Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn “MỘT SỐ VẤN ĐỀ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY LẬP TRÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 8 ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.05 KB, 8 trang )

Trường THCS Hải Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công
nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu
làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kỹ năng sử dụng
máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí
tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hính thành học vấn phổ thông cho học sinh.

Với tu duy của một em học sinh THCS thì lập trình là một môn rất trừu tượng, và
khó tiếp thu. Trong quá trình dạy tôi nhận thấy ở các em học sinh. Mới đầu các em
cũng rất sợ khi thấy giải một bài toán ở ngoài thì đơn giản và chỉ trong vòng vài giây
có thể nhẩm ra kết quả. Còn ở trong lập trình cũng bài toán đó mà phải làm đến hàng
chục phút mà lại có thể cho kết quả sai.
Nhận thấy vai trò của môn tin học nói chung và lập trình nói riêng đối với học
sinh THCS và khó khăn trong việc dạy và học lập trình nên tôi đã chọn đề tài :

“MỘT SỐ VẤN ĐỀ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY LẬP
TRÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 8 ” để bàn luận và nghiên cứu
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tìm ra những phương pháp, các bước giải bài toán bằng lập trình trên máy vi tính
trong quá trình giảng dạy môn Tin học bậc THCS phù hợp nhất với học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong giờ học Tin học 8, tôi xin
đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lập trình.
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Khối 8 trường THCS Hải Tân – Hải Lăng – Quảng trị
IV. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU


V. CƠ SỞ LÝ LUẬN , CƠ SỞ THỰC TIỂN:

- Qua hai năm giảng dạy tin học khối 8, tôi nhận thấy rằng kĩ năng lập trình
trên máy tính của các em còn yếu.
- Khi giải lập trình bài toán trên máy học sinh chỉ quan tâm đến công thức để
tính toán ra kết quả bài toán mà quên các bước xác định thông tin vào, thông tin ra và
xây dựng thuật toán.
- Khi chạy chương trình thì học sinh chưa nhận biết được kết quả chương trình
đúng hay sai.
- Học sinh không biết sửa các lỗi cơ bản và không phát hiện được lỗi thuật
toán.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN( thuận lợi – khó khăn)
1) Thực trạng:

Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối tốt, đảm bảo cho các tiết thực hành
về lập trình

Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban Gíam Hiệu và tổ chức đoàn thể
trong nhà trường. Sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp đã giúp cho quá trình
nghiên cứu của tôi thuận lợi hơn

Hầu hết học sinh đều cố gắng tiếp thu và có ý thức để học tập chính là nguồn
động viên lớn trong quá trình giảng dạy của tôi.
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh

Trang 1


Trường THCS Hải Tân


2)




Sáng kiến kinh nghiệm

Những mâu thuẩn:
Tư duy của học sinh lớp 8 còn quá thấp để học lập trình
Kiến thức toán học của các em chưa đủ để đáp ứng giải bài toàn bằng lập trình
Ngôn ngữ lập trình khô khan làm các em ít có hứng thú.

II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.
các phương pháp tạo hứng thú , tích cực , chủ động cho học sinh :

Cho học sinh thực hiện và luyện tập những hoạt động
và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học:
a) Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung.
Ví dụ: Dạy khái niệm chương trình con, có thể phát hiện những hoạt động tương thích
như:

Nhận dạng và thể hiện cách khai báo
chương trình con.

So sánh hai loại chương trình con: Function
và Procedure.

Hoạt động phân tích khi nào dùng Function,

khi nào dùng Procedure.

Hoạt động lật ngược vấn đề khi dạy truyền
tham biến, tham trị.

Hoạt động ngôn ngữ cho biết kết quả của
một chương trình.
b) Phân tách hoạt động thành những thành phần.
Ví dụ: Khi dạy câu lệnh:
FOR biến_điều_khiển := giá_trị_đầu TO giá_trị_cuối DO câu_lệnh
Giáo viên yêu cầu học sinh phân tách câu lệnh này thành những câu lệnh thành phần
diễn ra theo trình tự như sau:
- B1: Kiểm tra điều kiện nếu giá_trị_đầu > giá_trị_cuối thì kết thúc lệnh For.
- B2: Gán biến_điều_khiển := giá_trị_đầu.
- B3: Thực hiện câu_lệnh.
- B4: Kiểm tra điều kiện thoát: nếu biến_điều_khiển = giá_trị_cuối thì kết thúc lệnh
For.
- B5: Tăng giá trị của biến_điều_khiển lên 1. Quay lên B3.
Sau khi phân tách câu lệnh For học sinh sẽ nắm rõ hơn quá trình thực hiện câu lệnh
=> tránh nhiều sai sót khi viết chương trình.

Gợi động cơ cho các hoạt động học tập:
a) Hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hoá công việc.
Ví dụ: Khi tạo tình huống cho khởi tạo từ 2 mảng trở lên và yêu cầu thực hiện phép toán
cộng, trừ giữa 2 mảng giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng các chương trình
con để tính tổng và hiệu của 2 ma trận cho tiện lợi hơn, không mất thời gian.
b) Chính xác hoá 1 khái niệm.
Ví dụ: Khái niệm biến toàn cục, biến địa phương, tham biến, tham trị; khi dạy chưa thể
làm rõ mối quan hệ của chúng. Tuy nhiên, khi ứng dụng chương trình con để giải quyết
các bài tập về mảng ta có điều kiện làm việc này.

c) Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống
Ví dụ: Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ tất cả các kiểu dữ liệu trong Pascal trước khi
định nghĩa khái niệm các kiểu dữ liệu chuẩn.

Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh

Trang 2


Trường THCS Hải Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

d) Lật ngược vấn đề: Sau khi giải quyết một vấn đề, một câu hỏi rất tự nhiên thường
được đặt ra là vần đề ngược lại được giải quyết như thế nào.

Ví dụ: - Nhập 3 số a,b,c kiểm tra xem 3 số đó có thể là độ dài của các cạnh một
tam giác hay không. Từ đó ta có thể chuyển nó sang dạng là các cạnh đó thoã mãn
tam giác cân, đều hay là tính diện tích của tam giác đó.
e) Qui lạ về quen.
Ví dụ: Khi dạy bài tính tổng S = 1 + 2 + 3 + …+ n giáo viên cho học sinh tương tự giải
bài tập viết chương trình tính tổng S = 12 + 22 + 32 +… + n2
2.

Các bước giúp các em tiếp cận lập trình hiệu quả:

Đưa ra phương pháp tổng quát để giải một bài toán bằng máy vi tính dựa trên ngôn
ngữ pascal . Gồm các bước:
1. Xác định bài toán.
2. Xây dựng thuật toán.

3. Viết chương trình.
4. Chạy thử, kiểm tra, sửa đổi chương trình.
Phân tích, giảng dạy xâu từng phần. Đặc biệt giáo viên cần chú ý các phần sau :

2.1 viết chương trình : có thể sử dụng phương pháp sau để giúp học sinh.
* Phương pháp tinh chế từng bước
Một chương trình bắt đầu được viết bằng lời tự nhiên (tiếng Việt) thể hiện sự
phân tích tổng thể của người lập trình được thể hiện
Ở từng bước sau các câu lệnh được phân tích chi tiết hơn, bằng những lời khác
nhau tương ứng với sự phân tích công việc thành các việc nhỏ chi tiết hơn dễ hiểu và
chính xác hơn. Song ngôn ngữ lập trình pascal người lập trình có thể đưa ra phương
pháp tinh chỉnh từng bước là thể hiện tư duy giải quyết vấn đề bài toán từ trên xuống
trong đó các bước là hướng về ngôn ngữ lập trình làm sao cho bài toán đưa ra được
phương pháp lập trình tối ưu, sáng sủa.
* Ví dụ : Tìm tất cả các số nguyên tố trong các số nguyên N được nhập vào từ
bàn phím
Tinh chế lần 1 (sử dụng ngôn ngữ tựa tư nhiên)
- Lấy 2 tập
NT= [ ] (để chứa các số nguyên tố tìm được)
S = [2,..N] (tập các số cần xét )
- Tìm số đầu tiên trong S đưa vào NT
- Loại bỏ khỏi S các bội số của số nguyên tố vừa tìm được
- Số đầu tiên còn lại của S là số nguyên tố. Tiếp tục quá trình cho đến khi S=[]
- Xuất NT
Tinh chế lần 2
Bắt đầu
NT: = [ ]
S = [2,..N]
Repeat
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh


Trang 3


Trường THCS Hải Tân

Sáng kiến kinh nghiệm

Tìm số đầu tiên trong S
NT:= NT+ [S0]
Loại khỏi S các bội số của S0
Until S=[ ];
Xuất NT;
Kết thúc;
Tinh chế lấn 3 ( chương trình hoàn chỉnh)
Program nguyen_to;
Const
N=100;
Type
nguyen=1..N;
var
NT, S:set of nguyen;
S0,I:integer;
begin
NT:=[]; S:=[2..N];S0:=2;
repeat
while not (S0 in S) do
S0:=S0+1; NT:=NT+[S0];I:=S0;
While I<=N do
Begin

s:=S-[i];I:=I+S0;
End;
until S=[];
for I:= 1 to n do
If I in Nt then Write(I:4);
readln
end.
Tinh chế lần 4.
Rõ ràng cấu trúc dữ liệu tập hợp “Set of nguyen” tuy dễ hiểu nhưng rất cồng kềnh và
làm máy chạy chậm chạp, ta có thể dùng mảng Boolean linh hoạt hơn như sau:
Program nguyen_to;
Const
N=100;
var
a:array[1..N] of boolean;
i,j:integer;
begin
a[1]:=false;
for i:=2 to N do a[i]:=true;
for i:= 2 to N div 2 do
for j:= 2 to N div i do
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh

Trang 4


Trường THCS Hải Tân

Sáng kiến kinh nghiệm


a[i*j]:=false;
for i:= 1 to N do
if a[i] then
write(i:3);
readln
end.
Tinh chế lần 5
Trong ngôn ngữ pascal nếu dùng mảng boolean thì ta bị giới hạn N<10000. Để
có thể chạy với số lớn hơn ta không dùng mảng , tập hợp mà dùng như sau:

Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh

Trang 5


Program nguyen_to;
uses crt;
var
i,j,k,n:integer;
begin
repeat
write('nhap n=');readln(n);
until n>= 2;
for i:= 2 to n do
begin
k:=0;
for j:= 2 to trunc(sqrt(i)) do
if i mod j=0 then k:= 1;
if k=0 then write(i:3);
end;

readln
end.
Như vậy. Là kỹ năng lập trình, người lập trình có thể tinh chỉnh chương trình
từng bước làm sao đưa ra một phương án tối ưu cho người xem dễ tiếp thu và
đạt được tốc độ tính toán cao nhất cũng như chiếm bộ nhớ của máy tính càng ít
càng tốt.
2.2 Chạy Thử, thay đổi, kiểm tra chương trình:
a . Chạy thử:
Một chương trình đã viết xong chưa chắc đã chạy được trên máy vi tính, và
học sinh thường không biết các lỗi cú pháp. Giáo viên cần cho học sinh tự tìm
hiểu và làm quen với các lỗi cú pháp.
Chương trình đã chạy được chưa chắc cho kết quả đúng. Học sinh thường chủ
quan ở vấn đề này, nếu chương trình chạy được là các em cho rằng chương trình
đã đúng. Phải tập cho học sinh làm quen vơi việc chạy thử và kiểm tra lỗi thuật
toán cho chương trình.
Ví du 1: Tìm số lớn nhất trong 3 số a,b,c nguyên dương được nhập vào từ bàn
phím
Lần 1:
Program tim_so;
uses crt;
var
a,b,c:integer;
begin
clrscr;


write('nhap 3 so=');readln(a,b,c);
if aelse if awrite('so lon nhat la ',a);

readln
End.
Với chương trình này cũng chạy được song đáp số có lúc đúng, có lúc sai tuỳ
thuộc vào lúc nhập giá trị a,b,c {nếu ta nhập thứ tự a=5,b=7,c=9. Thì sẽ cho ta
kết quả số lớn nhất là 7. Vậy thì sai hoàn toàn}
Do đó giáo viên cần giúp học sinh biết cách tìm lỗi thuật toán , sữa lỗi,
điều chỉnh viết lại chương trình cũng là giúp hình thành kỹ năng lập trình quan
trọng cho học sinh. Vậy với ví dụ trên để kết quả luôn đúng thì ta có thể viết lại
chương trình
Lần 2
Program tim_so;
uses crt;
var
a,b,c,t:integer;
begin
clrscr;
write('nhap 3 so=');readln(a,b,c);
t:=a;
if tif twrite('so lon nhat la ',t);
readln
End.
Nếu nhập:
Lần nhập
A
B
C
Kết quả
1

5
4
7
7
2
5
7
9
9
3
9
3
5
9
2.2Kiểm tra:
Có nhiều chương trình khó kiểm tra tính đúng đắn, nhất là chương trình
tìm kiếm lời giải tối ưu. Vì chúng chưa biết kết qủa nào là đúng nhất. Vì vậy
việc tìm lỗi rất là khó khăn. Trong quá trình chạy thử một chương trình ta cần lưu ý:


- Nếu khởi đầu bằng bộ chương trình (test) nhỏ nhưng các giá trị đặc
biệt (đây là dễ bị lỗi nhất).
- Làm nhiều các bộ test nhưng phải đa dạng tránh lặp đi lặp lại các bộ test
tương tự.
- Nên kết thúc bằng các bộ test có kích thước lớn để kiểm tra tính chịu
đựng của chương trình.
2.3 Thay đổi chương trình:
Một chương trình đã viết xong, đã chạy thử tốt , giải quyết đúng bài toán
mà ta mong muốn nhưng chưa có nghĩa là quá trình lập trình đã xong . Mà người lập trình muốn nó ở đây ta có thể sửa đổi nó theo một hướng khác mà nó có
thể đáp ứng được một yêu cầu mới. Như phần tinh chế một chương trình là rất

quan trọng cho việc sửa chữa chương trình cũ sang chương trình mới.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Sau khi áp dung các phương pháp trên cho học sinh các lớp khảo sát, tôi thu
được kết quả tỉ lệ học sinh nắm được ngôn ngữ lập trình đã tăng khi áp dụng các
phương pháp trên.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC :

Tóm lại lập trình là chương trình học khá mới mẻ đối với học sinh đặc
biệt là học sinh lớp 8
Các bài toán đưa ra để xây dựng một chương trình chưa có gì lạ phức tạp.
Bởi có nhiều bài hay thì học sinh lớp 8 chưa học đến. Cho nên giáo viên cần
phải nắm chắc các phương pháp để truyền đạt, lựa chọn các bài hay lồng ghép
vào các tiết học để tạo thêm sự hứng thú cho học sinh.
Các phương pháp trên phần nào giúp học sinh tiếp cận vơi lập trình một
cách dễ dàng hơn, và cũng tạo cho học sinh hứng thú hơn với môn tin học
II. ĐỀ XUẤT , KIẾN NGHỊ

- Tôi mong ước rằng trong tương lai, phòng máy vi tính sẽ được mở rộng,
đảm bảo số lượng máy tính tạo điều kiện cho các em học sinh được thực hành
nhiều hơn. Vì có như vậy chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh mỗi
ngày đạt chất lượng cao hơn.
- Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy bồi dưỡng tin
học khối 8 nói chung và lập trình nói riêng. Tuy đã được đúc rút từ kinh nghiệm
giảng dạy thực tế và đã cho kết quả khả quan. Nhưng trong quá trình thực hiện
bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
bổ ích của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện
hơn