Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GIÁO án KHÁM PHÁ môi TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.47 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Đề tài: Vì sao có mưa.
Lớp: kitty 4 - Trường mầm non Lê Quý Đôn.
Thời gian: 15-20 phút.
Số trẻ: 15-20 trẻ.
Ngày soạn: 3-4-2017
Ngày thực hiện: 07/04/2017
Người soạn: Trần Hoài Thương
Người thực hiện: Trần Hoài Thương
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ nhận biết được lợi ích của mưa.
2. Kĩ năng
- Phát triển khả năng phán đoán, suy luận cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, ý thức tham gia vào hoạt động do cô tổ chức.
- Trẻ biết giữ gìn sức khỏe, không ra ngoài khi trời mưa.
II. Chuẩn bị
- video trời mưa.
- Video vòng tuần hoàn của nước tạo ra mưa.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức
Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát và đung đưa theo giai
điệu bài hát "Trời năng, trời mưa".
2. Phương pháp và hính thức tổ chức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về mưa
- Cô cho trẻ xem video trời mưa
+ Các con vừa được xem video về gì?
+ Các con thấy mưa nhu thế nào?


+ Trước khi trời mưa thì có hiện tượng

Hoạt động của trẻ
Trẻ hát.

- trẻ trả lời


gì sảy ra?
+ Vì sao chúng mình lại không nên ra
ngoài khi trời mưa?
+ Cô đố chúng mình biết, mưa có ích
lợi gì?
* Hoạt động 2: Khám phá vòng tuần
hoàn của mưa
+ Cô cho trẻ xem video về vòng tuần
hoàn của mưa.
+ À chúng mình vừa được xem video
về vòng tuần hoàn của mưa. Vậy khi
mặt trời chiếu xuống ao, hồ sẽ có hiện
tượng gì?
+ Nước bốc hơi lên ngưng tụ sẽ tạo
thành gì?
+ Các giọt nước rơi xuống từ mây thì
gọi là gì?
+ À đúng rồi. Các giọt nước rơi xuống
từ mây thì gọi là mưa đấy chúng mình
ạ.
=> Cô củng cố: Chúng mình nhớ nhé.
Khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống

ao hồ, nước sẽ bay hơi tạo thành những
đám mây nhỏ và những đám mây lớn.
Sau đó rơi xuống để tạo thành mưa đấy
chúng mình ạ.
* Hoạt động 3: Mở rộng
+ Chúng mình ơi có những loại mưa
gì?
- Mưa rào thì thường thấy vào mùa
nào?
- Mưa rào thì có lợi hay có hại?
- Mưa phùn thì thường vào mùa nào?
- Mưa phùn thì có lợi hay có hại?
- Thế còn mưa xuân thì vào mùa nào?
Nó có tác dụng gi?
* Hoạt động 4: Luyện tập
- Trò chơi 1: Mưa to, mưa nhỏ
+ Cách chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng
tròn. Khi nghe thấy cô gõ sắc xô to,
dồn dập, kèm theo lời nói mưa to, mưa
to thì trẻ phải chạy thật nhanh, lấy tay
che lên đầu. Khi nghe cô gõ sắc xô nhỏ
và nói mưa tạnh, trẻ chạy chậm bỏ tay
xuống.

- trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.
- trẻ trả lời.

- trẻ trả lời.


- trẻ chơi.


- Trò chơi 2: Cô cho trẻ tô màu tranh
"trời mưa".
3. Kết thúc: Nhận xét tiết học, chuyển
hoạt động



×