Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp rèn toán cho học sinh yếu lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.43 MB, 10 trang )

1

Tên sáng kiến kinh nhiệm:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN TOÁN CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1
I/ Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ đã dạy:
" Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người "
Lời dạy của Bác đã nói lên vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho
học sinh trong nhà trường . Lời dạy của Bác cũng nhắc nhở các thế hệ quản lý
giáo dục luôn tìm tòi những biện pháp giáo dục tốt nhất để giáo dục đạo đức cho
thế hệ trẻ phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.
Lớp 1 là lớp học đầu cấp và quan
trọng nhất của một đứa trẻ.Khi trẻ
đến trường rất nhiều bậc phụ huynh
kỳ vọng con mình sẽ thông minh,
học giỏi và luôn đạt thành tích tốt
khi thi. Tuy nhiên, không phải em
học sinh nào cũng đáp ứng được
điều đó. Việc trẻ đến trường tiếp thu
bài nhanh hay chậm là do rất nhiều
yếu tố về mặt tâm lí , sức khỏe, phát
triển trí não…. Vì vậy với chương trình học trên lớp một số em không theo kịp và
từ từ trở thành học sinh yếu. Nếu như các em vẫn được lên lớp , sức học đuối dần
vì không theo nổi chương trình học của các lớp trên sẽ dẫn đến hiện tượng mà ta
thường gọi là “ Ngồi nhằm lớp”.
Bộ GD&ĐT đã có chủ trương giải quyết hiện tượng học sinh “ngồi nhầm
lớp” mà điển hình là cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục”. Tuy nhiên, giải quyết tình trạng học sinh “ngồi nhầm
lớp” là là vấn đề vô cùng khó khăn , thực tế mà nói nó phụ thuộc rất nhiều vào cái
“ Tâm “ của người thầy giáo. Cho nên ngay từ những năm lớp 1 học sinh phải vượt


qua được những khó khăn của bản thân về đọc, viết, làm toán mới có thể tự tin
học tiếp các lớp trên, và giúp các em thực hiện điều đó bằng cách nào là việc mà
tôi vô cùng trăn trở.Tôi luôn tâm niệm lời dạy của Hồ chủ tịch.
" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. "
Chính vì vậy ,sau 4 năm dạy lớp 1, tôi quyết định mạnh dạn chọn đề tài “
Một số biện pháp rèn toán cho học sinh yếu lớp 1” làm tên sáng kiến kinh
nghiệm cho mình.


2

II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1.Thuận lợi:
a.Giáo viên
- Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: thường xuyên dự giờ, trao đổi
chuyên môn, lắng nghe ý kiến của giáo viên trong những trường hợp học sinh gặp
khó khăn trong học tập, chỉ đạo các biện pháp khắc phục kịp thời.
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều
kinh nghiệm, nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp trong việc giáo dục học sinh
b. Học sinh:
Học sinh của trường phần lớn là học sinh thuộc con em lao động nghèo và
con em công nhân công ty cao su Đồng Nai. Nhìn chung các em chăm ngoan , chịu
khó học tập
- Một số phụ huynh nhiệt tình phối hợp cùng với giáo viên trong việc giáo dục của
con em mình như: theo dõi và thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con
em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó

khăn sau:
a.Giáo viên:
- Đồ dùng dạy học môn Toán còn hạn chế. Giáo viên phải tự mày mò thêm một
số đồ dùng dạy học phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.
- Số học sinh yếu nhiều trong một lớp khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc
sắp xếp thời gian kèm từng em trên lớp.
b.Học sinh:
- Một số học sinh là con nhà nông, ở trong rẫy cách xa trường học , trung tâm
xã, từ nhỏ ít được tiếp xúc với bên ngoài lại không qua mẫu giáo nên khi bước vào
lớp 1 các em rất bỡ ngỡ , tiếp thu bài chậm hơn các bạn và không heo kịp chương
trình trên lớp.
- Một số học sinh có ba mẹ đi làm xa, phần lớn là ông bà đưa rước nên việc kèm
cặp nhắc nhỡ các em vẫn còn nhiều hạn chế.
3.Số liệu thống kê
Sỉ số:30hs
Giỏi (9-10) Khá (7-8) TB ( 5-6)
Yếu ( dưới 5)
Đầu năm

14em
(46,6%)

5em
(16,16%)

6 em (20%)

5 em
(16,16%)


III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận :

- Đối với ngành giáo dục, sản phẩm cho ra phải là con người mới xã hội chủ
nghĩa có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng với nhu cầu phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó rèn học sinh yếu là
một mặt rất quan trọng của sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì thế mục tiêu của việc
rèn học sinh yếu là một mặt của mục tiêu giáo dục nói chung .


3

- Học Toán cũng nhưng học các môn khoa học khác, việc rèn cho học sinh có
thói quen trình bày bài làm một cách logic, khoa học và chặt chẽ là cần thiết. Quan
trọng hơn, qua việc rèn luyện đó, học sinh dần dần thói quen suy nghĩ nghiêm túc,
cẩn thận và tác phong làm việc khoa học.
Bên cạnh đó, giáo viên phải chủ động tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động
theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đúng mức của giáo viên, của sách giáo
khoa và đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh “khám phá” tự phát hiện và tự
giải quết bài học thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới, với các
kiến thức liên quan đã học, với kinh nghiệm của bản thân. Đó là các cơ sở để giúp
các em học sinh yếu, kém vươn lên và tự hoàn thiện.
Qua thực tế giảng dạy môn Toán, tôi nhận thấy một số biện pháp , yêu cầu đơn
giản và hiệu quả cao nhằm giúp những em học sinh làm toán chậm, hoặc gặp khó
khăn khi làm toán.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu môn toán:
- Theo nghiên cứu các nhà khoa học về vấn đề học sinh kém ở học sinh tiểu học
thì tình trạng trẻ học kém chính là ở tư duy của trẻ.
Sự nhận biết về số học, về hình học, khả năng tính toán ở mỗi học sinh hoàn

toàn khác nhau, có em nhận biết nhanh, có em nhận biết chậm. Có em rất nhạy khi
học toán về hình học nhưng lại rất kém khi thực hiện toán đại lượng.
- Mặt khác yếu tố về gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề học tập của
học sinh. Nhiều học sinh sau khi đi học về đến nhà là chỉ biết vui chơi, xem ti vi,…
phụ huynh do bận rộn công việc không có thời gian xem lại bài vở hoặc nhắc các
em củng cố lại kiến thức đã học ở trường vì vậy, các em đã yếu toán, nay càng yếu
hơn.
- Chương trình học trên lớp nối tiếp, và liên tục khiến học sinh chậm toán không
thể nào theo kịp từ đó nảy sinh tâm lý mặc cảm, tự ti và chán ghét môn toán.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm giáo viên chủ nhiệm phải đưa ra những biện pháp ,
phương pháp kịp thời để giúp đỡ các em chậm và yếu môn toán này.
2.2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Sau một thời gian thực tế giảng dạy và gặp rất nhiều học sinh yếu toán, tôi đã đúc
kết được một số phương pháp bà biện pháp thực hiện nhằm giúp đỡ các em như
sau:
2.2.1 . Phân loại đối tượng học sinh và tìm hiểu nguyên nhân:
- Đây là việc quan trọng
thực hiện ngay từ đầu
tượng học sinh thông qua
giản ở từng giai đoạn
thời và chính xác lỗ hỏng

và đầu tiên mà giáo viên phải
năm học. Việc phân loại đối
khảo sát bằng các bài tập đơn
trong năm nhằm nắm bắt kịp
kiến thức mà các em gặp phải


4


trong quá trình học. Tìm hiểu nguyên nhân tạo ra lỗ hỏng trên từ đó giáo viên mới
tiến hành các phương pháp cụ thể cho từng em.
- Các bài khảo sát ví dụ
+ Giai đoạn đầu năm:

+ Giai đoạn giữa kỳ I:


5

2.2.2. Thiết kế đồ dùng dạy học trực quan phù hợp với học sinh.
Đối với học sinh chậm toán thì việc học với đồ dùng trực quan sinh động sẽ mang
lại hiệu quả rất nhiều hơn là những trang bài tập dày đặc
- Với những học sinh chậm nhận biết số , giáo viên nên lập những bảng số có hình
vẽ đẹp, màu sắc tươi sáng .Theo thời gian dựa vào bảng số này các em dần dần sẽ
nhận biết đực các chữ số từ 1 – 10 và số lượng cụ thể.

- Với những học sinh gặp khó khăn khi so sánh số, giáo viên lặp những bảng
số theo hình dạng đồng nhất để dễ phân biệt nhiều hơn, ít hơn. Đồng thời ở
bảng số này có kèm theo dãy số từ 1-10 và ngược lại, nhờ đó học sinh tìm
được chính xác vị trí số trong dãy số , dần dần khi không có bảng số bằng
hình học sinh sẽ khắc ghi trong đầu thứ tự của các số để dễ so sánh.


6

- Với những em làm tính cộng trừ chậm, giáo viên có thể sử dụng nhiều
phương pháp như tính tay, tính que tính, tuy nhiên tôi xin đưa ra một
phương pháp mới đó là “Bảng nút”. Bảng được làm từ bảng con của học

sinh, nam châm lá, và những hạt nút xinh xắn đủ màu sắc, nó nhỏ gọn và dể
mang theo trong cặp học sinh, thao tác trên bảng nút học sinh sẽ rất thích thú
như đang chơi một trò chơi.


7

Những đồ dùng học tập này rất dễ làm, lại gần gũi với học sinh, giáo viên có thể
dán trực tiếp vào bìa vở để bất cứ khi nào làm bài, học sinh cũng có thể sử dụng.

2.2.3 Ứng dụng một chút công nghệ thông tin:
Khi hình thành bảng cộng hoặc trừ, và khi học dạng toán có lời văn có
những học sinh tiếp thu rất chậm khi giáo viên đưa ra những hình ảnh tĩnh. Do vậy
ở những tiết học này, giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra những
hình ảnh động, những file flash chuyển động sẽ kích thích tư duy và hứng thú học
tập của các em.Giống như các em đang xem một bộ phim hoạt hình chứ không
phải một giờ học toán khô khan.
Ví dụ: khi hình thành bảng cộng trong phạm vi 7, giáo viên sẽ cho học sinh
thấy có 6 con chim đậu trên cành, sau đó có thêm 1 con chim từ từ bay đến nữa, từ
đó yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài toán, ngay lập tức học sinh sẽ nêu được: Có 6
con chim đậu trên cành, thêm một con chim bay đến nữa. Hỏi trên cành có tất cả
bao nhiêu con chim? Và phép tính các em lập được là 6+1 = 7. Tương tự các em
sẽ lập được phép tính 1 + 6 = 7


8

Hoặc đối với những bài giải toán có lời văn, việc ứng dụng những hình động
mô phỏng nồi dung đề toán sẽ làm cho học sinh dễ hiểu hơn.
Ví dụ : Bài toán

Có 4 con cá đang bơi trong hồ, thêm 6 con bơi đến nữa. Hỏi trong hồ có tất cả bao
nhiêu con cá?
Với bài này giáo viên có thể mô phỏng bằng việc ứng dụng phần mềm flash , khi
quan sát hình ảnh hồ cá có những chú cá bơi lội tung tăng, vừa kích thích thị giác
của học sinh vừa thay đổi không khí trong lớp học, hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều
so với nhìn tranh tĩnh trong sách.

2.2.4. Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Thường xuyên liên hệ, thông báo với phụ huynh kết quả học tập của các em.
Vận động phụ huynh cần dành thời gian nhiều hơn trong việc quan tâm đến học
lực của con trẻ. Tư vấn những phương pháp giáo viên đã thực hiện trên lớp học để
phụ huynh tiếp tục thực hiện khi kèm thêm cho các em học tập ở nhà. Sự kết hợp
thường xuyên giữa nhà trường, giáo viên và gia đình là cầu nối quan trọng góp
phần không nhỏ vào việc giúp các em học chậm, yếu bắt kịp chương trình cùng
bạn bè.
IV.KẾT QUẢ:
Qua thời gian thực hiện các biện pháp nói trên đối với học sinh lớp tôi đã
đạt được một số kết quả như sau ;
- Sau gần một học kì thực hiện, bước đầu học sinh có những chuyển biến rõ rệt.
+ Qua khảo sát môn toán đầu năm , số học sinh yếu và chậm môn toán là 5.


9

+ Đến giữa kì I, chỉ còn lại 2 em làm toán chậm, nhưng đã nhận biết được số và so
sánh hai số dực trên bảng số, thực hiện cộng trừ trên bảng nút tốt dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
+ Đến cuối kỳ I có thể nhận thấy rõ kết quả hơn qua bảng thống kê sau:
Sỉ số: 30hs
Cuối kì 1


Giỏi (9-10) Khá (7-8)
17em
(56,6%)

8em
(26,6%)

TB ( 5-6)
4em
(13,3%)

Yếu ( dưới 5)
1em
( 3,3%)

V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để đạt được những hiệu quả trên, người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ, vì
thiết nghĩ việc rèn cho học sinh yếu cần phải thực hiện bằng nhiều con đường và
qua nhiều hình thức khác nhau.
- Khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu cần tránh việc xúc phạm đến nhân cách học
sinh, cần phải kiên trì, thương yêu, gần gũi và giúp đỡ các em.
Việc rèn học sinh yếu ở tiểu học là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ
có phương pháp riêng của bản thân nhưng dù thế nào đi nữa mối quan hệ tốt giữa
giáo viên và học sinh, không khí tươi vui trong các giờ học, việc hình thành thái độ
học tập đúng đắn cho học sinh, động viên, khen thưởng kịp thời… chính là những
yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công.
VI. KẾT LUẬN:
Trẻ em cũng như mầm non vừa mới vươn lên
mặt đất, có cây khỏe, có cây yếu ớt, nếu không được

sự chăm sóc và vun xới kịp thời, các em sẽ lỡ nhịp và
không theo kịp các bạn cùng trang lứa. Việc rèn học
sinh yếu phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm của người
thầy giáo, phương pháp dù có giỏi, nội dung dù có
hay nhưng người thầy không có lòng nhiệt tình ,
không rèn đến nơi đến chốn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến
tương lai của một đứa trẻ.

Kiến nghị
Phải nắm được tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách học sinh. Từ
bé đến trưởng thành phải đặt trong 3 môi trường giáo dục : Nhà trường ; Xã hội &
Gia đình . Ba môi trường đó gắn bó và hỗ trợ cho nhau để tham gia giáo dục thế hệ
trẻ .
Đề tài trên đây có khả năng ứng dụng trong toàn khối 1, ở các khối lớp lớn
hơn vẫn có thể áp dụng các biện pháp mà đề tài đã đưa ra sau khi đã điều chỉnh nội
dung cho phù hợp với khối lớp của mình. Tuy nhiên để đề tài có thể được ứng
dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt cần có sự quan tâm, hỗ trợ rất nhiều từ nhà
trường và các đoàn thể.


10

-Đối với giáo viên: phải thực sự quan tâm yêu thương gần gũi và tạo không
khí vui để học giúp các em học yếu yêu thích môn học. Tích cực sưu tầm tài liệu
và học hỏi để đúc kết kinh nghiệm từ đồng nghiệp về phương pháp rèn học sinh
yếu.
-Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề “Những
sáng kiến hay rèn học sinh yếu”. Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm chọn ra
nhóm học sinh yếu phụ đạo riêng ngay từ đầu năm.
-Đối với nhà trường: Cần phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh

nghiệm và phải thực hiện việc: “Rèn học sinh yếu” hàng năm.
Bên cạnh đó Ban giám hiệu và các đoàn thể thường xuyên hỗ trợ những em
có hoàn cảnh khó khăn thường là những em học sinh yếu, để các em đạt kết quả
tốt hơn ở cuối năm.
Ban giám hiệu nhà trường phải quan tâm, có chủ trương yêu cầu giáo viên
các lớp đánh giá thực chất, nhằm tạo cho các em đủ điều kiện học lên lớp trên.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Toán lớp 1.
2. Sách giáo viên Toán lớp 1
3. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Toán lớp 1.
4. Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học – Nhà Xuất bản Giáo dục – năm 2005

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình rèn
luyện học sinh yếu môn toán ở khối 1, không tránh khỏi những sai sót. Mong được
sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Khánh Tâm



×