Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề án phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.55 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỀ ÁN – PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(The financial report analysis)
MSMH: KT409DV01

(Phiên bản V02, ngày 15 tháng 09 năm 2010)

A. Quy cách môn học
1. Tên môn học
: Đề án “ Phân tích Báo cáo tài chính”
2. Mã số môn học
: KT409DV01
3. Tổng số tiết
: N/A
Trong đó :
ƒ Lý thuyết
:
N/A
ƒ Bài tập
:
N/A
ƒ Thực hành
:
N/A
:
02
4. Số tín chỉ
:
N/A
5. Số tiết tự học



B.

Liên hệ với môn học khác
– Môn học tiên quyết: Kế toán tài chính 2

C. Tóm tắt nội dung môn học
Đề án giúp sinh viên tiếp cận báo cáo tài chính thực tế tại các công ty, nhằm
nâng cao kỹ năng thực hành phân tích tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, biến
động về tài chính của công ty trong hiện tại và trong những năm sắp tới cho sinh viên.
Sinh viên được yêu cầu tìm hiểu tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, biến động về
tài chính của công ty trong hiện tại và trong những năm sắp tới của 1 công ty.
Sinh viên có thể tự liên hệ các công ty hoặc sử dụng website hoặc được hỗ trợ từ
phía Khoa, bộ môn để tiếp cận báo cáo tài chính của công ty tìm hiểu và thu thập tài
liệu. Đề tài có thể do giảng viên gợi ý hoặc do sinh viên lựa chọn nhưng phải thảo luận
và được sự đồng ý của giảng viên.

D. Mục tiêu của môn học
-

E.

Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào việc phân tích, đánh giá tình
hình tài chính của một doanh nghiệp.
Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề lý thuyết
và thực tế bằng các lý luận khoa học.
Kết hợp đào tạo giữa lý thuyết và thực tiễn để giúp cho sinh viên có kiến
thức hoàn chỉnh hơn. Tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị
(sinh viên gắn đề án với 1 vấn đề thực tế)


Kết quả đạt được sau khi học môn này
-

Hiểu sâu hơn về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh, biến động về tài chính của
công ty trong hiện tại và trong những năm sắp tới.

Đề Cương Đề án: Phân tích Báo cáo tài chính

Trang 1/6


-

F.

Làm quen với cách thức nghiên cứu khoa học và trình bày một báo cáo khoa
học.
Vận dụng kiến thức lý luận và nâng cao tính sáng tạo cho sinh viên.
Giúp sinh viên khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, tự giác.
Phân biệt được sự khác biệt của lý luận và thực tế.

Phương thức tiến hành môn học
Loại hình phòng

Số tiết

Phòng lý thuyết

N/A


* Sĩ số tối đa: 15 sinh viên/giảng viên = 05 nhóm/giảng viên, 3-4 sinh viên/nhóm
* Phòng lý thuyết là dùng để hướng dẫn tập trung cho sinh viên cách thức nghiên
cứu, sưu tầm tài liệu và trình bày báo cáo, được thực hiện 1 lần/học kỳ. Các nhóm
sinh viên có thể trao đổi, nhận sự hỗ trợ hướng dẫn của giảng viên bằng điện thoại,
email, gặp trực tiếp.
* Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn :
• Hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của thực tập: Nói
cách khác, mục đích thực tập của sinh viên không phải chỉ là để viết đề án
môn học mà còn có thể:
+ Học chuyên môn từ thực tế.
+ Tập nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học.
• Hướng dẫn cho sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với những nội
dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan.
• Kiểm soát quá trình tìm hiểu thực tiễn của sinh viên để giúp họ thực hiện
tốt.
• Hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả.
• Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của sinh viên
• Giảng viên cung cấp danh sách các đề tài cho sinh viên lựa chọn, hoặc sinh
viên tự lựa chọn đề tài sau khi đã thảo luận với giảng viên và được sự cho
phép của giảng viên
• Giảng viên sẽ hướng dẫn và giải đáp trực tiếp các thắc mắc của sinh viên
theo lịch gặp mặt hoặc qua điện thoại, email.
* Bản thân sinh viên phải tự thực hiện các công việc sau:
• Tìm kiếm, tham khảo các văn bản, tài liệu… liên quan đến đề tài.
• Chủ động trao đổi với giảng viên về các vấn đề còn thắc mắc.
• Chuẩn bị sẵn trước các câu hỏi ở nhà, có thể ghi ra giấy để tiết kiệm thời
gian khi trao đổi trực tiếp với giảng viên.
• Thu thập các tài liệu, các mẫu biểu có liên quan. Lưu ý các mẫu biểu chỉ có ý
nghĩa minh hoạ cho phương pháp hay quy trình kế toán.
• Có thể tìm kiếm các thông tin số liệu thực tế của 1 doanh nghiệp, 1 ngành

nghề cụ thể để đề án thêm phần sinh động và thiết thực.

G. Tài liệu học tập
1. Tài liệu bắt buộc
– Giáo trình môn học Phân tích báo cáo tài chính, kiểm toán, kế toán tài
chính, kế toán chi phí, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (sinh
viên tự trang bị)
– Đề cương đề án “Phân tích báo cáo tài chính” do khoa Kinh tế thương
mại, ĐH Hoa Sen cung cấp.

Đề Cương Đề án: Phân tích Báo cáo tài chính

Trang 2/6


2. Tài liệu không bắt buộc:
- Các văn bản quy định về kế toán, kiểm toán, thuế được ban hành bởi bộ tài
chính, cục thuế.
- Các tài liệu kế toán kiểm toán khác.

H. Đánh giá kết quả học tập môn này
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Sinh viên được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 người. Mỗi nhóm sẽ được giao
nghiên cứu một tình huống (case) vào tuần 2 để tìm hiểu và viết thành báo cáo hoàn
chỉnh để nộp cho giảng viên hướng dẫn vào tuần 13. Nhóm cũng được yêu cầu nộp các
tài liệu đã chuẩn bị và các phần của báo cáo cho giảng viên vào các thời điểm quy định
dưới đây.
Vì đây là công trình của nhóm nên sinh viên sẽ được đánh giá như là một nhóm,
nghĩa là những sinh viên trong nhóm sẽ nhận cùng một điểm, đó là điểm của nhóm. Nếu
một thành viên cảm thấy một thành viên khác trong nhóm không đóng góp, thì phải báo

cho giảng viên biết để giải quyết và trừ điểm sinh viên đó. Sinh viên có thể yêu cầu tự
làm một mình. Tuy nhiên mọi sự than phiền về nhóm phải trình bày cho giảng viên
muộn nhất là tuần thứ 5.
Nếu nộp muộn, điểm chung nhóm sẽ bị trừ 1 điểm/ngày. Nếu muộn quá 1 tuần
lễ, nhóm bị điểm 0. Có thể xem xét việc nộp muộn nếu nhóm được thỏa thuận trước của
Chủ nhiệm bộ môn.
Ngoài ra các thành viên của nhóm sẽ bị trừ điểm cá nhân như sau:
Nội dung trừ điểm
Số điểm trừ
Không tham gia đầy đủ, nghiêm túc, tích cực cùng với 2 điểm/người
các thành viên trong nhóm khi nghiên cứu (Trưởng
nhóm sẽ báo cáo với giảng viên bằng văn bản)
Không đến tham dự buổi hướng dẫn tập trung của 2 điểm/người
giảng viên hướng dẫn
* Đề án không thi giữa kỳ, chấm điểm 1 lần lúc nộp báo cáo.
* Điểm môn học này được giảng viên hướng dẫn theo dõi, đánh giá và chấm điểm 1 lần
trên cuốn báo cáo của nhóm sinh viên.
* Điểm môn đề án của từng sinh viên = điểm đánh giá lần 1 (30%) + điểm cuốn báo cáo
hoàn thành (70%)– điểm trừ do nộp chậm báo cáo – điểm trừ cá nhân
Cụ thể:
+ Điểm đánh giá lần 1 (tuần 8) sẽ do giảng viên chấm điểm dựa trên tiêu chí: số lượng,
chất lượng các văn bản sưu tầm, các vấn đề nhóm đã nghiên cứu và phát hiện ra, tinh
thần tham gia làm việc nhóm, nhiệt tình tìm hiểu.
+ Điểm trừ cá nhân (như trên)
+ Điểm trừ do nộp chậm cuốn báo cáo: 1 điểm/ngày/nhóm, nếu quá 1 tuần thì nhóm bị 0
điểm cuốn báo cáo.
+ Điểm cuốn báo cáo: Giảng viên hướng dẫn chấm điểm cuốn báo cáo hoàn thành theo
các nội dung cơ bản của Phiếu chấm điểm do khoa Kinh tế thương mại cung cấp cho
giảng viên như sau:
NỘI DUNG PHIẾU CHẤM ĐIỂM CUỐN BÁO

Trọng số
CÁO HOÀN THÀNH
1

Tích cực tham gia nghiên cứu, học hỏi và
nghiêm túc chấp hành các quy định về thời hạn, 10%
yêu cầu khi viết đề án của nhóm

Đề Cương Đề án: Phân tích Báo cáo tài chính

Trang 3/6


2

Hình thức trình bày đề án

20%

3

Tính khoa học, logic, thiết thực của đề tài

70%

Tổng

100%

2. Bảng tóm tắt các hình thức đánh giá

Thời
Trọng Thời
Thành phần
Tóm tắt biện pháp đánh giá
lượng
số
điểm
Đánh giá
Điển cứu, SV chia nhóm 2 - 4 người, 30%
Tuần
giữa kỳ
nộp các tài liệu sưu tầm được và
8
phần của báo cáo đã viết. Chấm điểm
theo nhóm
Điểm cuốn
Chấm báo cáo hoàn thành
70%
Tuần
báo cáo hoàn
14
thành
Tổng
100%

I.

Phân công giảng dạy: Theo sự phân công cụ thể của Khoa.

Đề Cương Đề án: Phân tích Báo cáo tài chính


Trang 4/6


J.

Kế hoạch giảng dạy:

Tuần
2

Nội dung công việc
Phương pháp thực hiện
Gặp trực tiếp, tập trung
- Phân công nhóm (3 – 4 sinh viên)
- Giảng viên hướng dẫn sinh viên cách thức chọn
đề tài và viết đề cương chi tiết
- Thông báo cách thức liên lạc để trao đổi thông tin,
hỗ trợ sinh viên
- Thông báo các mốc thời gian quan trọng trong
quá trình thực hiện đề án: thời hạn nộp đề cương
chi tiết, thời hạn chọn đề tài, đổi đề tài, hạn nộp đề
án hoàn thành.
- Hướng dẫn sinh viên cách thức làm việc nhóm,
phân công nhiệm vụ các thành viên
3
- Sinh viên đăng ký đề tài đề án và đề cương chi tiết Qua email hoặc gặp trực
tiếp giảng viên
4
- Nếu sinh viên đổi đề tài đã đăng ký thì sinh viên Qua email hoặc gặp trực

đăng ký lại đề tài đề án và đề cương chi tiết
tiếp giảng viên
4 – 6 - Giảng viên trao đổi và cung cấp tài liệu liên quan Qua emai, điện thoại hoặc
đến đề tài nghiên cứu của sinh viên, giúp đỡ các gặp trực tiếp
khó khăn mà các nhóm đang gặp phải
7
- Giảng viên đánh giá sơ bộ kết quả nghiên cứu và - Gặp trực tiếp hoặc qua
email
thực hiện đề án của các nhóm
- Nhắc nhở những nhóm có tình trạng chậm trễ,
chất lượng kém, không có sự phân công nhiệm vụ
rõ ràng.
- Khen ngợi và nêu gương các nhóm có tinh thần
làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm
8 – 13 - Giảng viên trao đổi và cung cấp tài liệu liên quan Qua emai, điện thoại hoặc
đến đề tài nghiên cứu của sinh viên, giúp đỡ các gặp trực tiếp
khó khăn mà các nhóm đang gặp phải
14
- Thu toàn bộ đề tài của các nhóm
- Qua Thư ký khoa

Đề Cương Đề án: Phân tích Báo cáo tài chính

Trang 5/6


Phần dành cho quản lý (không phát cho sinh viên)
(Bản phát cho sinh viên sẽ không có phần này)
Họ tên giảng viên cập nhật đề cương lần này: ThS. Phùng Thế Vinh
Ngày hoàn thành: 15/09/2010/xx/200xSố phiên bản lần này: V02

Người duyệt đề cương phiên bản cuối cùng:
Ngày : 15/09/2010
Họ tên :
TS. Phan Thị Nhi Hiếu
Chức vụ: Chủ nhiệm bộ môn
Chữ ký:

Đề Cương Đề án: Phân tích Báo cáo tài chính

Trang 6/6



×