Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

PHƯƠNG PHÁP CHẨN đoán theo y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.5 KB, 15 trang )

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Đối tương Y5 đa khoa


MỤC TIÊU
• Liệt kê được 8 nội dung của bát cương
• Trình bày được ý nghĩa , nội dung của bát cương
• Mô tả được triệu chứng của hội chứng hàn – nhiệt, hư
– thực, - biểu – lý, âm – dương trong bệnh lý các hệ cơ
quan
• Nêu được khác biệt trong chẩn đoán theo YHHĐ và
YHCT.



PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH YHCT
( Tứ Chẩn )
• Vọng chẩn: Quan sát, nhìn khám
• Văn chẩn: Nghe âm thanh, ngữi mùi
• Vấn chẩn: Hỏi bệnh
• Thiết chẩn: Sờ ấn, xem mạch


Vọng chẩn: Nhìn , quan sát
• Thần (xem ánh mắt), màu sắc da toàn thân,
• Dáng điệu , da lông , tóc móng
• Xem rêu lưỡi , chất lưỡi, cử động lưỡi . . .
Văn chẩn:
• Nhận xét tính chất tiếng nói, tiếng ho


• Nhận định về mùi
Vấn chẩn: Hỏi bệnh (thập vấn)
• Cảm giác chủ quan, tính chất đau, tiêu tiểu
• Ăn ngủ, cựu bệnh
Thiết chẩn: Sờ ấn ngoài da, sờ mạch
• Xúc chẩn, Phúc chẩn, Mạch chẩn


PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO
YHCT
Chẩn đoán BÁT CƯƠNG
• Hàn - Nhiệt chứng: tính chất của bệnh tật
• Hư - Thực chứng: trạng thái của bệnh
• Lý - Biểu chứng: vị trí nông sâu của bệnh Biểu
(bên ngoài ): Bì mao , Kinh lạc , Cốt tiết
Lý (bên trong): Tạng, Phủ, Khí – Huyết
• Âm - Dương chứng:


Chẩn đoán NGUYÊN NHÂN
• Ngoại nhân: Lục dâm , Ôn tà dịch độc
• Nội nhân: Tình chí bất điều hoà (hỷ tâm, nộ - can, ưu, bi – phế, tư – tỳ ,
khủng, kinh – thận)
• Bất nội ngoại nhân: Sang chấn, Ẩm
thực, Nghề nghiệp, Môi trường sống
sinh hoạt….


HÀN CHỨNG
• Triệu chứng bệnh nghiêng về tính chất

mát, lạnh
• Người mát, chân tay lạnh, sợ lạnh, sắc
mặt trắng tái, không khát nước, thích
ăn uống nóng, nước tiểu trắng, tiêu
lỏng, rêu lưỡi trắng
• Mạch trì (nhịp chậm < 60 lần/phút )


NHIỆT CHỨNG
• Tính chất bệnh: nghiêng về ấm - nóng
• Người nóng, tay chân nóng, sắc mặt đỏ,
khát nước, thích uống nước mát, nước
tiểu vàng, tiêu bón hoặc tiêu chảy vàng
tóe nóng rát
• Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác


BIỂU CHỨNG
• Vị trí của bệnh: Bì mao (da lông )
Kinh lạc + Quan tiết (khớp)
• Phát sốt, sợ gió, nhức đầu đau mình
• Hắt hơi, sổ mũi
• Đau sưng khớp, tê rần mỏi ngoài da,
• Rêu lưỡi mỏng, mạch phù


LÝ CHỨNG
• Bệnh ở giai đoạn toàn phát
• Bệnh nội thương tạng phủ, tổn thương khí
huyết tân dịch

• Có triệu chứng rối lọan chức năng Tạng
Phủ
• Sốt cao, mê sảng, khô khát nước
• Lưỡi đỏ rêu vàng dầy, mạch trầm


HƯ CHỨNG
• Trạng thái: bệnh nặng kéo dài, cơ thể
suy nhược
• Dáng điệu mệt mỏi, lờ đờ kém linh
họat
• Ít vận động, tiếng nói nhỏ yếu đoản
hơi, hơi thở ngắn, lưỡi nhợt bệu, mạch
vô lực


THỰC CHỨNG
• Trạng thái của bệnh: mới phát bệnh, thời gian
ngắn
• Phản ứng cơ thể mạnh – hưng phấn
• Thần sắc tỉnh, háo động, tiếng nói to đủ hơi, đau
từng cơn, vị trí cố định, mạch đại có lực
• Bao gồm các tình trạng bệnh sau: Đờm tích, thuỷ
thủng, cổ trướng, thực tích, khí trệ, huyết ứ


TÍNH CHẤT - ĐẶC ĐIỂM
CỦA YHHĐ và YHCT

CƠ SỞ LÝ LUẬN

• YHHĐ: dựa vào các môn khoa học như
Giải phẫu, Sinh lý hoá, Tế bào học, Di
truyền, Miễn dịch
• YHCT: dựa vào lý luận triết học Đông
phương, Thuyết: âm dương, Ngũ hành,
Tạng tượng, Kinh lạc .


QUAN NIỆM VỀ BỆNH theo YHCT.
• Mất cân bằng giữa 2 lực đối lập âm
dương
• Mất điều hoà, liên lạc của 5 Tạng và 6
Phủ
• Mất sự thích nghi bên trong cơ thể với
môi trường bên ngoài


QUAN NIỆM VỀ BỆNH theo YHHĐ

• Sự thay đổi bất thường về hình thái giải
phẫu, sinh lý
• Rối loạn Sinh Lý Hoá
• Sự rối loạn về liên kết giữa nội môi và
ngoại cảnh
• Rối loạn về di truyền, Miễn dịch, Sinh
học phân tử, Tâm thần học …




×