Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Báo Cáo Thực Trạng Về Tính Chuyên Nghiệp Trong Khám Chữa Bệnh Tại BVĐK Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.66 KB, 28 trang )

BÁO CÁO THỰC TRẠNG VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP
TRONG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BVĐK LONG AN

BCV: Bs Võ Công Luận


I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. THUậN LợI:
- Sự quan tâm đặc biệt của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân tỉnh và sở Y tế: luôn có những ý kiến chỉ đạo sâu sát
và kịp thời.
- Sự quan tâm hỗ trợ của các Sở - Ban - Ngành trong tỉnh.
- Tinh thần đoàn kết nhất trí của Đảng ủy, Ban giám đốc và
toàn thể công nhân viên bệnh viện
- Bệnh viện tiếp tục thực hiện nghị định 43.


I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
2. KHÓ KHĂN:
-Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng
tăng cao về số lượng, chất lượng, làm cho BV luôn ở tình
trạng quá tải.
- Tình hình thiếu nguồn nhân lực (BS), tình trạng trang
thiết bị BV xuống cấp chưa thay thế kịp →thực hiện dịch
vụ kỹ thuật theo TT 43 gặp khó khăn.
- Chi phí vận hành BV, giá thuốc, vật tư y tế…ngày càng
cao trong khi kinh phí từ nguồn ngân sách hạn chế.


II/ NGUỒN LỰC BỆNH VIỆN
1. Tổ CHứC:


Bệnh viện Đa khoa đa khoa Long An là bệnh viện
hạng II trực thuộc Sở Y tế, có số giường kế hoạch là
885, thực kê 1071. Được tổ chức thành:
-06 Phòng
- 03 Tổ
- 07 khoa cận lâm sàng
- 21 khoa lâm sàng
- 24 phòng khám bệnh và tư vấn


II/ NGUỒN LỰC BỆNH VIỆN
2. NHÂN Sự:
Chức danh
Tổng nhân sự
Trong đó:
Bác sĩ
CK II
CKI
Thạc sĩ
BS đa khoa
Dược sĩ
DS CKI
DSĐH
DSTC+ KTV dược
Sơ cấp
ĐD, NHS, KTV, y sĩ
Đại học, cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Khác

Ths, ĐH, CĐ
Trung cấp
Sơ cấp
Cán bộ khác
Xã hội hóo: nhân viên vệ sinh, bảo vệ, dinh dưỡng

Số lượng
1.036
166
12
58
15
81
61
01
12
45
03
584
91
491
02
170
69
37
10
54
55



•Khám bệnh ngoại trú:
•Khám bệnh ngoại trú:
•Điều trị nội trú:

III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. CÔNG TÁC KHÁM CHữA BệNH:
A. KHÁM BỆNH NGOẠI TRÚ:
Thực hiện Đạt KH 6 Tỷ lệ đạt so
6 tháng 2016 tháng 2016 KH năm
TS lượt BN

290,997

96,7%

48,4%

Thực hiện
cùng
kỳ2015
286,003

Trong đó
BHYT
Tỉ lệ BHYT/
BN
Số BN
TB/ngày

251,825


96,9%

48,4%

238,467

86,5%

83,4%

2,425

2,403


•Khám bệnh ngoại trú:
•Khám bệnh ngoại trú:
•Điều trị nội trú:

III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. CÔNG TÁC KHÁM CHữA BệNH:
B. ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ:
NỘI DUNG

Thực hiện
6 tháng 2016

Đạt KH 6 Tỷ lệ đạt so
tháng 2016

KH năm

Tsố BN

25,610

98,2%

49,1%

TS ngày điều trị

141,736

95,3%

47,7%

Ngày điều trị TB

5,5

Công suất GB

88%

Giường KH

885


Giường thực kê

844


III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2. NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÁC:
- Đã triển khai phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện từ 2009.
- Đã triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ 84 tiêu chí
theo quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 của Bộ Y tế
và đạt được 3.55 năm 2015.
- Thực hiện đào tạo kiến thức cơ bản về hệ thống QLCL bệnh viện
(ISO 9001:2008) và hệ thống quản lý môi trường (ISO
14001:2004) cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các khoa/ phòng.
- Khoa huyết học truyền máu và khoa Sinh hóa đã đạt ISO
15189:2012.
- Năm 2015: triển khai gần 60% KT trong danh mục kỹ thuật
theo TT43, trong đó có nhiều kỹ thuật thuộc phân tuyến bệnh viện
hạng I, như: thay khớp háng, khớp gối, đặt máy tạo nhịp, …


IV/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍNH CHUYÊN
NGHIỆP

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÍNH CHUYÊN
NGHIỆP:

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính chuyên nghiệp trong công việc, nhưng tựu trung lại đều
thống nhất rằng “tính chuyên nghiệp được khẳng định bằng hiệu quả”.
Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất quán từ ý tưởng đến cách thức thực hiện sao cho đạt được

mục tiêu đề ra.
Chuyên nghiệp còn thể hiện qua tác phong làm việc nhanh nhạy, khoa học kết hợp với việc nắm
vững về kiến thức chuyên môn.
Phong cách “Pro” không chỉ có trong những công việc có quy mô lớn mà phải thể hiện ngay trong
từng công việc nhỏ. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh và sự hoàn chỉnh chỉ
có được khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất phải được xây dựng một cách đồng bộ, nhất quán.
“Chuyên nghiệp thể hiện sụ chuyên môn hoá, mọi cơ chế và hệ thống quản lý, tác nghiệp được cụ
thể hoá một cách rõ ràng. Đồng thời sự chuyên nghiệp còn thế hiện thông qua việc áp dụng nhiều tiến
bộ của khoa học công nghệ và trong công việc. Ngoài ra người chuyên nghiệp còn là người có tinh thần
trách nhiệm”.
“Chuyên nghiệp có nghĩa là chuyên môn hóa trong công việc và hiện đại hoá môi trường làm việc”
“Chuyên nghiệp là làm việc có kế hoạch, có định hướng rõ ràng và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào thực tiễn”
“Người chuyên nghiệp là người tôn trọng tính kỷ luật, mọi công việc phải có kế hoạch và hoàn
thành theo đúng kế hoạch”


IV/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍNH CHUYÊN
NGHIỆP
2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP:
1- Đơn vị có kế hoạch năm, kế hoạch khoa, phòng và các kế hoạch thực hiện công việc
rõ ràng.
2- Quy trình làm việc rõ ràng
3- Vị trí công việc rõ ràng – quyền hạn trách nhiệm , phương thức báo cáo: bản mô tả
công việc rõ ràng và được cập nhật cho vị trí hiện tại.
4- Biểu mẫu, hướng dẫn qui trình, chính sách: Các tài liệu biểu mẫu , hướng dẫn cần đầy đủ và
được cập nhật thường xuyên.
05- Trang thiêt bị đầy đủ: Trang thiết bị cá nhân và trang thiết bị khoa, phòng đầy đủ. Các nhân
viên không phải xếp hàng chờ nhau để sử dụng các trang thiết bị chung như máy tính, máy in, …
6- Các dịch vụ cho khách hàng nội bộ: các dịch vụ như IT, hành chính văn phòng, nhân sự cần

thực hiện như đối với các khách hàng thật sự.
7- Tinh thần làm việc chuyên nghiệp: trong đơn vị thể hiện tinh thần làm việc chuyên nghiệp,
không bè phái, làm việc nhóm, góp ý thẳng thắn trong chuyên môn
8- Cấp quản lý thể hiện tinh thần lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp: các cấp quản lý là hình
mẫu thực hiện trong đơn vị, thực hiện các công tác đào tạo hướng dẫn kèm cặp nhân viên.
9- Đơn vị thật sự xem người lao động là tài sản của đơn vị và trân trọng người lao động thông
qua quyền lợi, chế độ và chính sách cho người lao động.


V/ MỘT SỐ NỘI DUNG CHƯA CÓ TÍNH
CHUYÊN NGHIỆP CAO
+ Theo các chuyên gia thống kê thì 63
% Khách hàng đánh giá chất lượng dịch
vụ y tế là:
CÁCH HỌ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
CHỨ KHÔNG PHẢI
KẾT QUẢ CỦA VIỆC ĐIỂU TRỊ

+ 21 % Khách hàng đổi BV vì tai biến do
điều trị
30 % Khách hàng đổi BV vì những “điều
tiếng” của bệnh viện
Mặc dù bệnh viện ĐKLA đã rất nỗ lực ,
nhưng vẫn còn nhiều công việc có tính
chuyên nghiệp chưa cao do những nguyên
nhân khách quan, cũng như chủ quan. Cụ
thể như sau:


1. CUỘC KHÁM BỆNH KHÔNG HOÀN HẢO

2. -- Do khoa Khám bệnh thường xuyên quá tải nên thời gian
dành cho một cuộc khám bệnh quá ít, chỉ khoảng 3 đến 5
phút! Bốn công đoạn chính: nhìn, sờ, gõ , nghe không thể
thực hiện đầy đủ. Dễ dẫn đến sai sót.
- Bệnh nhân không được tư vấn, dặn dò chu đáo.


1. CUỘC KHÁM BỆNH KHÔNG HOÀN HẢO
1. - Do khoa Khám bệnh thường
xuyên quá tải nên
thời gian dành cho một cuộc
khám bệnh quá ít, chỉ
khoảng 3 đến 5 phút! Bốn
công đoạn chính: nhìn, sờ,
gõ , nghe không thể thực
hiện đầy đủ. Dễ dẫn đến sai
sót
- Bệnh nhân không được tư
vấn, dặn dò chu đáo.


2. GIAO TIẾP CHƯA THẬT TỐT:

1. -- Thời gian vừa qua ngành Y tế đã phát động rất nhiều phong trào,
thậm chí ban hành cả Thông tư nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp của
nhân viện Y tế. Mặc dù có nhiều chuyển biến, nhưng người bệnh vẫn
chưa thực sự hài lòng.
“ Chất lượng chăm sóc y tế không phải là yếu tố quyết định việc Bác sĩ
có bị khiếu kiện hay không. Có nhiều trường hợp BS tuy gây ra sai
lầm làm ảnh hưởng đến BN nhưng không bị khiếu kiện; trong khi có

nhiều trường hợp BS tuy chăm sóc rất tốt BN nhưng vẫn bị khiếu
kiện khi có biến chứng”.(Blink, Malcolm Gladwell)
Yếu tố quyết định khiến BN khiếu kiện đó là cảm nhận của BN về
việc có được nhân viên y tế chăm sóc tận tâm hay không?


2. GIAO TIẾP CHƯA THẬT TỐT:
Lâu nay tại các cơ sở y tế, nhiều nhân viên, y, bác sĩ ít quan tâm đến
khía cạnh tiếp xúc, chia sẻ, đồng cảm với bệnh nhân khiến người bệnh
rất e ngại mỗi khi vào bệnh viện, nhất là những bệnh viện công! Ai cũng
hiểu rằng khi bệnh nhân đến gặp thầy thuốc tức là họ gửi vào thầy thuốc
một niềm tin, mà đấy là một niềm tin rất lớn vì nó liên quan đến cả một
mạng người.
Theo tổng kết ở một số bệnh viện, người ta thấy rằng phần lớn
bệnh nhân phản ánh về thái độ giao tiếp, cách phục vụ của y, bác sĩ hơn
là phản ánh về chuyên môn. Kỹ thuật cao, phương tiện hiện đại của
bệnh viện là chưa đủ, người bệnh còn rất cần sự tận tâm, quan tâm chia
sẻ, đồng cảm của thầy thuốc.
Gần đây, khi rất nhiều BV tư mở ra, họ không hơn bệnh viện công về
chuyên môn nhưng vượt trội bệnh viện công ở cử chỉ giao tiếp, thái độ
phục vụ. Chính điều đó đã thu hút một lượng lớn người bệnh đến với BV
tư, mặc dù giá cả ở những nơi đó có cao hơn, nhưng ở đó, người bệnh
cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm, được cảm thông, được chia sẻ trong quá
trình chữa bệnh.


2. GIAO TIẾP CHƯA THẬT TỐT:
Những điều nên tránh khi giao tiếp:
- Lạm dụng thuật ngữ Y Khoa, không để ý là bệnh nhân không
tiêu hoá nổi

- Không giao tiếp bằng mắt, không tiếp xúc đúng mức
- Dùng ngôn ngữ hình thể khép kín
- Không quan tâm đến ngôn ngữ hình thể của bệnh nhân
- Không chú ý, vô tình với cảm xúc của bệnh nhân
- Không quan tâm đến nhu cầu nhận thức, tâm lý và tình cảm của
bệnh nhân
- Không có khả năng nghe chủ động
- Không để ý đến khác biệt về văn hoá, tôn giáo, giọng theo vùng
- Giọng lộ vẻ bực tức, lo âu, lấn át


2. GIAO TIẾP CHƯA THẬT TỐT:
Khi lời nói, giọng nói, vẻ mặt
không phù hợp;
người ta có khuynh hướng tin
vào:
+ 55% Hình thể
+ 38% Giọng nói
+ 7% từ ngữ


3. HỒ SƠ BỆNH ÁN GHI CHÉP KHÔNG ĐẦY ĐỦ
-

Án tại hồ sơ, nhưng nhiều bệnh án còn thể hiện quá sơ sài, thiếu
thông tin làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và tính pháp lý.
Về nguyên tắc: “ Không có trong hồ sơ = Không xảy ra”

Lý do chọn phương pháp điều trị (VIP)
+ Các biện pháp điều trị

+ Theo dõi và tiên lượng
- Đừng ngại viết lại thông tin, thăm khám mà các đồng nghiệp đã
phát hiện trước đó và nay bạn xác nhận lại.
Hồ sơ : Không phải chỉ có các chỉ định điều trị sẽ thực hiện mà còn
phải có lý do cho chỉ định:
+ Giúp đồng nghiệp tiếp tục theo dõi và điều trị


4. TƯ VẤN CHƯA TỐT:
Chúng tôi chưa thực hiện tốt điều này, bệnh nhân ít nhiều
còn bị áp đặt, bị động trong quá trình thăm khám cũng như
điều trị.
Nhiều chuyên gia đã có lời khuyên nên có sự chủ động
trong việc gặp bệnh nhân trước khi họ rung chuông, hãy xem
họ là đối tác, tất cả những gì liên quan đến bệnh nhân, họ đều
phải được biết và được bàn bạc, thống nhất, với thông điệp
“ Nothing about me without me” dành cho bệnh nhân.
Do đó việc tiếp xúc, tư vấn với bệnh nhân là điều cần thiết,
tận dụng tối đa thời cơ có được để giải đáp, tư vấn cho bệnh
nhân, phát hành tờ bướm, tờ rơi để cung cấp thông tin, kiến
thức về bệnh lý cho bệnh nhân là việc phải làm, họp Hội đồng
người bệnh là nhiệm vụ phải duy trì và ngày càng có chất
lượng, ….


4. TƯ VẤN CHƯA TỐT:
Việc dành thời gian cho bệnh nhân còn quá ít, từ
khâu khám bệnh đến công tác tư vấn, giải thích, đây là
nỗi bức xúc lớn lao của bệnh nhân cũng như của thân t
người bệnh. Nhiều vụ khiếu kiện, thắc mắc của bệnh

nhân trong thời gian qua nguyên nhân cốt lõi là do
thiếu tư vấn, giải thích của nhân viên Y tế.


5. CHUYỂN VIỆN CHƯA THẬT SỰ AN TOÀN:
- Không có bác sĩ hộ tống trong hầu
hết các cuộc chuyển viện cấp cứu.
- Có điều dưỡng hộ tống chưa thực
sự thành thạo các kỹ năng cấp cứu
như : hồi sức tim phổi, đặt nội khí
quản.
- TTB chưa đầy đủ. Thí dụ như máy
thở.
- Người hộ tống không ngồi cùng
người bệnh.


6. GIẢI QUYẾT KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG:

1. - Chủ yếu các cận lâm sàng không có kết quả ngay, rất
nhiều trường hợp bệnh nhân không quay lại nhận kết quả
theo hẹn.
- Có nhiều trường hợp có kết quả bất thường, đặc biệt là
các kết quả giải phẫu bệnh, nhưng bệnh nhân không đến
nhận, làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả và dự hậu điều
trị.
Phải sớm có một quy trình khắc phục.


7. DẶN DÒ ĐẦY ĐỦ KHI XUẤT VIỆN


1. Hầu hết các trường hợp sau khi cho bệnh nhân ra viện,
Thầy thuốc đếu có tâm lý đã hết trách nhiệm với bệnh
nhân. Điều đó làm cho việc quản lý bệnh nhân không
tốt, thiếu sử ân cần, gần gũi.
Nếu có một cuộc gọi thăm hỏi, động viên, tư vấn thêm cho
bệnh nhân sẽ là một việc tuyệt vời.
Khi cho bệnh nhân xuất viện, cần dặn dò kỹ:
-

Cách ghi nhận các biến chứng nguy hiểm.

-

Đau, dấu hiệu nhiễm trùng

-

Cách săn sóc vết thương / vết mổ

-

Địa chỉ, điện thoại gọi lại nếu có vấn đề


8. QUAN HỆ VỚI THÂN NHÂN BỆNH NHÂN
1. -

Khẩu hiệu của chúng ta là “ Tất cả cho bệnh nhân
thân yêu”, “ Lấy người bệnh làm trung tâm”, những điều

đó rất đúng về góc độ chuyên môn.
Nhưng thật sự chúng ta chưa có những quan tâm đúng
mực đến thân nhân người bệnh, những người ngày đêm ngồi
bên giường bệnh của người thân với bao nỗi lo âu, căng thẳng,
đặc biệt khi bệnh nhân là trẻ em, người hôn mê, … thì chưa
hoặc không còn biết gì để mà lo lắng. Chính thân nhân, những
người được mệnh danh là “ bệnh nhân tiềm ẩn ”, cũng rất cần
một sự chia sẻ, động viên, an ủi, tư vấn, giải thích,…của
chúng ta.


9. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ TRUYỀN THÔNG:
- Khi gặp sự cố chuyên môn, chưa chủ động tiếp
xúc với truyền thông để cung cấp thông tin một
cách chính thống, công khai, mà đa phần lại để
cho bệnh nhân hoặc thân nhân cung cấp thông
tin một chiều trước rồi mới đến phần bệnh viện
giải trình!
- Chưa có một quy trình chuẩn cho việc giải quyết
khủng hoảng truyền thông.


×