Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Ôn tập chuyên đề HEMINGWAY VÀ NHỮNG VIÊN NGỌC QUÝ CỦA VĂN HỌC NƯỚC MĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.82 KB, 37 trang )

Mặc dù qua đời đã 53 năm (ngày 2/7/1961), nhưng cho
tới hôm nay, Ernest Hemingway vẫn còn rất thu hút sự
chú ý của công chúng không chỉ ở riêng nước Mỹ.
Cho tới hôm nay, ngay cả sau khi sách báo viết về ông
đã lên tới con số hàng chục nghìn, người ta vẫn tò mò
muốn biết thêm về đời tư của ông. Ông vẫn có vô số
người bắt chước, cả nghiêm túc lẫn không quá
nghiêm túc. Nhiều cây bút văn học ở Mỹ tới nay vẫn
còn cảm thấy sự ảnh hưởng to lớn của phong cách
Hemingway đối với mình.
Và mỗi dịp kỷ niệm sinh nhật ông (21/7) hàng năm vẫn có vô
số những hoạt động hướng về tác giả của những “Giã từ vũ
khí” (1929), “Chuông nguyện hồn ai” (1940), “Ông già và
biển cả” (1952)... Mới đây nhất, đầu tháng 5 vừa qua, các
nhà làm phim ở Hollywood đã thông báo rằng họ sẽ bắt tay
vào thực hiện thêm một bộ phim mới về Hemingway và các
cảnh quay sẽ được thực hiện ở ngay Cuba, nơi ông đã tự
sát...
Không ngừng náo động
Cuộc sống mà Hemingway đã trải qua được các nhà viết tiểu
sử của ông gọi là “cuộc nổi loạn không ngừng” để chống lại
thành phần xuất thân và cách giáo dục tiểu tư sản của gia
đình. Ông là con trai của một bác sĩ và lớn lên ở khu ngoại ô
Chicago trong môi trường mà phụ nữ chiếm đa số và ưu thế.
Mẹ nhà văn tương lai từng nhiều năm bắt cậu con trai phải
mặc đồ mà các chị gái đã để lại. Bà còn buộc cô chị
Marcelline phải đi học muộn một tuổi để cùng tới lớp một
với cậu em trai Ernest như một cặp song sinh. Năm 15 tuổi,


nhà văn tương lai đã bỏ trốn khỏi nhà nhưng rồi đã phải


quay về để học nốt trung học.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mà Hemingway đã tham
gia với vai trò một lái xe cấp cứu, ông đã sang Paris công cán
với tư cách một nhà báo. Chính ở “kinh đô ánh sáng”,
Hemingway đã rèn giũa phong cách sáng tạo độc đáo của
mình và giành được thành công văn học đầu tiên. Lọt vào
được tâm điểm chú ý của dư luận, ông đã bỏ ra nhiều công
sức để xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh của mình
trong công chúng như một người lính và phóng viên chiến
trường, dũng cảm, ham thích mạo hiểm, mê quyền Anh, câu
cá, săn bắn và xem đấu bò tót...
Sau khi cách mạng Cuba thành công năm 1960, Hemingway
đã trở về Ketchum, bang Idaho. Nhưng cho tới cuối đời, ông
vẫn rất yêu trang trại mà ông đã để lại ở Cuba. Chính ở giai
đoạn đó, ông đã bị khủng hoảng tinh thần nặng nề và gần
như không sáng tác được thêm gì nữa. Hemingway đã phải
hai lần vào Bệnh viện Mayo trị bệnh tâm lý. Trở về nhà sau
hai ngày của lần chữa bệnh thứ hai, ông đã dùng súng săn tự
sát...
Hemingway đã cố gắng làm tất cả mọi việc để tôn tạo hình
ảnh mình như một người tình vĩ đại. Ông đã từng không chỉ
một lần khoe trong các bài phỏng vấn về việc thời trẻ ở
Paris, tâm tính của ông nồng nhiệt đến mức ông có thể yêu
tình nhân tới ba lần một ngày, thậm chí phải uống cả thuốc
giảm cường độ nam tính mới yên tâm để ngồi sáng tác.
Trong khi đó thì theo lời kể của cha mẹ nhà văn,
Hemingway bắt đầu hò hẹn với bạn gái ở độ tuổi khá muộn,
khi đã học ở lớp cuối cấp trung học. Có lần Hemingway đã



so sánh việc yêu đương của ông như đi xe đạp và bảo, càng
làm nhiều thì càng trở nên thiện nghệ hơn... Nhà văn là
người có tính gia trưởng rất nặng trong quan hệ với những
người phụ nữ yêu quý của mình. Ông đã luôn cho rằng, giới
mày râu phải điều khiển tiến trình diễn ra các quan hệ thể
xác. Ba trong số bốn người vợ của ông đã đồng tình với ý
kiến này nhưng chỉ có người vợ thứ ba, Martha Gellhom đã
kịch liệt phản đối. Sau này chính bà Gellhom đã nói rằng,
“bố” Hemingway chẳng có phẩm chất gì khác ngoài việc viết
văn hay... Về phần mình, Hemingway sau này cũng nói rằng,
cuộc hôn nhân giữa ông với Gellhom là “sai lầm lớn nhất
trong đời”...
Cần cù bù mọi thứ
Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng toàn thế giới,
Hemingway nhiều năm hành nghề báo. Lối tư duy và làm
việc của một phóng viên bẩm sinh đã khiến cho ngòi bút của
ông trở nên khác lạ, gần như trở thành đặc trưng cho phong
cách tiểu thuyết thời hiện đại, vô cùng gần gũi với báo chí.


Có lần Hemingway đưa cho nhà báo Nga Henryk Borovik,
một người bạn của ông, xem tờ giấy trong đó có ghi những
hàng chữ số. Với vẻ rất nghiêm túc, ông nói rằng đấy là bảng
thống kê của ông - cuối mỗi ngày (Hemingway làm việc hàng
ngày từ 5 giờ sáng tới 1 giờ chiều), ông đếm xem mình đã
viết ra được bao nhiêu chữ. Trung bình mỗi ngày
Hemingway viết được khoảng 700-800 từ tiếng Anh. Cũng có
một ngày ông chỉ viết được 208 chữ - bên cạnh con số thống
kê này ông ghi: “Có những lá thư vụ việc cấp thiết”. Ông tự
bào chữa cho mình trước bản thân! Như ông tự nhận xét,

ông từ lâu “đã bán mình cho nề nếp kỷ luật cá nhân”. Không
gì có thể bắt ông không làm việc. Ngay trong thời gian chiến
tranh ở Tây Ban Nha, ông vẫn ngồi một mình ở Madrid
trong khách sạn vắng hoe để đều đặn viết bài cho chuyên
mục thường kỳ “Cột thứ năm”.
Sự thật nghệ thuật cao hơn


Từng có hai nhà báo Pháp tung ra giả thuyết, Gregoryo
Fuentes, một người đánh cá ở làng chài Kojima (Cuba) đã
kể lại cho Hemingway cốt truyện Ông già và biển cả. Tuy
nhiên, sau khi tác phẩm này được hoàn thành, nhà văn lại
quên đi nguyên mẫu của mình. Fuentes về sau gần như trở
thành một VIP của làng chài. Ông cụ tham gia vào đủ các
hoạt động tưởng niệm Hemingway sau khi nhà văn đã mất.
Fuentes qua đời ngày 14/1/2002, ở tuổi 105.
Hemingway có vẻ như không đồng tình với việc Fuentes cứ khăng khăng nhận mình là

nguyên mẫu cho nhân vật chính trong Ông già và biển cả.
Theo chứng nhận của nhà báo Borovik, dường như
Hemingway từng nhận xét về Fuentes như sau: “Tay đánh
cá ấy nói bá láp đấy. Ông ta làm nghề chài lưới kém lắm. Tôi
có lấy của ông ta một chữ nào đâu. Ông ta vì muốn có được
vài ba đô của mấy phóng viên nên cứ tự nhận mình là
nguyên mẫu Ông già trong truyện của tôi”.
Theo lời kể của Borovik, Hemingway đã nói rằng: Ông già
và biển cả là tác phẩm duy nhất mà ông đã viết xong rất
nhanh và rất dễ dàng:
- Tôi không nhớ là đã mất mấy ngày, nhưng tôi viết lẹ lắm.
Nhưng trước đó tôi đã nghĩ về cốt truyện này cả 13 năm. Khi

vụ việc xảy ra ở làng chài Kojjima, tôi quyết định viết truyện
ngắn. Tuy nhiên, tôi đã hiểu ngay rằng, sẽ không thành công
nên quay sang tìm hiểu về làng chài đó. Điều này theo đúng
lý thuyết của Stanislavsky: người diễn viên có nhiệm vụ nói
hai câu thôi nhưng cần phải biết mọi điều xung quanh nhân
vật của mình. Còn nguyên mẫu ư? Sự thật nghệ thuật phải
mạnh mẽ hơn sự thật đời sống - nhà văn phải mang tất cả


những “sự thật” mà anh ta đã nhận thấy ở cuộc đời, ghép
kiến thức và quan sát cá nhân để tạo ra sự thật của mình.
Khi hay tin mình được trao giải Nobel Văn học nhờ tác
phẩm Ông già và biển cả, nhà văn đã bật cười và kể lại rằng:
sau khi tiểu thuyết Bên kia sông, dưới bóng cây của ông bị
giới phê bình văn học đồng giọng chê bai, ông đã quyết định
“lập thân tối hạ thị văn chương” và thề sẽ không viết thêm
tác phẩm nào nữa. Tuy nhiên, vài năm sau đó, do quá túng
thiếu và bị các chủ nợ truy nã, ông quyết định viết một
truyện ngắn để kiếm tiền vượt khó. Thế là xuất hiện Ông già
và biển cả. “Từ đó trở đi tôi đã tự hỏi mình, có khi sự túng
thiếu mới có thể tạo cho nhà văn đủ cảm hứng để viết nên
những tác phẩm lớn?”.
Chân lý nằm trong rượu
Hemingway thích uống rượu. Ông giải thích: “Tôi ngồi vào
bàn viết từ sáng. Rồi sau đó, để khỏi bị ám ảnh bởi những gì
vừa viết, tôi bắt đầu uống rượu và chỉ như thế mới cảm thấy
mình được nghỉ ngơi một chút. Chứ không thì có thể hoá dại
khi ta cứ phải nghĩ về mọi việc tiếp diễn với các nhân vật,
chàng sẽ nói gì và nàng sẽ đáp lại như thế nào...”.
Có lần Hemingway ngồi trong quán rượu cùng vợ. Bỗng có

một phóng viên của một tạp chí Mỹ nào đó vào, trông thấy
ông, hồ hởi tới mời ông cụng ly. Ông từ chối: “Không, tôi
đang trong chế độ kiêng!”. “Sao lại kiêng, tôi thấy anh cũng
đang cầm ly rượu cơ mà?”. Hemingway đáp: “Tôi có chế độ
kiêng đặc biệt - tôi không uống rượu cùng những kẻ vớ
vẩn!”. Tay phóng viên tím mặt không nói vì nhà văn không


quên những “ân oán giang hồ” với những cây bút mà ông coi
thường về nghề nghiệp và nhân cách...
Sống phải khoẻ
Sinh thời, Hemingway luôn luôn cố gắng tỏ ra ông là một
nhân cách mạnh. Các nhân vật của ông cũng toàn những
người rất có cá tính và mạnh mẽ cả về tinh thần lẫn thể xác.
Với Hemingway, có khoẻ mới đáng sống. Có lạc quan mới
đáng sống. Nhưng cuối đời ông, mọi sự không còn như ý ông
nữa. Ông có quá nhiều kẻ đố kỵ, vu cáo. Những vết thương
cũ cũng làm cho ông khốn đốn. Vậy nên ý nghĩ tự sát đã ám
ảnh ông. Có lần ông định nhảy ra ngoài máy bay nhưng may
thay, cửa sổ không mở...
Mùa hè năm 1961, Hemingway đã bất ngờ tự sát bằng súng
sau khi từ bệnh viện về. Cha ông cũng đã dùng súng tự sát ở
tuổi 40. Về sau, cháu gái ông, Margaux, cũng tự sát, vào
đúng ngày 2/7/1996. Dường như có một gen di truyền u ám
nào đó…

Home Nghiên cứu VH nước ngoài & VH so sánh Tiếp
cận tác phẩm Hemingway từ tính đồng dạng của nhân vật
Tiếp cận tác phẩm Hemingway từ tính đồng dạng của
nhân vật

Thứ năm, 24 Tháng 9 2009 12:09 Nguyễn Hữu Hiếu


Thế giới nghệ thuật của Ernest Hemingway là độc đáo
và đa nghĩa. Nó cho phép người đọc tiếp cận từ nhiều
hướng khác nhau. Tiếp cận từ tính đồng dạng của nhân
vật là cách đánh giá tính thống nhất và đa dạng của tác
phẩm của ông.
***
Đọc liên văn bản đã được người ta nhắc đến nhiều khi
nói về trường hợp nhà văn hiện đại Mỹ Ernest Hemingway
(1899-1961). Cơ sở của cách đọc đó bắt nguồn từ chính
cấu trúc của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật ( cả truyện ngắn
và tiểu thuyết ) mà nhà văn đã tạo ra. Có một mô hình
nhân vật đồng dạng trong tác phẩm của ông, có khi là
nhân vật lặp lại, kiểu nhân vật Nick Adams, có khi là
những nhân vật được xây dựng dựa trên những motif đã
có, được sáng tạo lại và mở rộng phạm vi ý nghiã. Tiếp
cận tác phẩm Hemingway từ tính đồng dạng cuả nhân vật
có ý nghiã làm rõ tính phong phú và nhất quán trong
phong cách nghệ thuật và ưu thế riêng của Hemingway
ở khả năng quan sát và thể hiện đời sống.
Trừ tác phẩm đầu “Ba truyện ngắn và mười bài thơ”
(1923), trong tập truyện đầu tiên đáng chú ý “Trong thời


đại chúng ta” (In our time, 1925), một cuốn sách gồm
nhiều truyện ngắn, nhân vật Nick đã xuất hiện như một dự
báo, một tiên cảm về những vấn đề của đời sống mà sau
này Nick và các nhân vật khác sống trong đó. Sau “Trong

thời đại chúng ta”, trong các tập truyện “Đàn ông không có
đàn bà” (Men without Women, 1927), rồi “Kẻ chiến thắng
chẳng có gì” (Winner take nothing, 1933), nhân vật Nick
lại tái xuất hiện với những trường hợp khác nhau. Trong
những tập truyện trên, một số truyện viết về Nick đáng
chú ý như “Trại người da đỏ” (The Indian camp), “Bác sĩ
và người vợ” (The doctor and the doctors wife), “Người
chiến đấu” (Battler), “Những kẻ giết người” (The Killers)….
Trong gần một trăm truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện
ngắn Hemingway “ có một khối lượng lớn truyện trong đó
nhân vật Nick xuất hiện : 13 truyện hoàn chỉnh, 08 phác
thảo và 02 chương trong “ trong thời đại chúng ta “ ( phần
tác giả còn để chữ in thường). Sự tái xuất hiện của Nick
tự nó có giá trị khẳng định ý nghĩa của nhân vật. Tuy
nhiên vấn đề ở đây không dừng lại ở sự xuất hiện nhiều,
tần số xuất hiện dày cuả nhân vật cùng tên, mà quan
trọng hơn là sự lặp lại ở mức độ khác nhau trong nội dung
hình tượng các nhân vật cùng tên ấy, và trong những
hoàn cảnh xuất hiện khác nhau ý nghiã cụ thể của mỗi
câu chuyện được xác định. Ở câu chuyện đầu tiên “Trại
người da đỏ”, Nick xuất hiện là một cậu bé ngây thơ, hồn
nhiên, có mặt cùng bố là một bác sĩ trong vụ cứu sống
một người phụ nữ da đỏ đang quằn quại đau đớn khi sinh
con. Như đã nói, ở đây nhân vật Nick xuất hiện giống như
một sự dự báo về tình trạng con người phải đối diện với
những điều kinh khủng nhất. Để cứu sống được người mẹ
và đứa con, ông bố đã phải mạo hiểm dùng con dao bỏ


túi, không có phương tiện gây mê; mặc dù người phụ nữ

la hét dữ dội, ông ta vẫn tiến hành giải phẫu để cứu hai
mẹ con chị. Hemingway đã để nhân vật được chứng kiến
những trạng huống éo le và kinh khủng đến tột độ : người
phụ nữ nằm giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết, còn
Nick thì đóng vai trò phụ giúp cầm chiếc chậu dính đầy
máu trong khi người bố tiến hành phẫu thuật. Chưa hết,
một cảnh tượng rùng rợn hiện ra trước cậu ta: người
chồng của người đàn bà da đỏ do không chịu đựng được
những điều kinh khủng và trong tình trạng bất lực đã tự
giết mình bằng lưỡi dao cạo trên một chiếc giường treo.
Đó là những ám ảnh đầu tiên mà Nick được chứng kiến
như vai trò của một nhân chứng. Từ đây, từ một chú bé
hồn nhiên ngây thơ, Nick bước vào một thế giới khác, thế
giới của những điều khủng khiếp mà cậu ta chưa từng
gặp.
Ở những câu chuyện khác như “Những kẻ giết người”,
“Chỗ tốt lành cuối cùng”, “Người chiến đấu”.... Nick lại
xuất hiện có khi là nhân chứng, có khi là nạn nhân của
những sự khủng khiếp tương tự như những điều anh ta
đã gặp. Trong “Những kẻ giết người”, nhân vật lạc lõng
trong một thế giới, nói đúng hơn là một tổ quỉ, giữa một
đám những tay ganster và chứng kiến họ đang tính toán
để giết một người đàn ông Thụy điển Ole Anderson vì
những lý do chẳng vào đâu. Cũng như nhiều truyện khác,
trọng tâm của câu chuyện này là thái độ của Nick trước
các sự kiện chứ không phải những sự kiện được mô tả.
Nick đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chưa hiểu
vì sao Anderson bị giết đã phải sững sờ vì thái độ thản
nhiên của anh ta, khi anh ta từ chối chạy trốn cái chết
đang đe dọa và chấp nhận nó như một mặc nhiên. Nick



đứng trước một thế giới đầy những phi lí, càng khám phá
anh ta càng bất lực. Nick chỉ biết chắc một điều: anh ta
đang bị vây bủa trong thế giới này. Trong “Nguời chiến
đấu” (có bản dịch “Gã võ sĩ”) nhân vật cũng có tâm trạng
gần như vậy khi anh ta bất ngờ bị người gác phanh tàu
làm bật ra khỏi toa tàu chở hàng, sau đó Nick tiếp xúc với
gã võ sĩ dị dạng, mất trí trên mình đầy thương tích. Ở
truyện ngắn “Chỗ tốt lành cuối cùng” Nick lại xuất hiện
cùng đứa em gái trong cuộc chạy trốn sự truy lùng của
chính quyền, ở đó nhen nhóm nỗi khao khát của con
người về một sự bình yên.... Nick cũng xuất hiện trong
những tư cách rất khác nhau, có khi là một đứa bé còn
ngây thơ, khi là một chàng thanh niên, có khi lại là người
dạn dĩ đã từng chứng kiến và là nạn nhân của chiến tranh
thế giới lần thứ nhất..., nhưng nhân vật này hầu như đều
xuất hiện và vận động trên một cái nền chung: chịu đựng
những đau đớn mất mát về tinh thần hoặc thể xác, mang
theo những ám ảnh triền miên trước bạo lực, hoặc sống ở
trong môi trường đầy sự đe dọa và luôn phải đối diện với
bạo lực và cái chết. Khi đặt nhân vật trong thế đối diện với
những vấn đề gai góc của cuộc sống, Hemingway đã tạo
cho nhân vật của mình những “trường hoạt động”, mà ở
đó buộc con người phải luôn căng ra trong sự chịu đựng,
những nỗi ám ảnh, từ đó những tra vấn về cuộc sống xuất
hiện. Chung quanh nhân vật Nick bao trùm bởi một bầu
không khí của những sự bất an, của những đe doạ tiềm
ẩn chỉ rình rập hủy diệt con người, của những điều tồi tệ
kinh khủng. Trong thế giới đầy những sự bất an đó Nick

có điều kiện quan sát và phần nào bằng sự nhạy cảm,
anh ta biểu hiện một cách kín đáo thái độ của mình đối với
cái thế giới mà anh ta đang sống. Có người cho rằngNick


có dáng dấp của một nhân vật tự thuật, là một hóa thân
khá hoàn hảo một phần cuộc đời của Hemingway. Tuy
nhiên không hoàn toàn như vậy mặc dầu khi qui chiếu một
cách giản đơn tiểu sử nhà văn và nhân vật có những điểm
gần gũi, bởi vì tuy có những liên hệ tương ứng, nhưng ý
nghĩa hình tượng được mở rộng hơn nhiều, liên quan chủ
yếu đến phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Trong văn học Mỹ, Hemingway cũng như William
Faulkner, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như
“Sartoris”, “Âm thanh và cuồng nộ” (The Sound and the
Fury), “Khi tôi đang hấp hối” (As I lay dying), “Thánh
đường” (Sanctuary), “Nắng tháng tám” (Light in August),
“Absalom, Absalom!”... được mệnh danh là những người
có phong cách nghệ thuật độc đáo (stylist), có ảnh hưởng
nhiều đến thế hệ nhà văn đương thời và sau đó. Giống
như W. Faulkner, Hemingway có thiên hướng đi sâu vào
những phần gai góc nhất của cuộc sống, có thế mạnh
trong việc thể hiện những mảnh đời có màu sắc bạo lực,
liên quan đến những căng thẳng thần kinh và sự chịu
đựng của con người. Thiên hướng này ít nhiều có làm
chúng ta nghĩ tới những trải nghiệm cá nhân của nhà văn,
một con người mạnh mẽ, sôi nổi, ham thích những hoạt
động cần sự dũng cảm, giàu nam tính ( đấm bốc, săn thú
lớn, từng tham gia chiến tranh...). Nhưng những liên hệ đó
không phải là nhân tố chính tạo nên những đặc tính của

nhân vật trong tác phẩm Hemingway. Nếu có chăng thì
những hoạt động ngoài đời của nhà văn sẽ góp phần làm
gia tăng cường độ những ấn tượng về cuộc sống nằm
trong thiên hướng sự quan sát hiện thực của ông. Khi đặt
Nick vào môi trường đầy những căng thẳng như thế, nhà
văn hiện thực Hemingway muốn thu hẹp sự quan sát vào


một phần rất xác định cuả đời sống, dồn hết nhãn lực vào
đó với mục đích tạo ra những hình tượng nghệ thuật gây
được ấn tượng mạnh về cái hiện thực mà con người trong
kỷ nguyên hiện đại đang phải đối diện. Cách làm đó cuả
nhà văn tạo khả năng huy động sự chú ý cao độ cuả
người đọc. “Đời sống được quan sát từ một khe hở cuả
bức tường”, theo cái cách cuả Hemingway có tác dụng
tạo ra hiệu quả nghệ thuật ấy. Nick Adams là hình tượng
nghệ thuật đầy thuyết phục về mối bận tâm của
Hemingway đối với số phận con người. Anh ta là nạn
nhân trong cái - như người ta thường nói - kỷ nguyên của
nhạc jazz và thế kỷ sắt thép. Những lo âu căng thẳng và
những mất mát đau đớn của Nick giống như lời đáp đầy
hài hước của tác giả với câu nói “Hãy mang lại hòa bình
trong thời đại chúng ta” (give peace in our time) mà chính
tác giả đã ý thức được khi đặt tên cho tác phẩm đầu tiên
của mình.
Sự lặp lại của hình tượng nhân vật Nick có thể làm
chúng ta liên tưởng đến hiện tượng nhân vật tái xuất hiện
trong văn học thế kỷ trước ở một số nhà văn hiện thực
lớn, khi các nhà văn có ý thức sáng tạo loại nhân vật này
để làm tăng dung lượng cuộc sống được phản ánh, nâng

cao tính đồ sộ sử thi của tiểu thuyết cổ điển. Trong bộ
“Tấn trò đời” của H. Balzac xuất hiện nhiều nhân vật khá
tiêu biểu, kiểu như nhân vật De Rastignac hay Vautrin....
Tuy nhiên, chủ đích nghệ thuật của Balzac và Hemingway
có sự khác biệt. Balzac dùng các nhân vật lặp lại, tạo cho
nó một trường hoạt động rộng rãi, ở đó nhân vật đóng vai
trò làm chất keo kết dính các bức tranh đời sống lại với
nhau, tạo nên một công trình kiến trúc hoàn chỉnh - bộ
“Tấn trò đời”, phản ánh một cách đầy đủ nhất bằng nghệ


thuật chân dung của một xã hội duy nhất: nước Pháp nửa
đầu thế kỷ XIX. Với Hemingway, điều quan trọng đối với
ông không phải qui mô đồ sộ của tiểu thuyết và dung
lượng đời sống được phản ánh trong đó, mà ông muốn
qua những cuốn sách cuả mình độc giả phải nhận được
những thông điệp về đời sống, để “nó có thể đi sâu vào
tiềm thức người đọc và trở thành một bộ phận trong kinh
nghiệm cá nhân cuả bản thân ho” {[] Hoàng Nhân, “Ba
nhà văn hiện đại, nxb Trẻ, 1989, tr.237.]. Sự tái xuất hiện
cuả Níck với những motif ít biến đổi đã làm tăng thêm ấn
tượng cuả người đọc đối với tình thế cuả con người trong
thế kỷ hiện tại. Đương nhiên sự khác biệt giữa
Hemingway so với các tác gia hiện thực cổ điển
( như Balzac) có sự chi phối cuả yếu tố thời đại, thể loại
văn học và cả màu sắc dân tộc nữa ( Hemingway đươc
xem là một trong những nhà văn Mỹ tiêu biểu nhất cuả
văn học hiện đại ). Sự so sánh cho ta thấy rằng sự xuất
hiện trở lại nhiều lần của một nhân vật xuất phát từ lý do
sâu xa trong ý thức nghệ thuật của nhà văn và mối bận

tâm thường xuyên của ông đối với những vấn đề nóng hổi
của đời sống, trong đó những kinh nghiệm cá nhân của
cuộc đời hoạt động sôi nổi của tác giả có ý nghĩa làm cho
khả năng biểu hiện của nhà văn thêm sung mãn.
Nick không chỉ là nhân vật tái xuất hiện mà còn đóng
vai trò nhân vật gốc trong sáng tác của Hemingway, mà
rất nhiều nhân vật chính trong các tác phẩm khác là
những biến thể khác nhau, tạo nên một hệ thống các nhân
vật vừa đa dạng nhưng lại vừa thống nhất trong tác phẩm
của ông. Philip Young, một người nghiên cứu khá toàn
diện và sâu sắc về sáng tác của Hemingway, khi nói về
câu chuyện đầu tiên có Nick xuất hiện, truyện “Trại người


da đo” ( The Indian camp ), đã chỉ ra một cách xác đáng
ý nghĩa của nhận vật này trong sáng tác của ông.
Đồng thời P. Young cũng gợi ra một khía cạnh có ý
nghĩa về cách tiếp cận phổ biến đối với sáng tác của nhà
văn này: truyện “Trại người da đỏ” “tiết lộ một phần lớn
những gì mà tác giả của nó đã làm trong ba mươi lăm
năm cầm bút của ông ta... Hemingway không quan tâm
hàng đầu đến những sự kiện rùng rợn mà lại chú ý tới tác
động của những sự kiện đến đứa trẻ, người đã chứng
kiến những sự kiện đó” [[] Philip Young, “Bảy nhà văn hiện
đại Mỹ”, 1968, tr. 147.2 ] .
Thực tế tác phẩm cuả Hemingway cho thấy có một
quan hệ đồng dạng giữa Nick và nhiều nhân vật chính
khác, thậm chí có nhân vật giống như được nhà văn xây
dựng dựa trên tiền thân trực tiếp từ nhân vật Nick. Các
nhân vật khác không những chỉ lặp lại một số motif hình

thức dễ nhận, mà cái chính là lặp lại ở những đặc tính bên
trong. Hầu hết các nhân vật đồng dạng này là những
người nhạy cảm, họ mang trong mình nỗi đau mất mát,
phải đối diện với những tình huống căng thẳng, thậm chí
đối diện với cái chết... Em bé trong “ Một ngày chờ
đợi”cũng hồn nhiên, ngây thơ như Nick trong “ Trại người
da đỏ”, ám ảnh và chờ đợi cái chết trong suốt một ngày
chỉ vì cơn sốt mà em chưa phân biệt được độ C và độ F.
Ông thiếu tá đau đớn khi nghĩ tới cái chết cuả người vợ
trẻ và những thương tích vì chiến tranh trên bàn tay cuả
mình, thầm lặng ước mơ về một thế giới hoàn hảo từ
khung cửa một bệnh viện quân đội ( Ở một xứ khác ). Một
ông già ngồi trầm ngâm dường như bất động để nhìn và
nghĩ về cơn lốc chiến tranh đang có nguy cơ cuốn đi tất
cả ( Ông già ngồi bên cầu ). Một ông già khác đã có lần tự


tử không thành đang tìm một góc bình yên trong quán
café nhỏ ( Một nơi sạch sẽ và sáng suả ). Anh chàng đi
săn Francis Macomber vừa tìm được khoảnh khắc hạnh
phúc cuả sự dũng cảm thì cái chết oan nghệt đã định đoạt
số phận anh ta ( Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi cuả
Francis Macomber).... Đó là những nhân vật rất tiêu biểu
trong truyện ngắn, dù ít nhiều, ở mức độ đậm nhạt khác
nhau, đều có liên quan với nhân vật gốc Nick Adams.
Trong tiểu thuyết, do khuôn khổ thể loại, bóng dáng
nhân vật Nick trở lại nhiều ý nghiã hơn. Tiểu thuyết “ Mặt
trời cũng mọc “ ( The Sun also rises, 1926 ), nhân vật
chính Jake Barker chưa xa nhiều so với nhân vật Nick.
Anh ta đau khổ vì thương tích, bị tước đoạt sinh lực trong

chiến tranh. Những ám ảnh, sợ sệt theo anh ta vào cả
giấc ngủ. Tuyệt vọng vì bất lực, để bù lại, Jake chán
chường thả mình vào những cuộc vui, lúc câu cá, lúc lao
vào rựu chè say sưa và những quan hệ tình dục bừa bãi
với phụ nữ. Hành động cuả nhân vật trong cuốn sách là
sự buông thả, tự huỷ hoại, nhưng sâu xa nó giống như
một hệ quả tất yếu cuả chiến tranh mà nhân vật đã phải
gánh chịu.
Nhân vật Henry trong “Giã từ vũ khí” ( A Farewell
to Arms, 1929) là trường hợp tiêu biểu khác cuả sự trở lại
với nhân vật Nick. Cần thấy rằng trước khi viết cuốn tiểu
thuyết này Hemingway đã có một số phác thảo ngắn về
nhân vật có tên Nick. Trừ phần nói về tình yêu Henry và
Catherine, nếu làm một công việc gọi là mô hình hoá nhân
vật, thì Nick và Henry trên những nét cơ bản có nhiều
điểm tương đồng. Giống như Henry, Nick cũng mang trên
mình thương tích chiến tranh, cũng đau khổ căng thẳng
và cuối cùng đào thoát khỏi cuộc chiến. Từ phác thảo đến


tiểu thuyết, Hemingway đã thể hiện một con người dường
như đã đi đến tận cùng của sự bất hạnh: Henry bị thương,
nỗi đau ám ảnh anh trong những đêm không ngủ hoặc có
ngủ cũng chập chờn trong ác mộng. Tình yêu Henry và
Catherine là tình yêu khá đẹp. Anh chờ mong đứa con
được sinh ra nhưng rồi vợ chết và tất cả kết thúc trong bi
kịch. Henry là hình tượng tập trung, cô đọng những bất
hạnh của con người, là đỉnh cao tính chất nạn nhân của
con người trong chiến tranh ở tác phẩm của Hemingway.
Ngoài những hình tượng tiêu biểu trên, những ám ảnh

về đời sống mà Nick mang lại còn tái xuất hiện ở một số
nhân vật khác, như Harry Morgan trong “Có và không có”
(To Have and Have not, 1937), Robert Jordan trong
“Chuông cầu hồn cho ai” (For whom the bell tolls, 1940),
ông lão Santiago trong “Ông già và biển cả” (The Old man
and the Sea, 1952). Nhìn các nhân vật trong tác phẩm của
Hemingway trong mối liên hệ bên trong như thế ta thấy rõ
ràng rằng đằng sau những trang viết tưởng chừng rời rạc,
những tác phẩm có vẻ độc lập, lại được nối kết bởi mối
quan tâm chủ đạo của Hemingway về thân phận con
người trong một bối cảnh đầy bất trắc, con người luôn
đứng trước nguy cơ của sự phá hủy. Họ là những người
mất mát, cái mất là chủ yếu, cái được chỉ có trong khoảnh
khắc, kiểu như tình yêu Henry - Catherine (Giã từ vũ khí),
Francis Macomber (Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của
Francis Macomber), hay như Harry Morgan trong “Có và
không có”, từ một người đàn ông tốt nhưng bất lực, đã
phải từ bỏ cuộc sống lương thiện để trở thành kẻ sống
ngoài vòng pháp luật và kết thúc bằng cái chết khi vừa kịp
nhận ra một chân lý trong đời: con người không thể tồn tại
một cách cô độc. Nhìn chung, họ là những con người của


sự cô đơn, đã và đang chịu đựng hoặc sẽ phải chịu đựng
sự phá hủy ghê gớm. Họ là một dạng của nhân vật vỡ
mộng, đã ít nhiều trải qua và cảm nhận được phần bi đát
của hoàn cảnh mà họ sống trong đó. Nhận xét tổng quát
về sáng tác của Hemingway, Philip Young cho rằng : thế
giới của Hemingway là một thế giới mà trong đó “mọi thứ
không lớn lên, không sinh hoa kết trái mà là một thế giới

bùng nổ, đổ gãy, phân hủy, hoặc xói mòn” [ [] Philip Young,
sđd, tr. 176.].
Tuy vậy cách nhìn của P. Young trong lời nhận xét trên
là chưa đầy đủ. Từ nhân vật Nick đến một bộ phận các
nhân vật khác trong tác phẩm Hemingway, mặc dầu tác
giả vẫn lặp lại một số chi tiết của nhân vật gốc, song đó
không phải là sự trùng khít, sự chồng thêm lên, mà là một
mô hình vận động và luôn mở rộng, bồi đắp thêm những ý
nghĩa mới. Mỗi khi các nhân vật của Hemingway đối diện
với những đau đớn, bất hạnh, thậm chí là cái chết thì đó
chính là lúc ý thức về hạnh phúc, về một sự bình yên và
những điều tươi sáng về cuộc sống xuất hiện ở họ. Ý thức
này có khi được trình bày trực tiếp, có khi người đọc phải
suy luận từ logic các sự kiện và số phận nhân vật, từ đằng
sau hay bên dưới những điều được nói tới. Các nhân vật
như Krebs (Người lính trở về), ông già (Ông già ngồi bên
cầu), Francis Macomber (Cuộc đời hạnh phúc ngắn
ngủi....), viên thiếu tá (Ở một xứ khác)... cho đến những
nhân vật trong tiểu thuyết như Jake Barker (Mặt trời cũng
mọc), Robert Jordan (Chuông cầu hồn cho ai), Henry (Giã
từ vũ khí), ông lão Santiago (Ông già và biển cả)... các
nhân vật không chỉ là những người chỉ có mất mát, căng
thẳng, cô đơn hay phân hủy mà họ còn là những con
người tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời, khao khát giao cảm và


thầm lặng mơ ước về phần ánh sáng của thế giới. Cuộc
đời nhân vật Henry kết thúc trong đổ vỡ, nhưng con
đường mà anh ta đã đi là từ một kẻ đồng lõa với chiến
tranh đến một con người vùng vẫy, tìm mọi cách đào thoát

khỏi cuộc chiến đó khi đã ý thức được tính phi nghĩa,
phản nhân văn của nó. Nên nhớ rằng tác phẩm “Giã từ vũ
khí” được viết từ 1929, khi Hemingway còn chưa chuyển
hướng mạnh mẽ sự quan sát của mình vào phần ít bi đát
hơn của tâm hồn con người và cuộc sống, nên sự tồn tại
một khoảng cách lớn giữa Henry và Robert Jordan hoặc
Santiago là dễ hiểu. Robert Jordan trong ba ngày đêm
sống trong chờ đợi cái điều mà anh ta ý thức rất rõ mình
sẽ bị phá hủy là cái chết, nhưng anh ta vẫn chứng minh
lòng trung thành của mình trong sứ mệnh phải phá bỏ
chiếc cầu chiến lược. Độ lớn của hình tượng và ý nghĩa
của tác phẩm không phải ở chỗ Robert Jordan là người
anh hùng không sợ chết, mà ở chỗ anh biết vượt lên trên
nỗi sợ hãi đó, anh đã tìm thấy ý nghĩa sự hy sinh của
mình, những giá trị đích thực của sự sống và cái chết mà
anh đang đối diện. Nhân vật đã mường tượng ra một thế
giới khác mà anh ta đang chiến đấu và hy sinh vì nó. “Thế
giới thật là đẹp và đáng để cho mình chiến đấu vì nó và
mình thật ghét phải rời bỏ cái thế giới này” (Chuông cầu
hồn cho ai, tr.367); Robert Jordan mơ về Madrid, nơi trong
ước ao của anh, có khách sạn Gaylo, ở đó anh được
cùng người yêu Maria sống trong niềm vui và cuộc sống
tràn đầy ánh sáng.
“Ông già và biển cả” vẫn là sự tiếp tục những gì mà
Hemingway đã có được, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là:
nếu Robert Jordan là một thể nghiệm về con người trong
sự giành giật giữa sự sống và cái chết thì Santiago lại


nằm trong một thể nghiệm mới - khả năng chịu đựng hiểm

nguy và đau đớn của con người, để từ đó Hemingway
chứng minh cho sự chiến thắng của lòng tin, nghị lực và ý
chí lớn lao của họ.
Như vậy, từ nhân vật gốc đến các nhân vật được triển
khai đồng dạng trong tác phẩm Hemingway có mối liên hệ
bên trong rất rõ rệt. Xét về đặc điểm, nội dung các hình
tượng, chúng vừa có sự ổn định bền vững, vừa có sự mở
rộng, biến đổi. Cơ sở của mối liên hệ bên trong đó bắt
nguồn từ nhận thức, thái độ của nhà văn đối với những
vấn đề của cuộc sống, mà theo Hemingway đó là cái hiện
thực liên quan nhiều nhất đến con người trong thời đại
chúng ta. Hai mặt ổn định và mở rộng, bền vững và biến
đổi trong hệ thống các hình tượng nghệ thuật của
Hemingway phần nào phản ánh tính nhất quán và linh
hoạt giàu màu sắc trong phong cách nghệ thuật của ông.
Một nhà văn lớn, một tác phẩm lớn là nhà văn và tác
phẩm không bao giờ nói hết. Tiếp cận trong cái nhìn tổng
thể và những mối liên hệ các hình tượng là một cách góp
phần tìm hiểu chân xác hơn những điều mà Hemingway
đã nghĩ và đã làm trong sáng tác của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The collected stories by Ernest Hemingway, Edited and
introduced by James Fenton, Everymans Library, London,
1995.
2. Seven modern American novelists, Edited by William
Van Ơ Connor, MENTOR BOOKS are published in The
United States by The New American Library, Inc., 1968.



3. The American Writer and The European tradition, Edited
by Margaret Denny and William H. Gilman, University of
Minnesota Press, 1964.
4. Boris Suskov, Số phận lịch sử của chủ nghiã hiện
thực, NXB Tác phẩm mới, Hà nội, 1982.
5. Hoàng Nhân, Ba nhà văn hiện đại, NXB Trẻ, 1990.
6. Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, NXB Giáo dục,
1997.
(In trong Hemingway - Những chân trời nghệ thuật, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, 2000)

HEMINGWAY
Hemingway
(1899 – 1961)
1. Hemingway - huyền thoại giữa cuộc đời
Anh là người trung thực nhất đời
Từ trận đánh anh trở về mang nỗi đau
cháy bỏng
Anh lên đạn khẩu Willecheste cổ lỗ
Chỉ bắn nỗi đau kia đâu bắn tấm lòng
mình
( Evgheni Evtushenko)


Ngày 2 tháng 7 năm 1961, cả thế giới bàng hoàng trước tin
Hemingway – “Một con người có thể bị huỷ diệt nhưng không
thể bị khuất phục” – đã tự sát bằng khẩu súng săn của mình.
Trong suốt 62 năm tồn tại, nhà văn, nhà báo đồng thời cũng là
người chiến sĩ Hemingway đã gióng lên hồi chuông ngợi ca
lòng dũng cảm phê phán cái xấu trong cuộc đời. Giữa những

làn khói đạn ngất trời, Hemingway đã làm đẹp con người.
Giữa biển sóng mù khơi, Hemingway tôn vinh giá trị con người.
Và như ngôi sao chổi băng qua thế kỷ XX, Hemingway đã đi vào
lịch sử văn học như một huyền thoại giữa cuộc đời thường.
Ngược dòng thời gian, ngày 21 tháng 7 năm 1899, thị trấn
nhỏ bé Oak Pak đón chào tiếng khóc đầu đời của một cậu bé
mà sau này sẽ làm rạng danh cho nền văn học Mỹ. Cậu bé đó là
Ernest Hemingway. Sinh ra trong một gia đình trung lưu,
Hemingway chịu ảnh hưởng của cả cha lẫn mẹ. Nhưng về sau
thì ông càng thoát xa ảnh hưởng của cha mẹ ông. Nếu những
giai điệu tiết tấu từ những bản nhạc của người mẹ đã tạo ảnh
hưởng đến tiết điệu ngôn từ của nhà văn Hemingway sau này,
thì người cha lại khơi dậy trong chú bé Hemingway lòng yêu
thiên nhiên, thú vui săn bắn nhưng không đam mê giết chóc và
một lòng quả cảm tuyệt vời. Hemingway còn chịu nhiều ảnh
hưởng từ người cha cách giải thích sự vật, hiện tượng một
cách cực kỳ đơn giản và hấp dẫn. Điều này tạo nên dấu ấn
riêng trong phong cách tự sự Hemingway.
Năm 18 tuổi, Hemingway rời khỏi trường học và trởi thành
phóng viên cho một tờ báoKansas City . Tuy nhiên, cuộc sống ở
thành phố Kansas đã không giữ chân được chàng thanh niên
Hemingway. Khao khát một cuộc sống ở châu Âu đang trong


cơn binh lửa chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hemingway
xung phong vào quân đội nhưng do thị lực yếu nên chỉ được
nhập vào đội quân Hồng Thập Tự. Tại cuộc chiến này ông bị
thương nặng phải trở về hậu tuyến với 227 mảnh đạn trong
người.
Đến năm 1919, Hemingway trở về Hoa Kỳ, ông được đón

tiếp như một vị anh hùng song ông cảm thấy không thể nào
hoà nhập vào không khí nơi đây.
Vào năm 1920, ông đến Chicagô và cộng tác với tờ báo nổi
tiếng “Diễn đàn Chicagô”.
Tuy nhiên ở trong thời gian này trong ông là sự mò mẫm
thử nghiệm để định hình một phong cách trên bước đường
nghệ thuật. Những ngày sống ở Chicagô ông đã gặp và yêu
Hadly Richarson. Lễ cưới được tổ chức vào tháng 9- 1921.
Ước vọng xâm nhập thực tế mở rộng tầm nhìn luôn nhen
nhóm trong ông và đã được toại nguyện khi báo “Ngôi sao”
giao cho ông trọng trách làm phóng viên châu Âu.
Tháng 12 – 1921, ông sang Pháp và có dịp tiếp xúc với
nhiều văn nghệ sĩ Pari như Anderson, Getrrudestein…và chị
nhiều ảnh hưởng của họ khá rõ nét khi mới bắt đầu sáng tác.
Từ 1922, chủ nghĩa phát xít Mussolini thắng thế ở Ý,
Hemingway là một trong những nhà văn sớm nhận ra tai hoạ
của chủ nghĩa phát xít. Lúc bấy giờ có nhiều phóng viên Âu Mỹ xem Mussolini là chính khách lớn. Trái lại, Hemingway miêu
tả Mussolini là tên mị dân đã che dấu những âm mưu xấu xa
bằng chủ nghĩa yêu nước giả dối và thực sự là ngốc cho những


ai đem so sánh “hắn ta” với Napôlêông. Mặt khác, ông cũng
không đồng ý với những ai đánh giá thấp “hắn ta”.
Tháng 1- 1923, ông được cử đi Thuỵ Sĩ để thông tin về hội
nghị giải quyết xung đột Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kì. Thời gian nay, ông
lặn lội khắp chiến trường châu Âu để viết bài phản bác chiến
tranh, thể hiện quan điểm nhân đạo. Tác phẩm được coi là
đầu tay: Ba mẩu chuyện và mười bài thơ (1923), Trong thời đại
chúng ta (1924), một năm sau ông cho xuất bản ở Mỹ một tập
truyện ngắn cùng tên Trong thời đại chúng ta (1925).

Hemingway đã dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của môi trường
nghệ thuật của một số văn nghệ sĩ Pari đầu những năm 20
bằng những tác phẩm tiếp theo: Những thác nước mùa
xuân (1926) và khẳng định cá tính của mình trên con đường
sáng tạo văn học. Sáng tác thời kì đầu của Hemingway là
khuynh hướng phác thảo, gọn nhẹ. Những nguyên lý nghệ
thuật của ông là sự đúng đắn, giản dị.
Tuy nhiên, những tác phẩm trên chưa gây tiếng được tiếng
vang lớn, chưa tạo được tên tuổi Hemingway trong lòng độc
giả. Cho đến sau này, khi mà tài năng của ông đã thực sự vững
vàng, người đọc tìm thấy ở Hemingway một văn phong, kỹ
thuật tinh điệu, tự nhiên như nói chuyện, gọn gàng và sôi nổi.
Hàng loạt tác phẩm giá trị ra đời như: Mặt trời vẫn
mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929).
Sự nghiệp văn chương của ông không dừng lại ở ngay đó,
bằng sự lao động cần mẫn, miệt mài, hàng loạt các tác phẩm
có giá trị nối tiếp nhau ra đời: Chết vào lúc xế
trưa (1923), Những ngọn đồi xanh châu Phi (1935), Một nơi
sáng sủa và sạch sẽ (1933),Tuyết trên đỉnh Kiliman


Jarô (1936), Có hay không có (1937), Chuông nguyện hồn
ai (1940)
Năm 1960, bệnh tật đã giáng xuống người ông như một
quy luật tự nhiên của kiếp người, ông rời Cu Ba để về Mỹ
chữa bệnh. Sau 2 năm bị bệnh tật dày vò, tâm thần ông như bị
lạnh đần vì đau xót cho người nghệ sĩ trong một ngày, một giờ
không cầm viết được. Sự khủng hoảng, hụt hẫng trong tâm lí
của một “con người thừa” cứ bám riết lấy ông để rồi cuối cùng
là cái chết của ông vào ngày 2 – 7 – 1961.

Ernest Hemingway từ giã cõi đời – châu Mỹ cũng như thế
giới mất đi một nhà văn lớn, mất đi một con người biến mình
thành cuộc đấu tranh liên tục cho lí tưởng tự do, dân chủ. Ông
chết - một sự chấm dứt, ra đi vĩnh viễn của một nhà văn thiên
tài, để lại nỗi xót thương trong lòng người đọc.
2. Những đóng góp của Hemingway trong việc đổi mới
văn xuôi hiện đại
Đối với nhà văn chân chính, mỗi cuốn sách cần phải trở
thành những khởi đầu mới, nhằm đạt tới những gì mà trước
đây chưa đạt được. Người ấy luôn luôn làm cài gì mà trước
mình, người ta chưa làm hoặc ai đó đã định làm mà chưa kịp
làm và buộc phải đi xa hơn với những gì anh ta có thể đạt tới.
Bằng quan niệm này và qua những tác phẩm trong 40 năm cầm
bút của mình, Hemingway đã khẳng định vị trí của ông trên văn
đàn thế giới, một nhà văn tiến bộ và tiêu biểu của thế kỷ XX,
một trong những bậc thầy của tự sự văn xuôi hiện trong nền
văn học hiện đại.


×