Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ôn tập chuyên đề TĐC - NL ở ĐV sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.19 KB, 9 trang )

CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Ở ĐỘNG VẬT
1. TIÊU HÓA
1. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là:
I. Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào
II. Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học
trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
III. Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong
túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa
IV. Tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao.
A. II, III. B. I, IV. C. II, IV. D. I, III.
2. Trước khi nhai lại, thức ăn của động vật nhai lại chứa ở
A. Dạ cỏ. B. Dạ múi khế C. Dạ lá sách. D. Dạ tổ ong.
3. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở:
A. Ruột già. B. Miệng C. Dạ dày. D. Ruột non.
4. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là:
A. Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở
tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào.
C. Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá TĂ thành các chất đơn giản.
D. Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào.
5. Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở Thuỷ tức:
A. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể. Ở Thuỷ tức,
thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng.
B. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được
tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào.
C. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức,
thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào.
D. Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được
tiêu hoá nội bào. Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những chất đơn giản, dễ sử
dụng.


6. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào —> Tiêu hóa nội bào —> Tiêu hóa ngoại bào.
7. Điều nào sau đây không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào.
A. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
B. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).
C. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
D. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.
8. Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra:
A. ở miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. B. chỉ ở dạ dày.
C. ở miệng, dạ dày, ruột non. D. ở miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
9. Ruột non có các hình thức cử động cơ học nào:
I. Cử động co thắt từng phần. II. Cử động quả lắc. III. Cử động nhu động. IV. Cử động phản nhu
động
A. II, III, IV B. I, II, III, IV C. I, IIID. I, II, III
10. Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn?
A. Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột
B. Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipit, và prôtit
C. Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu
D. Các nhận định đưa ra đều đúng
11. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có một ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột. B. Trâu, bò, cừu, dê.
C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.. D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê..
12.Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt là
A. Nhai thức ăn trước khi nuốt. B. Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
C. Vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn. D. Chỉ nuốt thức ăn.
13. Thức ăn trong ống tiêu hoá ở thú ăn thực vật được tiêu hoá bằng cách nào?
A. Cơ học và sinh học. B. Cơ học và hoá học.

C. Hoá học và sinh học. D. Cơ học, hoá học và sinh học.
14. Chọn câu trả lời đúng khi nói về tiêu hóa xenlulôzơ. Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại,
thành xenlulôzơ của tế bào thực vật:
A. Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
B. Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
C. Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
D. Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ông tiếu hóa.
15. Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:
1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất
hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.
2. VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá protein và lipit trong dạ múi khế.
3. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho
động vật nhai lại.
A. 2, 3. B. 1, 2, 3. C. 1, 3. D. 1, 2.
16. Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì:
A. TĂ nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng lớn mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể.
B. Thành phần thức ăn chủ yếu là xenlulô khó tiêu hóa.
C. Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều các vitamin
D. Cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to.
17. Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ:
A. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu
B. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật
C. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành
D. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật
18. Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là ở:
A. Miệng, dạ dày, ruột. B. Răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài ruột, ruột tịt.
C. Răng, dạ dày, ruột non. D. Răng cửa, răng nanh, dạ dày.
19. Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích:
A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm.
B. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim

C. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi.
D. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt
20. Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ là do:
A- Gà không có răng nên ăn nhầm B- Ăn để bổ sung các chất
C- Dạ dày có lớp cơ khoẻ để tiêu hoá D- Trợ giúp cho quá trình tiêu hoá cơ học
21. Diện tích bề mặt hấp thụ của lông ruột tăng lên hàng nghìn lần là do:
A- Ruột dài B- Nếp gấp niêm mạc C- Nhiều lông ruột D- Cả A, B và C
22. Chọn câu trả lời đúng:
A- Biến đổi hoá học diễn ra chủ yếu nhờ tuyến nước bọt
B- Enzim được tiết ra từ tuyến nước bọt chuyển hoá các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn
giản có thể hấp thụ được
C- Gan tiết mật góp phần nhũ tương hoá chất béo và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của
enzim tiêu hoá ở ruột.
D- Gan tiết ra enzim làm nhũ tương hoá chất béo.
23. Câu trả lời nào sau đây không đúng?
A- Các chất được hấp thụ qua màng ruột về tim theo 2 con đường: máu và bạch huyết
B- Axit béo và glyxêrol vận chuyển theo mạch bạch huyết
C- Axit béo và axit amin vận chuyển theo mạch máu
D- Axit amin và đường đơn vận chuyển theo đường máu
24. Tuyến nào sau đây không phải là tuyến tiêu hoá:
A- Tuyến nước bọt B- Tuyến tụy C- Tuyến ruột D- tuyến yên
25. Ở động vật nhai lại ( trâu, bò…) quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở đâu?
A- Khoang miệng B- Dạ cỏ C- Dạ tổ ong D- Dạ lá sách
26. Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa ít hàm lượng prôtêin nhưng chúng vẫn phát triển
và hoạt động bình thường:
A- Vi sinh vật là nguồn bổ sung prôtêin cho động vật ăn thực vật
B- Động vật tiết enzim xenllulaza để tiêu hoá xenllulôzơ
C- Có quá trình biến đổi sinh học D- A và C
2. HÔ HẤP
Cho các yếu tố: 1-Màng tế bào 2-Bề mặt cơ thể 3-Mang 4-Phổi 5-Ống khí

Sử dụng các yếu tố trên để trả lời câu 1 – 3
1. Cơ quan hô hấp của amip, thuỷ tức, sâu bọ và thú là:
A- 1,2,3,4 B-1,3,4,5 C- 1,2,5,4 D- 1,2,4,5
2. Cấu tạo cơ quan hô hấp tiến hoá dần về cấu trúc và chức năng là:
A- 1,2,3,4,5 B- 1,2,3,5,4 C- 1,2,4,3,5 D-2,4,3,5,1
3. Ở chim, sự lưu thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí thông với ( ….. )
( ….. ) là: A- 1 B- 2 C- 4 D- 5
4. CO
2
là sản phẩm của hô hấp tế bào được vận chuyển theo máu đến cơ quan chủ yếu dưới dạng:
A- Natri bicacbonat (NaHCO
3
) B- Natri cacbonat (Na
2
CO
3
)
C- Kết hợp với Hb D- Hoà tan trong huyết tương
5.Chọn câu trả lời đúng:
A- Khi H
+
tăng, hô hấp tăng B- Khi H
+
tăng, hô hấp giảm
C- Khi H
+
tăng, tăng cường độ hô hấp, giảm nhịp hô hấp D- Khi H
+
tăng, hô hấp không ảnh hưởng
6. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì:

A. Khi da giun bị khô thì O
2
và CO
2
không khuếch tán qua da được
B. Khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào hơi nước trong cơ thể giun thoát ra
ngoài => giun nhanh chết vì thiếu nước.
C. Thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được.
D. Ở mặt đất khô nồng độ O
2
ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được.
7. Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:
A. Các phế nang => phế quản => khí quản => mũi => hầu.
B. Phế quản => các phế nang => khí quản => hầu => mũi.
C. Các phế nang => khí quản => phế quản=> hầu => mũi.
D. Các phế nang => phế quản => khí quản => hầu => mũi.
8. Bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát vì:
I. Chim - thú là động vật hằng nhiệt.
II. Chim - thú hoạt động tích cực nên nhu cầu về năng lượng cao.
III. Nhu cầu trao đổi khí ở chim và thú cao hơn lưỡng cư và bò sát.
IV. Chim - thú có cấu tạo cơ quan phổi hoàn thiện nhất trong giới động vật.
A. I, III, IV. B. II, III, IV. C. I, II, III. D. I, II, IV.
9. Hô hấp không có vai trò nào sau đây?
I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể. II. Cung cấp oxi cho cơ thể và thải CO
2
ra môi
trường ngoài. III. Mang oxi từ cơ quan hô hấp đến tế bào và mang CO
2
từ tế bào về cơ quan hô hấp
IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất

A. III B. IV C. II, III D. III, IV
10. Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?
A. Vì mang có kích thước lớn. B. Vì có nhiều cung mang. D. Vì mang có khả năng mở rộng.
C. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
11. Vì sao nồng độ O
2
thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng O
2
còn lưu giữ trong phế quản.
B. Vì 1 lượng O
2
đã ôxi hóa các chất trong cơ thể.
C. Vì một lượng O
2
đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi.
D. Vì một lượng O
2
còn lưu giữ trong phế nang.
12. Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu TĐ khí của cơ thể là:
A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn.
B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí.
D. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
13. Câu trả lời nào là đúng nhất về hô hấp ở động vật:
A. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O
2
, CO
2
để tạo ra năng lượng cho các hoạt

động sống.
B. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O
2
và CO
2
của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng
lượng.
C. Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O
2
từ bên ngoài vào để oxy hóa các chất
trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời giải phóng CO
2
ra ngoài.
D. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O
2

CO
2
cung cấp cho các quá trình oxy hóa các chất trong tế bào.
14. Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng cá, lưỡng cư, bò sát, chim - thú được
thực hiện như thế nào?
A. TĐ khí bằng hệ thống ống khí (côn trùng); bằng mang (cá); bằng phổi (từ lưỡng cư đến thú).
B. Trao đổi khí bằng hệ thống ống dẫn ( côn trùng), bằng mang ( cá); bằng phổi (lưỡng cư, bò sát,
chim, thú).
C. Trao đổi khí bằng: hệ thống ống khí (côn trùng); bằng mang (cá); bằng da và phổi (lưỡng cư);
bằng phổi (bò sát); bằng phổi và hệ thốn túi khí (chim).
D. Trao đổi khí bằng hệ thống ống dẫn (côn trùng); bằng mang (cá); bằng phổi và da (từ lưỡng cư
đến thú).
15. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt TĐ khí lớn.

C. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn. D. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
16. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi của động vật có vú. B. Phổi và da của ếch nhái. C. Phổi của bò sát. D. Da của giun đất.
17. Hô hấp bằng hệ thống ống khí diễn ra chủ yếu ở:
A. Côn trùng. B. Bò sát. C. Ruột khoang. D. Thân mềm.
18. Khi cá thở diễn biến nào dưới đây đúng?
A. cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở
B. cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng
C. cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở
D. cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng
3. TUẦN HOÀN
1. Mao mạch là:
A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm
trao đổi chất giữa máu với tế bào.
B. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất
giữa máu với tế bào.
C. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi
chất giữa máu với tế bào.
D. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi
chất giữa máu với tế bào.
2. Hệ tuần hoàn có vai trò:
A. Chuyển hóa vật chất trong tế bào cơ thể B. Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể
C. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể D. Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho các tế bào
trong toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến các cơ quan bài tiết.
3. Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành động mạch và mao mạch. B. Qua thành mao mạch.
C. Qua thành động mạch và tĩnh mạch. D. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.
4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy cao.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
5. Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?
A. Tim => khoang cơ thể => động mạch => tĩnh mạch
B. Tim => tĩnh mạch => khoang cơ thể => động mạch
C. Tim => động mạch => khoang cơ thể => tĩnh mạch.
D. Tim => động mạch => tĩnh mạch => khoang cơ thể.
6. Hệ tuần hở có ở các động vật:
A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp. B. Giun tròn, cá, da gai.
C. Chân khớp, thân mềm. D. Cá, giun tròn, thân mềm.
7. Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
8. Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được gọi là hệ tuần hoàn kín vì:
A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh.
B. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ vòng cơ thể).
C. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
D. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua ĐM tới MM qua TM về tim.
9. Hệ tuần kín là hệ tuần hoàn có:
A. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
B. Máu lưu thông liên tục trong mạch
C. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
10. Các tế bào của cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong, xảy
ra qua:
A. Màng tế bào một cách trực tiếp B. Máu và dịch mô bào quanh tế bào
C. Dịch mô bao quanh tế bào D. Dịch bạch huyết
11. Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

B. Vì tốc độ máu chảy chậm.
C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối.

×