Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên và Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.88 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
------***------

KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN VÀ BÀI
THU HOẠCH CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 2017

\

Họ và tên giáo viên:
Tổ chuyên môn:
Trường:

HỒ BÁ NHÀN
Hóa-Sinh
THPT Quỳnh Lưu 1

Năm học: 2016- 2017

1


TRƯỜNG THPT Quỳnh Lưu 1
TỔ: Hóa - Sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày 25 tháng 9 năm 2016


KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học 2016-2017

Họ và tên : Hồ Bá Nhàn
Dạy môn: Sinh học
Tổ chuyên môn: Hóa-Sinh
Ngày vào ngành: 01/08/2000
Căn cứ vào:
- Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/08/2011 của Bộ GD và ĐT về việc Ban
hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông;
-Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/07/2012 của Bộ GD và ĐT về việc ban
hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường
xuyên;
- Căn cứ công văn số 1734/SGD&ĐT- GDTX, ngày 24 tháng 9 năm 2015 về Kế
hoạch BDTX giáo viên năm học 2015-2016;
I. Mục tiêu:
- Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi
dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo
dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm
vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng giáo dục.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân trong lĩnh vực ứng dụng
CNTT vào dạy học và phương pháp dạy học tích cực; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX;
năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của bản thân giáo
- Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ năm học 2016- 2017 cho giáo viên ; duy trì
và tiếp tục phát huy kết quả của các hoạt động bồi dưỡng đã được thực hiện
II. Nội dung bồi dưỡng:
2



1) Nội dung 1(30 tiết): Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học
theo cấp học
Nội dung

Hình thức
học

- Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học 2016- -Tập trung
2017
- Quán triệt kế hoạch hành
động của Chính phủ và của
Bộ GD & ĐT về thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ /TƯ
ngày 04/11/2013 về đổi
mới căn bản và toàn diện
về giáo dục và đào tạo

Mục tiêu đạt được
- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp,
từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất
đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng
tạo chương trình, kế hoạch giáo dục.Trên cơ sở
đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ
trong chương trình giáo dục phổ thông (đã điều
chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số
5482/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ

GD&ĐT), chủ động xây dựng và thực hiện kế
hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực
học sinh. Kế hoạch giáo dục định hướng phát
triển năng lực học sinh phải phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả
năng học tập của học sinh.

- Chỉ thị số 03-CT/TW về
việc tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ chí
Minh

2) Nội dung 2(30 tiết): Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển
giáo dục địa phương theo năm học
Nội dung

Hình thức
học

- Đổi mới dạy học và kiểm Tập trung
tra,đánh giá, kết quả học -Tự học
sinh theo hướng phát triển
năng lực
- Phát triển Chương trình
nhà trường phổ thông
- Nâng cao hiệu quả sinh
hoạt tổ /nhóm chuyên môn

Mục tiêu đạt được

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện,
công bằng, khách quan, công khai và phát triển
năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết
quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động
dạy và học.
-Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo
hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ
mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù
3


theo các chuyên đề

hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và
môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với
hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh.
- Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung
dạy học chính xác, có hệ thống, hiện đại, thực
tiễn.

3) Nội dung 3(60 tiết): Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên
tục của giáo viên

Mô đun chọn

Hình thức
học


THPT 13:
Tự học
Vai trò của nhu cầu và
động cơ học tập của học
sinh THPT trong xây dựng
kế hoạch dạy học.
THPT 14:
Tự học
Xây dựng kế hoạch dạy
học theo hướng tích hợp
THPT 15:
Tự học
Các yếu tố ảnh hưởng tới
thực hiện kế hoạch giáo
dục
THPT16:
Hồ sơ dạy học

Tự học

Mục tiêu đạt được
-Hiểu được vai trò quan trọng của nhu cầu và
động cơ học tập của học sinh để từ đó xây dựng
kế hoạch dạy học phù hợp nhất .

Xây dựng được kế hoạch dạy học theo hướng
tích hợp ở một số nội dung chương trình
-Soạn được giáo án tích hợp vẫn dụng kiến thức
bộ môn giải quyết các tình hướng thực tế.
Xây dựng được kế hoach năm học ,kế hoạch bài

học theo yêu cầu
-Tìm hiều thông tin ,hình ảnh ,phương pháp
thông qua mạng Internet, qua học tập đồng
nghiệp
-Nắm được các loại hồ sơ cần phải làm và làm
tốt các yêu cầu mà mỗi loại hồ sơ yêu cầu.
-Vận dụng công nghệ thông tin trong việc làm và
quản lí các loại hồ sơ dạy học đạt hiệu quả.

III. Hình thức bồi dưỡng:
1. Tự học, tự nghiên cứu
2.Tập trung (theo lớp do sở GD&ĐT, trường, tổ CM tổ chức)
4


3.Từ xa (qua Internet)
4. Thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn

IV. Kế hoạch bồi dưỡng cụ thể:
Thời gian

Nội dung BDTX
( mã môđun BD)

Hình thức
BD

1. Nội dung bồi dưỡng 1:
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm -Tập
Tháng 8-9 học 2015- 2016

trung
- Quán triệt kế hoạch hành động của
Chính phủ và của Bộ GD & ĐT về
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ /TƯ
ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản
và toàn diện về giáo dục và đào tạo

Điều chỉnh
kế hoạch

Kết quả

-Bài thu hoạch
về việc tiếp tục
đẩy mạnh việc
học tập và làm
theo tấm gương
đạo đức Hồ chí
Minh

- Chỉ thị số 03-CT/TW về việc tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ chí MInh
2. Nội dung bồi dưỡng 2:

- Xây dựng
phân
phối
chương trình


- Phát triển Chương trình nhà trường
phổ thông

Tháng 10

- Đổi mới dạy học và kiểm tra,đánh
giá, kết quả học sinh theo hướng phát
triển năng lực

- Xây dựng ma
trận đề

2. Nội dung bồi dưỡng 2:

Giáo án dạy
học theo chủ đề

-sinh hoạt
- Nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ nhóm, tổ
/nhóm chuyên môn theo các chuyên chuyên
môn
đề
Tự học
Nội dung BD3:

Tự học

Giáo án

Tháng 11- - Vai trò của nhu cầu và động cơ học

12

tập của học sinh THPT trong xây
5


dựng kế hoạch dạy học

Tháng

Nội dung BD3:

01-02

Xây dựng kế hoạch dạy học theo Tự học
hướng tích hợp

Tháng

Nội dung BD:3:

Tập trung

03-04

- Tự học,
Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện tự nghiên
cứu
kế hoạch giáo dục


Tháng

Nội dung BD 3:

05

Hồ sơ dạy học

Tập trung

Thực hành

V. Tổ chức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân để thực hiện BDTX theo từng tháng,năm
học trình tổ CM phê duyệt;
- Tham gia, hoàn thành đầy đủ nội dung, chương trình BDTX theo qui định (Chương
trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT ban hành kèm theo Thông tư số
30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo).
- Lựa chọn hình thức BDTX phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng để đảm bảo đạt
hiệu quả cao nhất.
Quỳnh Lưu, ngày 25 tháng 9 năm 2016
TỔ TRƯỞNG

GIÁO VIÊN

Trần Xuân An

Hồ Bá Nhàn

6



BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2016– 2017
Họ và tên giáo viên : Hồ Bá Nhàn
Tổ chuyên môn :Hóa- Sinh
Nhiệm vụ: Dạy môn Sinh học
I. MỤC ĐÍCH
-Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực của người học; đổi mới công tác quản lý, tăng cường
nền nếp, kỉ cương.
- Thực hiện BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế- xã hội, bồi dưỡng phẩm
chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục.
- Nhằm đáp ứng của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học,
yêu cầu phát triển giáo dục địa phương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh.
- Nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng liên tục của giáo viên.
- Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017; duy trì và tiếp tục phát huy
kết quả của các hoạt động bồi dưỡng đã được thực hiện.
II. NỘI DUNG - THỜI GIAN BỒI DƯỠNG
Bồi dưỡng thường xuyên là việc làm cần thiết đối với người giáo viên để nâng cao
việc dạy học . Là giáo viên dạy bộ môn tin , tôi đăng kí bồi dưỡng 4 modunle: Module 13,
module14, module15, module16 thuộc nội dung BDTX THPT.
1) Module 13:
Vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh trung học phổ thông trong xây
dựng kế hoạch dạy học.
a. Nhu cầu học tập: Là một trong những nhu cầu tinh thần đặc trưng ở người.Nó là trạng
thái cảm nhận được sự cần thiết về đối tượng học tập đối với sự phát triển của bản thân

người học.
b.Động cơ học tập :là những gì trở thành cái kích thích ,thúc đẩy tính tích cực học tập ở học
sinh nhằm đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách .
c.Kết quả:
7


-Đã nghiên cứu module 13 về vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT
trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
Trong dạy học thì việc xây dựng kế hoạch dạy học là việc làm hết sức quan trọng ,việc
thành bại của việc dạy học phụ thuộc vào kế hoạch có khả thi hay không, yếu tố để xây
dựng kế hoạch đó là nhu cầu học tập và động cơ học tập của học sinh
-Mỗi giáo viên cần có phương pháp và kỹ thuật xác định nhu cầu và động cơ học tập của
học sinh trung học phổ thông như:
+Quan sát hoạt động học tập của học sinh
+Qua điều tra bằng phiếu hỏi
+Qua hình thức trắc nghiệm
-Đã vận dụng được phương pháp và kỹ thuật xác định nhu cầu và động cơ học tập học tập
của học sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học. Đó là trong việc chuẩn bị các hoạt
động cho học sinh, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học ,hình thức
dạy học theo hướng tích cực để học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập. Bên cạnh
đó còn dự kiến được các hoạt động hình thành và phát triển chính nhu cầu đó.
* Thực trạng: Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, ảnh hưởng của gia đình, xã hội
chưa nhiều để tác động đến học sinh. Phần lớn học sinh đi học phải ở trọ nên gia đình chưa
quan tâm sâu sắc đến từng học sinh.
* Biện pháp khắc phục:
Tăng cường giáo dục tư tưởng về nhận thức vai trò quan trọng của việc học tập. Cần
tác động mạnh đến gia đình về nhận thức học tập của con em mình. Cần bổ sung kiến thức
còn hổng từ cấp dưới.
2)Module14:Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp

a.Dạy học tích hợp là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp
phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng,có dự tính trước những điều cần thiết
cho học sinh ,nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho học sinh bước
vào cuộc sống lao động.
b.Xây dựng kế hoạch dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên nhất là dạy
học tích hợp.Việc dạy học tích hợp sẽ đáp ứng những thách thức và yêu cầu trong xã hội
ngày nay, đem lại những ảnh hưởng tích cực
c.Kế hoạch dạy học là là bản chương trình công tác do giáo viên soạn thảo ra bao gồm toàn
bộ công việc của thầy và trò trong suốt năm học ,trong một học kỳ ,đối với từng chương
hoặc một tiết học trên lớp.gồm có hai loại kế hoạch năm học,kế hoạch bài học
c.Kết quả:
8


+Việc xây dựng kế hoạch dạy học đã và đang theo xu hướng tích hợp ở đơn môn và liên
môn
+Bước đầu soạn giáo án tích hợp: vận dụng kiến thức toán học giải quyết vấn đề trong thực
tiễn:Dựa vào kiến thức thể tích để tính được lượng sơn cần sơn cho ngôi nhà,..
+Tích hợp liên môn như kiến thức đạo hàm và các bài toán thực tế trong vật lí, trong hóa
học…
+Tích cực trong việc nghiên cứu sách giáo khoa ,sách tham khảo ,các diễn đàn ,các kế
hoạch của nhà trường,của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích
hợp.
+Bước đầu tìm hiểu các phương thức tích hợp trong bộ môn
+Thường trao đổi với các đồng nghiệp về kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
+Thường xuyên sở dụng các bài tập có nội dung thực tế, kỹ thuật
* Thực trạng:
Việc thực hiện lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch trong các hồ sơ, giáo án chưa thực
sự sâu sắc, mang tính chất hình thức dẫn đến chất lượng của việc giảng chưa cao. Việc dạy
học tích hợp chưa thực sự lien kết được các môn lại với nhau để trở nên logic.

* Biện pháp khắc phục:
Cần nghiên cứu nhiều tài liệu, thực hiện dự giờ nhiều hơn nữa để đưa ra những bài
dạy tích hợp hiệu quả và chất lượng hơn.
3)Module15:Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học
a.Đối tượng dạy học:Bao gồm người học và hoạt động học
+Người học: là người mà với năng lực cá nhân và trách nhiệm của bản thân tham gia vào
quá trình để kiến tạo tri thức mới ,rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ
+Hoạt động học :là mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học
của trò,trong đó hoạt động của trò là trung tâm.
b.Môi trường dạy học:
Môi trường là toàn bộ các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới con người.Hoạt
động dạy của người dạy, hoạt động học của người học diễn ra trong không gian và thời gian
xác định và chịu rất nhiều ảnh hưởng của môi trường
c. Kết quả:
+Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
+Giúp giáo viên nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới PPDH,đổi mới kiểm tra đánh giá

9


+Chủ động đổi mới trong khâu soạn bài cho đến giảng dạy trên lớp phù hợp với đối tượng
học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy
học
+Bản thân thường xuyên tìm hiểu các yếu tố liên quan đến đối tượng và môi trường để từ
đó có thể lập kế hoạch dạy học đạt kết quả tốt nhất phù hợp với đối tượng học sinh miền
núi.
+Các yếu tố cần quan tâm đến việc lập kế hoạch dạy học :Chương trình,tài liệu,phương tiện
dạy học…
+Đặt ra các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong quá trình dạy học và đưa ra các cách xử
lí tình huống tối ưu nhất.

* Thực trạng:
Dạy học có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch đề ra. Kế hoạch
này phải thực hiện kịp thời và thực hiện ngay khi bước vào năm học. Thực tế việc đưa ra
các kế hoạch còn rất chậm nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng.
* Biện pháp khắc phục:
Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn cần đưa ra kế hoạch sớm để từng giáo viên dựa
vào đó thực hiện kế hoạch của riêng mình. Cần có kế hoạch cụ thể chi tiết và được đánh giá
hiệu quả của kế hoạch đó.
4)Module 16:Hồ sơ dạy học
a.Hồ sơ dạy học:là tập hợp các kế hoạch ,sổ sách tài liệu chuyên môn của môn học được
chuẩn bị trước thao sự chỉ đạo của nhà trường và sự phân công của tổ chuyên môn giúp giáo
viên thực thi dạy học trong quá trình công tác để đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra.
b.Hồ sơ dạy học giáo viên:
+Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân
+Sổ dự giờ
+Sổ điểm cá nhân
+Giáo án
+Sổ chủ nhiệm
c.Kết quả:
+Nắm vựng các loại hồ sơ dạy học theo quy định
+Làm hồ sơ dạy học đủ và đúng theo quy định
+Thành thạo trong việc lập ma trận kiểm tra và biên soạn đề kiểm tra
+Thường xuyên theo dõi các thông tin thay đổi để cập nhật giáo án,cập nhật sổ bồi dưỡng
cá nhân, sổ báo giảng.
10


+Khai thác công nghệ thông tin trong việc xây dựng hồ sơ dạy học.
* Thực trạng:
Hồ sơ sổ sách nhiều giáo viên còn mang tính chất hình thức, chưa thực sự có những

giáo án chất lượng. Hồ sơ còn rất nhiều loại chính vì vậy mà chất lượng hồ sơ chưa được
tốt.
* Biện pháp khắc phục:
Cần giảm các loại hồ sơ không cần thiết
Cần có biện pháp kiểm tra hồ sơ có chất lượng hơn.

Người viết thu hoạch

Hồ Bá Nhàn

11



×