Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Văn hóa kinh doanh của người nhật bản xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.23 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Người xưa có câu: “ Miếng trầu bắt đầu câu chuyện”. Để khởi đầu một câu chuyện,
người Việt Nam ta thường đi vòng vo rồi sau đó mới vào vấn đề chính. Đó cũng là
một trong những đặc trưng giao tiếp đã hình thành từ xa xưa và bây giờ vẫn còn
tiếp diễn. Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì khi chúng ta giao tiếp với nhau theo
cách thức như vậy nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cũng áp dụng câu nói này khi
giao tiếp với người nước ngoài?
Trong thời đại kinh tế toàn cầu, việc hội nhập với các nền kinh tế toàn cầu là tất
yếu. Việc kinh doanh quốc tế sẽ thuận buồm xuôi gió nếu như các doanh nghiệp
nắm vững được các nguyên tắc trong giao tiếp quốc tế, cụ thể là văn hoá giao tiếp
kinh doanh của nước mà doanh nghiệp đang hợp tác.
Như các bạn biết Việt Nam nằm ở Châu Á, chúng ta chịu ảnh hưởng của nền văn
hoá Phương Đông nên việc giao lưu kinh tế sẽ trở nên thuận lợi hơn với các nước
trong cùng châu lục. Tuy vậy với những nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật
Bản với khoảng cách địa lý, tôn giáo và nền văn minh khác xa thì việc giao tiếp
kinh doanh cũng sẽ rất khó khăn. Tìm hiểu các nền văn hoá của các nước khác
không chỉ giúp công việc kinh doanh đạt được kết quả tốt mà chúng ta có thể tiếp
thu, giao lưu với các nền văn hoá, văn minh tiên tiến của nhân loại.
Nhóm chúng em đã tìm hiểu về “Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của nước Nhật
Bản”. Tuy nhiên, vì thời gian hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu nhóm sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cô để bài viết được
hoàn chỉnh hơn.
Chúng em chân thành cám ơn!

MỤC LỤC


I.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT


1. Khái niệm văn hoá:

II.

Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những gì di sản của
loài người, bao gồm tất cả kiến thức và những các quy tắc ứng xử
trong thực tế của cuộc sống tinh thần và vật chất của một xã hội.
Văn hoá bao trùm lên tất cả các vấn đề từ cách ăn uống đến trang
phục , từ các tập quán trong gia đinh đến công nghệ sử dụng trong
công nghiệp. Từ cách ứng xử của mỗi người trong xã hội đến nội
dung và hình thức của các phương tiện thông tin đại chúng, từ
phong cách, cường độ làm việc đến các quan niệm về đạo đức xã
hội. Mỗi cộng đồng dân cư có thể có những nền văn hoá riêng biệt.
Văn hoá giữa các nước khác nhau. Đồng thời, ngay trong một nước
các khu vực khác nhau cũng có thể tồn tại những văn hoá khác
nhau.

III.

Văn hoá tạo nên cách sống của một cộng đồng, quyết định cách
thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên và phương cách thoả mãn nhu cầu
của con người. Văn hoá là môi trường nhân tạo trong tổng thể các
yếu tố môi trường tồn tại xung quanh cuộc sống của cộng đồng
người. Văn hoá bao gồm tổng thể kiền thức, đạo đức, đức tin, nghệ
thuật, luật pháp, tập quán, thói quen được các thành viên trong một
cộng đồng thừa nhận. Nói một cách khác, văn hoá là tất cả những
gì các thành viên trong xã hội có, nghĩ và làm.

2. Các thành phần của văn hóa:


IV.

Văn hoá là yếu tố chi phối hành vi của con người. Vì vậy, văn hoá
chi phối cách thức ứng xử và ra quyết định trong các cuộc giao
2


dịch đàm phán kinh doanh. Hiểu biết về các thành phần của văn
hoá là cơ sở để có thể lý giải và dự đoán hành vi của đối tác. Có
nhiều cách hiểu khác nhau về thành phần văn hoá, tuỳ theo phương
pháp tiếp cận. Cách hiểu về thành phần văn hoá của các nhà dân
tộc tất nhiên phải khác cách tiếp cận của các nhà kinh doanh, văn
hoá có thể được chia thành 5 thành phần. Tất cả các thành phần
của văn hoá đều có ảnh hưởng ở góc độ nhất định đến kết quả một
cuộc giao dịch, đàm phán kinh doanh vì nó tạo nên môi trường văn
hoá mà trong đó các nhà doanh của ra thông tin, phản ứng và ra
quyết định.
2.1.
V.

Yếu tố văn hoá vật chất:
Yếu tố văn hoá vật chất được chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố
công nghệ và nhóm yếu tố kinh tế:

VI.

- Công nghệ là tất cả những kỹ thuật phần cứng (máy móc thiết bị)
và phần mềm (bí quyết kỹ thuật, kỹ năng quản lý) sử dụng đề làm
ra những của cải vật chất cho xã hội.


VII. - Yếu tố kinh tế bao gồm những cách thức mà các nhân cống hiến
khả năng lao động và thu về những lợi ích. Quan điểm và sự phát
triển của thành phần kinh tế tư nhân là một tiêu biểu cho sự khác
biệt về kinh tế ảnh hưởng đến phong cách đàm phán kinh doanh.
2.2.

Yếu tố tổng thể xã hội:

VIII. Yếu tố văn hoá tổng thể xã hội bao gồm tổ chức xã hội, giáo dục,
cơ cấu chính trị, là những yếu tố quy định cách thức mà mọi người
có quan hệ với nhau, tổ chức các hoạt động của cá nhân và cộng
đồng.
3


IX.

Yếu tố tổ chức xã hội quy định vị trí của nam và nữ trong xã hội,
cơ cấu giới tính, quan niệm về gia đình, vai trò của gia đình trong
giáo dục và phát triển thế hệ trẻ, cơ cấu tầng lớp xã hội, hành vi của
các nhóm, và cơ cấu tuổi. Yếu tố giáo dục quyết định học vấn cũng
là nền tảng quan trọng của hành vi. Cơ cấu chính trị của một đất
nước cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của
các nhà kinh doanh trong đàm phán. Sự hậu thuẫn của chính phủ
thông qua các chương trình đàm phán cấp nhà nước về quan hệ
kinh tế là có thể một nguồn sức mạnh để nhà doanh nghiệp có thể
gây sức ép với đối tác đàm phán.

2.3.
X.


Yếu tố quan niệm, tín ngưỡng, đức tin:
Yếu tố quan niệm, tín ngưỡng, đức tin thể hiển quan niệm của các
con người về chính sự tồn tại của loài người, của xã hội và vũ trụ
bao la. Đây là nhóm nhân tố văn hoá cực kỳ phức tạp thể hiện qua
hệ thống các đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Những
nhân tố tinh thần có ý nghĩ quan trọng trong hành vi, ứng xử của
con người và cộng đồng xã hội. Tôn giáo dĩ nhiên có ảnh hưởng
quyết định đến hành vi và ứng xử của các nhà kinh doanh. Tôn
giáo, tín ngưỡng được nhận như yếu tố nhạy cảm nhất của văn hoá
nhưng những giá trị tín ngưỡng của một cá nhân thường khác. Đại
đa số đều am hiểu về một loại hình văn hoá ở trong đó họ tồn tại
mà không có hiểu biết đúng đắn của các nền văn hoá khác.

2.4.
XI.

Nhóm yếu tố văn hoá thẩm mỹ:
Yếu tố văn hoá thẩm mỹ thể hiện qua nghệ thuật, văn học, âm
nhạc, kịch nghệ, ca hát. Nhóm yếu tố văn hoá quyết định các nhìn
nhận về cái đẹp, hướng tới thiện – mỹ. Các nhân tố này ít nhiều
4


ảnh hưởng đến quan niệm của các nhà kinh doanh về giá trị đạo
đức, các chuẩn mực hành vi.
2.5.

Nhóm yếu tố ngôn ngữ:


XII. Triết học duy vật biện chứng quan niệm ngôn ngữ là cái vỏ vật chất
của ý thức. Ý thức lại là sự phản ánh tại khách quan thông qua bộ
óc của con người.
XIII. Nếu coi ngôn ngữ và hành vi là cái vỏ bên ngoài của văn hoá thì
ngôn ngữ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong đàm phán kinh doanh
của các doanh nghiệp có chung một quốc tịch thì vấn đề ngôn ngữ
không phải là khó khăn đáng kể. Những đối với các cuộc đàm phán
kinh doanhh quốc tế, ngôn ngữ thực sự có thể trở thành một vũ khí
hay một khó khăn đối với đoàn đàm phán.
3. Văn hóa kinh doanh :
3.1. Khái niệm Văn hóa kinh doanh:
XIV. Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các
quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình
kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ đối với xã hội,
tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực.
XV. Văn hóa kinh doanh bao gồm:
-

Triết lý kinh doanh
Đạo đức kinh doanh
Văn hóa doanh nhân
Văn hóa doanh nghiệp
Ứng xử kinh doanh

XVI.

3.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh:

a. Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc:
5



XVII. Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa
xã hội. Vì vậy, sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội
lên nền văn hóa kinh doanh là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong
1 nền văn hóa kinh doanh đều phụ thuộc vào một nền văn hóa dân
tộc cụ thể, với một phần tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc cụ
thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc.
Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể, khoảng cách phân
cấp xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính
đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng,… là những
nhân tố của văn hóa xã hội tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh
doanh. Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại trong một môi trường xã
hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn hóa xã
hội. Các yếu tố của nền văn hóa xã hội như hệ giá trị, tập tục, thói
quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thu nhập
của dân chúng, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,…
đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.
b. Thể chế xã hội:
XVIII.

Thể chế là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối tới văn

hóa kinh doanh của mỗi nước. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của
từng cá nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều
phải chịu sự quy định, sự tác động của môi trường thể chế, phải
tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sự quản lý của Nhà
nước về kinh tế. Do vậy, có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh
tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của Chính
phủ, hệ thống pháp chế,… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến

môi trường kinh doanh và qua đó ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình
thành và phát triển văn hóa kinh doanh. Sự ổn định chính trị được
6


coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của daonh
nghiệp. Sự bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tố
pháp luật, ngoại giao, hệ thống chính sách, v.v… sẽ tạo điều kiệ tốt
cho hoạt động kinh doanh, tạo sự ổn định của doanh nghiệp và tạo
điều kiện cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.
c. Quá trình toàn cầu hóa:
XIX. Toàn cầu hóa tạo nên 1 xu thế phát triển ngày càng rõ nét, các nền
kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, tiến dần đến một hệ
thống kinh tế toàn cầu. Mà trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra sự
giao lưu giữa các nền văn hóa kinh doanh, đã bổ sung thêm giá trị
mới cho kinh doanh mỗi nước, làm phong phú thêm kho tàng kiến
thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận những luật chơi chung,
những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển. Đồng thời trong quá
trình này, các giá trị văn hóa truyền thống của các quốc gia được
khơi dậy, làm tôn vinh tên tuổi của quốc gia đó trên thị trường thế
giới. Sự phát triển của các công ty tập đoàn toàn cầu, đa quốc gia
không những góp phần đóng góp vào sự thịnh vượng của kinh tế
thế giới, mà còn góp phần hình thành nên các chuẩn mực quản lý
kinh doanh và làm giàu, sâu sắc thêm bản sắc kinh doanh của các
doanh nghiệp.
d. Sự khác biệt và sự giao lưu văn hóa.
XX. Giữa các quốc gia, các chủ thể kinh doanh và các cá nhân trong
đơn vị kinh doanh không bao giờ có cùng một kiểu văn hóa thuần
nhất. Trong môi trường kinh doanh quốc tế ngày nay, các chủ thể
kinh daonh không thể duy trì văn hóa của mình như một lãnh địa

đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa. Sự giao
7


lưu về văn hóa tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh học tập,
lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các chủ thể khác
nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình. Mặt
khác, quá trình tìm hiểu và giao lưu văn hóa ngày càng làm cho
các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về nền văn hóa của mình từ đó
tác động trở lại hoạt động kinh doanh.
e. Khách hàng.
XXI. Các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển không vì lợi nhuận
trước mắt mà phải vì lợi nhuận lâu dài và bền vững. Với vai trò là
người góp phần tạo ra doanh thu, khách hàng cũng đóng góp 1
phần quan trọng vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho
chủ thể kinh doanh. Cuộc sống càng hiện đại, cung cách buôn bán
càng phát triển thì khách hàng càng được tự do hơn trong lựa chọn.
Do đó, nhu cầu, thẩm mỹ, trình độ dân trí về kinh tế của khách
hàng tác động trực tiếp tới văn hóa kinh doanh của các chủ thể kinh
doanh.
f. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
XXII. Văn hóa doanh nghiệp còn chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố thuộc nội bộ
doanh nghiệp như: Người đứng đầu/người chủ doanh nghiệp, lịch sử và truyền
thống của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, hình thức sở
hữu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp, các giá
trị văn hóa học hỏi được và văn hóa vùng miền.
XXIII.

8



4. Đàm phán kinh doanh:

i.

4.1.
XXIV.

Sự cần thiết và khái niệm đàm phán kinh doanh:
Trong cuộc sống của chúng ta giải quyết các công việc thường

liên quan đến nhiều người. Bất cứ một công việc gì liên quan đến
người thứ hai đều phải tiến hành đàm phán. Có thể khẳng định rằng
thế giới hiện thực mà ta đang sống là một bàn đàm phán khổng lồ
mà mỗi chúng ta là thành viên của bàn đàm phán khổng lồ ấy.
XXV. Trên thương trường các doanh nhân vừa hợp tác với nhau, vừa cạnh
tranh với nhau. Điều hòa các lợi ích của chủ thể hoạt động trên
thương trường vừa là yêu cầu khách quan để tồn tại vừa là yêu cầu
của hợp tác liên minh. Đàm phán là con đường tốt nhất để điều hòa
mâu thuẫn lợi ích vật chất và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.
Các chủ thể kinh doanh khi tham gia quá trình đàm phán luôn đem
theo các mục đích và đề cao lợi ích của mình. Lợi ích của mỗi bên
lại nằm giao thoa với lợi ích của phía bên kia. Quá trình đàm phán
nếu có sự thống nhất hoặc nhân nhượng thì sẽ dẫn đến thành công.
XXVI.

Các cuộc đàm phán song phương, đa phương về kinh tế, đầu tư

kinh doanh ở một nước không phải chỉ có các chủ thể ở trong nước
đó mà còn có sự tham gia của người nước ngoài. Đàm phán là chức

năng của nhà kinh doanh, là công cụ để đảm bảo thành công.
XXVII. Vậy đàm phán kinh doanh là gì? Đàm phán kinh doanh là bàn
bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay
thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về kinh doanh có liên quan đến
các bên.
XXVIII. Như vậy giao dịch là để thiết lập các quan hệ , còn đàm phán để
giải quyết các vấn đề có liên quan đến các bên. Nếu không có liên
9


quan với nhau, trước hết là liên quan lợi ích vật chất, thì người ta
không đàm phán với nhau.
i.

4.2.
XXIX.

Bản chất của đàm phán kinh doanh:
Đàm phán kinh doanh lấy lợi ích kinh tế đạt được là mục đích

cơ bản. Người đàm phán kinh doanh lấy việc đạt được lợi ích kinh
tế mới đề cập đến những lợi ích phi kinh tế khác. Tuy trong quá
trình đàm phán kinh doanh người đàm phán có thể điều động và
vận dụng các nhân tố , mà các lợi ích phi kinh tế cũng sẽ ảnh
hưởng đên kết quả đàm phán, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi
ích kinh tế. Trong đàm phán kinh doanh người đàm phán chú ý hơn
đến giá thành của đàm phán, hiệu suất và hiệu quả. Cho nên người
ta thường lấy sự tốt, xấu của hiệu quả kinh tế mà đánh giá đàm
phán kinh doanh. Không nhằm tới hiệu quả kinh tế cũng mất đi giá
trị và ý nghĩa.

XXX. Giá cả là hạt nhân của đàm phán. Nhân tố liên quan đến kinh
doanh đàm phán kinh doanh rất nhiều nhu cầu và lợi ích của người
đàm phán biểu hiện ở rất nhiều phương diện, nhưng giá trị hầu như
là nội dung hạt nhân của tất cả cac cuộc đàm phán kinh doanh. Đó
là vì trong đàm phán kinh doanh, hình thức biểu hiện của giá trị là
giá cả phản ánh trực tiếp nhất lợi ích của đôi bên đàm phán. Trong
đàm phán kinh doanh chúng ta một mặt phải lấy giá cả làm trung
tâm, kiên trì lợi ích của chính mình, mặt khác lại không thể chỉ hạn
chế ở giá cả mà kết hợp các nhân tố khác.
XXXI.

Đàm phán không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu lợi

ích bản thân, mà là quá trình đôi bên thông qua việc không ngừng
điều chỉnh nhu cầu của mỗi bên mà tiếp cận với nhau, cuối cùng
10


đạt tới ý kiến nhất trí. Tức là, đàm phán là một loạt quá trình, đề ra
yêu cầu, chịu nhượng bộ và cuối cung đạt thành hiệp nghị. Đàm
phán cần có thời gian, đàm phán vấn đề phức tạp càng như vậy.
Quá trình đàm phán dài ngắn quyết định ở trình độ nhận thức đối
với sự xung đột về lợi ích của đôi bên, và trình độ cộng thông của
đôi bên.
XXXII. Đàm phán không phải là sự lựa chọn đơn nhất “ hợp tác” và
“xung đột” , mà là mâu thuẫn thống nhất giữa “hợp tác” và “xung
đột”. Hiệp nghị đạt được thông qua đàm phán nên có lợi cho cả đôi
bên. Lợi ích cơ bản của đôi bên từ trong đó được bảo đảm, đó là
một mặt mang tính hợp tác của đàm phán; Đôi bên tích cực săn sóc
đến lợi ích của mình, hy vọng trong đàm phán đạt được lợi ích càng

nhiều hơn, đó là mặt mang tính xung đột của đàm phán. Vì vậy,
hiểu rõ và nhận thức đàm phán là mâu thuẫn thống nhất giữa đàm
phán và xung đột, là rất quan trọng đối với người đàm phán.
XXXIII. Đàm phán không phải là thỏa mãn lợi ích của mình một cách
không hạn chế, mà là có giới hạn lợi ích nhất định. Người đàm
phán cần bảo vệ lợi ích của mình, cần trong phạm vi có thể tìm
kiếm được càng nhiều lợi ích. Nhưng bất kì người đàm phán nào
cũng phải thỏa mãn nhu cầu thấp nhất của đối phương, nếu không
nhìn nhận nhu cầu thấp nhất của đối thủ, bức bách đối phương một
cách không hạn chế, cuối cùng sẽ là cho đối thủ rut lui mà mất hết
lợi ích về tay mình.
i.

4.3.

Ảnh huởng của văn hóa đến đàm phán và giao dịch kinh

doanh:
a. Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ hành vi không lời.
11


XXXIV. Trong tất cả các ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm
phán kinh doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là
những hành vi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy
nhiên ngay cả đối với những hành vi ngôn ngữ xuất hiện nhiều nhất
này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau có tần
suất sử dụng khác nhau. Trong đàm phán kinh doanh, những câu
mệnh lệnh, cam kết, và hứa hẹn cũng thường xuyên được sử dụng
trong các ngôn ngữ đàm phán thông dụng.

b. Sự khác biệt về quan niệm giá trị:
XXXV. Có 4 quan niệm về giá trị thường được hiểu khác nhau trong
những nền văn hóa khác nhau: khách quan, cạnh tranh, công bằng
và quan niệm về thời gian:
XXXVI. - Các nhà giao dịch đàm phán ở mỗi quốc gia khác nhau có
những quyết định đàm phán khác nhau, các yếu tố khách quan hay
không khách quan tùy vào mỗi nước.
XXXVII.

- Cạnh tranh là đặc điểm của đàm phán. Đây là hình thức

cạnh tranh giữa người mua và người bán với tư cách là hai bên đối
tác trên bàn đàm phán. Xu hướng vận động của các yêu cầu về giá
cả và điều kiện trao đổi của bên mua và bên bán là trái ngược nhau.
Kết quả của quá trình cạnh tranh giữa hai bên đối tác chính là kết
quả của cuộc đàm phán
XXXVIII.

- Kết quả đàm phán là vấn đề có liên quan đến quan niệm

về công bằng, tùy theo văn hóa mỗi nước mà kết quả đàm phán có
lợi cho bên mua hay bên bán.

12


XXXIX. - Thời gian trong các nền văn hóa khác nhau cũng được hiểu
khác nhau. Có hai quan niệm về thời gian là thời gian đơn và thời
gian phức:
XL. Theo quan điểm thời gian đơn, giờ nào làm việc ấy, thời gian được

coi như một hàng hóa hữu hình, thời gian được chia nhỏ gắn với
những công việc cụ thể . Hầu hết những nền văn hóa nghiêng nhiều
về những giá trị thực dụng đều hiểu thời gian theo quan điểm thời
gian đơn. Những nhà đàm phán ở nền văn hóa này thường có tác
phong rất đúng giờ. Trong các cuộc đàm phán họ thường nhìn đồng
hồ đeo tay. Họ có thói quen muốn phân chia nội dung đàm phán
theo một trình tự thời gian. Kéo dài thời gian đàm phán với những
đối tác theo quan niệm thời gian đơn là một cách gây sức ép để họ
có những nhượng bộ nhất định.
XLI. Quan niệm thời gian phức phổ biến trong những nền văn hóa hình
tượng, có pha sự thực dụng nhưng vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tâm
linh, lãng mạn (điền hình là Châu Á và Mĩ Latinh ). Quan niệm
thời gian phức chỉ chú trọng vào yếu tố kết quả công việc mà
không chú ý nhiều đến việc phân chia thời gian cụ thể để thực hiện
công việc như thế nào. Đối với các doanh nhân theo quan niệm thời
gian này, họ thường không có thói quen đúng giờ, ít quan tâm đến
tầm quan trọng của tác phong đó và thường đổ lỗi cho nhưng
nguyên nhân khách quan.
b. Sự khác biệt về tư duy và quá trình ra quyết định.
XLII. Khi đối mặt với một nhiệm vụ đàm phán phức tạp, hầu hết các nhà
đàm phán phương Tây đều có thói quen chia nhỏ nội dung đàm
phán thành một loạt những công việc nhỏ. Các vấn đề như giá cả,
13


vận chuyển, bảo hành, bảo dưỡng…lần lượt được giải quyết. Kết
quả cuối cùng của đàm phán sẽ là tổng hợp kết quả đàm phán của
tất cả các nội dung nhỏ.
XLIII.


Các nhà đàm phán Châu Á lại có xu hướng trái ngược. Họ

không phân chia nội dung đàm phán thành các công việc nhỏ mà
thường cùng một lúc đàm phán tất cả các nội dung không theo một
trình tự rõ ràng, và những nhượng bộ chỉ đạt được vào khi đàm
phán đã sắp kết thúc.
XLIV.

14


XLV. ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI NHẬT BẢN, TÍNH CÁCH CỦA
NGƯỜI NHẬT BẢN:
XLVI.

Đất nước và con người Nhật Bản có một lịch sử và truyền thống

lâu đời, nhưng nó cũng nổi tiếng với khía cạnh văn hóa hiện đại
đầy màu sắc và ấn tượng. Nhật Bản là một đất nước phát triển cả về
kinh tế, giáo dục và du lịch. Nhật Bản có nền văn hóa, phong tục đa
dạng cùng vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên độc đáo. Đất nước này
thu hút số lượng lớn người du lịch từ khắp nơi trên thế giới hàng
năm đổ về.
XLVII. Nhật Bản nằm ở phía Đông Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và
trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển Đông Trung Quốc ở
phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa
rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp
được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào
tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu
với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên

tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu
hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.
XLVIII. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
Honshu; hokkaido kyushu shikoku okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật
Bản có rất nhiều núi và núi lửa. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn
thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người, bao gồm
thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất
thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.

15


XLIX.

Nhật Bản còn có các mỹ danh là “xứ sở hoa anh đào”, vì cây

hoa anh đào mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những
cánh hoa “thoắt nở thoắt tàn” được người Nhật yêu thích phản ánh
tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của
dân tộc họ; Là “đất nước hoa cúc” vì bông hoa cúc 16 cánh giống
như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc
huy Nhật Bản hiện nay; “đất nước Mặt Trời mọc” vì Nhật Bản là
quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời
Amaterasu (Thái dương thần nữ).
1. Tính cách của người Nhật Bản:

a. Đoàn kết và trung thực:
L.

Người Nhật có một quy tắc làm việc gọi là “HORENSHO” nghĩa là

Thông báo – Liên lạc – Thảo luận. Trước khi làm việc gì, họ đều
thông báo trước cho những người liên quan. Khi làm việc, nếu có
vấn đề gì phát sinh, thì họ luôn liên lạc ngay với người phụ trách.
Sau khi làm việc xong, họ sẽ cùng thảo luận với nhau về công việc
đã làm để trao đổi kinh nghiệm. Và nếu họ có làm điều gì sai thì họ
luôn thành thật nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình.

LI.

Sự trung thực của người Nhật được thể hiện rõ nét qua hệ thống tổ
chức những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở
Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ
làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm,
dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết
mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé
đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường
mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng
16


không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Hay ở Nhật nếu bạn có
đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán
của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn
cảnh sát gần nhất.
b. Bình đẳng:
LII. Đây là một đất nước không có tình trạng phân biệt giàu nghèo bởi
mọi đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã được dạy về sự bình đẳng,
khuyến khích đi bộ tới trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của
trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ
huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

LIII. Ngay từ nhỏ trẻ em được dạy cách ăn uống lịch sự, các phần ăn
buffe không bao giờ bị bỏ phí, cách ăn uống sạch sẽ gọn gàng cũng
được đề cao. Cách dạy con “ứng xử” và “yêu mến” thức ăn của
người Nhật khiến nhiều người sửng sốt và ngưỡng mộ. Mọi thân
phận, địa vị hay công việc đều được coi trọng.
c. Nghiêm túc, ý thức kỷ luật tốt:
LIV. Người Nhật luôn nghiêm túc tuân thủ các quy tắc ứng xử trong xã
hội như chấp hành nội quy của nhà trường, công ty, luật giao thông,
mọi quy định trong gia đình… Họ tuyệt đối xem trọng lễ nghĩa:
cách chào hỏi, giao tiếp với người khác đúng cách, đúng chuẩn
mực. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua phong cách chào “nghiêng
mình” đặc trưng của người Nhật: người được chào càng có tuổi, địa
vị, uy tín cao hơn thì người chào càng phải cúi mình thấp hơn.
d. Tinh thần trách nhiệm cao:

17


LV.

Những người làm việc chăm chỉ, cố gắng luôn được đề cao trong
xã hội Nhật. Từ khi còn đi học, các học sinh đã được rèn luyện ý
thức học tập nghiêm túc, không sao chép từ người khác. Vì vậy,
ngay cả các kết quả nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp đại học
cũng có giá trị ứng dụng rất cao. Và khi đi làm, họ luôn làm việc
với tinh thần hết mình vì công việc nhằm đem lại kết quả tốt nhất.

e. Phép lịch sự được đề cao tuyệt đối:
LVI. Điều này được thể hiện ngay trong từng bước đi, cách ngồi nghiêm
túc, nếp ăn uống sinh hoạt ngay trong gia đình. Văn hóa xếp hàng

thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có
bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy
người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng. Ngay cả
đứng trên thang máy họ cũng đứng gọn sang 1 phía để những
người vội có khoảng trống.
f. Tinh thần làm việc tập thể:
LVII. Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những
quốc gia phương đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể
đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại là chuyện
chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm, bất kể anh ta đã
làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm
đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học hay
hội đoàn…
LVIII.

Trong làm việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái

chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập
thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng
những từ có thể làm mất lòng người khác. Các tập thể (công ty,
18


trường học hay đoàn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay
gắt nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có
thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung. Thí dụ điển hình là hai
công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước Nhật nhưng
khi ra nước ngoài hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại
với một nước thứ ba của ngoại quốc.
g. Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ:

LIX. Người Nhật tiết kiệm trong chi tiêu và cần cù trong lao động. Do
đó, sau 30 năm từ một nước bị chiến tranh tàn phá họ trở thành một
cường quốc về kinh tế. Nhật nằm trên vùng hay gặp nhiều thiên tai
nên gặp khó khăn bất kỳ lúc nào. Chính điều này đã tạo nên tính
tiết kiệm của họ. Ngoài ra, họ tiết kiệm để bảo đảm vấn đề ăn học
cho con cái họ và dành dụm tiền mua nhà.
2. Trang phục Nhật Bản:

LX. Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố,
thị trấn và nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận
tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Chỉ có một số ít người già làm những
nghề đặc biệt mới mặc áo kimono truyền thống và họ mặc chủ yếu
vào dịp lễ hội, đôi khi người ta cũng mặc kimono ở nhà cho thoải
mái. Tuy nhiên, áo kimono cũng không mất đi vai trò quan trọng
của nó như là một phần của văn hoá Nhật Bản. Đặc biệt là phụ nữ
thường gắn áo kimono với truyền thống dân tộc và thích mặc nó
vào

những

dịp

đặc

biệt.

Qua trang phục kiểu phương Tây hàng ngày ta thấy hầu hết các xu
thế mốt của châu Âu và châu Mỹ đã được du nhập nhanh chóng

19



vào các trang phục của thanh niên Nhật Bản. Nhật Bản hiện đang là
thị trường lớn của những hang thời trang hàng đầu thế giới.
3. Gia đình:

LXI. Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với
nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ,
giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết.
Mỗi thành viên trong gia đình, tùy theo tuổi tác và giới tính, có một
địa vị nhất định cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm bao vệ gia đình.
Tuy vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn.
Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia
đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ
được

xây

dựng

ngày

một

nhiều.

Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai
con, sống trong các căn hộ không được thoải mái lắm về diện tích.
Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Những người đi làm việc ở
công ty thường đi làm về rất muộn hoặc đi nhậu với bạn bè, đồng

nghiệp vào buổi tối. Vì vậy, cảnh người chồng không cùng ăn tối
với gia đình là điều rất bình thường. Những ông bố Nhật Bản có rất
ít thời gian cho con cái và gia đình. Do phải đi làm xa, họ thường
rời nhà khi con chưa thức dậy, và trở về khi chúng đã đi ngủ. Nhân
viên các công ty còn thường có những chuyến công tác dài ngày,
hoặc thuyên chuyển công việc trong và ngoài Nhật Bản. Do việc
học hành của con cái, hay trông nom bố mẹ già mà không ít người
phải chấp nhận sống độc thân xa gia đình trong thời gian dài.
LXII. Vì lý do này hay lý do khác, ngày càng nhiều thanh niên Nhật chọn
cách sống một mình, và sự lựa chọn đó đang dần hình thành tương
lai của xã hội Nhật Bản. Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ
20


tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon, rượu và công
việc. Xu hướng này ngày càng gia tang trong một đất nước mà hôn
nhân gia đình vốn là giá trị truyền thống lâu đời.
4. Tiếng Nhật:

LXIII.

Là ngôn ngữ duy nhất của một dân tộc sinh sống trên khắp quần

đảo, tiếng Nhật là một thí dụ hiếm có của mối tương quan dân tộclãnh thổ-ngôn ngữ rõ nét và đơn nhất. Mặc dù có những khác nhau
nhỏ giữa các tiếng địa phương nhưng xét trên toàn cục, về mặt
ngôn ngữ học, có sự thống nhất ở những điểm chủ yếu. Tuy người
Nhật thường cho rằng ngôn ngữ của họ khó đối với người nước
ngoài, nhưng một hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản và các quy
tắc văn phạm khá linh hoạt làm cho tiếng Nhật trở thành dễ học
hơn so với một số ngôn ngữ khác, ít nhất là cho mục đích hội thoại,

dù chữ viết tượng hình và các dạng chữ viết khác gây khó khăn cho
việc đọc và viết.
LXIV.

Từ vựng tiếng Nhật đã được làm giàu bằng cách vay mượn từ

các ngôn ngữ khác: của Trung Quốc thời xưa, của Bồ Đào Nha và
Hà Lan trong những thế kỷ gần đây, và của các ngôn ngữ phương
Tây từ thời Minh Trị khi nước Nhật tiếp xúc nhiều với thế giới
phương Tây. Việc Nhật hoá đã cho ra đời nhiều từ mới từ những từ
vay mượn và xu hướng này đang tăng mạnh trong những năm gần
đây.
LXV. Tiếng Nhật được coi là có sự mô tả tỉ mỉ hơn các ngôn ngữ khác
đối với các phạm trù như lúa gạo, thực vật, cá và thời tiết. Điều này
dường như bắt nguồn từ ý thức đã ăn sâu và bền chặt về các nguồn
thức ăn cần thiết để duy trì cuộc sống trong điều kiện khí hậu gió
21


mùa. Ngược lại, những từ liên quan đến các thiên thể, đặc biệt là
các vì sao lại rất ít. Người Nhật mặc dù là dân sống ở đảo nhưng lại
không đi lại được trên biển bằng việc quan sát thiên văn.
5. Ẩm thực Nhật Bản:

LXVI.

Đồ ăn thường ngày của người Nhật Bản chủ yếu là cơm, cá, rau.

Thịt ít có trong thành phần bữa ăn. Điều này đôi khi được các sách
nước ngoài gán cho là do ảnh hưởng của đạo Phật. Mặc dù những

điều dạy của đạo Phật cũng có ít nhiều tác động đến vấn đề này
trong một thời gian dài, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả là
do quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp nên người ta phải tập trung đất cho
việc sản xuất ngũ cốc cần thiết, khiến đất dành cho chăn nuôi gia
súc rất ít ỏi.
LXVII. Chất đạm và chất khoáng cần thiết được lấy chủ yếu từ cá và
rong biển. Từ những nguyên liệu cơ bản này, người Nhật Bản đã
sáng tạo ra các món ăn dân tộc bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và
khẩu vị tinh tế. Mùi vị các món ăn Nhật Bản đơn giản hơn so với
hầu hết các món ăn của phương Tây. Đồ ăn của Nhật Bản chú trọng
đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn
một cách nghệ thuật.
LXVIII. Sự tiếp xúc ngày một tăng với các nước khác trên thế giới kể từ
thời Minh Trị đã làm thay đổi bữa ăn của người Nhật Bản, đặc biệt
là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nền kinh tế thịnh vượng
và mức sống đã được nâng lên. Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, thịt
cũng như bánh mì và các sản phẩm làm từ bột mì đã tăng mạnh
trong khi đó tiêu thụ gạo và các thức ăn truyền thống giảm dần. Đã

22


có sự Âu hoá rộng rãi trong khẩu phần ăn thường ngày như có thể
thấy trong các sơ đồ về lượng thực phẩm được tiêu thụ.
LXIX.

Do có sự cải thiện hệ thống phân phối hàng hoá nên sự khác biệt

về ẩm thực giữa người dân thành thị và nông thôn đã không còn
nữa. Ở các thành phố, có nhiều nhà hàng chuyên nấu các món ăn

nước ngoài, trong đó có một số nhà hàng bán với giá phải chăng.
Xu hướng này, ở một mức độ nhất định, cũng đang phát triển tới
các tỉnh. Nhiều món ăn thông thường được dùng hiện nay là những
món ăn đã được Nhật hoá từ các món của các nước khác, thí dụ
như món sukiyaki, một món ăn gồm thịt, rau và các nguyên liệu
khác được trần qua nước có pha rượu ngọt, xì dầu và gia vị; món
tempura gồm cá, hải sản và rau được chiên giòn; món tonkatsu
được làm bằng thịt lợn tẩm bột; và món cơm cari.

23


LXX. VĂN HÓA KINH DOANH, PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN
KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN:
LXXI.
1. Văn hóa kinh doanh của người Nhật Bản:
LXXII. Người Nhật rất cứng nhắc và nghi thức khi ngồi vào bàn đàm
luận chuyện làm ăn. Những phong tục Nhật trong kinh doanh này
thật mâu thuẫn với văn hoá và truyền thống của người nước ngoài.
Tuy nhiên, văn hóa kinh doanh của Nhật Bản có vô số những ưu
điểm đáng để các nước học hỏi:
a. Triết lí kinh doanh
LXXIII. Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí
kinh doanh. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong
sự nghiệp kinh doanh. Là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và
trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có
ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển
rất dài.
LXXIV. Thông qua triết lí kinh doanh doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị
chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và

làm cho khách hàng biết đến doanh nhân. Hơn nữa các doanh nhân
Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt
động sản xuất kinh doanh , nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa
như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nhân . Ví dụ như Công
ty Điện khí Matsushita: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và
" kinh doanh là đáp ứng như cầu của xã hội và người tiêu dùng".
Doanh nghiệp Honđa: "Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc
24


đáo: và - Dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề . Hay công
ty Sony: "Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"...
LXXV.
b. Lựa chọn những giải pháp tối ưu
LXXVI. Những mối quan hệ: Doanh nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách
hàng; Doanh nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên - cấp dưới
thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối.
Để giải quyết các doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng
đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột đối
đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ
chữ Tình trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui định Pháp luật hay
qui chế của DN được soạn thảo khá " lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt
nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.
LXXVII.
c. Đối nhân xử thế khéo léo.
LXXVIII.

Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có

thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không

được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối
cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm
người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ
thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân
( trách nhiệm đặt trên tình cảm ) đã tạo một sức ép vô hình lên tất
cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu
muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
LXXIX. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người
Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có
25


×