Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

chu de tin 7 tính toán tren trang tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.67 KB, 21 trang )

PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG
TRƯỜNG THCS HẢI TÂN
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2016-2017
- Tổ: Toán - Tin
- Môn: Tin học 7

* BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
I- Xác định tên chủ đề: Tính toán trên trang tính
II- Mô tả chủ đề:
1- Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 8 tiết
+ Nội dung tiết 1+2: Giới thiệu cách nhập công thức vào ô tính biết nhập hàm,
cách sử dụng công thức, sử dụng hàm để tính tổng, ách sử dụng địa chỉ để tính
+ Nội dung tiết 3+4: Thực hành ôn lại kiến thức tiết 1, 2
+ Nội dung tiết 5 + 6 : sử dụng hàm, công thức để tính TBC, sử dụng hàm để
tìm giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất
+ Nội dung tiết 7 + 8: thực hành tổng hợp ôn lại tất cả nội dung đã học trong chủ
đề

Tiết
Tên bài

PPCT cũ

PPCT mới

13 - 20

13-20

Sử dụng công thức để tính toán,
bài thực hành 3, sử dụng hàm để


tính toán, bài thực hành 4

Chủ đề: tính toán trên trang tính

2. Mục tiêu chủ đề:
a. Mục tiêu tiết 1+2:
+ Kiến thức:
- Nắm được cách sử dụng hàm để tính tổng,
- Nắm được cách sử dung hàm để tính tổng.
- Biết sử dụng địa chỉ để tính toán trong việc tính tổng bằng công thức hoặc
bằng hàm.
+ Thái độ: Có ý thức học tập tích cực
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính để tính toán.
b. Mục tiêu tiết 3+4 :
+ Kiến thức:
1

1


- Thưc hành được các bài tập ứng dụng có tính tổng
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi trong cú pháp của công thức và của hàm
+ Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài sản nhà trường
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm Excel để tính toán
c. Mục tiêu tiết 5+6:
+ Kiến thức:
- Nắm được các cách sử dụng công thức, sử dụng hàm để tính trung bình cộng
- Nắm được cú pháp sử dụng phàm để tìm giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất
+ Thái độ: Có ý thức học tập tích cực
+ Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính, sử dụng các hàm trong

chương trình bảng tính để giải quyết những bài toán thực tế
3- Phương tiện:
- Máy chiếu.
- Phòng máy
4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
Tiết 1:
I.
Sử dụng công thức để tính toán
II.
Sử dụng công thức để tính tổng
Tiết 2:
I.
II.

Sử dụng hàm để tính tổng.
Sử dụng địa chỉ để tính toán

Tiết 3 + 4: Thực hành tính tổng
Tiết 5:
I.
Sử dụng công thức tính trung bình cộng
II.
Sử dụng hàm để tính trung bình cộng
Tiết 6:
I.
Sử dụng hàm để tì giá trị lớn nhất
II.
Sử dụng hàm để tìm giá trị nhỏ nhất
Tiết 7+8: Thực hành tổng hợp
BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:

* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao)
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm
chất nào của học sinh trong dạy học.
* Cụ thể:
Tiết 1+2
TT
2

Câu hỏi/ bài tập

Mức độ

Năng lực, phẩm chất
2


- Nắm được các phép
toán trong toán học

Trong toán học gồ có những phép toán
1
Nhận biết
nào?
Trong Excel thì các phép toán đã học
2
Nhận biết
được kí hiệu như thế nào?


- Thể hiện năng lực
tự học, tự tìm hiểu,
thu thập thông tin.

Biểu thức sau trong Excel được viết như
3 thế nào?
Vận dụng
(10+5)2x5+(3+7)/4

- Sử dụng các phép
toán đã học để giải
quyết vấn đề

4

Biểu thức sau trong Excel đúng hay sai?
5^3+(7-2):5

Thông hiểu

- Biết sử dụng phép
toán phù hợp trong
biểu thức

5 Các bước để nhập công thức ?

Nhận biết

- Thể hiện năng lực
tự học, tự tìm hiểu,

thu thập thông tin

6 Hàm là gì?

Nhận biết

- Tự tìm hiểu kiến
thức

7

Hàm tính tổng là hàm gì? Cú pháp như
Nhận biết
thế nào

- Tự học

Ví dụ ở ô A1, B1, C1 lần lượt chứa các
8 số 7,5,9 muốn tính tổng 3 ô đó vào ô D1 Vận dụng
ta sử dụng hàm như thế nào?

- Phân tích, đánh giá.

Ở ô A1, A2, A3 lần lượt chứa các số
9,8,9? Ta tính tổng 3 ô đó vào ô A4 bằng
9 công thức sau đúng hay sai? Vì sao?
Thông hiểu
a. = SUM(9+8+9)
b. = 9+8+9


- So sánh, nhận xét

10

Ở ví dụ trên nếu chúng ta sử dụng địa
Vận dụng
chỉ thì sẽ có công thức như thế nào

- Giải thích
- Thuyết trình

Tiết 3+4:
TT
Câu hỏi/ bài tập
1 Bài tập 1: Sử dụng công thức hoặc
3

Mức độ
Vận dụng

Năng lực, phẩm chất
- Giải quyết vấn đề
3


hàm để tính các giá trị sau:
a. 20x5+20:4-22
b. (20+15)x4+(15+8):7
c. 183: (5+3)- 25x5


2 Bài Tập 2 SGK trang 25

- Kỹ năng sử dụng máy
tính thành thạo, biết cách
Vận dụng thấp
tạo ra một bảng tính thích
hợp

Sử dụng công thức hoặc hàm để tính
tổng cho bảng tính sau?

3

Vận dụng

- Rèn luyện kỹ năng tính
toán trong excel

4 Bài tập 4 sgk trang 27

Vận dụng cao

- Kỹ năng biết sử dụng
hàm và địa cỉ để tính toán

Tiết 7+8:
TT
Câu hỏi/ bài tập
Cho bảng tính sau, sử dụng công
thức hợp lí để tính điểm trung bình

cho 4 bạn đầu tiên?

1

4

Mức độ

Năng lực, phẩm chất

Thông hiểu

- Tự học, tự tìm hiểu kiến
thức mới

4


2

Trong toán học một giá trị lớn nhất,
Thông hiểu
hay nhỏ nhất người ta gọi là gì?

-

Tự học, tự tìm hiểu
kiến thức mới

Vậy trong excel chúng ta sử dụng

3 hàm nào để tìm giá trị lớn nhất hay Thông hiểu
bé nhất

Tự học, tự tìm hiểu kiến
thức mới

Trong các công thức hoặc hàm sau cú
4 pháp của câu nào đúng, câu nàoVận dụng
sai?

- Kỹ năng biết sử dụng
máy tính để thực hiện

Tiết 7+8:
TT
Câu hỏi/ bài tập
Bài tập 1: sgk trang 34: Lập trang
tính và sử dụng công thứ hoặc hàm
1
để tính điểm trung bình cho các bạn
trong tổ em

Mức độ
Thông hiểu

Bài tập 4: sgk trang 35 Lập trang tính
2 và sử dụng hàm sum
Vận dụng
Trong đợt quyên góp ủng hộ các bạn
học sinh nghèo của liên đôi trong

tháng vừa qua các lớp của chi đội ủng
hộ được một số tiền. Em hãy giúp
3 liên đội lập bảng tính để tính tổng số Thông hiểu
tiền quyên góp được, tính trung bình
mỗi lớp quyên góp được bao nhiêu?
Bài tập 4: sgk trang 35 Lập trang tính
và sử dụng hàm sum

Năng lực, phẩm chất
-Giải quyết vấn đề

-

Giải quyết vấn đề

-

Giải quyết vấn đề

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)
Trường THCS Hải Tân
Môn:Tin Học
Người soạn: Nguyễn Thị Oanh
Lớp: 7
Tổ: Tự Nhiên
Ngày soạn :..../...../........
Tiết 13-14
Chủ đề: TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
5


5


TÍNH TỔNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau khi học xong bài này HS nắm được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các cách để tính tổng trong bảng tính Excel
- Giúp học sinh sinh nhập các công thức vào các ô tính để thực hiện tính
toán và lưu lại kết quả tính toán.
2. Kỹ năng:
- Sự dụng các kí hiệu để tính toán trong bảng tính Excel một cách thành thạo
- Học sinh tiến hành từng bước nhập công thức vào ô tính một cách chính xác
và nhanh chóng.
3. Thái độ:
- Rèn luyện được tính tỉ mĩ,cẩn thận cho các em khi thực hiện tính toán các
công thức
* Trọng tâm: HS nắm được các phép toán, cách nhập công thức để thực
hiện các tính toán, các cách tính tồng trong Excel
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Thuyết trình
-Vấn đáp.
-Hướng dẫn trực quan, thực hành
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên :
-Phòng máy, máy vi tính, máy chiếu.
-Nội dung bài dạy(giáo án).
-Bảng phụ
-Các bảng tính mẫu đã có dữ liệu sẵn

2) Học sinh:
-Bài cũ
-Xem trước nội dung của bài học.
-Sách, vở, đồ dùng học tập.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Trong bảng tính Excel khi muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau trên một
trang tính, ta thực hiện như thế nào? Lên thực hành trên máy
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề:
GV đưa ra một bảng tính tính tổng điểm thi đua của các lớp sau một tuần, sau đó
kích vào một ô kết quả bất kì, đưa chuột đến thanh công cụ rồi từ đó đặt vấn đề:
Như các em đã biết thì cứ sau mỗi tuần chúng ta thường tổng kết điểm thi đua
của các lớp để xếp loại thi đuat. Vậy để tính tổng điểm của các lớp ta phải tính
toán bằng các phép toán nào ? với công thức và cách nhập công thức như thế
nào? Có thể sử dụng những cách nào để tính. Chúng ta sang bài mới:" tính tổng"
6

6


Hoạt Động 1: Sử dụng công thức để tính toán và cách nhập công thức
Hoạt động của GV-HS
GV: Như ta đã biết thì khả năng tính toán là một
điểm ưu việt của các chương trình bảng tính.
HS: Chăm chú lắng nghe
GV:Theo kiến thức toán học đã học từ trước thì
các phép toán nào mà các em đã được học?
HS: Trả lời ý kiến(GV mong đợi ở HS câu trả lời:

Các phép toán +, -, *,/...)
GV: Trong Excel thì để tính toán được chúng ta
phải sử dụng các công thức và các kí hiệu sau đây
được sử dụng để kí hiệu các phép toán trong công
thức.(Trình chiếu và ghi bảng)
HS: Nghe giảng và ghi chép
GV: Tương tự như khi tính các biểu thức trong
toán học trong bảng tính Excel khi sử dụng các
phép toán cũng phải tuân thủ các quy tắc sau:
* Các phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn "(" và ")"
được thực hiện trước, sau đó đến phép nâng lên luỹ
thừa, tiếp theo là các phép nhân và phép chia, cuối
cùng là các phép cộng và trừ.
HS: Lắng nghe và ghi chép
GV: Đưa ra ví dụ để học sinh phân tích dựa trên
quy tắc vừa được học:
VD: (10+5)^2*5 +20*10
HS: Trả lời ý kiến
GV: Kết luận và hệ thống lại
GV: Đưa ra một bảng tính thành tích của lớp, sau
đó thực hiện thao tác tính toán trên máy tính và
yêu cầu học sinh quan sát các bước làm của GV
HS: Chăm chú quan sát
GV: Sau khi quan sát các thao tác vừa tính toán
em nào có thể cho biết các bước để nhập một công
thức vào một ô
HS: Trả lời ý kiến
GV : Gọi 1 HS lên nhận xét
GV: Đưa ra các bước và hệ thống lại các bước để
nhập một công thức vào một ô tính.(Trình chiếu và

ghi bảng)

Kiến thức và nội dung
a. Sử dụng công thức để tính toán
-Các kí hiệu sau đây được sử dụng để kí hiệu các phép toán
trong công thức:
• +: Kí hiệu phép cộng vd: 4+5
• -: Kí hiệu phép trừ vd: 10-2
•*: Kí hiệu phép nhân vd: 2*4
•/: Kí hiệu phép chia vd: 10/2
•^: Kí hiệu phép lấy luỹ thừa vd: 5^2
•%: Kí hiệu phép lấy phần trăm vd:7%

-Khi thực hiện các phép toán phải tuân theo quy tắc:
Các phép toán trong cặp dấu ngoặc đơn "(" và ")" được thực
hiện trước, sau đó đến phép nâng lên luỹ thừa, tiếp theo là các
phép nhân và phép chia, cuối cùng là các phép cộng và trừ.
VD: (10+5)^2*5 +20*10

b. Nhập công thức
Các bước để nhập một công thức vào một ô tính.
*Bước1: Chọn ô cần nhập công thức
*Bước2: Gõ dấu =
*Bước3: Nhập công thức
*Bước4: Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào biểu tượng
thanh công cụ

trên

Hoạt động 2: sử dụng công thức, sử dụng hàm để tính tổng

Hoạt động của GV-HS
Kiến thức và nội dung
Gv : Cho bảng tính sau các em hãy tính tổng thu nhập
2: sử dụng công thức, sử dụng hàm để tính tổng
6 táng của từng mặt hàng
a. Sử dụng công thức
- Nhập công thức sau vào ô I4 để tính tồng 6 táng cho
mặt hang Tivi.
= 42000000 + 43000000 + 36000000 + 27000000 +
32000000 + 22000000 Enter
- Làm tương tự cho các mặt hang còn lại

GV: Tổng 6 tháng sẽ bằng cái gi?
HS: Bằng tổng từ tháng 1 đến tháng 6.

7

b. Sử dụng hàm

7


GV: công thức cụ thể của từng mặt hàng như tế nào?
Nhập công thức vào ô nào?
HS trả lời, Lên thực hành trên máy.
GV: ngoài cách trên còn có cách nào để tính tổng
nhanh hơn? Các em tự tìm hiểu và đưa ra cách tính
cho bài trên
Hs: Sử dụng SKH tự tìm hiểu và đưa ra câu trả lời
GV: Hàm là gì?

HS: trả lời
GV: Cú pháp của hàm đó như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và hướng dẫn lại trên máy
HS: Lên thực hành lại cách tính bài trên

* Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức được
định nghĩa trước. Hàm được sử dụng để tính toán dễ dàng
và nhanh chóng hơn
* Cú pháp
= SUM(a,b,c....)
+ Trong đó
- Sum là tên hàm, têm hàm có thể viết hoa hoặc viết
thường
- a,b,c là tên các biến, được đặt cách nhau bởi dấu phẩy,là
các số hay địa chỉ của các ô tính, hay địa chỉ của các khối .
- Số lượng các biến không hạn chế.
* Ý nghĩa của hàm.
- Hàm dùng để tính tổng của một dãy các số.
- Sử dụng hàm sum để tính tổng 6 tháng cho mặt hàng Tivi
= SUM(42000000, 43000000,36000000,
27000000,32000000, 22000000)
Enter
- Làm tương tự cho các mặt hang khác

Hoạt động 3: Sử dụng địa chỉ trong công thức
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức và nội dung
GV: Đưa ra ví dụ ở bài trên được tính kết quả bằng
công thức thông thường .Sau đó đặt câu hỏi cho học

3. Sử dụng địa chỉ trong công thức
sinh : Các công thức thông thường nếu được thay
bằng công thức địa chỉ thì sẽ trở thành như thế nào?
HS: Chăm chú lắng nghe và trả lời ý kiến
GV: Gọi một em khác nhận xét và kết luận lại.
GV: Trên bảng mẫu có sẵn thực hiện các thao tác
tính toán bằng 2 cách sử dụng công thức chứa địa chỉ
và công thức thông thường .Sau đó tiến hành sửa đổi
dữ liệu ở các ô. Tiếp đó yêu cầu học sinh nhận xét
khi ta thay đổi dữ liệu ở các ô thì kết quả trong ô tính
chứa công thức thông thường và công thức chứa địa
chỉ có gì khác nhau?
HS: Trả lời ý kiến( GV mong đợi ở HS câu trả lời:
-Khi sử dụng địa chỉ trong công thức thì kết quả trong ô tính
Kết quả ở ô công thức chứa địa chỉ sẽ tự động cập
sẽ được tự động cập nhật .
nhật lại còn kết quả ở công thức thông thường sẽ giữ
nguyên kết quả phép tính của ô trên nó vì vậy khi
- Việc nhập công thức chứa địa chỉ cũng tương tự như nhập
thay đổi dữ liệu thì chúng ta phải tiến hành tính lại )
công thức bình thường.
GV: Trình chiếu lại trên bảng cho HS rõ hoặc là
dùng bảng phụ.
-Trong một công thức tính chúng ta có thể kết hợp cả địa
Hs: Nghe giảng và chép bài
chỉ ô và dữ liệu trong ô để tính toán
GV: Vậy thì trong một công thức tính chúng ta có thể
kết hợp cả địa chỉ ô và dữ liệu trong ô hay không ?
Làm thao tác trên máy với bảng tính để Hs quan sát.
HS: Lắng nghe và quan sát

GV: Gọi một HS nhận xét.
HS: Trả lời ý kiến
GV: Nhận xét và kết luận

3. Củng Cố:

Cho ví dụ một bảng tính "Bảng tổng kết hoa điểm tốt lớp 7A"( Có thể
đưa bảng phụ để học sinh quan sát). Sau đó GV yêu cầu học sinh cho biết các
cách tính toán ở F4, F7 .
8

8


4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà
- Nắm vững tên các phép toán được sử dụng trong công thức và các
bước để nhập công thức, cách sử dụng hàm Sum
-Xem tiếp mục 3 của bài
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
Trường THCS Hải Tân
Môn:Tin Học
Người soạn: Nguyễn Thị Oanh
Lớp: 7
Tổ: Tự Nhiên

Ngày soạn :..../...../........
Tiết 15-16
Chủ đề: TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
THỰC HÀNH TÍNH TỔNG
I. MỤC TIÊU:
1).Kiến thức:
- Học sinh biết nhập và sử dụng công thức,sử dụng hàm để tính tổng trên
trang tính
2) Kỹ năng:
- Học sinh có khả năng nhập các công thức, nhập hàm một cách nhanh
chóng và chính xác
- Học sinh biết sử dụng công thức, sử dụng hàm tính toán trên trang tính
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận cho các em khi thực hiện tính toán các công
thức
* Trọng tâm: HS nắm được cách tính tổng trên trang tính
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Thuyết trình
-Vấn đáp.
9

9


-Hướng dẫn trực quan
III. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
-Phóng máy, máy vi tính.
-Nội dung bài dạy(giáo án).
-Bảng phụ

2) Học sinh:
-Bài cũ
-Xem trước nội dung của bài học.
-Sách, vở, đồ dùng học tập.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy nêu các bước thực hiện khi nhập công thức vào một ô tính?
Câu 2: Hãy nêu cú pháp của hàm Sum? Ý nghĩa từng chỉ số?
Câu 2: Hãy nêu cú pháp ích lợi của việc sử dụng địa chỉ trong công thức?
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề
Tiết trước chúng ta đã được học về các cách thực hiện tính toán trên trang tính,
để biết được cách nhập và sử dụng công thức, sử dụng hàm để tính tổng trên
trang tính chúng ta sẽ học bài thực hành hôm nay.
b.Triển khai bài
Hoạt động 1 : Nhắc lại kiến thức cũ và hướng dẫn thực hành
Hoạt động của GV và HS
GV: Yêu cầu một HS nhắc các bước khi nhập công thức vào một
ô tính.
HS: Trả lời ý kiến.
GV: Hướng dẫn cách làm các bài tập một cách cụ thể cho HS
hiểu.
HS: Nghe giảng
GV: Yêu cầu HS khởi động máy.
HS: Khởi động máy

Kiến thức và nội dung
1. Hướng dẫn thực hành

Hoạt động 2: Thực hành

Hoạt động của GV và HS
1./ Bài tập 1(sgk trang 25) Nhập công thức.
GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
HS: Thực hành

2/ Bài tập 2: (sgk trang 26) Tạo trang tính và nhập công
thức.
GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
HS: Thực hành.

10

Kiến thức và nội dung
2. Thực hành
a. Bài tập 1: Nhập công thức
Sử dụng công thức để tính các giá trị sau:
a) 20 + 15; 20 - 15; 20 x 5; 20/5; 20^5
b) 20 + 15 x 4; (20 + 15) x 4;(20 - 15) x 4;
20 - (15 x 4)
c) 144/6 - 3 x 5; 144/(6 - 3) x 5 ; (144/6 - 3) x 5;
144/(6 - 3) x 5;
d) 15^2/4; (2 + 7)^2/7; (32 - 7)^2 - (6 + 5)^3;
(188 - 12)^2/7
b. Bài tập 2: Tạo trang tính và nhập công thức.

c. Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng hàm tính
tổng điểm.

10



3./ Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng công thức để tính
tổng cho bảng tính sau bằng cách sử dụng hàm

d. Bài tập 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng
công thức

GV: Hướng dẫn cụ thể bà tập này cho HS rõ và biết cách tính.
HS: Thực hành.
4./ Bài tập 4: (skg trang 27 )Thực hành lập bảng tính và sử
dụng công thức.
GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
HS: Thực hành
Hoạt động 3: Kiểm tra và đánh giá
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức và nội dung
.
3. Kiểm tra và đánh giá
GV: Kiểm tra bài thực hành của HS và cho điểm đánh giá một số
em.
3. Củng cố kiến thức

Hiển thị dữ liệu số trong ô tính
Sử dụng công thức và hàm để tính tổng trên trang tính
4. Dặn dò
Học sinh về nhà học kỹ bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị trước
5. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.

……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
-

Trường THCS Hải Tân
Môn:Tin Học
Người soạn: Nguyễn Thị Oanh
Lớp: 7
Tổ: Tự Nhiên
Ngày soạn :..../...../........
Tiết 17-18
Chủ đề: TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
TÍNH TRUNG BÌNH CỘNG, TÌM MAX VÀ TÌM MIN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau khi học xong bài này HS nắm được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm bắt được các hàm AVERAGE hàm MAX và hàm MIN
- Biết được cách tính trung bình cộng bằng công thức
11

11


2. Kỹ năng:
- Sử dụng được hàm trong chương trình bảng tính
- Học sinh tiến hành từng bước nhập hàm vào ô tính một cách chính xác và
nhanh chóng.
3. Thái độ:
- Rèn luyện được tính tỉ mĩ,cẩn thận cho các em khi thực hiện tính toán bằng
các sử dụng các hàm

* Trọng tâm: HS nắm được các hàm, các cách nhập hàm để thực hiện các
tính toán
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Thuyết trình
-Vấn đáp.
-Hướng dẫn trực quan
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên :
-Phòng máy, máy vi tính, máy chiếu.
-Nội dung bài dạy(giáo án).
-Bảng phụ
-Các bảng tính mẫu đã có dữ liệu sẵn
2) Học sinh:
-Bài cũ
-Xem trước nội dung của bài học.
-Sách, vở, đồ dùng học tập.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1:
Trong các phát biểu sau phát biểu nào là sai ?
a. Dấu “= ” là dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô
b.Với mọi ô trong trang tính, nội dung hiện lên trong ô đó chính là nội dung
hiện lên hiện lên trên thanh công thức khi chọn ô đó.
c.Thay cho việc gõ địa chỉ của một ô tính trong công thức em có thể dùng
chuột chọn ô đó. Địa chỉ của ô được chọn sẽ được tự động đưa vào công thức.
d. Có thể nhập nội dung cho một ô bất kì bằng cách gõ trực tiếp nội dung
cần nhập vào thanh công thức sau khi nháy chuột chọn ô đó.
Đáp án: Câu b
Câu hỏi 2:

Cho một bảng tính theo mẫu có sẵn dữ liệu và yêu cầu một học sinh lên tính
toán.
2.Bài mới:
a. Đặt vấn đề:

12

12


Chúng ta đã biết cách để tính tổng trong chương trình bảng tính, vậy còn các
phép tính thong thường khác như tính trung bình cộng, tìm max, tìm min thì như
thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
b. Triển khai bài mới:
Hoạt Động 1: tính trung bình cộng
Hoạt động của GV-HS
GV: cô có bảng tính sau:

Kiến thức và nội dung
a. Sử dụng công thức để tính TBC
Sử dụng công thức ình thương để tính TBC
ở ô G4=(9+9+7+8)/4 hoặc =(C4+D4+E4+F4)/4
Tương làm cho các ô G5, G6, G7

Các em sử dụng công thức để tính điểm trung bính
cho các bạn: Phụng Giang, Oanh, Phương
HS: trả lời, lên bảng thực hiện.
GV: Ngoài cách sử dụng công thức chúng ta còn có
thể sử dụng hàm để tính TBC đó là hàm nào?
HS; Trả lời

GV: Cú pháp và cách nhập như thế nào?
GV: ở bảng tính trên các em hãy sử dụng hàm để tính
điểm trung bính cho các bạn còn lại
HS: thực hiện lên bảng làm

b. Sử dụng hàm AVERAGE để tính tổng
* Cú pháp
=AVERAGE(a,b,c....)
+ Trong đó
- AVERAGE là tên hàm, têm hàm có thể viết hoa hoặc
viết thường
- a,b,c là tên các biến, được đặt cách nhau bởi dấu phẩy,là
các số hay địa chỉ của các ô tính, hay địa chỉ của các khối
.
- Số lượng các biến không hạn chế
* Ý nghĩa của hàm.
- Hàm dùng để tính trung bình cộng của một dãy các số.
*Ví dụ
ô G3 = AVERAGE (9,9,7,8) cho ta kết quả là 8,25
hoặc G3 = AVERAGE(C3,D3,E3,F3) CŨNG CHO KẾT
QUẢ LÀ 8,25
Tương tự tính cho các bạn còn lại

Hoạt động 2 : Hàm xác định giá trị lớn nhất
Hoạt động của GV-HS
GV: Trong Toán học một giá trị lớn nhất người ta
thường gọi là gì?
HS: Trả lời ý kiến (GV mong đợi ở câu trả lời của HS:
Trong Toán học một giá trị lớn nhất người ta thường
gọi là giá trị Max)

GV: Nhận xét và kết luận: Trong Excel người ta sử
dụng hàm Max để xác định giá trị lớn nhất, sau đó đưa
ra cú pháp và ý nghĩa của hàm. (Trình chiếu hoặc viết
bảng)
GV: Đưa ra ví dụ rồi thực hiện tính toán trên máy.
HS: Quan sát
GV: Yêu cầu HS lên thực hiện lại
HS: Lên thực hiện lại thao tác

13

Kiến thức và nội dung
5. Hàm xác định giá trị lớn nhất

* Cú pháp
=MAX(a,b,c....)
-Trong đó MAX là tên hàm
- Các biến a,b,c là các số , địa chỉ của các ô tính hay địa
chỉ các khối
- Số lượng các biến không hạn chế
* Ý nghĩa của hàm.
- Hàm dùng để xác định giá trị lớn nhất của một dãy các
số.

13


GV: Tương tự để xác định mức điểm thấp nhất trong
lớp người ta sử dụng hàm tính giá trị nhỏ nhất đó là
hàm Min


*Ví dụ :
a. =Max(9,8,7,5) cho ta kết quả là 9.
b. Nếu khối E5: E9 lần lượt chứa các số 87,90,34,56,80
thì:
=Max(E5:E9,40) cho ta kết quả 90 (giá trị lớn nhất của 6
số 87,90,34,56,80,40
Hoạt động 3: Hàm xác định giá trị nhỏ nhất

Hoạt động của GV-HS
GV: Thực hiện thao tác tính số điểm thấp nhất môn
Toán.
HS: Quan sát
GV: Yêu cầu HS lên tính số điểm thấp nhất môn Lí
HS: Lên thực hiện thao tác
GV: Nhận xét
GV: Yêu cầu Hs cho biết cú pháp của hàm tính giá trị
nhỏ nhất
HS: Trả lời ý kiến
GV: Nhận xét và kết luận lại (Trình chiếu hoặc ghi
bảng)
HS: Ghi bài
GV: Đưa ra các ví dụ với các biến được kết hợp bởi
các số, địa chỉ ô tính, địa chỉ các khối và phân tích
HS: Quan sát
GV: Đưa ra ví dụ yêu cầu HS lên thực hiện
HS: Lên thực hiện trên máy

Kiến thức và nội dung
6. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất


*Cú pháp
= MIN(a,b,c....)
-Trong đó MIN là tên hàm
- Các biến a,b,c là các số, địa chỉ của các ô tính hay địa
chỉ các khối.
- Số lượng các biến không hạn chế
* Ý nghĩa của hàm.
- Hàm dùng để xác định giá trị nhỏ nhất của một dãy các
số.
* Ví dụ
a) = MIN(12,8,9,7,1) cho ta kết quả là 1
b) Nếu khối E2: E5 lần lượt chứa các số 4,9,8 thì
= MIN(E2:E5,10) cho ta kết quả là 4

3. Củng Cố:

- Yêu cầu HS nhắc lại các cách nhập hàm vào một ô tính
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà
- Nắm vững tên các phép toán được sử dụng trong công thức và
các bước để nhập công thức
5. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Trường THCS Hải Tân
Môn:Tin Học
Người soạn: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: 7
Tổ: Tự Nhiên
Ngày soạn:…./…./……
Tiết 19-20
Chủ đề: TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
THỰC HÀNH TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU:
1).Kiến thức:
- Học sinh biết nhập các công thức và hàm vào ô tính.
14

14


Giúp học sinh làm quen với việc sử dụng các hàm SUM, AVERAGE,
MAX, MIN.
2) Kỹ năng:
- Học sinh có khả năng nhập các hàm một cách nhanh chóng và chính xác
- Học sinh biết sử dụng công thức tính toán trên trang tính
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận khi sử dụng các hàm để tính toán.
* Trọng tâm: HS nắm được cách sử dụng các hàm để tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Thuyết trình
-Vấn đáp.
-Hướng dẫn trực quan
III. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên
-Phóng máy, máy vi tính.
-Nội dung bài dạy(giáo án).

-Bảng phụ
2) Học sinh:
-Bài cũ
-Xem trước nội dung của bài học.
-Sách, vở, đồ dùng học tập.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy nêu các cách thực hiện khi nhập hàm vào một ô tính?
2.Bài mới
a. Đặt vấn đề
Tiết trước chúng ta đã được học về các hàm để thực hiện tính toán trên trang
tính, để biết được tác dụng của việc sử dụng hàm để tính toán chúng ta sẽ học
bài thực hành hôm nay.
c. Triển khai bài
Hoạt động 1 : Nhắc lại kiến thức cũ và hướng dẫn thực hành
-

Hoạt động của GV và HS
Kiến thức và nội dung
GV: Yêu cầu một HS nhắc các cách khi nhập hàm vào một ô tính. 1. Hướng dẫn thực hành
HS: Trả lời ý kiến.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại chức năng và cú pháp của các hàm
SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
HS: Trả lời ý kiến.
GV: Nhận xét và kết luận lại
GV: Hướng dẫn cách làm các bài tập một cách cụ thể cho HS
hiểu.
HS: Nghe giảng
GV: Yêu cầu HS khởi động máy.
HS: Khởi động máy

Hoạt động 2: Thực hành
Hoạt động của GV và HS
1./ Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức.
GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.

15

Kiến thức và nội dung
2. Thực hành
a. Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công

15


HS: Thực hành
2/ Bài tập 2:
GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
HS: Thực hành.
3./ Bài tập 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN
GV: Hướng dẫn cụ thể bài tập này cho HS rõ và biết cách tính.
HS: Thực hành.
4./ Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM.
GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.
HS: Thực hành

thức.

b. Bài tập 2:

c. Bài tập 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX,

MIN

d. Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm
SUM.
Hoạt động 3: Kiểm tra và đánh giá.(7’)
GV: Kiểm tra bài thực hành của HS và cho điểm đánh giá một số
em.

3. Kiểm tra và đánh giá

3. Củng cố kiến thức

Nắm bắt các hàm Average, Sum, Max, Min
4. Dặn dò
Học sinh về nhà học kỹ bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị trước bài tập 4.1-4.4
(SBT)
5. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
-

Trường THCS Hải Tân
Người soạn: Nguyễn Thị Oanh
Tổ: Tự Nhiên
Tiết 21

Môn:Tin Học

Lớp: 7
Ngày soạn:....../...../........
Bài Tập

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau khi học xong bài này HS nắm được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản đã học trong bảng tính Excel:
Các thành phần chính và dữ kiệu trên trang tính, cách sử dụng công thức và sử
dụng hàm để tính toán trên trang tính.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện các tính toán một cách nhanh chóng .
- Nhận dạng nhanh chóng các liểu bài tập để áp dụng cách tính một cách phù
hợp.
3. Thái độ:
16

16


- Rèn luyện được tính tỉ mĩ,cẩn thận cho các em khi thực hiện các thao tác trên
bảng tính .
* Trọng tâm: HS ôn lại được các thành phần trên trang tính, các phép toán,
cách nhập công thức và nhập hàm để thực hiện tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Thuyết trình
-Vấn đáp.
-Hướng dẫn trực quan
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ

1) Giáo viên :
-Phòng máy, máy vi tính, máy chiếu.
-Nội dung bài dạy(giáo án).
2) Học sinh:
-Bài cũ
-Xem trước nội dung của bài học.
-Sách, vở, đồ dùng học tập.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ
Sẽ kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.
2. Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
Tiết trước chúng ta đã học 2 tiết thực hành, để chuẩn bị cho tiết sau chúng ta
kiểm tra một tiết, hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các kiến thức mà chúng ta đã
học trong chương trình bảng tính. Đó là nội dung của tiết học hôm nay.
b. Triển khai bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập trắc nghiệm
Hoạt động của GV-HS
GV: Đưa ra hệ thống 2 gói câu hỏi sau đó cho
HS lựa chọn.
HS: Chọn câu hỏi và trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận

17

Kiến thức và nội dung
I. Câu hỏi trắc nghiệm
1. Hệ thống gói câu hỏi số 1
Câu 1: Khối trong bảng tính là gì?
a. Là một khối hình chữ nhật

b. Là một tập hợp các ô
c. Là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình
chữ nhật.
d. Là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó
Đáp án: Câu c
Câu 2: Trong bảng tính Excel khi muốn chọn đồng thời
nhiều khối khác nhau trên một trang tính, ta thực hiện lần
lượt các thao tác nào sau đây là đúng?
a. Ta chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Shift và lần
lượt chọn các khối tiếp theo.
b.Ta chọn khối đầu tiên rồi lần lượt đi chọn các khối
tiếp theo.
c.Ta chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần
lượt chọn các khối tiếp theo.
d. Ta đưa trỏ chuột đến các khối đó và nháy chuột
Đáp án: Câu c
Câu 3: Thanh công thức cho ta biết điều gì?
a. Cho biết nội dung của bảng tính

17


b. Cho biết nội dung của ô đang được chọn
c. Cho biết địa chỉ của ô tính.
d. Cho biết địa chỉ của khối ô tính .
Đáp án: Câu b
Câu 4: Khi nhập công thức vào một ô tính thao tác đầu tiên
không thể thiếu đó là thao tác nào sau đây ?
a. Gõ dấu ngoặc đơn
b. Nhấn phím Enter

c. Gõ dấu =
d. Nhập nội dung công thức.
Đáp án: Câu c
Câu 5: Địa chỉ khối ô được thể hiện như câu nào sau đây là
đúng?
a. B1 : G6
b. B1…G6
c. B1 – G6
d. B1 + G6
Đáp án: Câu a
Câu 6: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
a. = Sum(15,A3,B1,D6)
b. =SUM(15,A3,B1,D6)
c. =Sum(15,A3,B1,D6)
d.=SUM (15,A3,B1,D6)
Đáp án: Câu d
2. Hệ thống gói câu hỏi số 2
Câu 1: Trang tính có thể chứa dữ liệu thuộc kiểu nào sau
đây?
a. Kí tự
b. Số
c. Thời gian
d. Kí tự và số
e. Kí tự, số và thời gian.
Đáp án: Câu e
Câu 2: Trong các công thức sau, công thức nào sẽ bị
chương trình báo lỗi khi thực hiện ?
a. =(10+5)^2*5 +20*10
b. =(30+12)^5:6
c. =(45^2+50)/ 9

d. =(56+14)*6%
Đáp án: Câu b
Câu 3: Cho bảng sau:

Để tính tổng ở ô D1 em dùng công thức nào sau đây là
đúng?
a. =(15+20+25)
b. =(A1,B1,C1)
c. =(15,20,25)
d. =Sum(15+20+25)
Đáp án: Câu a
Câu 4: Trong các hàm sau, hàm nào sẽ bị chương trình báo
lỗi khi thực hiện?
a. =Average(A1+B1+C3+D5)
b. =Max(A1,D3,C4,D6)

18

18


c.=Average(A1:F1,G2)
d. =Sum(A1,D6,C7,F9)
Đáp án: Câu a
Câu 5: Nếu cần tính trung bình cộng giá trị của các ô B1,
C1, và E1. Công thức nào trong các công thức sau đây là
đúng?
a. =SUM(B1+C1+E1)/3
b. =(B1+C1+E1) : 3
c. =Average(B1,C1,E1)

d. =Average(B1+C1+E1)
Đáp án: Câu c
Câu 6: Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó
chia cho giá trị trong ô B3. Công thức nào là đúng sau đây?
a. =(C1-C2)\B3
b. =(C1+C2)\B3
c. =(C1:C2):B3
d. (C1+C2)\B3
Đáp án: Câu b
Câu 7: Nếu khối A1: A5 lần lượt chức các số 10,7,9,27,2
như bảng sau:

Hãy nối các kí tự A, B,C,D, E, F,G với các số 1,2,3,4,5,6,7
là kết quả phép tính để được kết quả đúng:
A. =Average(A1:A4,A1, 9)
1. 12
B. =Average(A1, A5,3)
2. 5
C. =Average(A1: A5)
3. 4,7
D. = Average(A1, A5,2)
4. 11
E. =Sum(A1,A3,A4)
5. 1
F. =Max(A1, 30, A3:A5)
6. 46
G. =Min(A2:A4, A1, 1)
7. 30
Đáp án: A. 1
B. 2

C. 4
D. 3
E. 6
F. 7
G. 5
Hoạt động 2: Bài tập tìm
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 2: Bài tập tìm chữ
GV: Đưa ra hệ thống các chữ cái để HS lựa
chọn, sau đó đưa ra gợi ý hướng dẫn cho HS.
HS: Chọn chữ cái và trả lời.

19

Kiến thức và nội dung
II. Tìm chữ
Tìm những từ liên quan đến chương trình bảng tính Excel
bắt đầu bằng các chữ cái sau:
a. K
b. S
c. Đ
d. Ô
e. H
Gợi ý trả lời câu hỏi:

19


a. Đây là tập hợp các ô liên tục nhau (Khối)
b. Mỗi bảng tính chứa nhiều (Sheet)

c. Đây là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó (Địa chỉ
ô tính )
d. Là giao giữa cột và hàng (Ô tính)
e. Trong chương trình bảng tính người ta thường thay thế
công thức bằng cách sử dụng ? ( Hàm )
Hoạt động 3: Bài tập ô chữ
Hoạt động của GV-HS

Kiến thức và nội dung

GV: Đưa ra hệ thống các câu hỏi hàng ngang để HS
lựa chọn và trả lời
HS: Chọn câu hỏi và trả lời
GV: Nhận xét và kết luận

GV: Đưa ra gợi ý câu hỏi hàng dọc ?
HS: Trả Lời
GV: Nhận xét và kết luận

III. Bài tập ô chữ
Câu 1: Một thao tác không thể thiếu khi ban hành
công thức?
Câu 2: Không thể dùng kí hiệu toán học này trong
công thức của bảng tính Excel?
Câu 3: Muốn bôi đen cả bảng tính ta sử dụng phím
chức năng này ?
Câu 4: Tên gọi tiếng Anh của trang tính ?
Câu 5: Tên gọi Tiếng Anh của cột trong bảng tính?
Gợi ý hàng dọc: Từ viết gọn
phần mềm bảng tính mà chúng ta đang sử dụng là gì?

E
2

n
x
c

t

e

r

t

r

l

S
c

h
o

e
l

e
u


1

3
4
5
Hoạt động 4: Bài tập SGK(Trang 9,18,24,31)
(8’)
GV: Yêu cầu và hướng dẫn Hs trả lời các bài
tập trong SGK
HS: Trả lời và nghe hướng dẫn

t
m

n

IV. Bài tập SGK(Trang 9,18,24,31)

3. Củng Cố:
Câu 1: Yêu cầu HS nhắc lại các phép toán được sử dụng trong chương trình
bảng tính
Câu 2: Yêu cầu HS nhắc lại các bước để nhập công thức, nhập hàm vào một ô
tính.
Câu 3: Yêu cầu HS nhắc lại cú pháp tổng quát của các hàm.
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết
- Xem trước bài “ Thao tác với bảng tính”
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
20

20


BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ
- Dự kiến thời gian dạy: Tháng 11/ 2015
+ Dự kiến người dạy mẫu: Lê Đức Diệu
+ Dự kiến đối tượng dạy: 7A, 7B.
+ Dự kiến thành phần dự giờ: BGH, Tổ nhóm chuyên môn.
- Dự kiến dạy thể nghiệm:
+ Lớp: 7A+ 7B (Nguyễn Thị Oanh) Người dự: Tổ Toán - Tin .
- Dự kiến kiểm tra khảo sát HS (15 phút):
+ Dạng câu hỏi: nhận biết, thông hiểu và vận dụng:
Câu 1: Nêu tất cả các hàm đã học và đưa ra cú pháp tổng quát cho tất cả các
hàm đó.
Câu 2: cách nhập hàm nào sau đêy không đúng
a. =sum(5,A3.B1)
b. =SUM(A3:5:B5)
c. =AVERAGE (5,7,9)
d. = average(5,7,9)
Câu 3: Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số -4, 3 em hãy cho biết kết
quả của các công thức tính sau:
a. =SUM(A1,B1)
b. =SUM(A1,B1,B1)
d. = sum(A1,B1,-5)

d. =AVERAGE(A1,B1,5,0).
e. Max(A1,B1, 7,8)
f. =Min(A1,B1,A1,3,2,7)
BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ).
( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học
sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho
học sinh của giáo viên.)
Hải Tân, ngày 25 tháng 10 năm 2016
Xác nhận của tổ trưởng chuyên môn
Người thực hiện

Nguyễn Thị Oanh

Phê duyệt của BGH

21

21



×