Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Hướng Dẫn Điều Trị Cai Nghiện Ma Túy Bằng Các Thuốc Hướng Thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.24 KB, 23 trang )

Công văn 413/SYT-NVY
Ngày 23 tháng 7 năm 2009 của SYT Bạc Liêu
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG
CÁC THUỐC HƯỚNG THẦN


 I. KHÁI NIỆM MA TÚY VÀ QUY ĐỊNH CHUNG

CỦA ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN.
A/ Khái niệm chất ma túy: Bao gồm thuốc phiện và
các chất dạng thuốc phiện, là những chất có nguồn
gốc từ thuốc phiện và những chất có đặc điểm dược lý
tương tự như thuốc phiện: Thuốc phiện, morphin,
heroin,
codein,
pethidin,
buprenorphin,
Methamphetamin, methadon, levo- alpha- acetylmethdon,…


 B/ Quy định chung của điều trị cắt cơn:
1) Điều kiện cần có của đơn vị thưc hiện điều trị cắt cơn:

- Phòng điều trị nên đặt trong cơ sở khép kín, tránh sự ồn ào và
xâm nhập của những người từ bên ngoài vào để giữ yên tĩnh
cho người bệnh trong quá trình điều trị cắt cơn.
- Phải có Y, Bác sỹ đã dược tấp huấn về lý thuyết và thực hành
để chẩn đoán bệnh, sữ dụng thuốc, hướng dẫn cho người cai
nghiện và xử trí những trường hợp cấp cứu thường gặp có thể
xảy ra. Nếu có điều kiện, nên kết hợp với Bác sỹ chuyên khoa
tâm thần phụ trách điều trị nghiện ma túy để đạt độ an toàn cao.




- Có danh mục thuốc (theo phụ lục 1, kèm theo hướng
dẫn này)
- Đảm bảo điều kiện ăn, ở, vệ sinh thuận lợi cho bệnh
nhân trong thời gian điều trị cắt cơn (trung bình 10
ngày)
- Có điều kiện xét nghiệm hoặc có thể liên hệ với các
đơn vị khác thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho bệnh
nhân (NGFL, Morphin trong nước tiểu, HIV, SGOT,
SGPT, GGT…)


2/ Tiêu chuẩn nhận bệnh nhân:
Bệnh nhân phải có đủ các tiêu chuẩn nghiện và hội chúng cai;
- Có ít nhất 3/6 hiện tượng của trạng thái nghiện:
+ Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma túy (CMT)
+ Sau khi ngưng dùng CMT từ 6- 18 giờ xuất hiện Hội chứng
cai, buộc phải dùng CMT trở lại
+ Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng CMT
+ Có hiện tượng dung nạp CMT (liều dùng ngày càng tăng dần)
+ Sao lãng các sở thích cũ trước đây
+ Biết rõ tác hại của CMT nhưng vẫn tiếp tục dùng.


- Có ít nhất 4/12 triệu chứng sau đây của Hội chứng cai:
. Thèm CMT;
 Buồn nôn hay nôn;
 Đau cơ;
 Chảy nước mắt, nước mũi;

 Nổi da gà;
 Toát mồ hôi;
 Tiêu chảy;
 Giãn đồng tử;
 Ngáp;
 Ngay ngáy sốt;
 Mất ngủ;
 Cảm giác vòi bò trong xương.


3. Những trường hợp không nhận điều trị:
- Không có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiện và hội
chứng cai;
- Có chống chỉ định với các thuốc hướng thần sử dụng trong
hướng dẫn này;
- Không chấp hành nội quy của nơi điều trị
- Các trường hợp sau đây cần chuyển bệnh nhân đến các khoa
tâm thần hoặc các bệnh viện tâm thần để theo dõi cai nghiện:
+ Đang có bệnh cấp tính;
+ Mắc một bệnh lý nặng đang tiến triển;
+ Phụ nữ có thai;
+ Người già và trẻ em < 16 tuổi


4. Yêu cần đối với bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị:
 - Bệnh nhân và gia đình (nếu có thể) phải có đơn xin điều trị
 - Chấp nhận hoàn cảnh cách ly với môi trường xã hội bên ngoài trong

đợt điều trị(trung bình đợt điều trị khoảng 10 ngày);
 - Chấp nhận việc kiểm tra ẩn dấu CMT trong thân thể

 - Tuân thủ mọi chỉ định của Y, bác sỹ;
 - Không được dùng CMT dưới bất cứ hình thức nào;
 - Đồng ý thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán, theo

dõi và đánh giá kết quả điều trị;
 - Cam kết chấp hành nội quy nơi điều trị, và chấp hành kỷ luật khi vi

phạm nội quy


II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC CAI NGHIỆN:
1/ Thuốc hướng tâm thần, giải lo âu: Diazepam
Diazepam là dẫn xuất của Benzodiazepine, biệt dược có tên Seduxen, Valium, viên
5mg.
Trạng thái lo âu, nôn nao, bồn chồn là trạng thái tâm thần cơ bản, thường xuyên của
hội chứng cai. Do vậy, thuốc giải lo âu được sử dụng trước tiên và liên tục trong 1- 2
ngày đầu
- Liều lượng và cách dùng:
 + Hai ngày đầu: Diazepam 5mg, uống 04 viên một lần; cách 4 giờ sau cho uống
thêm 1 lần cho đến khi hết bồn chồn và ngủ yên.
 + Sau khi tỉnh giấc nếu còn lo âu thì tiếp tục cho thuốc liều như trên
 + Từ ngày thứ 3 và ngày thứ 4 bắt đầu giảm liều: 02 viên cho một lần uống, cách 6-

8 tiếng sau cho uống thêm lần thứ hai
 + Ngày thứ 5 cắt hẵn thuốc để tránh gây nghiện Diazepam. Thời gian điều trị 4
ngày.
- Chống chỉ định sử dụng Diazepam: Dị ứng với Diazepam, suy hô hấp mất bù, nhược
cơ.
- Lưu ý: nếu dùng 2 đến 3 liều đầu (mỗi liều 4 viên) mà bệnh nhân có biểu hiện vật vã
nhiều, kích động mạnh, có hành vi nguy hại đến tính mạng, môi trường và những

người xung quanh thì chuyển bệnh nhân đến khoa tâm thần của bệnh viện để điều trị.


2/ Thuốc an thần kinh Levomepromazin:

Levomepromazin có tên biệt dược là Tisercin, Nozinan, viên nén
25mg, là loại thuốc an thần có tác động êm dịu mạnh. Đa số các biểu
hiện của hội chứng cai nghiện và các rối loạn thần kinh thực vật đều có
thể thanh toán được bằng Diazepam. Chỉ sử dụng Levomepromazin khi
có một số các triệu chứng nặng hơn như: Bệnh nhân lên cơn kích động,
vật vã hoặc phức tạp hơn như cảm giác vòi bò trong xương thì mới sử
dụng Levomepromazin.
 - Không dùng Levomepromazin nếu có các chống chỉ định như: dị
ứng với Levomepromazine, glaucom góc đóng, bí tiểu do u tiền liệt
tuyến, có tiền sử mất bạch cầu hạt do nhiễm độc, suy gan, rối loạn tim
mạch và huyết học, phụ nữ có thai, các bệnh lý có thể đưa đến hạ huyết
áp(HA), hôn mê do rượu, do thuốc ngũ, đồng thời nếu có đang sử dụng
thuốc nhóm IMAO thì phải ngưng IMAO 3-6 tuần trước khi sử dụng
Levomepromazin.
 - Liều lượng: Tùy thuộc vào trạng thái tiếp thu của từng cơ thể và
mức độ nghiện của từng bệnh nhân:
 + Lần đầu: Cho uống một lần 02 viên.


 + Lần 2: Sau lần 1 một giờ, nếu chưa êm dịu và HA tối đa

bằng hoặc cao hơn 100mmHg thì cho uống thêm 04 viên.
 + Lần 3: Sau lần 2 một giờ, nếu chưa êm dịu và HA tối đa

bẳng hoặc cao hơn 100mmHg thì cho uống thêm 04 viên.

 + Lần 4 và những lần sau: Đợi sau lần 3 hai giờ, nếu chưa

êm dịu và HA tối đa bằng hoặc cao hơn 100mmHg thì cho
uống thêm 02 viên.
 Khi bệnh nhân ngũ dậy vẫn yên tỉnh thì không cần cho

thêm thuốc nữa. Tổng liều Levomepromazin thông thường
từ 04 đến 16 viên, trung bình là 10 viên thì bệnh nhân êm
dịu và ngủ ngon, có thể ngủ đến 16 hay 20 giờ liền.


 - Tác dụng phụ của Levomepromazin:


+ Hạ HA tư thế: Ngất, toát mồ hôi, HA tối đa dưới 100mmHg khi thay
đổi tư thế. Hạ HA tư thế thường gặp khi dùng Levomepromazin liều cao
hoặc khi bệnh nhân tiêm chích quá liều thuốc phiện. nếu HA hạ, cần phối
hợp thêm thuốc nâng HA



+ Tăng trương lực cơ: Vẹo cổ, cứng hàm, hội chứng Parkinson: Xử trí
bằng cách cho uống Trihexyphenidyl 2mg, liều 01 viên x 2 lần cách nhau
12 giờ.




+ Bí tiểu: chườm ấm cầu bàng quang.
+ Hội chứng ác tính của thuốc: Sốt, bạch cầu giảm. Trường hợp này cho

ngưng thuốc và chuyển bệnh nhân đến viện để điều trị.

 - Trong khi sử dụng Levomepromazin cần bố trí người chăm sóc và theo

dõi liên tục, đề phòng bệnh nhân ngã khi đứng dậy hoặc di chuyển. Đặc
biệt cần theo dõi HA thường xuyên, nhất là trước khi cho uống thêm
Levomepromazin


3/ Thuốc nâng Huyết áp Heptaminol:
Biệt dược là Heot- A- Myl, đóng viên nén hàm lượng 0,2g; ống 5ml
chứa 0,3g. Chỉ sử dụng khi HA tối đa dưới 100mmHg
- Liều dùng:
 + Uống 01 viên x 2- 3 lần trong 24 giờ. Có thể sử dụng kéo dài 2 -3 ngày

sau khi phát hiện hạ HA và ngưng dùng khi HA trở lại bình thường.
 + Nếu HA hạ nhiều cần xử trí cấp cứu bằng cách dùng thuốc tiêm thay

thuốc uống: Sử dụng mỗi lần từ 01- 02 ống x 2- 3 lần trong 24h, tiêm bắp,
hoặc truyền tĩnh mạch, pha trong chai dung dịch Natriclorid 0,9% hoặc
Glucose 5% x 500ml, tốc độ truyền từ 30 giọt- 40 giọt/ phút tùy theo mức độ
hạ HA. Ngưng thuốc khi HA trở lại bình thường.


4/ Thuốc giảm đau nhóm Acetaminophène:

Nếu bệnh nhân có đau cơ bắp nhiều có thể sử dụng thêm thuốc
giảm đau Acetaminophène, biệt dược Paracetamol, Panadol, Andol…,
viên nén 0,5g
 - Liều dùng: Uống mỗi lần từ 1- 2 viên x 2- 3 lần trong 24 giờ, có thể

dùng trong 3 ngày đầu cai nghiện.
5/ Thuốc chống co thắt:

Sử dụng nhóm Phloroglucinol (Spasfon) viên nén 80mg, hoặc
Alverin (Spasmaverine) viên nén 40mg. Chỉ định khi bệnh nhân có
triệu chứng đau quặn bụng do co thắt các nội tạng, co thắt đường tiêu
hóa.
 - Liều dùng:
 + Spasfon: 2 viên x 2- 3 lần uống/ 24 giờ;
 + Hoặc Spasmaverine: 1- 2 viên x 3- 4 lần uống/ 24 giờ

Có thể kéo dài 1- 3 ngày


6/ Thuốc chống tiêu chảy và mất nước:



Tiêu chảy, nôn, đau bụng nếu có thường do tăng nhu động ruột,
thông thường sử dụng Spasfon là khỏi. Nếu tiêu chảy, nôn kéo dài,
vã mồ hôi kèm các triệu chứng mất nước, cần cho bệnh nhân uống
thêm Oresol: 01 gói pha 01 lít nước x 3- 4 lít, uống dần/ 24 giờ. Nếu
mất nước nhiều có thể bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch
7/ Thuốc gây ngủ:

Sử dụng nhóm Alimemazin (biệt dược là Théralène), viên nén
5mg. Đây là loại thuốc chống dị ứng có tác dụng gây ngủ, không gây
nghiện nên có thể sử dụng lâu dài

Hầu hết các trường hợp sau khi dùng Diazepam và

Levomepromazine với liều lượng như ở mục (1) và (2) là bệnh nhân
có thể ngủ ngon, lâu hơn. Nhưng nếu sau khi cắt Diazepam và
Levomepromazin mà bệnh nhân vẫn còn mất ngủ thì dùng
Alimemazin
 - Liều lượng: Alimemazine 5mg uống 2- 4 viên trước giờ ngủ, có
thể lặp lại thêm 2- 4 viên nếu bệnh nhân chưa ngủ được. Dùng
Alimemazin đến khi giấc ngủ trở lại bình thường, sau đó giảm liều
và ngưng thuốc


III. ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN:

Trong phần II, là quy trình hướng dẫn sử dụng các thuốc hướng
thần để điều trị các triệu chứng của Hội chứng cai. Để điều trị cai
nghiện cho người nghiện ma túy một cách toàn diện, cần chú ý những
vấn đề sau:
1/ Trong những ngày đầu cần cho bệnh nhân ăn mềm hoặc
lỏng, giàu chất đạm và sinh tố, cho thêm vitamine nhóm B, C đường
uống; nếu cơ thể suy nhược nhiều có thể truyền dịch đạm, điện giải.
2/ Đơn vị thực hiện cai nghiện phải được trang bị thuốc,
phương tiện và phác đồ cấp cứu. Y- Bác sỹ tại đơn vị phải biết sử dụng
phác đồ cấp cứu nội, ngoại khoa thường gặp.
3/ Bắt đầu từ ngày thứ 5 trở đi cho bệnh nhân thực hành các
hoạt động phục hồi chức năng, tâm lý, lao động liệu pháp (thể dục, học
nghề, văn hóa- văn nghệ, trao đổi nhóm…)
4/ Cùng với bệnh nhân thảo luận, vạch ra kế hoạch điều trị lâu
dài, toàn diện dựa vào cộng đồng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia
đình, xã hội của từng người… để chống tái nghiện sau cai nghiện.



IV. PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY
LÂU DÀI, TOÀN DIỆN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


Trong khi chờ đợi Bộ y tế ban hành hướng dẫn, điều trị cai nghiện ma
túy chính thức, để đạt được kết quả cai nghiện ma túy lâu dài trên người bệnh.
Sở y tế đề nghị các đơn vị xem xét thực hiện tốt các phương hướng sau đây:
 1/ Về tổ chức:


Việc điều trị cai nghiện ma túy theo hướng dẫn này được thực hiện chủ
yếu tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, thị. Có thể thực hiện tại các trạm y tế xã,
phường, thị trấn nếu đã có Bác sỹ và có các điều kiện như quy định


Lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp cần đứng ra trực tiếp chỉ đạo việc
thực hiện cai nghiện. Y tế phối hợp với Lao động Thương binh, Xã hội
(LĐTB&XH) và Công an; huy động thêm tiềm lực của các đoàn thể trong
cộng đồng (thanh niên; phụ nữ; chữ thập đỏ; cựu chiến binh…). Trong đó Y tế
và LĐTB&XH là 2 ngành chủ công: Y tế phụ trách cai nghiện, sau cai nghiện,
các liệu tâm lý chuyên biệt; ngành LĐTB – XH phụ trách công tác phục hồi
chức năng lao động xã hội sau cai nghiện, nâng đỡ tâm lý, chống tái nghiện
(lao động, học nghề, sản xuất, tái hòa nhập…)


2/ Vấn đề điều trị lâu dài bằng thuốc hướng thần:


Để chống tái nghiện có hiệu quả, cắt cơn xong phải chuyển sang duy trì
lâu dài, thời gian có thể kéo dài 9 tháng



Bệnh nhân cần được khám, điều trị, theo dõi về mặt tâm thần để phát
hiện, điều trị các hội chứng sau cai nghiện bằng các thuốc hướng thần:


+ Hội chứng trầm cảm: Sử dụng Amitriptylin viên nén 25mg, mỗi ngày
uống 1-4 viên cho đến khi hết trầm cảm


+ Trạng thái mất ngũ: Alimemazin viên nén 5mg, mỗi tối uống

2-4 viên cho đến khi giấc ngũ trở lại bình thường


+ Các biểu hiện tâm thần khác: Nếu có, mời Bác sỹ tâm thần khám và
chỉ định điều trị


3/ Tâm lý liệu pháp:



Dùng gia đình và câu lạc bộ người thân, động viên, hướng dẫn
gia đình tích cực tham gia vào việc ngăn chặn bệnh nhân tái nghiện

Dùng liệu pháp tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm (câu lạc bộ bệnh
nhân sau cai ) động viên, nêu nhân tố tích cực điển hình sau cai để
thanh toán hậu quả sang chấn tâm lý, xây dựng cho bệnh nhân quyết
tâm rời bỏ ma túy.

4/ Vấn đề điều trị cắt cơn tại gia đình:

Cắt cơn nghiện ma túy tại hộ gia đình sẽ không thường xuyên có
mặt Bác sỹ, khó khăn trong việc kiểm soát dùng thuốc hướng thần và
không đủ các điều kiện cai nghiện cần thiết theo quy định. Do vậy,
trong điều kiện hiện nay chưa thể thực hiện cắt cơn nghiện ma túy tại
hộ gia đình theo hướng dẫn này.

Nếu thực hiện điều trị cắt cơn ma túy tại hộ gia đình, chỉ có thể
sử dụng những loại thuốc thông thường để điều trị các triệu chứng
cai tại mục (4), (5), (6) và (7) thuộc phần II của hướng dẫn này


5/ Các biện pháp xã hội khác:

 - Ngành LĐTB và XH liên hệ với chính quyền, các đoàn thể, các đơn vị

doanh nghiệp, cơ sở sản suất… tìm nơi học nghề, tạo điều kiện lao động
sản suất cho bệnh nhân sau khi đã cắt cơn


- Các đoàn thể trong cộng đồng cùng có trách nhiệm tìm các biện pháp
thích hợp để giúp bệnh nhân đã cắt cơn tránh sự cám dỗ của bạn bè, tránh
sự lôi kéo của các băng nhóm xấu khiến bệnh nhân có thể trở lại con đường
củ



- Chính quyền và các ngành chức năng cần có những nổ lực triệt phá các
tệ nạn ma túy tại từng địa phương




Trên đây là hướng dẫn tạm thời điều trị cai nghiện ma túy tại cộng đồng,
yêu cầu các cơ sở Y tế phối hợp tốt với các ngành chức năng triển khai thực
hiện. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có vấn đề gì cần điều chỉnh,
bổ sung yêu cầu phản ánh về Sở y tế ( thông qua phòng nghiệp vụ y, điện
thoại: 0781 3823865) để được hướng dẫn điều chỉnh kịp thời .%


Phụ lục 1
DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TRONG
ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN MA TÚY
(Thuốc phiện và các chất dạng thuốc phiện)
Ban hành kèm theo CV số 413/SYT – NVY ngày 23
tháng 07 năm 2009


Phụ lục 2 (Tham khảo)
Căn cứ công văn số 6146/BYT-Đtr, ngày 31/08/2007 của Vụ điều trị/
Bộ y tế V/v Thuốc bông sen điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy;
Căn cứ công văn số 469/PCTNXH- CS06 ngày 18/09/2007 của Cục
phòng chống tệ nạn xã hội/ Bộ lao động thương binh và Xã hội V/v Sử dụng
thuốc bông sen điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại Trung tâm chữa bệnh- Giáo
dục- Lao động xã hội/ Cục phòng chống tệ nạn xã hội;
Căn cứ báo cáo số 31/BC-BVTT ngày 20/02/2008 của Bệnh viện
Tâm thần tỉnh Tiền Giang V/v Kết quả sử dụng thuốc Bông sen trong đợt điều
trị cắt cơn nghiện ma túy.
Sở y tế Bạc Liêu giới thiệu phác đồ điều trị cai nghiện ma túy bằng
thuốc Bông sen, do Công ty XNK FATACO Bến Tre sản xuất (chai 500ml),

các đơn vị tham khảo ứng dụng. Thành phần thuốc Bông sen:


TRÂN TRỌNG CÁM ƠN



×