Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

3.Họ và tên cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.99 KB, 28 trang )

Họ và tên cá nhân…

GIỚI THIỆU CHUNG
Như chúng ta đã biết, Họ là một phần trong tên gọi đầy đủ của một người để
chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ nào. Trong các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng
Đức, tiếng Hà Lan và tiếng Pháp, người ta thường có hai tên hoặc nhiều hơn (tên
và tên đệm), và họ thông thường đứng ở cuối, điều này giải thích tại sao đôi khi
người ta gọi họ là last name (tên cuối). (Đôi khi nó được gọi không chính xác
là second name – tên thứ hai – điều này có thể gây nhầm lẫn với tên đệm).
Trong tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha người ta thông thường có một (hoặc
nhiều) tên và hai họ.
Việc đặt họ trong tên gọi hoàn chỉnh của một người nào đó không phải là hiện
tượng phổ biến trên toàn thế giới. Cụ thể, tên gọi đầy đủ của những người
dânIceland, Tây Tạng và người dân trên đảo Java thông thường không có họ – những
người nổi tiếng không có họ có thể kể đến là Suharto và Sukarno (xem Họ tên của
người Indonesia). Ngoài ra, nhiều hoàng tộc cũng không sử dụng họ.
Theo quan niệm của các quốc gia theo văn hóa pháp lý la tinh như Việt Nam
thì họ, tên là một yếu tố trong thành phần lý lịch dân sự của một cá nhân.
Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên
của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó (Điều 26 Khoản 1).
Có thể nói, họ, tên và dân tộc là những đặc điểm nhân thân cơ bản, có tính ổn
định, thể hiện nguồn gốc và huyết thống của mỗi cá nhân. Do đó, đây là những đặc
điểm nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời, được xác định trên
Giấy khai sinh và chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật
quy định.
Việc nghiên cứu họ và tên của cá nhân cũng như những quy định của pháp luật
xung quanh vấn đề họ và tên cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác
định được nhân thân của cá nhân và các thông tin khác liên quan đến cá nhân, góp
phần quản lý kinh tế, chính trị, trật tự xã hội một cách hiệu quả.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I



1


Họ và tên cá nhân…

NỘI DUNG
1. Họ và tên cá nhân
1.1.

Khái niệm họ và tên cá nhân

Trước hết, cần hiểu cá nhân là gì?
Có thể hiểu, cá nhân là một thực thể sống, tồn tại trong xã hội loài người với tư
cách thành viên. Cá nhân được nhận biết về mặt vật chất bằng hình hài con người cụ
thể và về mặt xã hội bằng các hoạt động giao tiếp trong khuôn khổ sinh hoạt xã hội
hàng ngày.
Về mặt pháp lý, cá nhân là thực thể có năng lực hưởng quyền, là chủ thể quan
hệ pháp luật.
Trong cuộc sống dân sự, mỗi cá nhân đềucó quyền nhân thân và quyền tài sản;
sự hiện hữu vật chất của cá nhân là điều kiện duy nhất để cá nhân được hưởng tất cả
các quyền đó [tài liệu tham khảo (TLTK) 2.2, trang 34].
Mỗi cá nhân trong xã hội là những thực thể khác nhau, có những đặc trưng
khác nhau hình thành nên đặc điểm nhận dạng của họ. Những điểm khác biệt đó hình
thành nên “muôn hình vạn trạng” con người trong xã hội, tạo nên cuộc sống đầy màu
sắc, phong phú, đa dạng mà pháp luật cần phải nhận dạng và điều chỉnh, nhằm đảm
bảo quyền và nghĩa vụ chung nhất của con người, chủ thể xã hội.
Vậy, làm sao để phân biệt được cá nhân này với cá nhân khác, cụ thể hơn là
xác định địa vị pháp lý của họ trong xã hội?
Địa vị pháp lý của cá nhân được hình thành từ nhiều yếu tố. Theo quan niệm

được chấp nhận rộng rãi ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sự thì những tếu
tố chính xếp thành hai nhóm: Nhóm yếu tố nhận dạng và Nhóm yếu tố thiết lập nhân
thân pháp lý [TLTK 2.2, trang 34].
Như đã đề cập, họ và tên là một trong những yếu tố nhận dạng xác định đặc
điểm nhân thân của một cá nhân.
Khái niệm họ và tên: Họ và tên là những từ ngữ dùng để chỉ định một người.
Đó là danh xưng bắt buộc mà một cá nhân phải có để phân biệt những cá nhân khác,
nhất là khi được xướng lên ở nơi công cộng, để xưng hô trong các hoạt động giao tiếp
xã hội. [TLTK 2.3, trang 23].
Họ và tên bao gồm hai phần:
-

Họ: Để chỉ định nguồn gốc gia đình;

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

2


Họ và tên cá nhân…

-

Tên: Để chỉ định một người là chủ thể duy nhất.

Mỗi quốc gia, dân tộc có hệ thống họ và tên khác nhau. Ví dụ: Dân tộc BaNa
không có họ; Dân tộc Vân Kiều trước đây không có họ, sau này lấy họ Hồ; Dân tộc
Gié – Triêng họ và tên đàn ông khác đàn bà…[TLTK 2.1].
Thực tế mà nói, họ và tên cá nhân chưa phải là yếu tố quyết định để phân biệt
cá nhân này với cá nhân khác trong mọi trường hợp, phải có các yếu tố như tuổi, giới

tính, dân tộc, quê quán…nhưng họ và tên là “phương tiện” phổ biến nhất mà một
người sử dụng để giao tiếp và thực hiện các giao dịch giản đơn hàng ngày.
Một số hình thức khác của họ và tên:
Khoản 3 BLDS 2005 quy định: Việc sử dụng bí danh, bút danh không được
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Vậy bí danh, bút danh là gì?
- Bí danh: Là tên dùng thay tên thật để giữ bí mật. Bí mật, hiểu theo nghĩa
rộng nhất là tình trạng của một người được che giấu tung tích không chỉ đối với nhà
chức trách hoặc với đối phương, kẻ thù địch trong quan hệ chính trị, quân sự, ngoại
giao mà có thể cả đối với những đối tác bình thường trong giao tiếp xã hội.
- Bút danh: Là tên ghi vào tác phẩm, bài viết, dùng làm tên tác giả. Nói chung,
gọi là bút danh, tên mà một người sử dụng trong sang tác văn học, nghệ thuật dùng để
xác định tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật được tạo ra. [TLTK 2.3, trang 24].
Bên cạnh hai hình thức được quy định cụ thể trong BLDS 2005, cá nhân còn
có tên gọi khác như Biệt danh, nghệ danh.
Trong hồ sơ lý lịch của cá nhân bao giờ cũng có một mục bên cạnh Họ và tên
chính là “tên gọi khác”. Đây chính là Biệt danh, là tên riêng khác với tên vốn có.
Đây là tên gọi thông thường mà cá nhân sử dụng để giao tiếp trong xã hội mà
không được sử dụng để thực hiện các giao dịch mà pháp luật có quy định như ký kết
hợp đồng kinh tế; Tòa án cũng không được phép sử dụng biệt danh để tuyên án với
một cá nhân nào đó…
Biệt danh thường hay gắn liền với đặc điểm của cá nhân như ngoại hình, nghề
nghiệp, biệt tài…ví dụ như: Tư béo, Dũng xe ôm hay…
Đối với hoạt động nghệ thuật hay những công việc đòi hỏi kỹ năng nghề
nghiệp hay kỹ xảo, biệt danh của cá nhân được gọi là nghệ danh. Ví dụ: Nghệ danh
của ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân…
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

3



Họ và tên cá nhân…

1.2.

Việc sử dụng họ và tên ở một số quốc gia trên thế giới

1.2.1. Đối với các quốc gia dùng Tiếng Anh:
Một điều đáng ngạc nhiên là tất cả các họ có nguồn gốc Anh chỉ có một trong
4 dạng sau:
-

Nghề nghiệp (ví dụ: Smith, Baker, Archer)

-

Các đặc điểm cá nhân (ví dụ: Short, Brown, Goodman, Whitehead)

-

Các đặc điểm về địa phương hay địa lý (Ví dụ: Scott, Hill,

Rivers, Windsor)
-

Lấy theo tổ tiên, thông thường dựa trên tên (Ví dụ: Richardson, James) hay

- nếu tính cả họ của những người có nguồn gốc Scotland - thị tộc (Ví dụ:
Macdonald).Các dạng họ này miêu tả một cách tương ứng nghề nghiệp, đặc điểm cá
nhân, khu vực/nguồn gốc và tổ tiên (thông thường là tên cha) của tổ tiên xa của

những người mà cách đặt họ lần đầu tiên được áp dụng. Tất nhiên, ý nghĩa nguyên
thủy của tên gọi có thể ngày nay không còn ý nghĩa như thế (Ví dụ: Cooper = người
làm thùng). Một vấn đề còn gây tranh luận là thể loại họ thứ 5 có liên quan đến tôn
giáo, mặc dù một số họ trong đó cũng là nghề nghiệp (Ví dụ: Bishop).
Tại Mỹ, họ của nhiều người da đen có nguồn gốc từ sự chiếm hữu nô lệ. Rất
nhiều người trong số đó có họ là do trước đây các chủ nô đã đặt họ cho tổ tiên của
những người đó. Ngoài ra nhiều nô lệ sau khi được giải phóng đã tự đặt họ hay lấy họ
của chủ cũ. Rất nhiều người, chẳng hạn như Muhammad Ali và Malcolm X, thay đổi
họ của mình hơn là sống cùng với những cái họ mà chủ nô đã đặt cho tổ tiên của
mình.
Truyền thống bỏ họ của mình của người phụ nữ sau khi kết hôn để sử dụng họ
của chồng có lịch sử lâu dài. Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ đã giữ lại họ
của mình kể cả sau khi đã lấy chồng. Tuy nhiên, trong những gia đình như vậy thì
con cái đa phần vẫn lấy theo họ của người cha. Tại Mỹ, người phụ nữ thông thường
trở thành Mrs. X (hay Bà X, với X là họ của người chồng) sau khi cưới, mặc dù gần
đây các bà này còn được gọi như là Mrs. Y X nhiều hơn (với Y là tên và X là họ của
chồng).
1.2.2. Các quốc gia dùng tiếng Pháp:
Tại các quốc gia dùng tiếng Pháp có những sự tương đồng với những quốc gia
dùng tiếng Anh trong việc sử dụng họ. Tuy nhiên, tại Pháp và Québec việc thay đổi
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

4


Họ và tên cá nhân…

họ sau khi kết hôn không còn được thừa nhận. Những người muốn đổi họ sau khi kết
hôn phải tuân theo cùng một thủ tục pháp lý như những trường hợp muốn đổi họ
khác. Nói cách khác, mặc dù một người có thể sử dụng họ kết hôn nhưng "họ luật

định" của người đó là không thay đổi.
Họ của người Pháp thông thường được viết hoa, giống như là thông thường được viết
cho họ của người Trung Quốc.
Tại Pháp, cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2005, trẻ em phải mang họ của người
cha theo luật định. Từ ngày này trở đi, Khoản 311-21 của Luật dân sự Pháp cho phép
cha mẹ lấy họ cho con theo họ bố, mẹ hay kết hợp cả hai họ - nhưng không cho phép
quá hai họ được kết hợp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì họ của người
cha được sử dụng. Điều này làm cho luật pháp của Pháp phù hợp với tuyên ngôn
năm 1978 của Liên minh châu Âu về việc yêu cầu các chính phủ thành viên có các
biện pháp để chấp nhận quyền bình đẳng trong việc đặt họ, biện pháp này cũng
được Liên hiệp quốc ủng hộ năm 1979. Các biện pháp tương tự cũng đã được chấp
thuận ở Đức (năm 1976), Thụy Điển (năm 1982), Đan Mạch (năm 1983) và Tây Ban
Nha (năm 1999).
1.2.3. Ireland (phiên âm tiếng Việt là Ai Len):
Nhiều họ ở Ireland có nguồn gốc Gaelic được biến đổi từ tên của cha hay tổ
tiên, tên hiệu, hay các tên miêu tả.
Trong nhóm thứ nhất có thể đưa vào các họ như Mac Murrough, Maguire,
MacDermott, MacCarthy (tất cả đều biến đổi từ tên cha) hay O'Brian, O'Neill,
O'Donnell, O'Toole (tên tổ tiên).
Các họ biến đổi từ tên hiệu gồm có: Docherty (dortach - gây tổn thương),
Garvery (garbh - thô), Manton (mantach - sún), Duffy (dubh - đen, giống như tóc
đen), Bane (ban - trắng, giống như tóc trắng), Finn (fionn - vàng hoe, giống như tóc
vàng hay tóc hung), Kennedy (cennidie - đầu thô).
Các họ miêu tả gồm có: Carr (gearr - ngắn hay nhỏ), Joyce/Seoige (từ tiếng
Wales sais có nghĩa là Saxon hay English), Kearney (ceithearnach - người có đôi
chân vững chắc), Brehony (mac an Brehon - con trai của người am hiểu), Ward (mac
an Bard - con trai của thi sĩ).

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I


5


Họ và tên cá nhân…

Ngược lại với nước Anh, rất ít họ Gaelic được biến đổi từ tên gọi của một khu
vực. Trong số những họ như vậy có thể nhóm lại thành một nhóm nhỏ, một số họ có
thể là sự lai tạp của tên riêng hay họ Gaelic.
Trong những khu vực mà một họ nào đó là quá phổ biến, các tên gọi bổ sung
được thêm vào mà đôi khi chúng tuân theo các mẫu cổ xưa. Ví dụ, tại Ireland,
"Murphy" là một tên gọi cực kỳ phổ biến, các gia đình Murphy cụ thể nào đó có thể
thêm tên hiệu, vì thế gia đình Denis Murphy được gọi là "những người thợ dệt" và
Denis tự gọi mình là Murphy "thợ dệt". Xem thêm O'Hay
Vì những lý do như vậy, các tên hiệu (the Fada Burkes, có nghĩa là Burkes
dài/cao), tên cha (John Morrissey Ned) hay họ thời con gái của mẹ (Kennedy trở
thành Kennedy-Lydon) có thể trở thành các họ thông thường hay luật định. Các gia
đình người Ireland của "de Courcy Ireland" đã gọi mình như thế để phân biệt họ với
những người họ hàng đã chuyển tới Pháp trong thế kỷ 17-18.
Ngoài ra, những khu vực dùng Tiếng Ireland vẫn còn tuân theo các truyền
thống cũ về việc đặt tên, họ theo tên, họ của cha, ông, cụ, kỵ v.v. Ví dụ: Mike Bartly
Pat Reilly (có nghĩa là Mike- con trai của Bartholomew- con trai của Pat Reilly), John
Michel John Oge Pat Breanach (John-con trai của Michael- con trai của John trẻ- con
trai của Pat Breanach), Tom Paddy-Joe Seoige (Tom- con trai của Paddy-Joe Seoige),
Mary Bartly Mike Walsh (Mary- con gái của Bartly- con trai của Mike Walsh) v.v.
Thậm chí ngay những vùng dùng tiếng Anh, đặc biệt ở vùng nông thôn, đôi khi
truyền thống này vẫn còn tồn tại.
1.2.4. Iceland (phiên âm tiếng Việt là Ai – xơ – len)
Tại Iceland, phần lớn người dân không có họ; phần tên gọi cuối cùng trong tên
gọi đầy đủ của một người được đặt theo tên người cha của người đó. Ví dụ, ông Karl
có con gái tên là Anna và con trai tên là Magnús, thì tên gọi đầy đủ của hai người này

sẽ là Anna Karlsdóttir ("con gái của Karl") và Magnús Karlsson ("con trai của Karl").
1.2.5. Tây Ban Nha và các khu vực dùng tiếng Tây Ban Nha
Trong thời trung cổ, hệ thống lấy tên cha tương tự như hệ thống sử dụng
ở Iceland. Ví dụ, Álvaro - con trai của Rodrigo - có tên gọi là Álvaro Rodríguez. Con
trai của ông ta - Juan - không phải là Juan Rodríguez, mà là Juan Álvarez. Theo thời
gian rất nhiều tên gọi theo kiểu này trở thành họ và chúng là những họ phổ biến trong
thế giới dùng tiếng Tây Ban Nha. Các nguồn khác của các họ là các đặc trưng hay
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

6


Họ và tên cá nhân…

thói quen cá nhân, nghề nghiệp, khu vực địa lý hay đặc trưng dân tộc: Delgado
(mỏng), Moreno (sẫm); Molina (chủ cối xay), Guerrero (chiến binh); Alemán (Đức).
Tại Tây Ban Nha và một số quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa này (các
cựu thuộc địa của Tây Ban Nha), mỗi người có 2 họ (mặc dù trong một số hoàn cảnh
chỉ có họ đầu tiên được dùng): họ thứ nhất là họ thứ nhất của người cha, họ thứ hai là
họ thứ nhất của người mẹ. Phụ thuộc vào từng quốc gia, các họ này có thể (hoặc
không) nối với nhau bằng chữ cái "y" (và) hay "de" (của). Tuy vậy, hiện nay nhiều
người ở các nước Nam Mỹ chấp nhận cách đặt tên-họ theo kiểu Anh, vì thế họ có hai
tên và một họ duy nhất.
Ngày nay, ở Tây Ban Nha, phụ nữ khi lấy chồng vẫn giữ nguyên vẹn 2 họ của
mình. Trong một số tình huống người phụ nữ đó có thể được gọi đầy đủ như sau: tên
+ họ cha đẻ + họ cha chồng (thông thường được liên kết bằng chữ "de"). Ví dụ, Ana
García Díaz, khi lấy Juan Guerrero Macías, có thể gọi là Ana García de Guerrero,
nhưng tập quán này (có từ thời trung cổ), đang bị suy tàn, và nó không có giá trị pháp
lý. Các cặp vợ chồng có thể tự lựa chọn trật tự cho họ của con cái của mình: chúng
hoặc giữ cách đặt họ truyền thống, như đã nói trong ví dụ (Guerrero García) là cách

phần lớn mọi người đều theo, hay theo trật tự ngược lại (García Guerrero). Quyết
định này phải duy trì cho tất cả mọi người con của cặp vợ chồng đó.
1.2.6. Bồ Đào Nha và Brasil
Cách đặt họ của người Bồ Đào Nha ngược lại với cách đặt của người Tây Ban
Nha. Mỗi người có ít nhất 2 họ: họ đầu tiên là họ thứ hai của mẹ; họ thứ hai là họ thứ
hai của cha. Tên gọi đầy đủ của mỗi người có thể có nhiều nhất là 6 (2 tên và 4 họ có thể có 2 họ từ cha và 2 họ từ mẹ).
Tại Brasil quy tắc là tương tự, ngoại trừ duy nhất là hiện nay rất phổ biến đối
với mỗi người là chỉ có một họ: họ thứ hai của cha.
1.2. 7. Khu vực Scandinavia
Tại khu vực Scandinavia các họ thông thường có nguồn gốc từ tên của cha. Ví
dụ: họ của người Thụy Điển Karlsson (lưu ý là có 2 chữ s), có nghĩa là "con trai của
Karl" nhưng ngày nay Karlsson là một họ và cha của người mang họ này không nhất
thiết phải có tên là Karl. Ở Đan Mạch và Na Uycác họ kết thúc với cụm từ -sen là
phổ biến. Ví dụ: Karlsen có nghĩa là "con trai của Karl". Các họ này ngày nay tương
tự như các họ khác ở nhiều quốc gia phương Tây khác.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

7


Họ và tên cá nhân…

Trước thế kỷ 19 đã tồn tại một hệ thống đặt tên-họ ở Scandinavia giống như ở
Iceland ngày nay. Tuy nhiên, các gia đình quý tộc, về nguyên tắc đã chấp nhận họ, có
thể được nói đến như là tổ tiên thực sự hay được coi là như thế (ví dụ Earl Birger
Magnusson Folkunge) hay là phù hiệu của gia đình (ví dụ vua Gustav ErikssonVasa).
Trong nhiều tên gọi của các dòng họ quý tộc còn tồn tại, chẳng hạn Cederqvist ("cành
tuyết tùng") hay Stiernhielm ("mũ ngôi sao"), việc diễn giải theo kiểu ngày xưa đã lỗi
thời, nhưng tên gọi thì không thay đổi.
Sau này, những người dân từ tầng lớp trung lưu của Scandinavia, chủ yếu là

thợ thủ công và dân thành thị, đã lấy họ tương tự như của tầng lớp quý tộc.
Các họ của người Thụy Điển như là Bergman, Holmberg, Lindgren,
Sandström và Åkerlund là rất hay gặp và phổ biến tới ngày nay. Điều tương tự cũng
đúng với người Na Uy hay Đan Mạch.
Các họ như thế thông thường chỉ tới nơi cư ngụ của gia đình. Vì lý do này,
Đan Mạch có tỷ lệ cao các tên gọi các họ được biến hóa từ các trang trại, được kèm
theo bằng hậu tố -gaard – cách phát âm hiện đại là gård, nhưng ở Thụy Điển, cách
phát âm thời cổ vẫn còn trong tên gọi của các họ.
Cần phải nói thêm rằng, cho dù các họ là có nguồn gốc từ nguyên quán của
chủ sở hữu, quyền sở hữu họ như thế không phải là chỉ thị của mối quan hệ họ hàng
với những người khác cũng mang họ đó.
1.2.8. Nga, Ukraina, Belarus và các nước cộng hòa Xô viết cũ:
Tại Nga, phần đuôi của họ phụ thuộc theo giới tính của người mang họ. Tên
gọi đầy đủ của người Nga, nói chung, gồm tên, họ và phụ danh (một dạng thức có
biến đổi của tên người cha). Ví dụ, trong tên gọi "Aleksei Ivanovich Chekhov",
"Chekhov" là họ và "Ivanovich" là phụ danh; ta có thể suy ra cha của ông Aleksei này
có tên là "Ivan". Điều tương tự cũng đúng đối với Ukraina, Belarusvà các nước cộng
hòa Xô viết cũ.
Tại Nga, ngoài các thể loại họ như của người Anh, còn có một thể loại lớn về
họ khác: các họ có liên quan tới tôn giáo. Các họ này dựa theo tên gọi của nhà thờ (ví
dụ Uspensky, Kazansky), hay biệt ngữ của các sinh viên trong các tu viện hoặc thậm
chí là các từ trong tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp (ví dụ Gilyarov, có nguồn gốc từ
tiếng Latinh hilarius).

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

8


Họ và tên cá nhân…


1.2.9. Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hungary và Việt Nam
Tại các nền văn hóa của người Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam và Hungary thì họ được đặt trước tên. Vì thế các thuật ngữ trong tiếng Anh
như first name và last name dùng để chỉ tên, họ có khả năng gây nhầm lẫn.
Những người Trung Quốc sống tại Mỹ tự động sắp xếp lại tên, họ của mình
khi viết bằng tiếng Anh để tránh hiểu nhầm.
Tên gọi của người Triều Tiên và Việt Nam nói chung được sắp xếp theo trật tự
Đông Á (họ trước, tên sau) ngay cả khi viết trong tiếng Anh. Viết trong tiếng Anh,
tên gọi của người Nhật Bản hiện nay thường theo kiểu phương Tây (tên trước, họ
sau) trong khi tên gọi của những nhân vật lịch sử trước đây thì vẫn viết theo kiểu
Đông Á. Tên gọi của người Hungary khi viết trong tiếng Anh thì được viết theo kiểu
phương Tây.
Nói tóm lại, phương thức đặt tên họ cho cá nhân phụ thuộc văn hóa của mỗi
vùng miền trên thế giới. Để điều chỉnh quan hệ này, mỗi quốc gia đều có hệ thống
pháp lý quy định về cách thức đặt họ, tên và những vấn đề liên quan đến họ và tên cá
nhân dựa trên đặc điểm văn hóa và thực tiễn khách quan.
1.3.

Quy định của pháp luật Việt Nam về họ và tên

Luật về họ và tên là tập hợp các quy tắc chi phối việc đặt, thay đổi, sử dụng và
bảo vệ họ và tên.
Thực tiễn cho thấy, họ và tên là yếu tố quan trọng để xác định nhân thân, giá
trị của một cá nhân. Do đó, ngày nay, các nhà làm luật ở các nước tiên tiến có xu
hướng can thiệp sâu vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về họ và tên.
Có thể nói, hệ thống pháp luật về họ và tên ở Việt Nam, như đã nói ở trên
mang nặng dấu ấn tục lệ. Các quy định về họ và tên xuất hiện khá nhiều trong BLDS
1995. Từ khi xuất hiện chế định hộ tịch trong Luật Việt Nam, một số quy tắc quan
trọng liên quan đến họ và tên đã bị cắt bỏ trong BLDS 2005, chỉ giữ lại một vài

nguyên tắc trong khuôn khổ xác định nội dung của hệ thống quyền nhân thân.
Như chúng ta đã biết, mỗi cá nhân đều có các quyền nhân thân và quyền này
không thể tách rời khỏi chính bản thân cá nhân đó.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

9


Họ và tên cá nhân…

Về phương diện hộ tịch, quyền nhân thân bao gồm các quyền đối với họ, tên,
quyền khai sinh khai tử, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn, ly hôn, quyền xác
định lại giới tính.
Về phương diện tinh thần, đây là các quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do
nghiên cứu sáng tạo, quyền đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín, bí mật đời tư.
Về phương diện xã hội, đó là các quyền tự do kinh doanh, quyền tự do đi lại,
cư trú, quyền lao động…
Vì sự gắn bó thiết thân trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân như vậy, có
thể nói quyền nhân thân gắn với mỗi con người như hình với bóng. Do đó, quyền
nhân thân luôn có hai tính chất:
Một là, không thể chuyển nhượng, bao gồm cả mua bán, tặng cho, thừa kế
(ngoại trừ trường hợp có sự thừa kế về quyền bảo vệ uy tín, danh dự và sự toàn vẹn
tác phẩm của người quá cố hoặc đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, theo đó
người thừa kế của người được bảo hiểm có quyền lãnh một số tiền bồi thường khi
người được bảo hiểm chết;
Hai là, không thể tịch biên, nghĩa là, khác với quyền tài sản, quyền nhân thân
không bao giờ bịch tích thu hay kê biên. Điều 24 BLDS quy định: “Quyền nhân thân
được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể

chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
Họ và tên của một con người cũng không nằm ngoài đặc điểm của quyền nhân
thân.
Sau đây là một số quy định liên quan đến họ và tên cá nhân trong hệ thống
pháp luật hiện hành:
1.3.1. Quyền và nghĩa vụ có họ và tên
Quyền có họ và tên: Nguyên tắc này được chính thừa nhận trong Khoản 1
Điều 26 BLDS 2005, quyền có họ và tên được hiểu như quyền được gọi, được xưng
hô, quyền tự xưng bằng họ và tên, trong quan hệ với người khác; quyền được phân
biệt của một với các cá nhân khác bằng họ và tên. Để thực thi quyền đó, cá nhân tự
xưng bằng họ và tên của mình trong các hoạt động giao tiếp xã hội.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

10


Họ và tên cá nhân…

Việc sử dụng họ và tên còn được thực hiện trong cuộc sống dân sự phổ thông,
không mang tính pháp lý, như trong quan hệ gia đình, quan hệ bè bạn, quan hệ xã
giao.
Quyền có họ và tên không mất đi do thời hiệu, cũng không được xác lập vĩnh
viễn do thời hiệu. Một người không sử dụng họ và tên của mình một cách liên tục
trong thời gian dài vẫn bảo tồn đầy đủ quyền có họ và tên không được sử dụng đó.
Mặt khác, việc một người sử dụng họ và tên không phải là thật của mình liên tục
trong một thời gian dài không thể tự nó làm cho họ và tên đó trở thành họ và tên thật.
Không chỉ có quyền có họ và tên, mỗi người còn có quyền đối với họ và tên
của mình. Trong chừng mực nào đó, quyền đối với họ và tên có những đặc điểm của
quyền sở hữu: Người có một họ và tên có thể yêu cầu được bảo vệ, trong trường hợp

họ và tên của mình bị một người khác sử dụng. Họ và tên còn được bảo vệ như những
giá trị tinh thần: Người có một họ và tên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong
trường hợp họ và tên của mình bị bôi nhọ.
Nghĩa vụ có họ tên: Song song với quyền là nghĩa vụ, nghĩa vụ có họ và tên
được xác lập chủ yếu trong mối quan hệ của cá nhân và nhà nước: Cá nhân phải có họ
và tên, vì điều đó cần thiết cho việc quản lý dân cư, cho việc quản lý hộ tịch và lý lịch
tư pháp của cá nhân.
Như đã đề cập, họ và tên của một người là công cụ phân biệt người đó với
những người khác. Việc phân biệt con người, về phần mình, là một trong những điều
kiện cần thiết cho sự tồn tại và vận hành của xã hội có tổ chức. Sự phân biệt chỉ có
thể được thực hiện một khi mỗi người có họ và tên xác định. Bởi vậy, mỗi người có
trách nhiệm có họ và tên.
1.3.2. Sử dụng họ và tên:
Sử dụng họ tên thật: Theo BLDS Điều 26 Khoản 1, họ tên của một người được
xác định theo họ tên khai sinh của người đó và có nghĩa rằng họ tên thật của một
người là họ tên được ghi nhận trên giấy khai sinh của người này. Điều 26 Khoản 2
quy định rằng cá nhân xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo họ tên của
mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận điều này cho phép nghĩ
rằng việc ghi nhận họ và tên của một người trên giấy khai sinh mang ý nghĩa của việc
Nhà nước (pháp luật) công nhận việc đương sự mang họ và tên ấy.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

11


Họ và tên cá nhân…

Nghĩa là, Họ và tên thật của một người là họ và tên được Cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền công nhận và được ghi nhận trên giấy khai sinh của người đó.

Áp dụng phương pháp suy lý nghịch đối với định nghĩa đó, ta xây dựng định
nghĩa về họ và tên giả: Đó là họ và tên không được ghi nhận trên giấy khai sinh hoặc
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Theo BLDS điều 26 khoản 2 cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự theo họ và tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Thực ra, cá nhân có nghĩa vụ sử dụng họ và tên thật của mình không chỉ trong
việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Cá nhân chỉ được phép sử dụng họ và tên
khác, không phải là họ và tên được ghi trong chứng từ khai sinh, trong những trường
hợp mà luật không cấm. Đặc biệt, họ và tên thật phải được sử dụng trong các giấy tờ
giao dịch với cơ quan nhà nước.
Song, nguyên tắc sử dụng họ và tên thật, được thiết lập như trên, không cứng
nhắc.
Tục lệ Việt Nam thừa nhận rằng, người phụ nữ có chồng sẽ mang họ và tên
chồng trong quan hệ với người ngoài gia đình. Tục lệ này có nguồn gốc trong chế độ
phụ quyền áp dụng đối với gia đình Việt Nam cổ xưa: Người cha trong gia đình là
người duy nhất có quyền đại diện cho gia đình trước người thứ ba.
Tục lệ hiện đại không còn coi việc người vợ mang tên chồng như là một nghĩa
vụ, nhưng tiếp tục thừa nhận quyền của người vợ sử dụng tên chồng trong các giao
dịch xác lập với người ngoài gia đình. Có trường hợp người vợ mang tên chồng cả
khi tham gia vào các hoạt động chính trị hoặc các hoạt động của bộ máy nhà nước,
chứ không chỉ khi xác lập các giao dịch dân sự hoặc thương mại. Một khi người phụ
nữ được xã hội biết đến dưới họ tên chồng nhiều hơn dưới họ tên thật, thì tục lệ chấp
nhận rằng họ tên chồng cũng là họ tên thật của người phụ nữ đó trong quan hệ xã hội.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người phụ nữ nổi tiếng dưới tên chồng có quyền
xác lập các giao dịch pháp lý dưới tên đó.
Sử dụng bí danh, bút danh, nghệ danh của người nổi tiếng: Sử dụng bút danh,
bí danh, nghệ danh suy cho cùng, chỉ là những trường hợp đặc thù của việc sử dụng
họ tên giả. Đơn giản, bút danh, bí danh, nghệ danh không phải là tên thật.
Có những nhân vật được xã hội nhận biết bằng bí danh, bút danh nhiều hơn
bằng họ và tên thật.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

12


Họ và tên cá nhân…

Trong trường hợp này, luật (đúng ra là thực tiễn áp dụng pháp luật) cho phép
cá nhân sử dụng bí danh, bút danh khi thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực mà do
những hoạt động trong lĩnh vực đó đương sự trở nên nổi tiếng dưới bí danh, bút danh
của mình bao gồm cả các hoạt động mang tính giao dịch pháp lý.
Ví dụ: Nhà hoạt động chính trị, nhà hoạt động xã hội khi giữ một chức vụ quan
trọng trong bộ máy nhà nước hoặc trong các thiết chế chính trị, xã hội, có thể ký bí
danh, bút danh của mình trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn
bản giao dịch chính thức của tổ chức.
Không sử dụng họ tên: Việc sử dụng họ tên được coi là một nghĩa vụ trong các
trường hợp mà danh tính của cá nhân cần được làm rõ, điều đó cũng có nghĩa là trong
các trường hợp không bị rằng buộc vào một nghĩa vụ pháp lý nào, cá nhân có quyền
giao dịch mà không cần làm rõ danh tính của mình.
Ví dụ điển hình là trường hợp tặng cho quỹ từ thiện của người không muốn
nêu họ tên.
Suy cho cùng, chính việc giao dịch mà không sử dụng họ tên lại được cá nhân
thực hiện trong cuộc sống hằng ngày nhiều hơn các giao dịch được sử dụng họ tên.
Ví dụ: Khi vào siêu thị mua hàng, gọi taxi để di chuyển, vào hàng quan để ăn
uống…, cá nhân có thể hoàn toàn mua nhanh đối với người bán hàng, người lái taxi
dù các giao dịch được xác lập vẫn có đầy đủ tính pháp lý và vẫn phát sinh hiệu lực:
Người mua, người yêu cầu dịch vụ trả tiền và người bán, người cung ứng dịch vụ
giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ. Nếu giao dịch diễn ra suôn sẻ, các bên có thể
không bao giờ (và cũng không cần) biết rõ lai lịch của nhau.
Nói chung, cá nhân có quyền tự do không để lộ danh tính của mình trong các

mối quan hệ mang tính kết ước hoặc trong việc công bố một tác phẩm, miễn là việc
đó không gây phương hại đến lợi ích chung và lợi ích chính đáng của người khác.
1.3.3. Quy định về việc đặt họ cho cá nhân:
Theo quy ước truyền thống ở tất cả các nền văn hóa pháp lý, họ trên nguyên
tắc, là dấu hiệu của gia đình. Bởi vậy, việc đặt họ cho một người dựa vào việc trả lời
câu hỏi người này là con của ai (hay nôm na hơn là con cái nhà ai?) do cơ sở của việc
đặt họ là quan hệ cha mẹ - con là lai lịch của cha và mẹ là một phần nội dung giấy
khai sinh của cá nhân.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

13


Họ và tên cá nhân…

Tục lệ phổ biến thừa nhận nguyên tắc lấy họ cha. Không thể xác định chính
xác thời điểm mà việc con mang họ cha trở thành quy tắc của tục lệ mang tính
nguyên tắc. Tuy nhiên, có thể coi đây là một trong những hệ quả cơ bản của sự thống
trị của mô hình gia đình tộc họ - phụ hệ có cha chung và việc mỗi thành viên gia
đình mang họ cha là biểu hiện của nguồn gốc chung của các thành viên đó, tục lệ lấy
họ cha được thừa nhận ở tất cả các xã hội áp dụng chế độ gia đình phụ hệ.
Trong một số cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam có thể tồn tại tục lệ cho
con lấy họ mẹ, tương ứng với chế độ thống trị của mẫu hệ. Dẫu sao, tục lệ lấy họ mẹ
không phổ biến; điều đó có nghĩa rằng tục lệ lấy họ cha mang tính nguyên tắc.
Do nguyên tắc lấy họ cha mà:
1. Tất cả các con cùng cha đều có cùng một họ;
2. Họ được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi những người có
giới tính Nam. Con gái cũng mang họ cha, nhưng không thể chuyển giao họ đó cho
con trai của mình, nêu không có thỏa thuận khác giữa cha và mẹ của đứa con trai đó.

Người làm luật, về phần mình, có vẻ như muốn để cho tục lệ chi phối việc đặt
họ.
Trong BLDS năm 1995, nguyên tắc lấy họ cha không được xếp vào nhóm các
quy phạm của luật mệnh lệnh. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của
người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha và mẹ (Điều 55 khoản 1) trong
trường hợp không xác định được người cha thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ
(cùng điều luật). Quy tắc sau này cho phép nghĩ rằng trong trường hợp xác định được
người cha thì trẻ sơ sinh sẽ ưu tiên mang họ cha. Ta nói ra Luật có xu hướng tôn
trọng sự thống trị của tục lệ trong việc đặt họ của cá nhân.
Tuy nhiên, tục lệ của các dân tộc vẫn được duy trì trong việc đặt họ tên.
Ví dụ: Dân tộc Ê Đê sống theo chế độ mẫu hệ nên con cái mang họ mẹ trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
BLDS năm 2005 loại bỏ các quy định về hộ tịch, do đó, không giải quyết vấn
đề đặt tên. Điều đáng tiếc là khi xây dựng và ban hành hệ thống quy định mới về hộ
tịch vào cuối năm 2005 (nghĩa là BLDS mới được thông qua), Chính phủ cũng không
đề cập đến việc đặt họ cho một người, đặc biệt là khi tiến hành thủ tục khai sinh. Hậu
quả là, trong khung cảnh của luật viết, vấn đề đặt họ bị bỏ ngỏ.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

14


Họ và tên cá nhân…

Dẫu sao, hầu như không thể hình dung trường hợp con có cha, mẹ lại được
khai sinh theo họ của một người thứ ba. Mặt khác, tục lệ hiện đại vẫn đủ mạnh để áp
đặt việc lấy họ cha cho hầu như tất cả các trường hợp con sinh ra trong giá thú. Thậm
chí, trong các trường hợp cha và mẹ chỉ chung sống như vợ chồng mà không có đăng
kỳ kết hôn, một khi các dấu hiệu gia đình có đủ thì con sinh ra cũng được khai sinh

theo họ cha.
Đặt họ cho trẻ bị bỏ rơi: Đây là một chế định đặc biệt, không có quy định về
cách đặt họ trong các trường hợp bình thường, luật hiện hành lại chú ý đến việc đặt
họ trong trường hợp đặc biệt khi mà người cần được đặt họ là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Theo nghị định số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27 – 12 – 2005 Điều 16 khoản 3, thì họ
của trẻ sơ sinh bỏ rơi được ghi nhận trên giấy khai sinh theo đề nghị của người đi
khai sinh. Luật không có quy định gì đặc biệt về cách đề nghị của người đi khai sinh.
Điều đó có nghĩa rằng việc đề nghị này chịu chi phối của tục lệ phổ biến tại vùng nơi
việc khai sinh được thực hiện: Trẻ có thể mang họ của người đi khai sinh hoặc họ của
đa số cư dân trong vùng hoặc thậm chí bất kỳ một bộ họ nào đó do người khai sinh
nghĩ ra, với điều kiện không gây phương hại đến lợi ích, danh dự, nhân phẩm của
người khác. Tất nhiên, họ trong trường hợp này không phải là dấu hiệu của gia đình
nơi xuất xứ của đương sự mà chỉ là thành phần bắt buộc phải có trong cơ cấu họ và
tên của cá nhân theo quy định của pháp luật.
1.3.4. Quy định về việc đặt tên cho cá nhân:
Tên ở Việt Nam đi sau họ và được sử dụng để xưng hô, trong quan hệ xã giao
hoặc gia đình bè bạn và cả theo nghĩa nghiêm túc, trang trọng lẫn theo nghĩa thân
mật. Tên của một người Việt Nam thường có hai bộ phận: Tên và chứ đệm. Đây là bộ
phận bắt buộc, cần có thể làm cho họ và tên trở nên hoàn chỉnh; còn chữ đệm là bộ
phận không bắt buộc. Thông thường, tên được cấu tạo bằng một từ; chữ đệm cũng
vậy. Song, cũng có trường hợp tên có cấu tạo với hai thậm chí nhiều hơn hai từ, ví
dụ: Thiên Thanh, Xuân Hương,….
Khác với họ (được đặt theo họ cha hoặc họ mẹ hoặc theo quyết định của cơ
quan hộ tịch, trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi và không có người nhận
nuôi), tên của cá nhân do người khai sinh cho cá nhân lựa chọn theo ý mình. Tục lệ
có can thiệp vào việc đặt tên, còn luật viết chưa có quy định cụ thể ở điểm này.
Thông thường, cá nhân được đặt tên, lựa chọn những tên thông dụng (Hùng, Dũng,
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

15



Họ và tên cá nhân…

Minh, Hồng…) một số tên chỉ phù hợp với một giới tính nhất định. Ví dụ: Dũng,
Hùng dành cho nam; Đoan Trang, Mỹ Dung dành cho nữ.
Những tên lạ có thể được chấp nhận. Có những tên có thể gọi là kỳ quặc cũng
được ghi nhận.
Ví dụ: Việt Nam có xuất hiện tên của một cá nhân là “phạt sáu ngàn rưởi”.
Nhưng, dù luật không chính thức cấm, không thể đặt tên cho cá nhân bằng
những từ dùng để chửi rủa hoặc bằng những nhóm từ thuộc nhóm ngôn ngữ hạ cấp,
khi nhận được những yêu cầu đặt tên như thế, viên chức hộ tịch có nhiều cách để từ
chối đáp ứng thuận lợi.
Ngôn ngữ của tên: Tên được chấp nhận trong khung cảnh của thực tiễn và tập
quán hộ tịch, là tên bằng tiếng Việt, đối với người được khai sinh mang quốc tịch
Việt Nam. Riêng người thuộc dân tộc thiểu số có thể mang tên phù hợp với ngôn ngữ
của dân tộc mình nhưng khi khai sinh, tên đó phải được phiên âm và viết bằng chữ
cái La tinh. Tuy nhiên, không thể coi là trái pháp luật hoặc trái đạo đức một nguyện
vọng đặt tên bằng tiếng nước ngoài, nhất là trong điều kiện người được khai sinh có
mang dòng máu của dân tộc, sử dụng ngôn ngữ có tên đó.
Mặt khác, các tên có nguồn gốc nước ngoài nhưng đã được phiên âm hoàn
chỉnh ra tiếng Việt cũng được coi là các tên Việt. Ví dụ: Giác (Jacques), Linh Côn
(Lincoln), Lê Na (Lena)…
Đối với người nhập quốc tịch Việt Nam, nhà chức trách Việt Nam cho phép
đương sự giữ lại tên gốc. Bởi vậy, có nhiều người mang quốc tịch Việt Nam có họ tên
rất đặc biệt như Phan Văn Santos, Đoàn Văn Sakada, Huỳnh Kesly Alves….
Người có quyền đặt tên: Luật hiện hành chỉ xác định người có quyền đặt tên
trong trường hợp khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi (Nghị định 158/NĐ-CP 27/2/2005 điều
16 khoản 3). Tuy nhiên, quyền của cha mẹ đặt tên cho con được thừa nhận rộng rãi
trong tục lệ và được người thực hành luật tôn trọng. Thực tế, quyền của cha mẹ đặt

tên cho con được thực hiện thông qua vai trò của người khai sinh; tuy nhiên, nếu
người đi khai sinh không phải là cha mẹ, thì việc đặt tên nói chung được đặt dưới sự
kiểm soát cha mẹ; người đi khai sinh thường chỉ khai tên của người được khai sinh
theo yêu cầu của cha hoặc và mẹ của người được khai sinh.
Người nhập tịch mà đủ năng lực hành vi tất nhiên sẽ tự đặt tên cho mình khi
nhập tịch, trong trường hợp cần đặt lại tên.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

16


Họ và tên cá nhân…

Chọn chữ đệm: Khác với việc đặt tên, việc đặt chữ đệm ở Việt Nam chịu sự
chi phối khá rõ nét của tục lệ và các tục lệ này được người làm luật thừa nhận mặc
nhiên.
Chữ đệm không đa dạng như tên. Có thể dẫn ra: Văn, Thị, Xuân, Ngọc,
Đình…. Cũng như tên, có Chữ đệm thường được đặt cho người có giới tính phù hợp.
Ví dụ: Chữ Thị chỉ dùng để đặt cho Nữ, chữ Văn chỉ dùng đặt cho Nam. Có
chữ đệm trung tính: Xuân, Ngọc, Duy, Thụy…
Song, nói chữ đệm không đa dạng không có nghĩa rằng luật chỉ cho phép sử
dụng các chữ đệm ghi nhận trên một danh sách do luật hoặc tục lệ thiết lập.
Về mặt lý thuyết, chữ đệm có thể được đặt một cách tự do như tên, nhưng, con
người tự nguyện giới hạn quyền tự do của mình bằng cách lựa chọn trong số các chữ
đệm thông dụng, để tránh điều tiếng không hay có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau
này của người được đặt tên. Trên thực tế, cũng có người sử dụng quyền tự do đặt chữ
đệm một cách đầy cảm hứng. Có khá nhiều trường hợp người ta dùng tên làm chữ
đệm. Ví dụ: Nguyễn Dũng Nhân.
Có trường hợp chữ đệm được lấy từ họ của mẹ trong điều kiện con mang họ
cha, ví dụ: Trần Nguyễn, Lê Trần,… có thể coi đó là những phá cách được chấp nhận

đối với tục lệ về chữ đệm.
1.3.5. Thay đổi họ và tên
Ở nhiều nước, thay đổi họ và thay đổi tên được thực hiện theo những chế độ
pháp lý khác nhau. Lý do là họ gắn với nguồn gốc gia đình, còn tên chỉ là danh xưng
cá nhân.
Luật Việt Nam lại không chủ trương phân biệt như thế: Họ và tên được thay
đổi theo một chế độ chung.
Các trường hợp họ và tên được phép thay đổi được quy định một cách có hệ
thống lần đầu tiên khi xây dựng BLDS năm 1995.
Theo Khoản 1 Điều 29 BLDS 1995, việc thay đổi họ và tên được cho phép
trong những trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của đương sự, mà việc sử dụng họ và tên đó gây nhầm lẫn, ảnh
hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

17


Họ và tên cá nhân…

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi
người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy
lại họ tên mà cha mẹ đã đặt;
3. Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
4. Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
5. Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc từ nhỏ mà tìm ra nguồn gốc huyết thống
của mình;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
BLDS 2005 giữ nguyên các trường hợp này, đồng thời ghi nhận thêm trường

hợp đổi họ, tên do đã xác định lại giới tính (Điều 27 Khoản 1 Điểm e).
Điều nhận xét đầu tiên là luật không khẳng định rành mạch bằng một quy tắc
viết, có thể thừa nhận quy tắc theo đó họ của cá nhân không hề thay đổi. Việc thay
đổi họ, tên chỉ được ghi nhận như các ngoại lệ trong các trường hợp do pháp luật quy
định. Giải pháp này phù hợp với bản chất của họ - dấu hiệu của nguồn gốc gia đình.
Cũng chính vì họ không thể thay đổi, trừ trường hợp được pháp luật cho phép, mà
việc tự tiện thay đổi họ đồng nghĩa với việc sử dụng họ tên giả.
Mặt khác, việc thay đổi họ, trong những trường hợp được pháp luật dự kiến
chỉ được thực hiện trên cơ sở có yêu cầu của những người có liên quan chứ không
bao giờ là hậu quả đương nhiên của một giao dịch hoặc một sự kiện pháp lý (Ví dụ:
Nhận con nuôi). Điều chắc chắn là người có họ được thay đổi trong điều kiện đủ năng
lực hành vi dân sự, đồng ý về việc thay đổi đó: không thể có sự thay đổi họ mang tính
áp đặt. Thậm chí trong trường hợp người có họ được thay đổi chưa thành niên, thì sự
đồng ý của người này là điều kiện bắt buộc, nếu người này đã đủ 9 tuổi trở lên
(BLDS 2005 Điều 27 Khoản 2).
Trường hợp thứ nhất ghi trên, theo tập quán, chỉ được áp dụng với việc thay
đổi tên: “họ” trước hết là một giá trị tinh thần, giá trị đạo đức; nói rằng mang một họ
nào đó thì sẽ bị mất danh dự… là một hành vi có tác dụng phủ nhận nguồn gốc và bị
coi như phi đạo đức.
Việc xác định thế nào là tên gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình,
đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó không phải là việc đơn giản.
Chắc chắn, một tên đặt bằng một từ ngữ thô tục có thể khiến người mang tên đó cảm
thấy tủi hổ và muốn rủ bỏ. Có trường hợp một người xuất thân từ một gia đình nghèo
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

18


Họ và tên cá nhân…


và mang một tên quê mùa hay buồn cười, nay thành đạt và giàu có, mong muốn thay
đổi một tên khác phù hợp với thành phần xã hội mới của mình. Cũng có trường hợp
một tên vốn bình thường nhưng sau một sự kiện nào đó lại trở thành một biểu tượng
của điều ác, điều xấu khiến người có tên đó không muốn mang nó nữa. có tên chỉ
thích hợp với một thời điểm lịch sử nào đó khi thời kỳ đó qua đi, tên trở nên cổ lỗ
không còn phù hợp với cuộc sống mới.
Trường hợp xác định lại giới tính, hẳn đương sự cũng chỉ có quyền đổi tên chứ
không có quyền đổi cả họ. Nói rõ hơn, thay đổi giới tính tự nó không thể là lý do để
xin thay đổi họ.
Trong trường hợp giới tính của một người thay đổi, việc đổi tên tỏ ra cần thiết,
một khi tên được mang trước lúc thay đổi giới tính chỉ phù hợp với giới tính cũ. Điển
hình là một người trước đây có giới tính nữ và mang chữ đệm là “Thị” nay đổi giới
tính thành nam thì có thể xin bỏ chữ “Thị” ấy.
Về mặt thủ tục: Khác với luật của nhiều nước, Luật Việt Nam quy định thủ tục
thay đổi họ tên trong khuôn khổ, thay đổi nội dung chứng thư hộ tịch, chính xác hơn
nữa là thay đổi nội dung giấy khai sinh. Thủ tục thay đổi nội dung giấy khai sinh, về
phần mình, là thủ tục thống nhất, được áp dụng chung cho tất cả trưởng hợp xin thay
đổi nội dung giấy khai sinh: Không có thủ tục riêng đối với việc thay đổi họ và thủ
tục riêng đối với một sô yêu cầu thay đổi khác. Thủ tục này được ghi nhận tại nghị
định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
Hậu quả pháp lý của việc thay đổi họ tên: Tất nhiên, sau khi thay đổi họ tên,
đương sự được quyền yêu cầu cải chính nội dung của các giấy tờ tùy thân của mình
cho phù hợp với tên mới. Việc thay đổi họ, tên không có tác dụng làm thay đổi lai
lịch của thân nhân đương sự. Đơn giản, trước khi họ, tên thay đổi, đương sự mang họ,
tên cũ; sau khi họ, tên thay đổi, đương sự mang họ, tên mới, về mặt pháp lý, hai
người được chỉ định bằng hai họ tên khác nhau chỉ là một.
Sau ngày họ, tên thay đổi, họ tên mới trở thành họ, tên thật và đương sự có
nghĩa vụ sử dụng họ và tên đó trong tất cả các giao dịch mà theo quy định của pháp
luật, đương sự, sử dụng họ tên thật. Thế nhưng, “việc thay đổi họ, tên của cá nhân
không làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự xác lập theo họ tên cũ”

(BLDS 2005 Điều 27 Khoản 3).

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

19


Họ và tên cá nhân…

Người có họ, tên được thay đổi tiếp tục là chủ thể của các quan hệ xác lập dưới
tên cũ và tiếp tục có các quyền nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ ấy: Người vay nợ của
ngân hàng sau khi đổi họ, tên, tiếp tục là người có nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân
hàng dưới họ, tên mới; ngay cả trong trường hợp các quan hệ pháp luật xác lập trước
ngày thay họ và tên đã chấm dứt, thì các quan hệ ấy vẫn tiếp tục gắn với người có họ,
tên được thay đổi, như là một phần lịch sử của người đó.
Ví dụ: Một nhà khoa học đạt giải Nobel Vật lý, sau này khi đổi tên thì giải
Nobel đó vẫn thuộc về chủ thể này.
2. Thực tiễn việc sử dụng họ và tên cá nhân ở Việt Nam
Nước Việt Nam ta có 54 dân tộc (Tộc người), xưa chia làm nhiều Bộ lạc sống
gần gũi với thiên nhiên nên tên các con vật, thực vật thường dùng để đặt Họ và Tên
để phân biệt dòng giống... sau giao lưu với người Hán, người Viêt ta đã tiếp thu thêm
một số Họ nữa.
Một số dân tộc thiểu số không có Họ thì do giao lưu với người Kinh hoặc do
Nhà Vua ban cho các Họ...Họ và tên là để phân biệt Người này với người khác, cùng
với chúc năng thẩm mỹ (hay về ý, đẹp về âm).
Xưa kia con người không có tên, chính nhờ đặt tên (mệnh danh) thì loài người
mới có sự khai mở trời đất, làm cho vạn vật thoát khỏi sự hỗn mang ban đầu. Họ và
tên trở thành một bộ phận quan trọng ( như số kiếp) trong cuộc đời mỗi con người,
gắn bó máu thịt của chúng ta.
Sau đây tác giả xin phân tích thực tiễn sử dụng họ và tên của người Việt (dân

tộc Kinh) trong 54 dân tộc anh em.
Trở về lịch sử lập quốc, theo huyền thoại, Lạc Long Quân và các vua Hùng
đều rất gần dân chúng, biết hết sự tình của con dân. Như Lạc Long Quân chỗ ở là
thủy phủ nhưng khi dân cần đến, đứng trên bờ gọi là ngài sẽ lên giúp dân. Nhân số
bành trướng, lãnh thổ Bách Việt cũng thiên di từ phía nam sông Dương-tử xuống
đồng bằng sông Hồng, hội nhập văn hóa và đồng hóa người Mường và các sắc dân
địa phương.
Tuy nhiên, văn hóa nông nghiệp nền tảng của Việt tộc vẫn luôn trội bật. Do đó
hơn hai ngàn năm trước, tổ tiên ta đã nghĩ lập ra "sổ điền" cốt để nhà vua kiểm kê
nhân và dân số hàng năm hoặc theo một thời hạn cố định, mục đích nhằm phân chia
ruộng nương thời đó thuộc về nhà vua. Việc phân chia này đòi hỏi một sự hiểu biết
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

20


Họ và tên cá nhân…

tường tận từng nóc gia. Với họ và tên gọi, quan chức triều đình có thể ấn định số
người trong mỗi gia đình. Về sau thêm "sổ đinh" hoặc "sổ bộ", ghi họ tên chính thức
về hộ tịch từng cá nhân và gia đình. Rồi từ "sổ bộ", mỗi gia đình lập một sổ riêng, ghi
chú tất cả những việc cưới hỏi, sinh đẻ và tang ma. Ðó là nguồn gốc của gia phả.
Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn
phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con khác sao lại
bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con.
"Họ" theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến, nối kết con người
với đất ruộng: Một mái nhà, một gia đình, một họ. Họ và tên của một người định vị
trí của cá nhân người đó trong xã hội, xác định cá thể trong một toàn thể.
Họ tên của người Việt thông thường gồm có theo thứ tự: Họ, chữ lót hoặc tên
đệm, và tên gọi.

Ngày nay, do ảnh hưởng của nền văn hóa hội nhập nên việc đặt họ, tên cũng
trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Chúng ta biết rằng họ, tên (danh tính) là dấu hiệu xác định hay chỉ định một cá
nhân. Họ, tên là yếu tố rất quan trọng về mặt công pháp cũng như tư pháp. Vì chính
nhờ có họ, tên mà một cá nhân có quyền bầu cử, ứng cử hoặc phải thi hành nghĩa vụ
đối với nhà nước hay thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Khoản 2 Điều 26
BLDS hay Khoản 4 Điều 31 Dự thảo BLDS quy định “Cá nhân xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận”.
Về phương diện kinh tế, một cá nhân còn có quyền hưởng lợi ích vật chất do
chính họ, tên của mình đem lại như các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ nổi tiếng (tương tự như
doanh nghiệp được hưởng lợi do thương hiệu uy tín của mình). Đặc tính pháp lý của
họ, tên là không thể mua bán, chuyển nhượng giữa người sống, hoặc cho hưởng thừa
kế. Họ, tên không thể bị tiêu hủy hay phá bỏ như một tài sản vật chất và không thể có
được hay mất đi bởi thời hiệu.
Ngày xưa, trong thời vua chúa, có hệ thống quy định về việc đặt tên không
được “phạm húy”, nghĩa là không được đặt tên giống những người dòng dõi hoàng
tộc, ngay cả việc gọi tên cây cối hay là đồ vật.

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

21


Họ và tên cá nhân…

Chính vì vậy, trong miền Nam thời Vua Gia Long, người ta không gọi “cây
cảnh”, “cá cảnh”…mà dùng từ “kiểng” thay cho chữ “cảnh” vì lý do chữ “cảnh” là
phạm vào tên của Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh.
Ngày nay, việc đặt tên trong một số gia đình Việt Nam vẫn theo truyền thống,

nghĩa là không đặt tên con trùng với tên của tổ tiên bao nhiêu đời trong gia đình.
Nghĩa là, theo phong tục, người Việt Nam vẫn quan tâm đến vấn đề “phạm
húy”. Tuy nhiện, thực tế hiện nay, pháp luật của Việt Nam chưa đề cập đến các quy
định trong việc bảo vệ quyền, giá trị tên họ của cá nhân, đặc biệt là tên họ của những
người nổi tiếng, nhà khoa học,…
Trong thực tế ở xã hội Việt Nam, đã từng xảy ra vụ việc các nài ngựa đã lấy
tên các nghệ sĩ nổi tiếng để đặt tên cho con ngựa của mình. Sự việc này khiến dư luận
báo chí lúc bấy giờ lên tiếng bởi những nghệ sĩ có tên tuổi bị lấy ra đặt tên cho ngựa
đã bức xúc vì cảm thấy bị xúc phạm.
Ngoài ra, thời gian gần đây đã xảy ra nhiều hiện tượng lấy tên hoặc nghệ danh
của các nghệ sĩ nổi tiếng để đặt cho mình một cách tương tự, gây nhầm lẫn trong
công chúng. Điển hình trong trường hợp này là một chàng trai tự đặt cho mình nghệ
danh Đàm Vĩnh Hùng để đi hát và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích tinh thần
lẫn vật chất của ca sỹ đã nổi tiếng có nghệ danh là Đàm Vĩnh Hưng. Việc này cũng
đã gây nhầm lẫn đối với khán giả khi nhìn thoáng qua băng – rôn quảng cáo.
Chưa hết, một số ổ chứa mại dâm hoạt động trá hình dưới các hình thức hớt
tóc nam, massage,...còn lấy tên tuổi của các nghệ sĩ nổi tiếng như Triệu Vy, Whitney
Houston,…làm ảnh hưởng đến hình ảnh của họ.
Thiết nghĩ, để kiểm soát các hiện tượng này trong phạm vi bảo vệ của luật
pháp đối với quyền nhân thân, nhà làm luật nên cân nhắc về các trường hợp hạn chế
sử dụng tên, nghệ danh, bút danh của người nổi tiếng vì mục đích thương mại hay vì
sự nổi tiếng trong nghề nghiệp tương tự với người nổi tiếng đó (trừ trường hợp đặt
tên lần đầu).
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, Việt nam rộ lên phong trào phẩu thuật chuyển
giới. Mặc dù xã hội hiện nay đã thừa nhận vấn đề chuyển giới nhưng thực tiễn việc
thay đổi họ, tên của họ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Với người chuyển giới, giới tính mong muốn của họ không trùng với giới tính
khi sinh ra mà việc đặt tên ở Việt Nam thường thể hiện đặc điểm giới tính trong đó.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I


22


Họ và tên cá nhân…

Nếu không được đổi tên, người chuyển giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
hàng ngày, bị soi mói, thậm chí bị phân biệt đối xử từ những người khác.
Người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay tồn tại “ngoài vùng phủ sóng”, mặc
dù hoạt động dưới những biệt danh, nghệ danh mới nhưng về giấy tờ, hộ tịch họ vẫn
chưa được thay đổi.
Thực tế có nhiều người Việt Nam đã phát triển hoàn thiện về giới tính (là nam
hoặc nữ) đã ra nước ngoài để phẫu thuật từ nam thành nữ hoặc từ nữ thành nam.
Những người này, khi về Việt Nam, theo quy định hiện nay, họ không được phép làm
lại giấy tờ hộ tịch nên xảy ra thực trạng một số người đã được phẫu thuật chuyển giới
có hình dạng bên ngoài và cơ quan sinh dục là nữ nhưng trên chứng minh nhân dân,
hộ chiếu và giấy khai sinh, hộ khẩu của họ vẫn ghi là “nam” và ngược lại. Vì vậy,
trên thực tế đã xảy ra việc một người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ
bị một người nam giới khác thực hiện hành vi giao cấu mà không được người này
đồng ý nhưng việc xử lý hình sự lại gặp nhiều khó khăn, cho đến nay vẫn chưa được
bảo vệ quyền lợi thỏa đáng.
Trong hoạt động tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù…
cũng gặp nhiều khó khăn khi giấy tờ tùy thân là nam nhưng hình dạng bên ngoài là
nữ.
Về vấn đề chuyển đổi giới tính, Điều 40 Dự thảo BLDS đã quy định Quyền
xác định lại giới tính của cá nhân.
1. Cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong
trường hợp luật quy định.
2. Người đại diện theo pháp luật chỉ có quyền yêu cầu xác định lại giới tính
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các trường hợp luật định.

3. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của luật.
4. Phương án 1:
Nhà nước không thừa nhận việc chuyển giới.
Phương án 2:
Trong trường hợp đặc biệt, việc chuyển giới phải được cơ quan có thẩm
quyền cho phép theo quy định của luật.”

Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

23


Họ và tên cá nhân…

Có thể nói, so với các dự thảo trước đây thì dự thảo đưa ra lấy ý kiến nhân dân
đã có một bước tiến bộ khi quy định thành hai phương án đối với đối tượng người
chuyển giới.
Tuy vậy, việc quy định hai loại quyền xác định lại giới tính và quyền của
người chuyển giới trong một điều luật là thực sự khiên cưỡng. Bản thân quyền “xác
định lại giới tính” là dành cho người liên giới tính (người có khuyết tật bẩm sinh về
giới tính, không thể định hình rõ mang giới tính nào…) còn quyền chuyển giới, phẫu
thuật chuyển đổi giới tính là của người chuyển giới (sinh ra có giới tính sinh học rõ
ràng nhưng có mong muốn, nhu cầu được chuyển đổi giới tính).
Hơn nữa, dự thảo cũng chưa rõ ràng trong việc thay đổi họ, tên khi họ thay đổi
giới tính, chưa khắc phục khó khăn mà người chuyển đổi giới tính gặp phải.
Nói về vấn đề đặt tên, thông thường, các bậc cha mẹ tuân theo phong tục tập
quán, chẳng hạn như con mang họ của cha và ai cũng tìm những cái tên đẹp, có ý
nghĩa đặt cho con cháu mình. Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương và cá nhân đi
ngược lại nguyên tắc chung và cá biệt cũng có nhiều người bị khai sinh với những cái
tên “xấu”, phản cảm, buồn cười, ngô nghê.

Ví dụ: Ở Việt Nam từng xuất hiện 01 nam thanh niên ở Quảng Nam tên Mai
Phạt Sáu Ngàn Rưởi. Cha của người thanh niên này tên Mai Xuân Cán là một cán bộ
xã vi phạm hành chính về Sinh đẻ có kế hoạch và bị phạt sáu ngàn năm trăm đồng
Việt Nam. Ông đã trình bày, việc sinh con này là do lỡ kế hoạch nhưng Ủy ban vẫn
phạt ông số tiền trên nên ông đã quyết định lấy số tiền phạt trên đặt tên cho con. Mặc
dù đã được cả làng can ngăn nhưng ông vẫn nhất quyết đặt tên trên cho con.Vì lý do
đó, con trai ông đi học thường bị bạn bè trêu chọc, lên cấp II, cậu bé đã mặc cảm và
bỏ học 02 năm liền. Được gia đình, người thân động viên nhiều lần nên cậu bé mới
trở lại trường.
Một trường hợp khác là chị Võ Thị Xin Thôi, sinh năm 1989 ở Tiên Lãnh,
Tiên Phước, Quảng Nam: Bị chính quyền phạt do sinh đẻ vượt kế hoạch, ông Võ
Mười Sáu và gia đình đã phải nhịn ăn để nộp phạt bằng lúa, vì vậy ông đã dùng từ
“xin thôi” để đặt tên cho con gái. Vì mang tên như trên nên chị Thôi luôn bị bạn bè
chọc ghẹo khiến chị cảm thấy mặc cảm, sống không hòa đồng.
Một cái tên quá dài cũng gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp, điều chỉnh
của hệ thống pháp luật. Ví dụ: Tên gọi “Lê Hoàng Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Tâm Nhân”.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

24


Họ và tên cá nhân…

Với tên gọi này, các giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe…
đều phải viết tắt mới đủ chỗ ghi.
3. Một số giải pháp và kiến nghị:
3.1.

Quy định về việc bảo hộ Họ và tên của cá nhân:


Dù rằng quyền đối với họ, tên không được bảo vệ theo cách bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ (như nhãn hiệu, tên thương mại, quyền tác giả) do sự khác nhau về bản
chất và mục đích của sự bảo vệ, nhưng việc sử dụng họ, tên của người nổi tiếng vì
mục đích thương mại hay ngoài mục đích xác định danh tính có thể là một sự giao
thoa với quyền sở hữu trí tuệ ở mục đích bảo hộ.
Đồng thời, sự lạm dụng tên tuổi của người khác để gây nhầm lẫn cho công
chúng vì lợi ích cá nhân nên là một yếu tố cần kiểm soát bởi luật pháp bằng cách
ngăn chặn nó trước khi hậu quả thực tế xảy ra và có thể chứng minh được.
Vì lý do đó, nhà làm luật nên cân nhắc việc bảo hộ quyền nhân thân đối với
tên họ trong mối quan hệ hài hòa giữa quyền của những người mang cùng tên họ hay
có tên họ tương tự mà không do người khác đặt vì mục đích xác định và cá thể hóa
danh tính, hướng tới mục đích bảo vệ các lợi ích chung của xã hội trong các lĩnh vực
mà tên tuổi của những cá nhân trong các lĩnh vực hay ngành nghề đặc thù đóng một
vai trò quan trọng đối với sự phát triển hay sống động của ngành nghề đó.
Nếu việc quy định chi tiết về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự là không phù hợp,
Bộ luật Dân sự có thể chỉ cần quy định nguyên tắc chung và hãy để các luật chuyên
ngành cần quy định cụ thể, ví dụ luật quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật có thể
quy định vấn đề này như là một điều kiện cấp phép biểu diễn.
Ví dụ: Không được sử dụng tên, họ, bút danh, nghệ danh…của người nổi tiếng
hoặc tên gây nhầm lẫn với người nổi tiếng trong hoạt động cùng ngành nghề. Nghĩa
là, hành vi sử dụng tên gọi làm xâm phạm đến danh dự của một người thì phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
3.2.

Bút danh, nghệ danh phải được đăng ký và được bảo vệ như việc

đăng ký và bảo hộ thương hiệu:
Với quy định này, Nghệ sĩ hay những người hoạt động nghệ thuật có quyền
đăng ký nghệ danh, bút danh của mình để được bảo vệ. Việc xâm phạm hay sử dụng
tên gây nhầm lẫn với nghệ danh, bút danh đã được đăng ký phải bồi thường thiệt hại

theo quy định của pháp luật.
Thực hiện: Nhóm 3 – Lớp Cao học Luật Tây Nguyên – Khóa I

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×