Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN - pair work and group work - grade 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.67 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2004 - 2005 Giáo viên : Quách Hồng Hưng
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Năm học 2003 - 2004 là năm học
thứ hai Bộ giáo dục - đào tạo thực
hiện chương trình đổi mới sách giáo
khoa Trung học cơ sở. Là một giáo
viên mới ra trường, được phân công
trực tiếp giảng dạy một số lớp 7,
những ngày đầu, tôi khá bỡ ngỡ với
chương trình và nội dung khá mới mẻ
của bộ sách giáo khoa cải cách.
Nhưng qua một thời gian giảng dạy,
kết hợp với việc dự giờ một số giáo
viên lâu năm cùng với việc tự tìm tòi
nghiên cứu, tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm trong việc giảng dạy chương
trình mới. Và phương pháp chia học
sinh thành cặp hoặc tổ (nhóm) (pair
work and group work) đã được tôi áp
dụng thường xuyên và tỏ ra khá hiệu
quả. Và hôm nay, thực hiện sự chỉ đạo
của nhà trường về việc mỗi giáo viên
viết một sáng kiến kinh nghiệm, tôi
xin chọn đề tài làm việc theo cặp hoặc
tổ (nhóm) - áp dụng cho sách giáo
khoa tiếng Anh 7 (pair work and group
work in grade 7) cho bài viết của mình.
II/ NỘI DUNG
1.Về sách giáo khoa tiếng Anh 7 :
Tiếng Anh 7 là cuốn sách thứ
hai trong chương trình tiếng Anh gồm


4 cuốn dành cho học sinh Trung học cơ
sở (THCS) ở Việt nam. Cuốn sách
dành cho các em học sinh 7 đã học
xong cuốn tiếng Anh 6. Nội dung sách
bao gồm các chủ điểm gần gũi với
cuộc sống, sát thực với mục đích, nhu
cầu và sở thích của các em.
Tiếng Anh 7 tiếp tục giúp các
em luyện tập để có thể nghe, nói, đọc,
viết được tiếng Anh ở mức độ đơn
giản thông qua các nội dung bài học
đa dạng.
Về cấu trúc, tiếng Anh 7 bao
gồm 16 đơn vò bài học, trong mỗi đơn
vò bài học có nhiều hoạt động khác
nhau: Listen - Read; Listen - Repeat;
Ask - answer; Practice with a partner;
True - False; Match; Read.... Mỗi hoạt
động tương ứng với một số các kỹ
năng trong tiếng Anh như nghe, nói,
đọc, viết và nội dung của từng chủ đề.
2. Về làm việc theo cặp hoặc tổ
(nhóm) (pair work and group work:
Trong dân gian ta có câu “Một
cây làm chẳng nên non, ba cây chụm
lại nên hòn núi cao” để nói lên tác
dụng khác nhau của cá nhân và tập
thể, hay là của nhóm nhỏ trong quá
trình tiếp thu kiến thức. Phương pháp
dạy học tích cực đã đề cao vai trò của

tập thể và tính chủ động của học sinh.
Quan sát học sinh THCS ở lứa tuổi
này, tôi nhận thấy các em đang ở
trong thời kỳ tiếp tục phát triển và
hoàn thiện cả về thể chất lẫn tâm lí trí
tuệ. Ở lứa tuổi này học sinh khi học
một vấn đề gì đã biết nhận xét, đánh
giá, tìm ra nguyên nhân của hiện
tượng.Tư duy của các em phát triển,
biết quan sát, phân tích, so sánh, suy
luận và khái quát. Các em rất bò cuốn
Topic : Pair work and group work in grade 7
1
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2004 - 2005 Giáo viên : Quách Hồng Hưng
hút vào các hình thức hoạt động tự lập
trên lớp và sự tương tác với các bạn
của mình. Do đó, khi tổ chức được một
hoạt động học tập hợp lí sẽ thôi thúc
các em tìm tòi khám phá trong giờ học
của mình. Và chính điều này đã giúp
tôi nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để tìm
ra phương pháp dạy làm sao cho đạt
được hiệu quả cao nhất. Khi chia
nhóm ra để giảng dạy, tôi nhận thấy
có nhiều ưu điểm cho việc thực hiện
một tiết dạy thành công :
Thứ nhất, khi chia nhóm ra để
học, học sinh sẽ có cơ hội tương tác,
hay nói khác hơn là trực tiếp học từ
bạn mình, từ đó rút ra được những

kiến thức mà vì nhiều lí do, các em
chưa thể lónh hội được.
Thứ hai, phương pháp này sẽ
phát huy tính tự lập của học sinh. Các
em sẽ tự suy nghó, suy luận, thảo luận
để cùng tìm ra một phương án tốt nhất.
Và đây chính là điều người giáo viên
cần : Dù phương án các em đưa ra có
đúng với đáp án hay không, thì những
kiến thức các em vừa thảo luận sẽ hằn
sâu vào bộ nhớ của các em, giúp các
em hiểu bài và nhớ lâu hơn.
Thứ ba, đối với bộ môn tiếng
Anh, khi chia nhóm để học, học sinh
sẽ có nhiều cơ hội để thực hành nói
tiếng Anh hơn. Trong một lớp học
được chia làm 4 nhóm thì cơ hội nói
tiếng Anh nhiều gấp 4 lần một lớp học
không chia nhóm.
Thứ tư, khi chia nhóm thì hầu
như tất cả các học sinh đều hoạt động
kể cả các học sinh yếu vì các em sẽ bò
cuốn hút vào những hoạt động sôi nổi
của các bạn ngay trước mắt mình.
Điều này cũng sẽ giúp các em học
sinh nhút nhát trở nên bạo dạn hơn.
Cuối cùng, hoạt động chia nhóm
sẽ giúp giáo viên chú ý đầu tư và
nghiên cứu bài dạy kỹ hơn, đồng thời
vai trò của người giáo viên cũng trở

nên quan trọng hơn. Lúc này, người
được “phỏng vấn” nhiều nhất trong
tiết học có lẽ là giáo viên, thậm chí họ
được học sinh coi như là một cuốn “từ
điển sống” để có thể tham khảo một
số từ vựng hoặc ngữ pháp. Do đó, việc
chuẩn bò bài giảng thật kỹ và sự đòi
hỏi một kiến thức chuyên môn thật
vững vàng là điều người giáo viên
phải lưu tâm đầu tiên.
Bên cạnh những ưu điểm thì
cũng xuất hiện một số nhược điểm khi
chia lớp ra thành từng nhóm để làm
việc. Nhược điểm đầu tiên và cũng dễ
nhận thấy nhất là sự ồn ào, và điều
này lại càng không thể tránh khỏi đối
với đặc thù của bộ môn tiếng Anh :
càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì càng
tốt.
Một nhược điểm nữa cũng
thường xảy ra, đó chính là sự lãng phí
thời gian (time - wasting). Nếu như
người giáo viên không khống chế
được lượng thời gian khi cho học sinh
thảo luận và không bao quát được lớp
thì việc tự “đốt cháy giáo án” là
Topic : Pair work and group work in grade 7
2
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2004 - 2005 Giáo viên : Quách Hồng Hưng
không tránh khỏi. Tôi đã gặp một tình

huống như sau : Sau khi chia lớp ra
thành 8 nhóm để thảo luận, sau một
thời gian thì có 5 nhóm hoàn thành
nhiệm vụ của mình, còn 3 nhóm vẫn
chưa xong. Nghó rằng do yêu cầu khó
quá, tôi cho các em thêm một khoảng
thời gian nữa để làm việc, nhưng cũng
không hoàn thành. Lúc này tôi đến tận
nơi để xem, thì ra các em làm xong đã
lâu, nhưng lại để cho các học sinh yếu
chép vào trong vở nên nghó là chưa
xong. Điều đó cho thấy sự bao quát
của giáo viên là rất cần thiết.
Một điều mà tôi cũng rất muốn
nêu ra trong bài viết này, đó chính là
tập cho các em có thói quen làm việc
theo nhóm. Sau một hai tiết chia
nhóm, học sinh đã hình thành ý niệm
về cách thức làm việc theo nhóm. Lúc
này giáo viên nên hướng dẫn thêm
cho các em về phương pháp thảo luận,
làm việc sao cho có hiệu quả nhất.
Như vậy từ các tiết sau trở đi, học sinh
sẽ dễ dàng nắm bắt được nhiệm vụ
của thầy giáo đưa ra là gì và sẽ làm
việc theo hướng nào.
3. Tổ chức một tiết học có chia
nhóm :
a) Tùy mục đích yêu cầu của
từng bài học, lớp sẽ được phân chia

thành nhiều nhóm : nhóm 2 người
(cặp), nhóm 4 người, nhóm 6 người,
nhóm 10 người hoặc nửa lớp là một
nhóm.... Các nhóm được phân chia
ngẫu nhiên hoặc có chủ đònh, ổn đònh
trong cả tiết học hoặc thay đổi trong
từng phần của tiết học. Các nhóm
được giao cùng một nhiệm vụ hoặc
những nhiệm vụ khác nhau.
 Quá trình hoạt động của một
lần thảo luận có thể chia làm 3 phần
để giáo viên dễ quản lý lớp và khống
chế thời gian :
1. Trước khi làm việc (pre-
discussing) :
- Giáo viên nêu vấn đề,
xác đònh nhiệm vụ.
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm
vụ.
- Hướng dẫn cách làm việc theo
nhóm.
2. Trong khi làm việc (while-
discussing) :
- Trao đổi ý kiến, thảo luận theo
nhóm.
- Phân công trong nhóm, từng cá
nhân làm việc độc lập rồi trao
đổi.
- Cử đại diện trình bày kết quả
làm việc của nhóm.

3. Sau khi làm việc (post-
discussing) :
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết
quả.
- Thảo luận chung.
- Giáo viên tổng kết, đưa ra giải
pháp giải quyết từng vấn đề
(feedback).
Topic : Pair work and group work in grade 7
3
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2004 - 2005 Giáo viên : Quách Hồng Hưng
b) Chia cặp và chia nhóm (pair
work and group work) :
 Làm việc theo cặp (pair
work) thường được áp dụng khi dạy
các bài nói (speaking), thực hành các
đoạn hội thoại (dialogue).
Khi chia cặp để thực hành một
đoạn hội thoại, thường người giáo viên
chia 2 em trong một bàn thành một
cặp, như vậy các em sẽ bạo dạn hơn
với người bạn cùng bàn với mình, và
khi thực hành đoạn hội thoại trước lớp,
các em sẽ tự tin hơn. Gặp trường hợp
những lớp học có số học sinh lẻ (ví dụ
35 em) thì đối với em học sinh không
có cặp, giáo viên có thể cho em nhập
vào một nhóm thành 3 người, hoặc
giáo viên có thể dành một ít thời gian,
trực tiếp luyện tập cho em.

 Làm việc theo nhóm từ 3
người trở lên thường được áp dụng khi
dạy các bài nghe, đọc, viết vì ở đây
cần ý kiến riêng của từng cá nhân để
xây dựng nên sự thống nhất chung cho
cả bài học.
Chia nhóm phức tạp hơn vì đòi
hỏi một số em phải rời bàn của mình
để gia nhập nhóm, điều này dẫn đến
sự lộn xộn, ồn ào. Do đó, giáo viên
chủ động chia nhóm thật rõ ràng để
các em dễ dàng tìm ra. Đối với trường
Nguyễn Bỉnh Khiêm khi chia lớp
thành 4 nhóm cũng dễ dàng vì trong
mỗi lớp đã có sự phân chia thành 4 tổ,
và như vậy mỗi tổ sẽ thành một nhóm.
Việc chia nhóm mà tôi hay thực hiện
nhất là chia nhóm 4 học sinh. Như vậy
chỉ cần 2 học sinh quay lên (hoặc
xuống) thì có thể tạo thành nhóm rồi.
Mà đặc điểm của nhóm 4 người là
không lộn xộn và học sinh dễ làm việc
hơn.
Sau khi chia nhóm xong, giáo
viên có thể đặt tên cho từng nhóm để
dễ gọi và dễ phân biệt. Có thể đặt là
nhóm 1, 2, 3... hoặc nhóm a, b, c...
c) Ngôn ngữ điều khiển trong
lớp học (classroom language) :
Có thể sử dụng tiếng Việt để

điều khiển lớp nhưng tốt hơn hết là sử
dụng tiếng Anh để lớp học sinh động
hơn.
 Ngôn ngữ khi lập nhóm, đặt vò
trí :
+I want you in pairs, please.
+Work in pairs, please.
+Can you go into works, please.
+In fours (in groups of four) please.
+Turn round and face your
neighbour.
+Oh dear! Are you by yourself ?
+Why don’t you join with them ?....
 Ngôn ngữ khi học sinh đang làm
việc :
Khi học sinh đang thảo luận,
giáo viên càng ít nói càng tốt, lúc này
đang là giai đoạn STT (students’
talking time). Chỉ sử dụng một số câu
đơn giản mang tính chất nhắc nhở
hoặc khuyến khích :
+ I want all of you to answer this
question.
Topic : Pair work and group work in grade 7
4
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2004 - 2005 Giáo viên : Quách Hồng Hưng
+ I want you to read the next
sentence.
+ I’d like everybody to find out the
key.

+ No ! That’s not clear. Let’s do it
again.
+ It’s Hoa first. Now you. Quickly !
+ Come on!
+ Wake up!
+ Very good!.........
d) Cử chỉ :
Sử dụng cử chỉ (gesture) trong
điều khiển tổ chức một lớp học chia
nhóm là cực kỳ quan trọng. Nó giúp
người giáo viên giảm lời nói và tăng
thêm khả năng truyền tải của mình.
Một số câu lệnh sau có thể thay
thế bằng cử chỉ hoặc kết hợp lời nói
với cử chỉ :
+ Be quiet and listen !
+ All of you, together !
+ Not very good. Again !
+ Again but quickly !
+ No, stop !
+ Everyone, listen and repeat !
+ Come on. You !
+ You, please!
+ In halves, you first, then you !
Topic : Pair work and group work in grade 7
5

×