Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ huyện văn chấn giai đoạn 20152030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.88 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
BỘ MÔN QUY HOẠCH VÙNG VÀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HUYỆN VĂN CHẤN GIAI ĐOẠN 2015 - 2030

Giáo viên giảng dạy: Phạm Thị Hồng Nhung
Họ tên sinh viên:

Phạm Kiều Sáng

Mã số sinh viên:

DTZ1258501010046

Lớp:

Quản lý tài nguyên và môi trường

Khóa:

10

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014


MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có
nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được
bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành
tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ
giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều
người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một
quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao
nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào
đấy.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Ở các đô thị,
do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của
các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao
thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều
khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo
hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán
hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm
nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn
giao thông. Còn về giao thông nông thôn thì còn hầu hết các đoạn đường
chưa được nâng cấp, khi trời mưa dễ dẫn đến sạt lở, trơn trượt, gây khó
khăn cho việc đi lại của người dân. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở


đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công
nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế. Vì thế dẫn đến không kiểm

soát được.
Văn Chấn là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái – một tỉnh miền núi phía
bắc Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 121.090,02 ha, chiếm 17% diện
tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp
huyện Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía
Tây giáp huyện Trạm Tấu, phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách
trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10
km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của
huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải,
huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37
chạy qua 4 xã, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với
các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.


Hình 1: Bản đồ huyện Văn Chấn
Là một huyện miền núi, Văn Chấn khá khó khăn trong phát triển kinh tế
- xã hội. Một trong những khó khăn cần khắc phục đó là xây dựng và nâng
cấp hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện.
2. MỤC TIÊU
2.1 Mục tiêu chung

Quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống đường bộ trong địa bàn
huyện, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn tại các xã.
2.2 Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% số thôn, bản có đường xe máy đi lại
được; 80% thôn, bản có đường cho xe công nông và xe tải nhỏ đi lại được;
đường tới trung tâm xã có 95% được trải nhựa.
+ Nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Đèo Khế - Cầu Gỗ.
+ Cải tạo, nâng cấp đường Đại Lịch - Minh An.

+ Mở mới các tuyến: Mậu A - Nà Hẩu - Sơn Lương, Phong Dụ - Gia
Hội, An Lương Mậu A.
+ Nâng cấp các tuyến đường do huyện quản lý, hoàn chỉnh hệ thống
đường trung tâm huyện lỵ.
+ Các xã, thị trấn đều có đầy đủ hệ thống đường liên thôn, liên xã.
+ Cải tạo, xây dựng mới hệ thống giao thông nội đồng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH
3.1 Đối tượng quy hoạch
Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn
huyện Văn Chấn.


3.2 Phạm vi quy hoạch
3.2.1 Phạm vi không gian

Đề tài được quy hoạch nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Chấn.
3.2.2 Phạm vi thời gian
- Các thông tin, số liệu được thu thập trong giai đoạn 2011 – 2013.
- Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

đường bộ trong giai đoạn 2015 – 2030.
3.2.3 Phạm vi nội dung
- Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện
-

Văn Chấn hiện nay.
Một số định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ
của huyện.



Chương 1
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
1.1 THỰC TRẠNG CHUNG

Văn Chấn là một huyện miền núi, nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ
tầng là rất lớn, cho nên nguồn vốn của Chương trình 135 bình quân cho mỗi xã
hơn 1 tỷ đồng/năm, nhiều công trình với vốn đầu tư nhiều tỷ đồng như trường
học hai tầng phải kéo dài nhiều năm, muốn sớm hoàn thành đưa vào sử dụng
phải yêu cầu nhà thầu ứng vốn trước, thanh toán sau... Cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải của huyện cũng vậy, còn khá khó khăn, nhất là hệ thống giao
thông đường bộ. Do nguồn vốn ít ỏi hầu hết các tuyến giao thông đều làm
bằng đất, qua mỗi mùa mưa đều bị sạt lở, huyện phải tốn nhiều kinh phí để sửa
chữa. Hiện có một vài công trình đang có dấu hiệu xuống cấp.

Hình 2 – 3: Những con đường lầy lỗi xã An Lương, huyện Văn Chấn,
M ột trong những xã nghèo nhất huyện.


Mặc dù khó khăn, song trong 2 năm 2011 và 2012, huyện Văn Chấn đã tạo
lập các dự án và có được tổng kinh phí đầu tư thực hiện các công trình giao
thông đạt 15, 64 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ từ các chương trình dự án
đạt 11, 577 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 4,063 tỷ đồng. Nhờ đó mà nhiều con
đường đất lầy lội trước kia đã được thay thế bằng đường bê tông hóa liên thôn,
bản; tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại giao lưu, buôn bán của người dân, thúc
đẩy kinh tế phát triển. Mỗi đoạn đường là một minh chứng cho sự đồng thuận,
đoàn kết của nhân dân trên địa bàn huyện.

Hình 4: Những con đường mới, rộng rãi, khang trang

ngày càng mọc lên nhiều ở huyện Văn Chấn.


1.2 GIAO THÔNG NÔNG THÔN

Năm 2012, huyện Văn Chấn được tỉnh giao kế hoạch làm 10 km đường bê
tông và mở mới 25km đường liên thôn, bản, thì đến cuối năm huyện đã hoàn
thành được 12 km đường bê tông và 28 km đường liên thôn, bản.

Hình 5: Nông dân huyện Văn Chấn làm đường giao thông nông thôn
trong những tháng đầu năm 2013.
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển giao thông nông
thôn của huyện, Văn Chấn cũng đã làm được 47,5 km đường cấp phối. Đây là
kết quả đáng ghi nhận của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc
triển khai Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh và huyện.
Thông qua nhiều kênh thông tin như báo, đài, hoặc cử cán bộ trực tiếp
xuống cơ sở tuyên truyền để người dân nắm và hiểu rõ lợi ích từ phát triển
giao thông nông thôn là điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương. Mặt khác, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” nên việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới ở Văn Chấn được người dân ủng hộ rất cao.


Trong giai đoạn 2011 – 2013, các xã thuộc huyện Văn Chấn đã tích cực
đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp hệ thống đường bộ, đặc biệt là những con đường
dẫn vào các thôn, bản. Năm 2013, phong trào làm đường giao thông nông thôn
đã triển khai rộng khắp trên cả 3 vùng đã thu hút được nhiều vốn, huy động tối
đa mọi nguồn lực trong nhân dân. Tổng kinh phí đầu tư cho công tác phát triển
giao thông nông thôn là 79 tỷ 022 triệu đồng tăng 23, 28% so với năm 2012;
Trong đó nhà nước đầu tư hỗ trợ thông qua các chương trình dự án là 57 tỷ

450 triệu đồng, các nguồn vốn khác trên 785 triệu đồng, nhân dân đóng góp
bằng công lao động và 1 phần vật liệu tự khai thác... kinh phí trên 21 tỷ 570
triệu đồng. Trong năm có nhiều phong trào làm đường giao thông nông thôn
đạt kết quả tốt như xã Cát Thịnh, Tân Thịnh, Đại Lịch, Thượng Bằng La...
Tính đến tháng 11/2013, toàn huyện đã hoàn thành 168 km đường giao thông
nông thôn; trong đó mở mới 88 km, làm đường cấp phối 45 km, đường bê tông
xi măng 35 km và tu sửa các tuyến đường liên thôn bản, công trình cầu cống
được xây dựng kiên cố, làm mới và tu sửa kịp thời cầu treo đảm bảo an toàn
cho nhân dân đi lại.
Xã Đại Lịch, Phúc Sơn và xã Thanh Lương là ba xã tiêu biểu trong việc
vận động người dân hiến đất là đường giao thông nông thôn của huyện Văn
Chấn. Năm 2013, xã đã huy động hơn 2,2 tỷ đồng từ nhân dân làm 2,3 km
đường bê tông xi măng, trải cấp phối 8 km, mở mới 4,7 km; đã có 120 hộ gia
đình tự nguyện hiến hơn 2 ha đất vườn đồi, đất trồng chè, cây lâu năm. Nhờ đó
đã giúp cho Đại Lịch trở thành địa phương điển hình trong phong trào phát
triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới của huyện Văn Chấn.


Hình 6: Người dân san đất làm đường.
Theo kế hoạch năm 2013, Phúc Sơn làm 4 km đường giao thông liên thôn,
bản, nhưng mới đến tháng 10 năm 2013, nhân dân trong xã đã mở rộng được
6,3 km đường giao thông liên thôn, bản và 1 km đường bê tông trị giá trên 1 tỷ
đồng.
Không kém Phúc Sơn, xã Thanh Lương cũng đạt được kết quả đáng kể.
Nhờ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo địa phương cộng với sự đồng thuận của
người dân, cuối năm 2013 xã cũng đã hoàn thành 1,5 km đường bê tông xi
măng và 712 mét đường cấp phối. Nhiều người dân đã hiến đất làm đường với
tổng số đất đã hiến là gần 600 mét.

.

Hình 7 - 8: Người dân bê tông hóa đường giao thông liên thôn.


Chương 2
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
HUYỆN VĂN CHẤN GIAI ĐOẠN 2015 – 2030
2.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2.1.1 Định hướng mục tiêu phát triển

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% số thôn, bản có đường xe máy đi lại
được; 80% thôn, bản có đường cho xe công nông và xe tải nhỏ đi lại được;
đường tới trung tâm xã có 95% được trải nhựa.
+ Nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Đèo Khế - Cầu Gỗ.
+ Cải tạo, nâng cấp đường Đại Lịch - Minh An.
+ Mở mới các tuyến: Mậu A - Nà Hẩu - Sơn Lương, Phong Dụ - Gia Hội,
An Lương Mậu A.
+ Nâng cấp các tuyến đường do huyện quản lý, hoàn chỉnh hệ thống đường
trung tâm huyện lỵ.
+ Các xã, thị trấn đều có đầy đủ hệ thống đường liên thôn, liên xã.
+ Cải tạo, xây dựng mới hệ thống giao thông nội đồng.
2.1.2

Định hướng chung

Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông theo hướng đồng bộ, có tính
liên kết cao giữa các vùng trong huyện, nâng cấp các tuyến đường huyết
mạch, kiên cố hoá đường ô tô đến trung tâm xã, đảm bảo đi lại được 4 mùa.
-


Về nguyên tắc thiết kế: Tận dụng tối đa hiện trạng và địa hình tự nhiên
tránh phá vỡ cảnh quan và ảnh hưởng tới môi trường; đảm bảo tuân thủ
các dự án đã triển khai và tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị.


-

Đối với tuyến quốc lộ 32: Cải tạo mở rộng tuyến quốc lộ 32 (khu vực
trung tâm) đường có bề rộng mặt đường 15m vỉa hè mỗi bên 5 m, điểm
đầu từ nhà máy nước, điểm cuối gặp đường quy hoạch (ngã ba) tại thôn
Hà Thịnh; cải tạo mở rộng tuyến quốc lộ 32 (giao thông đối ngoại)
đường có bề rộng mặt đường 17m vỉa hè mỗi bên 5 về phía Đông điểm
đầu ngã ba thôn Hà Thịnh, điểm cuối ranh giới xã Sơn Thịnh giáp xã
Đồng Khê, về phía Tây điểm đầu từ nghĩa trang liệt sỹ tại thôn Hồng

-

Sơn, điểm cuối ranh giới giáp thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.
Mở mới các tuyến đường nội thị theo các khu chức năng đô thị đảm bảo
hợp lý về giao thông và đồng bộ hệ thống hạ tầng lỹ thuật theo quy

-

định.
Bố trí các điểm đỗ xe tĩnh trong các khu dân cư, công trình công cộng,

công viên...
2.2 CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
2.2.1 Các công trình chuyển tiếp
Hiện tại, huyện Văn Chấn còn 4 công trình chuyển tiếp cần thi công và

hoàn thành. Tuy nhiên, có 2 công trình tạm dừng thi công do chưa có kế
hoạch vốn.


Bảng 1: Các công trình chuyển tiếp của huyện Văn Chấn
ST
T

Công trình

Tình trạng

1

Đường đến trung tâm xã Nghĩa
Sơn (Đường bê tông xi măng)

Đã thi công phần nền đường
dài 3,7/4,9 km.

2

Đường Nghĩa Tâm – Trung Sơn

Thi công xong toàn bộ phần nền
đường, hiện tạm dừng thi công
do chưa có kế hoạch vốn.

3


Đường Quốc lộ 32 đến trung
tâm xã Thượng Bằng La

Thi công xong phần đường
tránh, khoan được 04/16 hố, đổ
bê tông được 02 hố.

4

Đường Thôn 12 Nghĩa Tâm đi
Trần Phú

Thi công xong toàn bộ phần
nền đường dài 5,4 km và các
cống thoát nước. Hiện đang tạm
dừng thi công do chưa có kế
hoạch vốn.

2.2.2
-

Công trình đường Đại Lịch - Minh An
Mục tiêu đầu tư xây dựng: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Đại Lịch Minh An nhằm từng bước góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực
khai thác của hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cải thiện đời sống
của nhân dân trong vùng dự án.


-


Quy mô đầu tư xây dựng: Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn

đường cấp V miền núi TCVN 4054 - 85, với:
+ Tổng chiều dài đoạn tuyến: L = 26188,23 m;
+ Bề rộng nền đường: Bề nền = 6,5 m;
+ Bề rộng mặt đường: Bề mặt = 3,5 m (chưa kể mở rộng trong đường
+
+
+
+

cong);
Độ dốc dọc lớn nhất Imã = 12,39%;
Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất Rmin = 25m;
Mặt đường đá dăm láng nhựa 3 lớp 4,5 Kgm2/ đạt Eyc = 980 daNcm2/.
Rãnh dọc đào trần tiết diện hình thang. Tại những đoạn độ dốc dọc >

6% thì rãnh dọc được gia cố bằng đá hộc xây vữa M75.
+ Công trình thoát nước thiết kế vĩnh cửu. Tải trọng thiết kế: H30-XB80.
Riêng đối với các công trình tận dụng, thiết kế mở rộng, nối dài thiết kế
với tải trọng H13-X60.
+ Thiết kế hệ thống phòng hộ, cọc tiêu, biển báo hoàn chỉnh theo quy
-

định hiện hành.
Tổng mức đầu tư: 61682 triệu đồng.


KẾT LUẬN
Nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Văn Chấn là rất lớn,

cho nên nguồn vốn của Chương trình 135 bình quân cho mỗi xã hơn 1 tỷ
đồng/năm, nhiều công trình với vốn đầu tư nhiều tỷ đồng như trường học hai
tầng phải kéo dài nhiều năm, muốn sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phải yêu
cầu nhà thầu ứng vốn trước, thanh toán sau... Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
của huyện cũng vậy, còn khá khó khăn, nhất là hệ thống giao thông đường bộ.
Do nguồn vốn ít ỏi hầu hết các tuyến giao thông đều làm bằng đất, qua mỗi
mùa mưa đều bị sạt lở, huyện phải tốn nhiều kinh phí để sửa chữa.
Nhờ sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cùng với sự đồng thuận, hết lòng của
người dân, nhiều tuyến đường đã được nâng cấp, trải nhựa; các tuyến đường
liên thôn, liên bản được bê tông hóa, trải cấp phối và mở rộng, thuận tiện cho
việc hoạt đ ộng giao thông trong địa bàn huyện.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, các xã thuộc huyện Văn Chấn đã tích cực đẩy
mạnh xây dựng, nâng cấp hệ thống đường bộ, đặc biệt là những con đường dẫn
vào các thôn, bản. Năm 2013, phong trào làm đường giao thông nông thôn đã
triển khai rộng khắp trên cả 3 vùng đã thu hút được nhiều vốn, huy động tối đa
mọi nguồn lực trong nhân dân. Tổng kinh phí đầu tư cho công tác phát triển
giao thông nông thôn là 79 tỷ 022 triệu đồng tăng 23, 28% so với năm 2012;
Trong đó nhà nước đầu tư hỗ trợ thông qua các chương trình dự án là 57 tỷ 450
triệu đồng, các nguồn vốn khác trên 785 triệu đồng, nhân dân đóng góp bằng
công lao động và 1 phần vật liệu tự khai thác... kinh phí trên 21 tỷ 570 triệu
đồng. Trong năm có nhiều phong trào làm đường giao thông nông thôn đạt kết
quả tốt như xã Cát Thịnh, Tân Thịnh, Đại Lịch, Thượng Bằng La... Tính đến
tháng 11/2013, toàn huyện đã hoàn thành 168 km đường giao thông nông thôn;
trong đó mở mới 88 km, làm đường cấp phối 45 km, đường bê tông xi măng 35


km và tu sửa các tuyến đường liên thôn bản, công trình cầu cống được xây dựng
kiên cố, làm mới và tu sửa kịp thời cầu treo đảm bảo an toàn cho nhân dân đi
lại.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông theo

hướng đồng bộ, có tính liên kết cao giữa các vùng trong huyện, nâng cấp các
tuyến đường huyết mạch, kiên cố hoá đường ô tô đến trung tâm xã, đảm bảo đi
lại được 4 mùa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thanh Huyền (2014), “Đổi mới, hướng về cơ sở”,

/>2. Phan Tuấn (2014), “Văn Chấn phấn đấu hoàn thành 168 km đường giao
thông nông thôn”,
/>?itm=e76d0c7a-9542-4940-aee3-8a650142b741
3. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.



×