Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.72 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Chuẩn mực pháp luật được tạo ra nhằm củng cố, bảo vệ, phục vụ cho
những nhu cầu lợi ích của cá nhân, một nhóm người hay toàn xã hội. Chính vì
vậy sự xuất hiện tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực pháp
luật trong đời sống ngày càng được coi là khách quan và mang tính tất yếu.
Tuy nhiên, trong xã hội không phải ai cũng tuân thủ và thực hiện được đúng
với quy tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật. Và sự đi chênh ra khỏi quỹ
đạo chung đó chính là sai lệch chuẩn mực pháp luật. Để tìm hiểu về sai lệch
chuẩn mực xã hội; đồng thời làm rõ về căn cứ phân loại hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật và những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề đó. Em xin lựa
chọn đề tài: “ Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.”
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và phương pháp, tiểu luận khó tránh
khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy (cô) để
đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho việc học tập thi cử và nghiên cứu các môn
học Xã hội học pháp luật.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ SAI LỆCH CHUẨN
MỰC PHÁP LUẬT.
1. Chuẩn mực pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng,
ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định
hướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân, nhóm xã hội.
2. Sai lệch chuẩn mực pháp luật
Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một các nhân hay một nhóm
xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sai


lệch chuẩn mực pháp luật).
3. Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu là
hành vi vi phạm pháp luật. Gồm có 4 dấu hiệu cơ bản như : là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể, chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý.
II- PHÂN TÍCH VÍ DỤ CỤ THỂ GẮN VỚI VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI SAI
LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT.
Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được xã hội học phân loại dựa trên 3
căn cứ : căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hại ; căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai
lệch và căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hại và căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai
lệch. Dưới đây là phân tích về ví dụ gắn với vấn đề phân loại sai lệch chuẩn
mực pháp luật.

2


1. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hại.
- Hành vi sai lệch tích cực được hiểu là những hành vi cố ý hoặc vô ý vi
phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời,
không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện tại hoặc không còn được nhà nước
và xã hội thừa nhận.
+ Những quy phạm pháp luật do các chế độ xã hội cũ ban hành không còn
phù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu, lỗi thời của
nó. Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ đó mang ý nghĩa tích
cực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch tích cực.
+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước hiện nay ban hành, đã hết hoặc vẫn

còn hiệu lực thực thi, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu của thực
tế cuộc sống hiện nay, đòi hỏi nhà nước phải sửa đổi bãi bỏ. Việc một cá
nhân, nhóm xã hội vi phạm, chống lại các quy phạm pháp luật hiện hành
nhưng không còn phù hợp là hồi chuông cảnh báo để nhà nước sửa đổi, nó
mang ý nghĩa tích cực.
Ví dụ: Ngày 1/5/2014 Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào biển Đông
gần quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam. Trung Quốc có những hành động gây
chiến và xâm phạm lãnh thổ Việt Nam đã tác động lên tinh thần nhân dân.
Sinh viên các trường đại học kéo nhau đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt
Nam để biểu tình đòi Trung Quốc phải rút về. Luật nước Việt Nam không cho
phép biểu tình nên lực lượng an ninh đã trấn áp và giải tán toàn bộ.
Vì luật pháp nước ta không cho phép biểu tình nên việc biểu tình được coi
là hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Nhưng nó lại là một hành vi sai lệch
chuẩn mực tích cực, do hành vi này thể hiện lòng yêu nước của nhân dân.
Việc nhà nước không cho phép biểu tình là không còn phù hợp với xã hội
thực tế. Nhà nước cần phải sửa đổi luật pháp để phù hợp.
3


- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm, phá vỡ
hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành,có nội dung, tính
chất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộng
đồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
Ví dụ: Đoạn đường từ thị trấn Đ đến xã V vắng vẻ, lợi dụng đêm tối ít người
qua lại, với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường, A đã dùng dây théo
căng ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Chị N
đi xe máy qua đoạn đường này bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. A
từ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi
sách của N. Tổng tài sản có giá trị 4 triệu đồng. A bị truy tố về tội cướp tài
sản (Điều 133, BLHS)

Hành vi của A là hành vi sai lệch tiêu cực. Hành vi của A thông qua việc
xâm hại quan hệ nhân thân để đạt mục đích xâm hại quan hệ tài sản. A khiến
N rơi vào tình trạng không thể chống cự được và cướp tài sản của chị (tổng
giá trị 4 triệu đồng). Lỗi của A là cố ý biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm,
mong muốn chiếm đoạt được tài sản của chị N. Hành vi này của A bị truy tố
về tội cướp tài sản (Điều 133, BLHS). Hành vi đã phá vỡ hiệu lực sự tác động
của BLHS hiện hành, tiến bộ phù hợp, đang được xã hội và nhà nước thừa
nhận.
2. Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai
lệch.
Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch ta
phân hành vi sai lệch ra thành 2 loại. Hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai
lệch thụ động.
- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp
hoặc gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dù
chuẩn mực pháp luật đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ phù hợp.
4


Ví dụ: Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn Hòa ( 56 tuổi ) trộm cắp tài sản của
người hàng xóm là bà Nguyễn Thị Mai (tài sản trị giá 49 triệu đồng – thuộc
khoản 1 điều 138 BLHS).
Hành vi trộm cắp của ông Hòa là hành vi sai lệch chủ động, nguy hiểm cho
xã hội. Xét về yếu tố lỗi, thì trong trường hợp này ông Hòa là lỗi có ý trực
tiếp, cố ý trực tiếp là lỗi mà khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước được hậu
quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Ông Hòa bị thỏa mãn dấu
hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản, tác động đến chuẩn
mực pháp luật hiện hành tiến bộ, phù hợp với xã hội hiện nay.
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phá

vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: Thấy chiếc máy cày của ông H để trước sân, A hiếu kì trèo lên nổ
máy chơi. Không ngờ A lúng túng gạt phải cần số khiến máy cày chuyển
động. Cạnh đó có đám trẻ đang chơi bắn bi không để ý và có 2 em bị cán
chết. A bị truy tố về tội vô ý làm chết người (Điều 98, BLHS).
Hành vi không thấy trước hậu quả hai đứa trẻ chết mà hành vi điều khiển
máy cày gây ra. A leo lên máy cày với mục đích thỏa mãn chí tò mò. Do bất
cẩn nên A đã làm chết hai em bé đang chơi bắn bi. A tuy nhận thức được mặt
thực tế của hành vi sử dụng máy cày nhưng lại hoàn toàn không nhận thức
được khả năng làm hai em bé chết. Lỗi của A là vô ý vì cẩu thả, cho nên hành
vi khởi động máy cày của A không có động cơ phạm tội. A hoàn toàn không
mong muốn thực hiện tội phạm bởi vì A không biết hành vi của mình sẽ dẫn
đến hậu quả chết người xảy ra. Hành vi của A đã phá vỡ tính ổn định, sự tác
động của pháp luật hình sự bị truy tố về tội theo điều 98 BLHS.

5


3. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâm
hại và căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi
sai lệch.
- Hành vi sai lệch chủ động - tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác
động của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với
yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội hiện tại.
Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình cũ ở nước ta trước đây không cho phép kết hôn
đồng giới và pháp luật nước ta cũng không chấp nhận giới tính thứ 3. Nhưng
vẫn có những cặp đôi đồng giới kết hôn với nhau và có nhiều người đi chuyển
giới.
Hành vi của họ là sai lệch chuẩn mực pháp luật nhưng theo hướng tích cực.
Luật pháp nước ta cũng có quy định ai cũng đều có quyền sống, quyền tự do,

mưu cầu hạnh phúc. Việc những người đồng giới kết hôn hay đi chuyển đổi
giới tính họ nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật. Nhưng hành vi
của họ không nguy hiểm và không gây thiệt hại cho xã hội, họ có quyền được
sống đúng với bản chất thật. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên cả thế
giới có rất nhiều người ủng hộ người đồng tính.
- Hành vi sai lệch chủ động - tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực
của các chuẩn mực pháp luật hiện hành và mang tính chất tiến bộ, phù hợp,
đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận.
Ví dụ: Anh A (19t) và anh B cùng có quan hệ yêu đương với chị C. Vì ghen
tuông, A hẹn B lên bờ đê “ nói chuyện”. Trước khi đi, A chuẩn bị 1 con dao
với ý định nếu không thỏa thuận được với “tình địch” sẽ giết B. Sau đó, A và
B xung đột, A dùng dao đâm nhiều nhát khiến B mất rất nhiều máu và tử
vong tại chỗ.
Trong trường hợp này, A là người thành niên và có năng lực trách nhiệm
pháp lý. Qua những hành vi chuẩn bị công cụ là một con dao và hành vi sau
6


đâm nhiều nhát khiến B tử vong; thấy rằng A nhận thức được hành vi của
mình sẽ xâm hại đến tính mạng của B, nhưng vẫn cố ý đâm nhiều nhát và
mong muốn B mất máu dẫn tới tử vong tại chỗ (lỗi của A là cố ý trực tiếp).
Hành vi này của A xác định là tội phạm giết người theo điều 93 BLHS. Hành
vi sai lệch này phá vỡ chuẩn mực pháp luật hiện hành, pháp luật hình sự được
xã hội cộng đồng thừa nhận. Nên hành vi của A là hành vi sai lệch chủ động tiêu cực.
- Hành vi sai lệch thụ động - tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác
động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với yêu
cầu của đời sống xã hội.
- Hành vi sai lệch thụ động - tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực
của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và
được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

Ví dụ: 7h30 ngày 20/7/2013, y sĩ Nguyễn Thị Thuận thực hiện y lệnh của bác
sĩ Lê Thị Kim Phượng, tiêm vắc-xin viêm gan B cho 3 trẻ sơ sinh. Thuận đến
nơi đặt tủ lạnh bảo quản thuốc, do mất điện nên Thuận bật đèn pin điện thoại
di động, mở tủ lấy 3 lọ Esmeron trong hộp giấy không đậy nắp, rồi dùng bơm
kim tiêm hút thuốc và tiêm cho 3 trẻ sơ sinh. Đến khoảng 8h30 cùng ngày,
trong khi đang điều trị cho các bệnh nhân khác, Thuận nghe tiếng kêu của các
sản phụ nên tức tốc chạy đến. Tại đây, Thuận thấy 3 trẻ đều tím tái, thở nấc
nên liền đưa các cháu đến phòng cấp cứu. Mặc dù vậy, các cháu đã tử vong
lúc 9h cùng ngày. Thuận bị truy tố về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm
quy tắc nghề nghiệp” (Điều 99, BLHS).
Do hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp của Thuận đã xâm hại đến tính
mạng của 3 trẻ sơ sinh. Thuận thụ động trong hành vi của mình, là y sĩ trước
khi tiêm thuốc theo quy tắc nghề nghiệp lẽ ra Thuận phải kiểm tra lại thuốc và
Thuận phải biết được rằng sự vi phạm của Thuận có thể sẽ gây hậu quả nguy
7


hiểm. Nhưng vì cho rằng, hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa nên
Thuận vẫn thực hiện. Tuy khi thấy bệnh nhân có phản ứng xấu Thuận có đưa
đi cấp cứu nhưng hậu quả chết người vẫn xảy ra. Thuận bị truy tố về tội vô ý
làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp được quy định trong BLHS.
Hành vi của Thuận được cho là tiêu cực vì đã phá vỡ hiệu lực chuẩn mực
pháp luật tiến bộ, đang được xã hội thừa nhận

KẾT LUẬN
Trong phạm vi tương đối ngắn của tiểu luận, em đã chỉ ra một số khái niệm
liên quan đến vấn đề sai lệch chuẩn mực pháp luật; đồng thời, tìm hiểu về vấn
đề phân loại chuẩn mực pháp luật. Qua đó, tiến hành phân tích các ví dụ cụ
thể liên quan đến vấn đề này. Sai lệch chuẩn mực pháp luật đa dạng về hành
vi và rất thực tiễn với cuc sống. Qua tiểu luận lần này, em đã rút ra nhiều bài

học và kinh nghiệm phục vụ cho quá trình học tập và thi cử và thuận lợi cho
quá trình làm việc sau khi ra trường.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ts.Ngọ Văn Nhân , Xã hội học pháp luật, Nxb. Hồng Đức, năm 2012.
2.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1+2,
Nxb.CAND, năm 2015.
3.Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999.
4. />5. />6. />%C3%A0n_khoan_H%E1%BA%A3i_D%C6%B0%C6%A1ng_981
7. />
9



×