Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN mầm non đạt giải: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.06 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
TRƯỜNG MẦM NON NGA LĨNH

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI KHÁM PHÁ
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Người thực hiện: Trần Thị Hoàn
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: Mầm non Nga Lĩnh - Nga Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

SKKN THUỘC NĂM HỌC: 2011 – 2012

1


A ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Câu hát ngân vang chứa đựng bao ý nghĩa và tâm tư nguyện vọng của toàn xã
hội với trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Xác định được tầm
quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng hơn nữa công tác giáo dục,
đặc biệt là giáo dục Mầm non.
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non, tất cả thế giới xung quanh trẻ đều
rất mới lạ, hấp dẫn, bất cứ cái gì trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy
mới mẻ đến lạ lùng.
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là phôi thai
đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà
nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản
song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này.
Vì vậy, chúng ta hiểu rằng muốn có ngày mai trẻ trở thành một nhà khoa học,


một bậc hiền tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng: Tôi không phải
trải qua những tháng ngày bập bẹ ở cấp học mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục
tiêu của giáo dục là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển
toàn diện. Tất cả các hoạt động ở trường mầm non đều góp phần hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong đó hoạt động cho trẻ khám phá khoa học “
môi trường xung quanh” giữ vị trí vô cùng quan trọng. Bởi hiện nay, do yêu cầu
của giáo dục mầm non mới trong trường mầm non không chỉ là tích hợp lồng ghép
các hoạt động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo mà môi trường xung quanh
là trung tâm, trục xoay chính cho tất cả các môn học, các hoạt động. Trẻ được
khám phá Môi trường xung quanh để thỏa mãn nhu cầu thích tìm tòi, ham hiểu biết
về những điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống, trong thế giới tự nhiên, các con vật,
cỏ cây hoa lá... Trẻ được khám phá Môi trường xung quanh sẽ phát huy cao độ tính
tích cực nhận thức của trẻ. Trẻ được tìm hiểu, khám phá nhiều điều mới lạ. hấp dẫn
tạo nên sự tò mò, ham hiểu biết. Qua đó giúp trẻ có nhiều kinh nghiệm sống, mạnh
dạn, tự tin hơn trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong ứng xử, trong các mối quan
hệ. Dần dần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, có ý thức tập thể, biết
giúp đỡ mọi người xung quanh.
Khám phá Môi trường xung quanh cũng góp phần giáo dục giáo dục tính thẩm
mỹ cho trẻ. Qua đó trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tự làm một số công việc như chăm
2


sóc vật nuôi, cây trồng, biết tự tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động, và quý trọng các
sản phẩm lao động. Đồng thời qua các trò chơi khám phá môi trường xung quanh
trẻ được vận động một cách khoa học hợp lý, góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể
lực và nhân cách.
Nói chung hoạt động “khám phá môi trường xung quanh” giúp trẻ phát triển
một cách toàn diện nhân cách của con người cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể
lực và lao động. Với tầm quan trọng đó bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những

biện pháp, thủ thuật mới để việc dạy trẻ ngày càng hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn trẻ
tham gia hoạt động một cách tích cực đạt hiệu quả cao nhất.
Từ mục đích đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh” làm
đề tài nghiên cứu trong một năm qua.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Trẻ mầm non rất thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh. Trẻ rất
vui sướng khi tự mình được quan sát, tìm tòi, khám phá và trải nghiệm rồi tự rút ra
kết luận, từ những nguyên vật liệu và đồ dùng vật thật đến tất cả những điều kỳ
diệu có trong môi trường tự nhiên và xã hội cũng là đề tài mới mẻ, hấp dẫn trẻ, làm
thoả mãn nhu cầu thích tìm tòi khám phá, giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về các con vật,
cỏ cây hoa lá, các hiện tượng tự nhiên, các mối quan hệ xã hội… Cách khám phá
trực tiếp này rất thích hợp với trẻ lứa tuổi mầm non và là một trong những nhiệm
vụ của công tác đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Thông qua việc cho trẻ khám
phá, trải nghiệm về môi trường xung quanh, đòi hỏi trẻ phải tích cực sử dụng các
giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so
sánh, tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính xác, những
biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Như
Triết học Mác Lên Nin đã từng nhận định “Quá trình nhận thức về môi trường
xung quanh ở trẻ diễn ra trên cơ sở thống nhất giữa nhận thức cảm tính và lý
tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức về
môi trường”.
Như vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học môi trường xung quanh
giúp cho quá trình phát triển nhận thức của trẻ phát triển hoàn thiện và chính xác
hơn. Đồng thời đó còn là phương tiện giúp trẻ tích cực lĩnh hội tri thức, thể hiện
3


thái độ với những điều đã lĩnh hội được, rèn luyện kỹ năng, hành vi trong mối tác

động qua lại với môi trường xung quanh. Làm tích cực hoá các mặt nhân cách, phát
triển lối tư duy tổng hợp từ đơn giản đế phức tạp, từ thấp, đến cao được thể hiện
qua hoạt động quan sát và trải nghiệm.
Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện ở trẻ rất tích cực, rất
thích thú khi được quan sát hoặc thử nghiệm những hoạt động khám phá. Do vậy
tôi đã áp dụng các biện pháp mới để gây hứng thú, khuyến khích, tạo điều kiện
giúp khám phá trải nghiệm tốt hơn.
Tuy nhiên đối tượng cho trẻ khám phá trải nghiệm cần được chọn lọc, đảm
bảo nội dung cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi, thực hiện đúng
quy trình
II. Thùc tr¹ng:
1.Thuận lợi
* Đối với trẻ
- Các cháu luôn tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám phá, quan sát những đề tài về môi
trường xung quanh.
- Trẻ biết sử dụng các đồ dùng trực quan thông qua luyện tập, qua các trò chơi...
- Trẻ hiểu nhanh những yêu cầu , nhiệm vụ mà cô đưa ra và thực hiện tốt những
yêu cầu, nhiệm vụ đó.
- Ngôn ngữ của trẻ tương đối rõ ràng, mạch lạc, chuẩn tiếng phổ thông.
* Về cơ sở vật chất
- Nhà trường và lớp học có tương đối đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ
cho dạy và học môi trường xung quanh.
- Nhà trường có khuôn viên rộng, có nhiều loại cây. Mỗi nhóm lớp đều có góc thiên
nhiên thích hợp tạo môi trường thiên nhiên thuận lợi giúp trẻ khám phá.
- Nhà trường cũng như bản thân tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề mới của
chương trình giáo dục mầm non mới.
* Đối với bản thân:
- Tôi có vốn hiểu biết tương đối rộng và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu khám phá về
môi trường xung quanh của trẻ.
- Bản thân nắm vững nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi khám phá môi

trường xung quanh. Đây là điều kiện cơ bản để tôi hướng dẫn trẻ làm quen qua các
đề tài, ở các chủ đề đạt hiệu quả cao.
* Đối với các bậc phụ huynh:

4


Các bậc phụ huynh bước đầu đã nhận thức được yêu cầu của nền giáo dục hiện đại
cũng như những nhu cầu của con trẻ về tìm hiểu, khám phá môi trường xung
quanh, nên rất nhiệt tình ủng hộ.
2.Khó khăn:
* Đối với trẻ
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động, đặc biệt là hoạt
động học có củ định. Trong lớp có 10 trẻ nữ và 17 trẻ nam, nhận thức của các cháu
không đồng đều.
* Về cơ sở vật chất
- Đồ dùng đồ chơi tuy có nhưng còn thiếu nhiều nhất là đồ chơi hiện đại như: máy
vi tính và đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo yêu cầu.
* Đối với bản thân:
- Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp dẫn nên
chưa gây được hứng thú ở trẻ.
* Đối với các bậc phụ huynh:
- Là một trường nông thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học
của trẻ còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc phối hợp giữa nhà trường và
gia đình.
Chính những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh.
3. Kết quả của thực trạng trên:
Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát lần 1 trên trẻ và thu được kết
quả như sau:

Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa
T
Tổng
Tốt
Khá
TB
Nội dung đánh giá
đạt
T
số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
trẻ
trẻ
trẻ
trẻ
1. Kỹ năng quan sát
27
5
18
7
26

7
26
8
30
2. Kỹ năng phán đoán
27
4
15
6
22
7
26 10 37
3. Kỹ năng so sánh
27
4
15
5
18
6
22 12 45
4. Kết quả chung
27
4
15
6
22
7
26 10 37
Thực trạng trên cho thấy kết quả đạt được trên trẻ , tốt – khá rất thấp chỉ đạt
37%; trong khi đó TB chiếm: 26%; Trẻ yếu chiếm tỷ lệ 37%. Để nâng cao chất

lượng cho trẻ khám phá môi trường xung quanh tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm tòi,
5


áp dụng những biện pháp, hình thức tổ chức mới phù hợp với nội dung, đề tài đã
chọn.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau:
Để chất lượng giáo dục trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao thì việc phối kết hợp với
phụ huynh là điều hết sức quan trọng.
Vì thế trong năm học qua tôi đã tiến hành trao đổi với phụ huynh học sinh bằng
nhiều hình thức khác nhau như:
Thông qua các buổi họp phụ huynh định kỳ
Thông qua góc trao đổi phụ huynh ở lớp.
Thông qua hoạt động đón trả trẻ trao đổi với phụ huynh về các hoạt động của trẻ
trong ngày .
Thông qua dự giờ thăm lớp.
Nhờ đó mà việc kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ đạt kết quả cao hơn.
Môi trường xung quanh ở gia đình trẻ rất phong phú và đa dạng nên tôi đã trao
đổi với phụ huynh về các phương pháp, biện pháp, cách thức, để giúp trẻ khám phá
Môi trường xung quanh tại gia đình. Nhờ đó mà trẻ có thêm vốn kiến thức về môi
trường xung quanh, tạo tiền đề cho việc giáo dục Môi trường xung quanh tại lớp
học được thuận lợi hơn.
Để thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của các bậc phụ huynh về bậc học mầm non,
trong năm học qua tôi đã phối kết hợp với ban giám hiệu tổ chức những buổi thăm
quan dự giờ của phụ huynh tại lớp học. Cảm nhận của phụ huynh về giờ dạy rất
nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó áp đặt trẻ, tổ chức theo hình thức trò chơi khám
phá và trải nghiệm, phát huy cao độ tính tích cực chủ động của trẻ. Cô đóng vai trò
là người hướng lái, gợi mở, còn trẻ trực tiếp khám phá trải nghiệm và lĩnh hội tri
thức.

Trong năm học qua, hưởng ứng cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” lớp tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ
huynh ủng hộ, đóng góp mua chậu cảnh làm cho môi trường ngày càng xanh - sạch
- đẹp. Và kết quả phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ 5 chậu cây cảnh. Đồng thời tạo nên
môi trường thiên nhiên tại lớp học để trẻ được hoạt động, trải nghiệm.
Thực hiện phong trào làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có để
trang trí và phục vụ hoạt động học có chủ định, tôi đã vận động phụ huynh học sinh
thu gom, sưu tầm các loại chai lọ, bìa cát tông, tranh ảnh, hoạ báo... cùng với giáo
viên tạo nên các loại đồ chơi mới mẻ, sáng tạo, phù hợp với chủ đề để trẻ đựơc hoạt
6


động tích cực hơn. Sau khi tuyên truyền vận động, phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ
các phế liệu phế thải, để cô và trò thực hành làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh đã
ủng hộ được 80 ống nhựa, chai lọ và rất nhiều thùng bìa cát tông, giấy báo các loại
và làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi. Điều đó cho thấy nhận thức của các bậc
phụ huynh về ngành học mầm non đã tiến bộ hơn rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi,
động viên cô trò cùng tích cực hoạt động mang lại kết quả giáo dục cao nhất.
2.Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ được khám phá môi trường xung quanh
Để việc khám phá Môi trường xung quanh của trẻ đạt kết quả cao. Thì môi
trường
hoạt động của trẻ phải luôn thay đổi phù hợp với chủ đề, tránh tạo ra sự nhàm
chán, quen mắt ở trẻ.
* Môi trường trong lớp.
- Dưới dạng góc mở tôi tiến hành trang trí lớp học phù hợp với từng chủ đề.
- Đồ dùng đồ chơi trong lớp được thay đổi, sắp xếp phù hợp với chủ đề và thuận lợi
cho từng góc chơi.
- Tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho trẻ được hoạt động đặc biệt là môi trường
thiên nhiên tại lớp.
Tuy nhiên, môi trường trong lớp phải được thay đổi thường xuyên để thu hút

sự hứng thú của trẻ vào hoạt động, tạo cho trẻ sự phấn khởi, hứng thú hoạt động.
Tôi đã thay đổi phù hợp theo từng chủ đề để trẻ luôn được khám phá và trải nghiệm
những điều mới lạ hấp dẫn như:
Trong năm học qua tôi đã sử dụng những thùng xốp để gieo hạt và tiến hành
cho trẻ khám phá thực nghiệm bằng cách cho trẻ được tự tay ươm trồng và chăm
sóc một số loại rau cải, cây hành. Qua đó trẻ biết đựơc quá trình sinh trưởng và
phát triển của các loại cây đó.

7


Góc thiên nhiên của lớp tôi phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số chậu cây
quen thuộc, gần gũi với trẻ, trẻ đựơc chăm sóc, tưới cây, lau lá cây...hàng ngày.
Ví dụ: + Góc thiên nhiên tại lớp học. Tôi trồng nhiều loại cây khác nhau và thiết
kế phù hợp theo từng chủ đề, để trẻ được tự tay chăm sóc, tưới nước cho cây, khám
phá quá trình phát triển cuả cây hàng ngày
+ Xây dựng khu thiên nhiên cho trẻ được hoạt động trong khuôn viên trường.
Trẻ được trực tiếp quan sát, chăm sóc cây cảnh của mình, Từ đó, trẻ được tìm hiểu
kỹ hơn về môi trường thiên nhiên, mở rộng kiến thức về môi trường xung quanh.

- Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trải nghiệm khám phá.
Ví dụ: Ươm trồng và theo dõi quá trình phát triển của một số loại cây ngắn ngày
đặc trưng ở địa phương như cây hoa, cà chua, cây đậu... Trẻ được tự xới đất gieo
hạt, tưới nước, chăm sóc cho hạt nảy mầm thành cây, từ đó phát triển kĩ năng quan
sát cho trẻ;

8


Hay khi cho trẻ quan sát, khám phá vật chìm vật nổi tôi chuẩn bị một chậu

nước và hai vật thí nghiệm (hòn đá và mẩu gỗ). Tôi để trẻ tự thảo luận, trải nghiệm
xem điều gì sẽ xảy ra khi thả hòn đá và mẩu gỗ vào chậu nước, trẻ thảo luận trả lời:
hòn đá bị chìm còn mẩu gỗ thì nổi. Tôi nâng khả năng tư duy của trẻ lên yêu cầu
khó hơn bằng việc trả lời câu hỏi vì sao? Sau đó tôi cho trẻ lần lượt thả hai vật vào
chậu nước để kiểm nghiệm lại kết quả. Cứ như vậy tạo điều kiện phát triển khả
năng tư duy, phán đoán, suy luận xem vật này chìm hay nổi, vì sao lại chìm và vì
sao lại nổi được. Nhờ đó mà trẻ thu lượm được kiến thức mới lạ, hấp dẫn trong
cuộc sống và môi trường xung quanh mạng lại, làm trẻ càng thích thú hơn khi quan
sát, trải nghiệm; Tôi tiếp tục cho trẻ quan sát khám phá về cao thấp, dài ngắn, to
nhỏ, nhẵn, sần sùi, vị ngọt, chua,... để giúp trẻ có kĩ năng so sánh … thỏa mãn
nhu cầu ham hiểu biết của trẻ và cũng để đáp ứng được các câu hỏi vì sao.
- Cho trẻ đựơc tạo ra sản phẩm tại lớp cùng cô.
Ví dụ: Thiết kế thiệp chúc mừng cô nhân ngày 20/11, ngày 8/3, chúc mừng bà,
mẹ nhân ngày 20/10...

9


Các hình ảnh minh hoạ cô và trẻ cùng thiết kế thiệp
- Tổ chức cho trẻ đóng kịch sáng tạo, tự bạch bằng ngôn ngữ của mình dưới hình
thức các hội thi, các chương trình chào mừng. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Ví dụ: Cho trẻ đóng vai các loại gia súc, gia cầm tự kể về mình và thi tài với
nhau. Qua đó trẻ thu lượm được những kiến thức về các con vật qua đặc điểm cấu
tạo, lợi ích tác dụng, cách chăm sóc bảo vệ.
* Môi trường ngoài lớp học
Tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để tổ chức các buổi tham quan,
dạo chơi để trẻ được tìm hiểu một cách thực tế môi trường ngoài lớp.
Đồng thời tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đựơc tiếp cận với thế giới
xung quanh ngoài lớp học như: Khuôn viên trường, nghĩa trang liệt sĩ, trạm y tế
trường tiểu học, các khu trang trại mô hình VAC.

Ví dụ: Ở đề tài “Khám phá một số loại hoa” tôi cho trẻ được khám phá trực tiếp
các loại hoa ở khuôn viên trường và 1 số vườn hoa ở gần trường.
Với đề tài “ Khám phá một số con vật nuôi trong gia đình và khám phá một
số loại rau” tôi kết hợp với nhà trường cho trẻ đi thăm quan mô hình trang trại tại
địa phương. Tham quan các mô hình trang trại chăn nuôi, mô hình vườn rau sạch ở
trước cổng trường.
Với đề tài “ Khám phá tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh địa phương” tôi
tổ chức cho trẻ đi tham quan các di tích lịch sử tại địa phương mình như: Chùa
thông, Nghĩa trang lịch sử, thăm quan trạm y tế nơi chăm sóc sức khỏe cho trẻ và
mọi người, thăm quan trường tiểu học để chuẩn bị tâm thế hồ hởi, phấn khởi cho
trẻ vào lớp 1...
3. Nghiên cứu đề tài trước khi dạy:
10


Bất cứ sự chuẩn bị kỹ lưỡng nào cũng đem lại kết quả tốt cho công việc đó. Vì
vậy để chất lượng giờ hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh ngày
càng được nâng cao, tôi luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu các đề tài trước khi dạy.
Với mỗi đề tài, tôi luôn suy nghĩ xem: Cần cung cấp cho trẻ kĩ năng quan sát gì? Kĩ
năng so sánh gì? Kĩ năng phán đoán gì để giúp trẻ củng cố và lĩnh hội kiến thức
thức một cách chủ động nhất. Khoảng một tuần trước khi dạy đề tài đó tôi tiến
hành nghiên cứu xem mục đích, yêu cầu của đề tài đó là gì?, cần cung cấp cho trẻ
những kiến thức, kỹ năng gì? sử dụng phương pháp, biện pháp như thế nào? để
truyền đạt đến trẻ một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất. Đặc biệt tôi đã nghiên cứu
tìm tòi những thủ thuật phù hợp với đề tài, với nội dung chủ đề để thu hút, hấp
dẫn, lôi cuốn trẻ hoạt động một cách tích cực nhất. Từ đó tôi tến hành lên kế hoạch
thực hiện một cách chi tiết, cụ thể cho bài dạy.
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về các loại rau, bắp cải, su hào, cà rốt, rau cải, súp
lơ.... tôi cho trẻ thăm quan vườn rau của bé, hay trang trại VAC gần trường, sau đó
chuẩn bị các loại rau thật tại lớp, chia trẻ thành các nhóm để cùng khám phá, quan

sát, trải nghiệm thực tế. Trong quá trình trẻ khá phá tôi sử dụng hệ thống câu hỏi
mở. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng đó mà các đề tài về môi trường xung quanh nói
riêng, các hoạt động khác nói chung luôn đạt kết quả tốt.
4 .Cho trẻ khám phá với môi trường xung quanh ở mọi lúc mọi nơi
Không chỉ trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh, tôi còn tiến
hành cho trẻ khám phá môi trường xung quanh ở mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động
như; Hoạt động đón trả trẻ, Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời , hoạt động tự
chọn và hoạt động tích hợp lồng ghép vào các hoạt động khác.
* Ở hoạt động đón - trả trẻ
Trong thời gian này trẻ chưa thực sự bước vào hoạt động học có chủ định nên
tâm lý rất thoải mái, cởi mở, không căng thẳng...Do đó tôi đã tiến hành trò chuyện
với trẻ những nội dung về chủ đề trẻ đang hoạt động.
Ví dụ: Ở chủ đề phương tiện và luật giao thông
Trong hoạt động đón trẻ tôi có trò chuyện với trẻ về các loại phương tiện giao
thông:
- Hôm nay các con đi học bằng phương tiện gì?
- Con biết gì về phương tiện đó?
- Trên đường đi học con còn thấy những phương tiện gì?
- Những phương tiện đó như thế nào?
- Khi đi các phương tiện đó các con phải làm gì để đảm bảo an toàn?
11


- Các con phải đi như thế nào để đảm bảo luật giao thông?
- Khi đi xe máy chúng mình phải làm gì để tiết kiệm xăng?
* Ở hoạt động góc
- Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng mô hình đường giao thông ở phố mình.
- Góc học tập: Cho trẻ xé dán ô tô. Trẻ được tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của ô

- Góc phân vai: Đóng vai cảnh sát giao thông và người tham gia giao thông.

- Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về phương tiện giao thông như “ Em tập lái ô
tô”, “ Em đi qua ngã tư đường phố”, “ Đường em đi”
Qua các góc chơi trẻ tái hiện lại các công việc của người lớn cũng như thu lượm
được nhiều kiến thức về môi trường xung quanh.
*Hoạt động ngoài trời
Tổ chức cho trẻ quan sát mô hình giao thông đèn xanh đèn đỏ.
Việc cho trẻ Khám phá môi trường xung quanh ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ có
thêm hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ một cách sâu rộng hơn. Nhờ đó khi bước
vào hoạt động học trẻ tham gia trả lời câu hỏi một cách sôi nổi và hứng thú hơn.
Trẻ được hoạt động một cách tích cực và tự tin hơn, mạnh dạn nói lên suy nghĩ và
hiểu biết của mình...tạo không khí thoải mái trong các hoạt động học. Và như vậy
hoạt động học có chủ định trở thành cuộc trò chuyện giữa cô và trẻ chứ không
mang tính áp đặt, gò bó. Nhờ đó mà các hoạt động học mang lại kết quả cao hơn.
5. Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động khám phá môi trường xung
quanh.
Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học nên đồ dùng đồ chơi có vai trò vô
cùng quan trọng trong quá trình nhận thức của trẻ. Xác định được vai trò đó tôi
luôn có ý thức trách nhiệm cao trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy và
các hoạt động của trẻ. Hơn nữa trẻ Khám phá môi trường xung quanh thường bắt
đầu bằng tri giác sinh động, trực quan hình ảnh, quan sát, phán đoán, tổng hợp, so
sánh, phân tích nên đồ dùng đồ chơi lại càng có vai trò quyết định đến quá trình trẻ
khám phá môi trường xung quanh thành công hay thất bại.
Ở mỗi chủ đề có những đề tài khác nhau, mỗi đề tài tôi đều đầu tư thời gian và
công sức chuẩn bị, tôi phát động trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải để cô trò
chúng tôi tạo ra những đồ dùng đồ chơi mới lạ, đẹp và hấp dẫn để phục vụ cho hoạt
động học có chủ định.
Ví dụ: Ở đề tài “Khám phá một số con vật nuôi trong gia đình”, trẻ tìm
kiếm vỏ chai nước khoáng, vỏ sữa, sau đó tôi và trẻ tiến hành cắt dán các hoạ tiết
12



để tạo ra những con vật ngộ nghĩnh và trưng bày ở các góc. Tôi và trẻ đã làm được
10 con lợn, 10 con ong, 10 con trâu, 10 con mèo, 10 con gà con. Tôi đã làm mô
hình chiếc nón kỳ diệu, trẻ gián tranh các con vật nuôi trong gia đình vào các ô của
chiếc nón và tiến hành cho trẻ quay trò chơi chiếc nón kỳ diệu. Quay đến con vật
nào trẻ sẽ kể về con vật đó.
Ở đề tài “Mùa thu” tôi và trẻ đã làm tranh rời về khung cảnh mùa thu. Trong
quá trình cho trẻ hoạt động tôi đã tổ chức chia lớp học thành 3 đội và cho 3 đội thi
đua với nhau xem đội nào ghép được bức tranh mùa thu đẹp nhất và hoàn chỉnh
nhất.
Ở đề tài; “Khám phá quê hương đất nước” tôi và trẻ làm ô cửa bí mật, mỗi 1
ô cửa tương ứng với 1 hình ảnh danh lam thắng cảnh của địa phương, của ba miền
đất nước để trẻ khám phá và tìm hiểu. Hay tôi cho trẻ vẽ cảnh làng xóm, quê hương
và cho trẻ trưng bày ở góc nghệ thuật.
Từ chỗ, trẻ cùng cô, cùng bạn làm đồ dùng đồ chơi, cùng trưng bày đồ dùng đồ
chơi ở mỗi góc, trẻ được trao đổi, thảo luận, thống nhất … giúp trẻ có kĩ năng quan
sát cách làm của cô, của bạn, kĩ năng phán đoán cô hay bạn sẽ làm gì với đồ chơi
này, và so sánh giữa đồ chơi này với đồ chơi kia khác nhau, giống nhau chỗ nào,…
Tôi đã tự làm tranh lô tô phù hợp với từng đề tài cho trẻ hoạt động nên trẻ rất
thích thú.
Tôi luôn dành thời gian tìm hiểu, sưu tầm trên sách báo, các chương trình truyền
hình về những loại đồ chơi mới cho trẻ mầm non. Trên cơ sở đó tôi tiến hành làm
những loại đồ chơi mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn trẻ, nhờ đó mà lượng đồ dùng đồ chơi
trong lớp tôi rất phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Tôi đã dùng ống nước rửa bát màu xanh lá cây làm sạch, sau đó cắt
thành hình lá bắp cải để trẻ ghép thành cây bắp cải, cắt thành các loại rau quả khác
nhau để trẻ được chơi, được trực tiếp hoạt động khám phá về đặc điểm cấu tạo, các
bộ phận của cây rau.
Tôi dùng các loại giấy màu phù hợp để bồi thành hình các loại quả cho trẻ học
và chơi như quả xoài, quả cam, quả na, quả đu đủ, quả khế, để trẻ được khám phá

trải nghiệm về các loại quả từ chất liệu khác nhau như: ngoài quả thật còn có quả
bằng nhựa, bằng giấy bồi... giúp mở rộng nhận thức cho trẻ
Ngoài ra tôi cũng đã dùng các loại phế liệu sẵn có ở địa phương mà cô, trẻ, phụ
huynh sưu tầm, để cắt, dán tạo ra những con vật, những loại quả… phục vụ cho các
hoạt động học tập, hoạt động chơi và trưng bày tại môi trường xung quanh lớp đẹp,
hấp dẫn, phù hợp với chủ đề như: Bể cá vàng làm từ vỏ trứng; con ong, con thỏ làm
13


từ ống sữa, vỏ hến; con công làm từ hộp sữa chua; vườn cau, bộ ấm chén, lợn con
cùng với nhiều đồ chơi khác… Tôi còn cắt tỉa các hộp nước rửa bát, ống luồng tạo
thành hình thù một đàn lợn 10 con có kích thước khác nhau dùng để trồng và gieo
các loại hạt cho trẻ quan sát khám phá sự nảy mầm và lớn lên của cây. Cứ như vậy
tạo điều kiện để nhận thức của trẻ được phát triển, mở rộng từ đơn giản đến phức
tạp, kính thích trẻ phát triển khả năng quan sát, phán đoán, so sánh, phân tích, tổng
hợp.
Kết quả: Lớp tôi đã đạt giải nhất hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các
nguyên liệu phế thải sẵn có ở địa phương do nhà trường phát động.

Hình ảnh minh hoạ các đồ chơi tự tạo của lớp
6. Đưa trò chơi thực hành vào các hoạt động khám phá Môi trường xung
quanh.
Đây là biện pháp rất quan trọng để khắc sâu kiến thức đã học, nên tôi đã tích
cực đưa các trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Nội dung của các trò chơi góp phần
trong việc cho trẻ làm quen với các hoạt động học khác. Vì vậy tôi đã ứng dụng
thực hành các trò chơi vào hoạt động khám phá Môi trường xung quanh một cách
phù hợp nhất.
Ví dụ: Với đề tài “Ngày nhà giáo Việt Nam” ứng dụng trò chơi “Bé thiết kế
thiệp” tôi đã cho trẻ thực hành làm bưu thiếp chúc mừng để tặng cô giáo.
Với chủ điểm thế giới động vật, tôi đã ứng dụng trò chơi “ Khu vực sắp xếp” và

cho trẻ thực hành sắp xếp các loại động vật sống trong rừng, động vật sống dưới
nước, vật nuôi trong gia đình...
Trò chơi “Khu vực lắp ghép” tôi đã ứng dụng cho trẻ lắp ghép các bộ phận của
bông hoa trong đề tài “ Làm quen với một số loại hoa, loại rau”...
14


Ví dụ: Chủ đề “ngành nghề” tôi sử dụng các trò chơi “Tập làm chú cảnh sát
giao thông”, “ Kỹ sư tương lai”,“Tập làm nội trợ” “ Bác sĩ”, “ Cô giáo”...để trẻ
được khám phá các công việc của chú cảnh sát, bác thợ xây, bác cấp dưỡng, sau đó
trẻ có kiến thức mô phỏng, tái hiện lại những công việc đó một cách thích thú.
Với mỗi đề tài tôi đều có một cách ứng dụng phù hợp với chủ đề thực hiện. Nhờ
có cách ứng dụng đó mà trẻ lớp tôi hoạt động một cách tích cực hơn và đem lại kết
quả cao trong hoạt động khám phá với Môi trường xung quanh.
7. Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động có chủ định khám phá môi trường
xung quanh.
Để hoạt động có chủ định cho trẻ Khám phá môi trường xung quanh diễn ra
một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gây áp lực đối với trẻ, tôi đã tiến hành thay
đổi hình thức tổ chức bằng cách tích hợp lồng ghép các hoạt động khác, làm cho
hoạt động khám phá môi trường xung quanh không cứng nhắc, không gây nhàm
chán cho trẻ.
Áp dụng phương pháp, biện pháp trên tôi đã tiến hành tổ chức cho trẻ hoạt động
khám phá cụ thể:
Ví dụ: Chủ đề “ Ngành nghề”
Đề tài : Ngày nhà giáo Việt Nam
Thời gian: 30 – 35 phút
Tôi hướng dẫn trẻ khám phá và tích hợp các môn học khác nhẹ nhàng như sau:
Hoạt động của cô
1. Ổn định tổ chức
- Các con ơi chúng mình cùng múa hát thật hay

bài “Cô giáo ” nào!
- Chúng mình vừa hát, múa bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Con biết gì về cô giáo của mình?

Hoạt động của trẻ
- Trẻ múa hát 2 lần
- Cô giáo
- Cô giáo
- Cô là người luôn quan tâm,
chăm sóc, dạy dỗ, cho chúng
con ăn hằng ngày.

- Đúng rồi, cô giáo là người luôn dành cho các
con những tình cảm yêu thương. Cô như là
người mẹ hiền thứ hai luôn quan tâm, chăm sóc
các con hằng ngày. Cô còn kể cho các con nghe
câu chuyện hay, dạy các con những bài hát vui.
15


Các con có yêu cô giáo của mình không?
2. Bài mới
- Các con rất ngoan, cô có một món quà tặng
lớp mình đấy.
- Cô có gì đây ?
- Bạn nào giỏi lên kể cho cô và các bạn nghe về
bức tranh nào?
- Bức tranh của cô vẽ về cô giáo của chúng
mình đấy. Cô đang dạy các con học vẽ, học hát

và cô còn dạy các con đọc chữ nữa. Bên dưới
bức tranh của cô có từ cô giáo của em các con
đọc cùng cô nào?
- Cô giáo là người đã dìu dắt các con từ tuổi
còn thơ đến khi trưởng thành. Trong ký ức của
mỗi chúng ta ai ai cũng ghi nhớ công ơn của
các thầy cô giáo. Năm nào cũng vậy cứ đến
ngày đó, những người con từ khắp mọi miền
đất nước đều tụ họp quanh thầy cô, gửi đến
thầy cô những tình cảm yêu thương, những lời
ca tiếng hát, lời chúc mừng được ấp ủ trong
suốt thời gian qua. Cô đố bạn nào biết đó là
ngày gì?
- Ngày nhà giáo Việt Nam diễn ra vào ngày
nào?
- Trong ngày 20/11 các con thường làm gì?

- Có ạ

- Bức tranh ạ
- 2 trẻ kể

- Trẻ đọc 2 lần

- Ngày nhà giáo Việt Nam
- Ngày 20/11
- Đến thăm các thầy, các cô,
múa hát và tặng hoa cho cô.

- Ngày 20/11 là ngày dành cho ai?

- Cho các thầy cô giáo.
- Các con ạ, ngày 20/11 là ngày tết của các thầy
cô giáo. Trong ngày này các con thường đến
thăm các thầy các cô, dành những lời ca tiếng
hát, những lời ca tiếng hát, những lời chúc tốt
đẹp và những bông hoa tươi thắm nhất cho
chúng mình đấy.
- Cô có bức tranh vẽ các bạn đang tặng hoa cho
16


cô. Bên dưới bức tranh có từ “ Bó hoa tặng cô”
các con đọc cùng cô nào?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh?
- Bức tranh của cô vẽ cảnh các bạn nhỏ đang
tặng cho cô giáo của mình những bông hoa
thơm ngát, tươi đẹp nhất trong ngày
20/11.Trong ngày này các con làm gì để tặng
cho cô giáo của mình nữa?
- Cô có bức tranh các bạn đang múa hát tặng
cô. Bên dưới bức tranh có từ “ Múa hát tặng
cô” các con đọc cùng cô nào?
- Bạn nào lên kể cho cô và các bạn nghe về bức
tranh nào?
- Các con ạ ngày 20/11 là ngày tết của các thầy
cô giáo. Trong ngày này các con thường đến
thăm các thầy các cô, dành những lời ca tiếng
hát, những lời chúc tốt đẹp nhất cho cô giáo
của mình đấy.
- Cô mời các con cùng múa hát thật hay bài hát

“Bàn tay cô giáo” để tặng cho cô giáo của mình
nhé?
- Các con múa hát rất hay cô khen tất cả các
con nào?
- Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về ngày
nhà giáo Việt Nam. Đó là ngày tết của các thầy
cô giáo được tổ chức vào ngày 20/ 11 hàng
năm. Đây là ngày để cho các con dành cho cô
giáo những tình cảm yêu thương nhất. Để thể
hiện tình cảm đó cô sẽ mời các con cùng làm
hoạ sỹ tí hon, tự tay mình thiết kế lên những
tấm thiệp chúc mừng gửi tặng cô giáo của mình
nhân ngày 20/11.Các con có đồng ý không?
- Cô mời các con nhẹ nhàng đi về chỗ của mình
và tập làm những hoạ sỹ nào?
- Các con đã thiết kế được tấm thiệp chúc

- Trẻ đọc 2 lần
- 2 trẻ lên kể

- Múa hát tặng cô.

- Trẻ đọc 2 lần
- 2 trẻ kể

- Trẻ múa hát 2 lần.

- Có ạ
- Trẻ chơi
17



mừng rất đẹp. Bây giờ lần lượt từng bạn hãy
mang tấm thiệp của mình lên đây, cô sẽ giúp
các con trưng bày sản phẩm nào?
- Các con sẽ nói gì với cô giáo của mình nào?
- Con xin chào tất cả các cô.
Con tên là Sao Mai. Nhân ngày
20/11, con thay mặt cho các
bạn học sinh lớp Hoa Hồng.
Xin gửi tới các cô những tấm
thiệp tự tay chúng con thiết kế.
- Thay mặt cho tất cả các cô giáo, cô H xin cảm
ơn tất cả các con. Chúc các con luôn chăm
ngoan, học giỏi xứng đáng là những bông hoa
thơm ngát trong trường Mầm Non. Cô H sẽ
giúp các con gửi những tấm thiệp này đến các
cô, các con có đồng ý không?
- Trong ngày 20/11 các con còn tặng gì cho cô - Tặng hoa.
nữa?
- Các con có muốn tự tay cắm hoa tặng cô - Có ạ
không?
- Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội, đội xanh và
đội đỏ.Mỗi đội sẽ chọn ra 4 bạn lên cắm hoa,
các bạn còn lại sẽ hát vang bài hát “ Bàn tay cô
giáo”. Đội nào cắm nhanh và đẹp là đội đó - Trẻ cắm hoa.
thắng cuộc. Nào chúng mình cùng bắt đầu.
- Các con cắm hoa rất đẹp, bây giờ cô mời các
con hãy mang những lọ hoa chúng mình cắm - Trẻ tặng hoa.
được xuống tặng cho các cô của mình nào?

3. Kết thúc
- Hôm nay các con tự tay mình làm nên những
tấm thiệp đẹp, cắm được những lọ hoa đẹp để
tặng cô giáo của mình. Các con rất giỏi, cô
khen tất cả các con!
- Bây giờ cô cháu mình cùng múa hát thật hay - Trẻ múa hát.
bài “Bàn tay cô giáo” nào.

18


Như vậy qua việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học có chủ định cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp đổi mới qua việc tích hợp
lồng ghép các nội dung khác một cách nhẹ nhàng thoải mái đã giúp trẻ chủ động
lĩnh hội kiến thức và được trực tiếp thực hành trải nghiệm, tạo ra sản phẩm. Giúp
cho kỹ năng quan sát, phán đoán, so sánh của trẻ tiến bộ rõ rệt và thu hút được kết
quả rất khả quan, điều này được chứng minh rất rõ khi tôi tổ chức khảo sát đánh giá
kết quả kiểm nghiệm lần 2
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
Qua một năm ứng dụng, cải tiến các biện pháp và hình thức đổi mới tôi đã
tiến hành cho trẻ hoạt động và thu được kết quả khả quan như sau:
Kết quả khảo sát lần 2
Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa
Tổng
Tốt
Khá
TB
TT Nội dung đánh giá

đạt
số
Số
Số
Số
Số
%
%
%
%
trẻ
trẻ
trẻ
trẻ
1
Kỹ năng quan sát
27
12 44 12 44
3
12
0
0
2
Kỹ năng phán đoán
27
11 41 12 44
4
15
0
0

3
Kỹ năng so sánh
27
10 38 11 41
5
18
1
3
4
Kết quả chung
27
11 41 11 41
4
15
1
3
Như vậy khi ứng dụng các phương pháp, hình thức mới vào bài học cụ thể kết
quả chung cho thấy kỹ năng của trẻ khảo sát lần 2 tăng rất cao:
Tỉ lệ tốt- khá từ 37% lên 85% tăng 50%; tỷ lệ trẻ TB chiếm ít 15%; đặc biệt
không còn trẻ yếu.
Như vậy qua lần khảo sát cùng một nội dung tôi đã rút ra kết quả. Thật không
phải dễ để có giờ dạy đạt kết quả tốt. Cô giáo có vai trò quan trọng trong quá trình
cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Cô không chỉ hướng dẫn trẻ mà phải
tạo cơ hội kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, giúp trẻ khám phá môi trường
xung quanh.
Nếu có một phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý thì trẻ sẽ hoạt động một cách có hiệu quả.
Qua 2 lần khảo sát tôi thấy với hình thức áp dụng linh hoạt và đổi mới mang lại
hiệu quả cao trong hoạt động học có chủ định. Qua khảo sát lần 2 loại trung bình
còn ít đặc biệt loại yếu còn ít.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
19


I. KẾT LUẬN.
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi thấy để để tổ chức hoạt động học có chủ định cho
trẻ Khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần nắm
được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nắm chắc thực trạng của vấn đề nghiên cứu để
cải tiến, ứng dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tìm tòi sáng tạo và đưa ra những giải
pháp hay, những biện pháp phù hợp.
Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động, nhất là hoạt
động có chủ định thì mới mang lại kết quả cao.
Như vậy để tổ chức cho trẻ Khám phá môi trường xung quanh đạt hiệu quả cao
người giáo viên cần:
- Tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho trẻ.
- Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức.
- Nghiên cứu đề tài trước khi dạy.
- Cho trẻ Khám phá môi trường xung quanh ở mọi lúc mọi nơi
- Làm đồ dùng phục vụ hoạt động khám phá môi trường xung quanh
- Ứng dụng thực hành các trò chơi trải nghiêm khá phá môi trường xung quanh.
- Tìm hình thức tổ chức phù hợp.
Sau khi áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả của việc cho trẻ 5 - 6 tuổi Khám phá
môi trường xung quanh. Tôi thấy môi trường xung quanh là một môn học hấp dẫn,
song để thực hiện đúng và hay lại không phải là dễ, bởi môn học này rất khó và khô
khan. Nếu cô giáo không biết cách tổ chức, gây hứng thú và lồng ghép tích hợp nhẹ
nhàng, linh hoạt các môn học khác cũng như sử dụng những thủ thuật hay để lôi
cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động thì sẽ không bao thành công. Chính vì
vậy cô giáo ngoài nắm vững các bứơc trên lớp cần phải thường xuyên trao dồi kiến
thức, học hỏi bạn bè, sách báo, ứng dụng công nghệ thông tin, tìm hiểu trên các

trang wed điện tử...để có một phương pháp dạy trẻ tốt nhất.
- Giáo viên cần chuẩn bị nội dung bài dạy chu đáo về mọi mặt, phải năng động
sáng tạo, tìm tòi kiến thức phù hợp.
- Tạo tình huống lôi cuốn trẻ và cho trẻ tích cực hoạt động tham gia một cách
hứng thú.
- Cô hiểu tâm sinh lý của trẻ, có những xử lý tình huống phù hợp.
- Cô cần phối hợp với gia đình và nhà trường để hiểu trẻ hơn.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
20


- Đối với nhà trường ban giám hiệu cần tham mưu với lãnh đạo địa phương, phòng
giáo dục, cũng như tuyên truyền vận động sự ủng hộ của phụ huynh để bổ sung
thêm vào cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo theo thông tư 02 và quyết định 3141 của Bộ
giáo dục.
- Sở giáo dục: Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đầu tư máy vi tính cho 2 lớp 5 tuổi để
ứng dụng trò chơi, chương trình học vui KITSMAC trong năm học 2011 - 2012.
Nhằm đáp ứng với yêu cầu của hoạt động khám phá môi trường xung quanh, cũng
như thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm nhỏ của tôi rút ra trong quá trình công
tác. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài mới chỉ là những nghiên cứu bước
đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong được sự đóng góp chân thành của cấp
trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường tạo điều kiện cho tôi về thời
gian nghiên cứu, cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài cũng như
nhiệm vụ được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Lĩnh, ngày 16 tháng 4 năm 2012
Người viết SKKN


Trần Thị Hoàn

21



×