Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Slide Đề Tài Ứng Dụng Bản Đồ Tư Duy Để Dạy GDCD Hiệu Quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 42 trang )




CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học Giáo sư
Tony Buzancho biết: cách ghi chép thông tin
bằng các ký tự, đường thẳng, con số như hiện
nay các nhà trường thường sử dụng để giảng
dạy HS, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của
bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng
bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các
thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ...
và cách ghi chép thông thường khó nhìn được
tổng thể của cả vấn đề.


- Trên BĐTD kiến thức được ghi bằng các
đường cong, các hình vẽ, sắc màu... Như
những “rễ cây”, “vòi Bạch Tuộc” ăn sâu, bám
chắc vào bộ não giúp HS khắc sâu kiến thức
hơn nhiều so với các phương pháp khác.
- Bản đồ tư duy có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng
phụ … bằng cách sử dụng bút chì, viết và phấn
màu...hoặc GV có thể sử dụng các phần mềm
Mindmap, IMindmap, powerpoint...
- Chính vì ý thức được tầm quan trọng của
BĐTD trong dạy và học, cho nên trong năm học
2011- 2012, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng
việc đưa BĐTD vào dạy trong nhà trường..




Từ những vấn đề trên Hội đồng bộ môn GDCD của
sở GD&ĐT Đồng Nai đã tiến hành thực hiện đề tài “
Ứng dụng Bản Đồ Tư Duy để dạy tiết GDCD hiệu
quả” này.
II. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, 2012-2013.
Căn cứ vào dự án phát triển giáo dục THCS 2 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Căn cứ vào nội dung giảng dạy môn GDCD bậc THCS.
Thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng bộ môn GDCD sở
GD&ĐT Đồng Nai giao.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đưa Bản đồ tư duy vào trong quá trình giảng dạy


IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Việc áp dụng thí điểm bản đồ tư duy được thực
hiện trong khoảng thời gian 16 tháng từ tháng
9/2011 đến tháng 01/2013.
V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:


CHƯƠNG II :TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Bản đồ tư duy là gì?
. 2. Ông tổ của bản đồ tư duy.
3. Các ứng dụng của bản đồ tư duy trong xã
hội

4. Tác dụng của BĐTD đối với HS
5. Cách ghi chép trên bản đồ tư duy
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
VIỆC VẬN DỤNG BĐTD
1. Thuận lợi
2. khó khăn, hạn chế
3/ Số liệu thống kê trước khi áp dụng đề tài


2.ÁP DỤNG
BĐTD VÀO
TIẾT DẠY

1.PHƯƠNG
PHÁP VE
BĐTD

CHƯƠNG III
NÔÔI DUNG
4.MÔÔT SÔ
VÍ DỤ

3.CÁCH
LIÊN KẾT


CHƯƠNG III : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP VE BĐTD
1. Dụng cụ vẽ
Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần

giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…hoặc
dùng phần mềm Mindmap, Imindmap hoặc vẽ trên
powipoint…vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ
sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Trước mắt
dùng phấn màu vẽ BĐTD lên bảng và sử dụng bút màu vẽ
trên giấy, bìa đối với HS là tiện lợi.
Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập
BĐTD trước, trong hoặc sau khi học một bài hay một chủ
đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến
thức một cách khoa học, lôgic.


2. Các phần mềm hỗ trợ GV vẽ BĐTD
a/ MINDMAP: BôÔ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiê n
Ô từ
năm học 2011-2012 và sở đã tâ p
Ô huấn cho các trường
trong toàn tỉnh. Các trường đều được chép phần mềm
này.
b/ IMINDMAP Quí thầy cô có thể tìm kiếm trên
- www.ThinkBuzan.com để tải phần mềm IMINDMAP
C / Dùng PowerPoint : Trước khi có chỉ đạo của bộ về
việc đưa BĐTD vào giảng dạy, đa số các thầy cô đã biết ứng
dụng phần mền PowerPoint này vào giảng dạy nhưng chưa
phát huy hết tác dụng của nó, nếu đã đầu tư thì cũng sẽ tạo
được những “bức tranh”-BĐTD rất tuyệt vời .
* Trong đĩa có 2 phần mềm trên thầy cô có thể cài đặt và
sử dụng được, không cần tải trên mạng.



GDCD 6

CÔNG DÂN
TÔT
CHÁU NGOAN
BÁC HỒ

NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHÂN CHÍNH
XD, BẢO VỆ
TỔ QUÔC
XHCN

CON NGOAN
TRÒ GIỎI

MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH


BÀI 1

CHÍ CÔNG VÔ TƯ


GDCD 7.


3. Cách GV hướng dẫn HS vẽ BĐTD
a. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, giúp

học sinh diễn đạt, phát triển các ý tưởng liên quan đến
chủ đề, sử dụng tính tưởng tượng của học sinh, dẫn HS
tập chung vào chủ đề, tạo hưng phấn cho học sinh.
Khi vẽ một bản đồ tư duy, ta nên lật ngang tờ giấy và vẽ
theo chiều ngang, đặt ý trung tâm vào chính giữa trang giấy,
giúp có không gian tối đa cho những điều xuất phát từ trung
tâm.
b. Luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc có khả năng
kích thích não hoạt động tư duy liên kết (các nhánh cùng
cấp nên tô một màu).
c. Xây dựng các nhánh chính cấp 1 đến trung tâm, nối
các nhánh cấp 2 đến nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến
nhánh cấp 2 … bằng các đường vẽ.Đường vẽ càng gần
trung tâm thì càng đậm và tô màu dầy hơn, khi chúng ta nối
các đường với nhau, học sinh sẽ hiểu và nhớ sâu hơn.


d. Hướng dẫn khuyến khích học sinh dựa vào bản
đồ tư duy của giáo viên gợi ý để tự lập một kiểu sơ
đồ riêng cho mình, không ghi chép, tô vẽ máy móc
như sơ đồ giáo viên đưa ra.
e. Nên dùng các đường cong hơn là các đường
thẳng trong bản đồ, vì đường cong được tổ chức rõ
ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
f. Bố trí các nhánh, hình ảnh cân đối và đều so
với ý trung tâm.


4. Các bước đưa BĐTD vào tiết dạy
Thông thường hoạt động dạy trên lớp với BĐTD thường

được tiến hành theo 4 bước sau:
+ Bước 1: Học sinh lập BĐTD theo gợi ý của giáo viên (có
thể theo nhóm hoặc cá nhân )
+ Bước 2: Đại diện lên thuyết trình, báo cáo về BĐTD.
+ Bước 3: Cả lớp bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về
kiến thức bài học, giáo viên cố vấn và là trọng tài giúp học
sinh hoàn chỉnh BĐTD,từ đó dẫn dắt kiến thức đến bài học+
+ Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức bằng 1 BĐTD mà giáo
viên chuẩn bị sẵn hoặc 1 BĐTD mà cả lớp tham gia chỉnh
sửa.
* Lưu ý: BĐTD là 1 sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các
nhóm có chung 1 BĐTD,


III. ÁP DỤNG BĐTD VÀO TIẾT DẠY
Trước khi tiến hành GV phải nghiên cứu lại
phần lý thuyết mà học sinh được học. Qua đó phải
xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng
tâm, kiến thức nào nâng cao, mở rộng, từ đó xây
dựng bản đồ tư duy. Giáo viên có thể yêu cầu học
sinh:
- Thực hiện vẽ trước ở nhà để khi vào bài dễ
hiểu hơn.
- Hoặc sau tiết học về nhà vẽ lại để ghi nhớ kiến
thức.
Tùy dạng bài học giáo viên sử dụng bản đồ tư
duy chứ không phải bài nào cũng sử dụng một
cách máy móc, lạm dụng.



1. Áp dụng vào phần “kiểm tra bài cũ”
* Dạng 1: - Có thể lập BĐTD dạng điền vào ô trống,
điền khuyết, lắp ráp hoặc cho HS sắp xếp thứ tự các
ý… để kiểm tra kiến thức cũ của HS
* Dạng 2: GV có thể biến hóa điền vào ô trống thành
các nhánh hoa, các bông hoa, bong bóng, các hộp bí
mật…với đầy sắc màu để kiểm tra nhưng cũng chính
là giúp các em khắc họa các hình ảnh này vào tâm
trí, ghi nhớ kiến thức cũ lâu hơn.


VÍ DỤ : KIỂM TRA BÀI “ XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH”(GDCD 8

Phù hợp về quan niệm

Bình đẳng, tôn trọng
Chân thành, tin cậy
Có trách nhiệm với nhau

Thông cảm, đồng cảm


• 2. Áp dụng BĐTD ở phần “Khám phá,
nhắc lại kiến thức cũ”
• Sau khi cho HS đọc truyện đọc
trong sách giáo khoa hoặc xem một
đoạn phim, tư liệu, tranh ảnh ( tùy
theo nội dung mỗi bài); GV có thể
dẫn dắt HS khám phá nội dung bằng
một BĐTD giúp các em dễ khám phá

ra vấn đề hơn, khai thác nội dung
một cách nhanh chóng và dễ hiểu
hơn.

Ví dụ: GDCD 9, BÀI “ Vi phạm pháp
luật….”. Vẽ trên IMindMap



3. Áp dụng BĐTD vào phần “Nội dung bài giảng ”
Môn GDCD hầu như bài nào cũng có phần khái niệm,
phần biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện của HS. GV có thể sử
dụng BĐTD để dạy một phần, hai phần hoặc ba phần của
các nội dung ấy tùy theo ý thích và nội dung của bài.
VÍ DỤ: GDCD 9 bài “Chí công vô tư” bằng MindMap để
dạy một phần khái niệm “ thế nào là Chí công vô tư”


GDCD 7


4.

Áp dụng BĐTD vào các trò chơi trong tiết học:
Để tạo không khí vui tươi, khích thích tính tích cực của
các em khi học tập căng thẳng là một năng khiếu không
thể thiếu của người thầy. Tùy theo nội dung của mỗi bài
GV có thể tổ chức cho HS vui chơi với rất nhiều trò chơi
sinh động khác nhau; Tuy nhiên, vui chơi mà học bằng
BĐTD thì chúng ta có thể tổ chức cho HS một số hình

thức chơi như:
- Tổ chức trò chơi “ AI nhanh hơn”
- Tổ chức “ Nhóm nào đoàn kết thế”
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
- “Hát cho nhau nghe”
- “ Ai khéo tay hơn”…
* Ví dụ: Trò chơi “ AI nhanh hơn”, GV tổ chức cho HS vẽ
BĐTD phần nội dung của bài, ai nhanh hơn, chính xác
hơn là thắng cuộc như hình sau:


×