Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.11 KB, 2 trang )

Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ
đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với hoạt động thực
tiễn của bản thân.
Nộidung:
1.Khái niệm:
-Vật chất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ thựctại khách quan được đem
lại cho con người trong cảmgiác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
-Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giớikhách quan của bộ óc
con người; là hình ảnh chủ quancủa thế giới khách quan.
2.Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
Triếthọc Mác – Lê nin khẳng định trong mối quan hệ giữavật chất và ý thức
quyết định ý thức và ý thức cótính độc lập tương đối và tác động trở lại
vậtchất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
a.Vai trò của vật chất đối với ý thức:
Trongmối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước,ý thức là cái có sau;
vật chất là nguồn gốc của ýthức; vật chất quyết định ý thức, ý thức là
sựphản ánh đối với vật chất.
-Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồntại và phát triển của ý
thức.
-Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thếđó.
-Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo.
-Vật chất là điều kiện để biến ý thức thành hiệnthực.
b.Vai trò của ý thức đối với vật chất.
-Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tácđộng trở lại vật chất
thông qua hoạt động thựctiễn của con người. Nhờ có ý thức con người
nhậnthức được quy luật vận động, phát triển của thếgiới khách quan.
-Ý thức tác động lại vật chất theo hai chiều hướng:
+Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực pháttriển của vật chất.
+Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vậnđộng và phát triển của vật
chất khi ý thức phản ánhsai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động


kháchquan của vật chất.


2.Ý nghĩa phương pháp luận.
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chấtcó trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc củaý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vậtchất
thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vìvậy con người phải tôn
trọng tính khách quan, đồngthời phát huy tính năng động, chủ quan của
mình.
-Ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt độngđúng và thành công
khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thếgiới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư
tưởng có thểlàm cho con người hoạt động sai và thất bại khi conngười phản
ánh sai thế giới khách quan.
Vìvậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thứcđồng thời khắc
phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độtiêu cực, thụ động, ỷ lại hoặc bệnh chủ
quan duy ýchí.
-Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương củaĐảng phải xuất phát từ
thực tế, tôn trọng quy luậtkhách quan.
*Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân:
-Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trìnhhọc tập và công
tác.
-Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công
tác.
Chú ý: Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.



×