn những người trẻ tuổi hay các em bé gái thì làm những công đoạn
đơn giản. Nhưng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm thì tất cả các hội
viên đều phải qua đào tạo. Hàng năm cứ vào dịp tháng 7 khi các cháu
học sinh được nghỉ hè là hợp tác xã sản xuất lanh Hợp Tiến lại mở các
lớp đào tạo truyền dạy nghề làm lanh, dệt thổ cẩm. Giáo viên của các lớp
đào tạo chính là các nghệ nhân dân tộc Mông có nhiều kinh nghiệm
trong nghề dệt lanh truyền thống. Năm 2015 Hợp tác xã đã mở được 3
lớp truyền dạy thu hút 105 học viên đến tham gia học tập. Đặc biệt, lớp
trẻ trong vùng đã được tiếp cận và ham thích học nghề, tạo cơ hội mới
cho các em có thêm việc làm, phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập.

Kế thừa nghề truyền thống


Cháu Thào Thị Mai năm nay mới 13 tuổi, mùa hè vừa qua
cháu đã được đào tạo nghề, sau khi khoá học kết thúc cháu đã tự tin
nhận sản phẩm về làm.
Sản xuất thổ cẩm phát đạt đã kéo theo du lịch làng nghề trong xã
Lùng Tám phát triển chị em hội viên luôn luôn tất bật với nghề. Những

sản phẩm với nhiều mẫu mã phong phú ấn tượng đã cuốn hút rất nhiều
du khách đến thăm quan, tìm hiểu về nghề dệt lanh truyền thống. Nhiều
du khách đã phải trầm trồ thán phục trước những sản phẩm thổ cẩm đẹp
đẽ ấn tượng khó quên với nhiều sản phẩm đa dạng như vải may mặc,
quần áo, túi sách tay, khăn, gối, ví các loại được dệt, thêu từ chất liệu
cây lanh địa phương với những nét hoa văn truyền thống của đồng bào
Mông có tự ngàn đời trên mảnh đất Hà Giang.
Là người Hà Giang nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến với Lùng
Tám và được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm thổ cẩm đã được
vang tiếng gần xa và đã đi khắp trong nước và các bạn hàng châu Âu
(Khối EU), rất được khách hàng ưa chuộng vì nét độc đáo của sản phẩm
với chất liệu truyền thống tự nhiên bền, đẹp, nét hoa văn tinh sảo.
Qua cuộc trò chuyện với các chị em tại HTX sản xuất lanh truyền
thống Hợp Tiến tôi đã tìm đến nhà bà Vàng Thị Mai người khởi xướng
và vận động chị em trong thôn đầu tư vào cây lanh để dệt vải, không chỉ
dung cho may mặc mà còn sáng chế ra nhiều loại sản phẩm khác với
nhiều chủng loại, nét hoa văn của dân tộc để phục vụ nhu cầu thị trường.
Có cầu ắt sẽ có cung, do nắm bắt được xu hướng phát triển của kinh tế


thị trường, phát huy được tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương.
Đến nay các sản phẩm thổ cẩm đã có chỗ đứng vững trên thị trường gây
được tiếng vang không chỉ riêng trên địa bàn trong tỉnh mà còn gây tiếng
vang với cả cộng đồng các dân tộc trong nước và thế giới điều đó càng
làm cho chị em phấn khởi ngày càng tích cực làm việc, không ngừng lao
động sáng tạo… Nghề dệt truyền thống, nét văn hoá đặc sắc của người
Mông đã được khôi phục và ngày càng phát triển.
Nhìn ngắm những sản phẩm thổ cẩm với hoa văn, sắc màu mang
đậm bản sắc văn hóa người Mông. Ngoài các sản phẩm thổ cẩm truyền
thống còn có nhiều sản phẩm mới cách điệu các chị em hội viên đã tạo

nên nhiều sản phẩm độc đáo: những khăn quàng cổ, túi xách, những tấm
vải nhiều màu sắc với các hoạ tiết hoa văn tinh tế như hình hoa lá, chim,
thú, trời, đất, thần linh... làm rực rỡ thêm cho núi rừng nơi biên cương
Hà Giang khi mùa xuân đang đến. Những tấm thổ cẩm rực rỡ ấy theo
chân bao du khách đến mọi miền trong đó có những thị trường đặc biệt
ưa chuộng như Mỹ, Nhật, Pháp, Hà Lan...
Sau khi tham khảo các sản phẩm trưng bày tôi lại được cô Vàng
Thị Mai đưa đến nhà các hội viên. Cái thuận lợi ở đây là các chị em phụ
nữ không phải đầu tư về vốn, chỉ cần theo học các lớp đào tạo nghề nâng
cao tay nghề may, dệt thổ cẩm là đã có thể kiếm thêm thu nhập. Nhận
sản phẩm từ tổ trưởng, tổ phó các chị em có thể tự mình làm tranh thủ
những lúc rỗi rãi để mà hoàn thiện từng khâu của sản phẩm. Mỗi tổ một


công đoạn ai có tay nghề tốt về công đoạn nào thì chuyên làm về công
đoạn ấy.

Xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang trở thành một
điểm đến hấp dẫn với du khách bởi nghề dệt lanh truyền thống nhiều thú
vị này. Nghề dệt vải lanh đã hình thành từ rất lâu và được truyền lại qua
nhiều thế hệ. HTX sản xuất lanh truyền thống Hợp Tiến thành lập không
chỉ tập trung phát triển kinh tế, làm giàu cho những hộ gia đình trong
hợp tác xã mà còn tích cực tạo điều kiện giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác
trong thôn trong xã cũng như các xã lân cận về kỹ thuật để họ biết cách
làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, tạo việc làm cho nhiều lao
động địa phương có thu nhập, thu hút khách du lịch đến với xã Lùng
Tám và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của xã, của huyện. Uy tín
của Hợp tác xã sản xuất lanh truyền thống Hợp Tiến ngày một nâng cao.
Những sản phẩm vải lanh Lùng Tám trở thành một hình ảnh đẹp ấn
tượng và khó quên. Đặc biệt, công nghệ dệt vải làm thủ công bằng

khung dệt truyền thống, không có sự can thiệp của máy móc là yếu tố
thu hút khách du lịch tìm mua thổ cẩm Lùng Tám. Theo nhiều ý kiến
của khách hàng thì chính những nét nguyên bản của nghề dệt lanh truyền
thống là sự hấp dẫn họ lựa chọn sản phẩm Lùng Tám, huyện Quản Bạ,
Tỉnh Hà giang Ngày một phát triển./.
Nguồn thông tin ( Nxb Thương binh và xã hội ).



×