Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bài tập lớn kế toán chi phí giá thành tại DN sản xuất Gạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.38 KB, 32 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất là lợi
nhuận. Tuy nhiên trong thời buối nền kinh tế hội nhập như hiện nay, nhất là sắp tới đây
Việt Nam gia nhập TTP thi nền kinh tế nước ta sẽ bước sang một giai đoạn mới, đó vừa là
thách thức và là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước ta.
Để có thể canh tranh được với các đối thủ trên Thế giới khi họ vào nước ta, các
doanh nghiệp trong nước cần phải mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên ngoài những điều trên
các doanh nghiệp cần phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm. Bởi vì trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu cần
thiết để tăng lợi nhuận, chỉ khi nào điều tiết được chi phí sản xuất và giá thành một cách
hiệu quả mới thu hút được người mua, mới đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chỉ tiêu quan trọng trong doanh nghiệp sản
xuất. Có thể nói giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp tổ
chức quản lỳ và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Với ý nghĩa đó thì việc hách toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
là công tác trọng tâm của kế toán tại doanh nghiệp sản xuất.
Từ những nhận thức trên và qá sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị
Tuân,chúng em đã đi sâu tìm hiểu nội dung công tác kế toán các giai đoạn sản xuất, tuy
nhiên do có một số hạn chế nêm chúng em không thể nghiêm cứu hết được toàn bộ công
tác kế toán giai đoạn sản xuất mà xin được trình bày đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất gạch BLOCK ”

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1


PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG



NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Khái niệm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1 Khái niệnchi phí sản xuất:
chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi phí
phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục
tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận
I.

Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các
yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trong nền kinh tế hàng hóa bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản
xuất.
1.2

Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí có rất nhiều loại vì vậy cần phải phân loại nhằm phục vụ cho công tác quản lý
và hạch toán. Phân loại là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo đặc
trưng nhất định. Tuy nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào thì phải dựa vào yêu cầu của
công tác quản lý và hạch toán.



Phân loại chi phí theo mối quan hệ với hoạtđộng sản xuất.
Chi phí sản xuất: Tạo nên giá vốn hàng bán, giúp xácđịnhđược lợi nhuận gộp.
Chi phí ngoài sản xuất: Tạo ra lợi nhuận thuần.
Phân loại chi phí theo chức năng, công dụng có các khoản mục chi phí.


- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621)
- Chi phí nhân công trực tiếp (622)
- Chi phí tài chính (635)
- Chi phí sản xuất chung (627)
- Chi phí bán hàng (641)
- Chi phí quản lí doanh nghiệp (642)


Phân loại theo tính chất chi phí:

- Chi phí trực tiếp: Gắn với một đối tượng chi phí (tập hợp thẳng)
- Chi phí gián tiếp: Gắn với nhiều đối tượng chi phí (phân bổ)
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2




Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế yếu tố chi phí

- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu bao gồm: NVLC, NVLP
- Chi phí CCDC (hao mòn dần)
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là khoản chi phí phảnánh tổng số trích khấu hao phục vụ
cho SXKD trong kỳ (hao mòn)
- Chi phí nhân công, nhân viên gồm lương và các khoản trích theo lương
- Chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vu cho quá trình SXKD: điện, nước, điện thoại,
thuê nhà, tiếp khách, quảng cáo, khuyến mại...
- Chi phí bằng tiền khác phản ánh toàn bộ bằng tiền mà thực chất doanh nghiệp phải bỏ
ra: công tác phí, thuế GTGT không được khấu trừ, hội nghị, thuế môn bài...



Phân loại chi phí theo khả năng quản lý

- Chi phí kiểm soát được
- Chi phí không kiểm soát được


Phân loại theo tính chất phát sinh.

- Chi phí ban đầu
- Chi phí chuyển đổi


Một số cách phân loại dùng cho quản tri.

- Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động
+) biến phí
+) định phí
+) chi phí hỗn hợp
-

Ngoài ra kế toán quản trị còn phân loại chi phí thành:

+) chi phí cơ hội
+) chi phí chênh lệch
+) chi phí chìm: không thấy ngay dòng tiền chi
2.

Khái niệm giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3


Giá thành là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm
nhấtđịnh đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phảnánh kết quả của việc sử
dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình SXKD. Giá thành còn là căn cứ
quan trọngđể xácđịnh giá bán và xácđịnh hiệu quả kinh tế của hoạtđộng SXKD.
2.2
a)

Phân loại giá thành sản phẩm
Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu hình thành

Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp
tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu
phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành.
Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên định mức chi phí sản xuất
hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá định mức cũng được thự hiện
trước kế hoạch tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Giá thành thực tế: là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất
thực tếđã phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể xác địnhđược
sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Cách phân loại này có tác dụng
trong việc quản lý, giám sát chi phí, xác định được nguyên nhân vượt hoặc hụt định mức

trong kỳ hạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
b)

Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí.

Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí sản xuất như: CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC cho những sản phẩm, công việc lao vụđã hoàn thành nhập kho giao cho khách
hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứđể tính toán vốn hàng bán và lãi gộp
của các doanh nghiệp sản xuất
Giá thành toàn bộ sản phẩm: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm và chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩmđó.
2.3

mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao
phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất.
Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm lại khác nhau trên hai phương diện.

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

4


Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với một thờ kỳ nhấtđịnh, còn giá thành sản
phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụđã hoàn thành.
Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phí sản
xuất dở dang. thể hiện:
tổng giá thành sản phẩm = tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh − chi

phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Trong trường hợp đặc biệt: Dđk = Dck hoặc không có sản phẩm dở dang thì:
tổng giá thành sản phẩm = tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi
phí sản xuất làđầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quảđầu ra, là giá thành sản phẩm. mặt
khác, số hiệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sởđể tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, tiết
kiệmđược chi phí sẽ hạđược giá thành.
3.

Phân biệt CPSX và GTSP.

Mặc dù giữa chi phí và giá thành có mối quan hệ với nhau nhưng giữa chúng còn
cóđiểm khác nhau về phạm vi và nội dung. Vì vậy, cần phân biệt phạm vi và giới hạn của
chúng để ứng dụng tốt hơn trong việc tính giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong 1 kỳ nhấtđịnh( tháng, quý, năm)
không tínhđến nó liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuấtđã hoàn thành. Còn giá thành
liên quan đến cả chi phí của kỳ trược chuyển sang ( chi phí dở dang đầu kỳ) và chi phí của
kỳ này chuyển sang kỳ sau ( chi phí dở dang cuối kỳ).
Chi phí sản xuất gắn liền với khối lượng chủng loại sản phẩm sản xuất hoàn thành trong
khi đó giá thành lại liên quan mật thiếtđến khối lượng và chủng loại sản phẩm đã hoàn
thành, mặc dù chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều tiêu hao các yếu tố về lao động
sống và lao động vật hóa. Nhưng chúng có những điểm khác nhau:
Về mặt chất: CPKD là yếu tố đã hao phí trong quá trình kinh doanh nhưng chưa hẳn đã
hoàn thành. Còn giá thành sản phẩm là những yếu tố tiêu hao cho quá trình kinh doanh 1
lượng sản phảm dịch vụ đã hoàn thành.
Về mặt lượng: thường về mặt lượng giữa chúng không có sự thống nhất với nhau giá
thành sản phẩm có thể bao gồm cả chi phí của thời kỳ trước chuyển sang, chi phí đã chi ra
trong kỳ và loại trừ chi phí chuyển sang kỳ sau. Nó được biểu hiện qua công thức sau:
Z = Dđk + C – Dck


Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

5


khi giá thành dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì giá thành sản phẩm dịch vụ trùng
hợp với chi phí sản xuất. Chi phí là cơ sở để tính giá thành.
Về thời gian: chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ, còn giá thành sản phẩm gắn
với thời hạn hoàn thành sản phẩm.
Có nhiều chi phí phát sinh trong kỳ nhưng chưa có sản phẩm hoàn thành do đó chưa
có giá thành. Có những chi phí được tính vào giá thành nhưng không được tính vào chi phí
kỳ này.
4.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản
xuất và sản phẩm được sản xuất. kế toán cần xác địnhđúng đắn đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất. đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần
phải tập hợp nhằm để kiểm tra chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản
phẩm.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết kế của công tác
kế toán chi phí sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ, ghi sổ
kế toán, tổng hợp số liệu.Căn cứ để xác định đôi tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
-

Đặc điểm và công dụng của chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặcđiểm sử dụng).

Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. đối với ngành công nghiệp, đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất có thể là loại sản phẩm, dịch vụ, nhóm sản phẩm cùng loại, chi
tiết bộ phận sản phẩm, phân xưởng bộ phận, giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng.

Đối tượng tính giá thành, đối tượng tính giá thành là các lại sản phẩm do doanh nghiệp
sản xuất ra, dịch vụđã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành, đơn vị xác
định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết kể từ đó kế toán tổ chức bảng tính giá
thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợpđể tiến hành tính giá thành sản
phẩm. Để xác định đúng phải dựa vào căn cứ sau: Đặc điểm tổ chức quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý, trình độứng dụng máy tính trong công tác
kế toán doanh nghiệp.
Xét về mặt tổ chức sản xuất
 Nếu tổ chức đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá
thành
 Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (thì mỗi
loại sản phẩm là một đối tượng tnhs giá thành)
 Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất:


Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

6


Nếu quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành là
thành phẩm hoàn thành quy trình sản xuất.
 nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá
thành là thành phẩm hoàn thành có thể là đối tượng tập hợp chi phí và đối
tượng tính giá thành có mối qua hệ mật thiết.



5. Phương pháp tính giá thành
5.1

khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động có
liên quan đến toàn bộ khối lượng sản phẩm,lao vụ đã hoàn thành. Trog giá thành sản phẩm
chỉ bao gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát
sinh trong kì kinh doanh của nghiệp
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành mà có sự phân biệt giữa kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về
cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau







Phương pháp giản đơn( phương pháp trực tiếp)
Phương pháp hệ số
Phương pháp tỷ lệ (định mức)
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Phươnng pháp tính giá theo đơn đặt hàng
Phương pháp phân bước

5.2 Nội dung, đặc điểm của từng phương pháp tính giá
5.2.1 Phương pháp giản đơn ( trực tiếp)
a.


Khái niệm, điều kiện áp dụng

Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh
nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn và khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào
đến khi sản phẩm hoàn thành . Đặc điểm của các doanh nghiệp có quy trình sản xuất
gản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kì sản
xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như công ngiệp khai thác, sản
xuất điện, nước
b.

Đối tượng tập hợp chi phí
- Đối tượng tập hợp chi phí có thể là sản phẩm, phân xưởng sản xuất
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm với kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý
hoặc năm

c. Cách tính giá thành
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

7


+ Trường hợp không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định thì không cần tổ
chức đánh giá, lúc này tổng số chi phí đã tập hợp được trong kỳ cho từng đối
tượng cũng bằng giá thành của sản phẩm hoặc lao
Công thức:
Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá thành đơn vị =
Tổng giá thành
Số lượng thành phẩm hoàn thành

+ Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định, thì cần phải tổ
chức đánh giá lại theo các phương pháp phù hợp:
Z = DDK + C – DCk
Trong đó
Z: Giá thành
Ddk: dở dang đầu kỳ
Dck: dở dang cuối kỳ
C: chi phí phát sinh trong kỳ

Phiếu tính giá thành sản phẩm
Khoản mục
Chi phí
NVL
NCTT
Sxc
Tổng

Dđk

C

Dck

Z

Zđv

5.2.2 Phương pháp hệ số
a.


Đối tượng áp dụng

Phương pháp tính giá thành hệ số áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình
công nghệ sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu
được nhiều sản phẩm chính khác nhau
b.

Đối tượng tập hợp chi chí

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

8


-

-

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm
chính do quy trình công nghệ đó tạo ra
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm
Tính giá thành từng loại sản phẩm người ta căn cứ vào đặc điểm tiêu chuẩn kỹ thuật để tính
cho mỗi loại sản phẩm một hệ số. Trong đó lấy hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn
c. Cách tính giá thành
- B1: Tính tổng sản phẩm tiêu chuẩn
QTC = (QA × HA) + (QB × QB) + ….
-

B2: Tính Z và Zđv của sản phẩm tiêu chuẩn
Z = Dđk + C + Dck

Trong đó:
- Dđk: giá trị dở dang đầu kì
- C: Chi phí phát sinh trong kỳ
- Dck: Giá trị dở dang cuối kỳ

Zđvtc =
- B3: Tính Z và Zđv sản phẩm
Zi = Qi × Hi × Zđvtc

Zđvspi =
5.2.3Phương pháp tỷ lệ (định mức)
a.

Khái niệm,điều kiện áp dụng

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ thích hợp với những doanh nghiệp trong cùng
môt quy trình sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy
cách phẩm chất khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí
- Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành ( từng quy cách)
nhập kho với kỳ thính giá thành có thể tháng, quý hoặc năm
c. Cách tính giá thành
b.

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

9



Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau : Z kế hoạch,
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm,…. Thông thường có thể sử dụng Z
kế hoạch (hoặc Z định mức)
Tỷ lệ phân bổ Z thực tế = Tổng Z thực tế của các loại sản phẩm chính
cho từng loại sản phẩm

Tổng Z kế hoạch của các loại san phẩm chính

Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
Tổng Z thực tế của

=

từng loại sản phẩm

Tổng Z kế hoạch của

× Tỷ lệ

từng loại sản phẩm

Phiếu tính giá thành sản phẩm

Chỉ tiêu
CPSXDDDK
CPPSTK
CPSXDDCK
GTSP phụ
Tổng Z thực tế
Tổng Z kế hoạch

Tỷ lệ tính Z
Z thực tế thứ i
Z đơn vị thứ i

CPNVLTT

CPNCTT

CPSXC

Tổng cộng

6.2.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
a.

Khái niệm, điều kiện áp dụng

Phương pháp loại trừ chi phí sản phẩm phụ áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp
có quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ
Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ là những sản phẩm:
+ Không nằm trong danh mục của sản phẩm chính
+ Không phải mục đích của sản xuất
+ Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so
với sản phẩm chính( <10%)
b. Đối tượng tập hợp chi phí
- Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là toàn bộ quy trình sản
xuất.
-

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm


10


Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Trên cơ sở chi phí
đã tập hợp được, kế toán loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ tính theo quy
ước để tính giá thành sản phẩm chính
c. Cách tính giá thành
-

Để tính được giá thành của sản phẩm chính cần loại trừ trị giá sản phẩm phụ ra khỏi
tổng chi phí. Xác định giá trị sản phẩm phụ là giá định mức, giá nguyên liệu ban đầu, giá
bán, giá kế hoạch. Nếu giá trị sản phẩm phụ nhỏ thì tính toàn bộ chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp để loại trừ, ngược lại thì phải tính từng từng khoản mục chi phí để loại trừ bằng
cách xác định tỷ lệ giá trị sản phẩm phụ so với giá thành sản phẩm chính và phụ theo
công thức sau:
Tỷ lệ sản phẩm phụ

Giá trị sản phẩm phụ
Giá thành sản phẩm chính và sản phẩm phụ
Phiếu tính giá thành sản phẩm

Chỉ tiêu
CPSXDDDK
CPPSTK
CPSXDDCK
GCPSX
GTSP phụ
Tổng Z
Z đơn vị

5.2.5

=

CPNVLTT

CPNCTT

CPSXC

Tổng cộng

Phương pháp phân bước
a. Khái niệm, đối tượng áp dụng

Phương pháp phân bước áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo
quy trình công nghệ phức tạp, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn
công nghệ theo một thứ tự nhất định đê có được sản phẩm hoàn thành. Các giai đoạn công
nghệ có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi giai đoạn có thể
tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham gia vào quá trình chế biến có tính chất
liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn thành sau cùng.
Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng chi phí sản xuất phải được tổ chức chi tiết theo từng giai đoạn công nghệ hoặc
theo từng phân xưởng sản xuất riêng biệt tham gia vào quy trình tạo ra sản phẩm hoàn
thành
Đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm của từng giai
đoạn công nghệ hoặc phân xưởng sản xuất và sản phẩm hoàn thành
Việc tập hợp chi phí sản xuất phải gắn liền với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân công trực tiếp thì tiến hành quy nạp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí, còn chi phí
b.


-

-

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

11


sản xuất chunng nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải tập hợp theo phân
xưởng và sau đó tiến hành phân bổ theo tiêu chuẩn phù hợp
c. Cách tính giá thành
 Tính giá thành phân bước có tính giá nửa thành phẩm
Bước 1: Đánh giá sản phẩm dở dang của nửa thành phẩm.
Bước 2: Tính giá trị nửa thành phẩm.
Bước 3: Sau khi phân xưởng 2 nhân được NTP của giai đoạn 1 chuyển sang thì tiếp
tục bỏ thểm chi phi NCTT và SXC để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Bước 4: đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì của thành phẩm
Bước 5: Tính giá trị thành phẩm sản xuất.
 Không tính giá nửa thành phẩm

Giá trị sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất của phân xưởng 1 trong sản phẩm hoàn
thành + Chi phí sản xuất của phân xưởng 2 trong sản phẩm hoàn thành + ….. + Chi phí
sản xuất của phân xưởng n trong san phẩm hoàn thành
7. Đánh giá sản phẩm dở dang
7.1 khái niệm
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công trình , đơn đặt hàng mà chưa hoàn thành,
chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất, phải trải qua nhiều công đoạn nữa
mới thành sản phẩm và kế toán cần biết mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Đánh

giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm
DDCK cuối kỳ phải chịu
7.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dơ dang
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo NVLTT
Theo phương pháp này thi chi phí sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu
trục tiếp, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Điều kiện áp dụng:
+) CP NVLTT hoặc CP NVLCTT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm
+) CP NVLTT hoặc CP NVLCTT phải bỏ 1 lần ngay từ đầu quy trình công nghệ.
+) KL SPDD đầu kỳ vào và cuối kỳ ít hoặc không biến động
Công thức xác định:
Dck= [(Dđk(NVLTT) + C(NVLTT))/(Qht + Qdd)] x Qdd
Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp kiểu liên tục thì gia đoạn đầu
tiên SP dở dang sẽ tính theo CP NVL (CPVLC) còn sản phẩm dở dang ở các gia đoạn tiếp
sau được tính theo giá trị nửa thành phẩm gia đoạn trước chuyển sang.
Ưu điểm: tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít
Nhược điểm: độ chính xác không cao vì tính có 1 khoản CPNVLTT cho sản phẩm dở dang
cuối kỳ.
a)

-

-

-

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

12



đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CPSX định mức hoặc chi phí kế hoạch
Theo phương pháp này, cuối kỳ kế toán căn cứ vào kiểm kê KL SPDD và định mức CP của
từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của số
lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị để tính ra chi phí
định mức của từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm .
Nếu khoản chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình công nghệ
DCK = Qd x Cđm
Nếu khoản chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất:
DCK = Qd x Cđm
Điều kiện áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có đầy đủ các định mức chi phí, công
tác định mức đã đi vào nề nếp và đảm bảo tính khoa học
Ưu điểm: công việc tính toán nhanh vì có thể tính được các bảng tính sắn CPDD ở từng gia
đoạn công nghệ.
Nhược điểm: kết quả tính toán không chính xác vì bằng các phương pháp dựa vào CPSX
trực tiếp.
c) Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải căn cứ và KL sản phẩm DDCK và mức độ
chế biến của chúng để tính KL SP dở dang ra KLSP hoàn thành tương đương sau đó lần
lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho SPDD
Đối với các chi phí bỏ 1 lần ngay từ đầu quy trình công nghệ như CPNVLTT hoặc CPCTT
được tính theo công thức sau:
DCK = [(Dđk(NVLTT) + C(NVLTT))/(Qht + Qdd)] x Qdd
Đối với các chi phí bỏ dần vào quy trình sản xuất như CPNCTT, CPSXC hoặc chi phí
NVLTT (chi phí chế biến)
Dck = [(Dđk(CPCB) + C(CPCB))/(Qht + Qdd(qđ))] x Qdd(qđ)
b)

-


-

-

-

-

-

-

-

+ ) Dck: giá trị sản phẩm DDCK
+) Dđk(CPCB): giá trị sản phẩm DDĐK của khoản mục chi phí chế biến
+) C(CPCB): chi phí phát sinh tronh kỳ của khoản mục CPCB
+) Qht: số lượng hoàn thành nhập kho
+) Qdd: số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
Ưu điểm: kết quả tính toán có mức độ chính xác hợp lý cao hơn vì sản phẩm DDCK được
tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí.
Nhược điểm: khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian khi kiểm kê sản phẩm dở dang
cần phải xác định mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng bước công
nghệ, công việc này khá phức tạp.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất những loại sản phẩm có tỉ
trọng CPNVLTT trong tổng CPSX không quá lớn ( 75% trong giá thành sản phẩm) KL
SPDD cuối kỳ nhiều và biến động lơn sao với đầu kỳ.
d) Phương pháp 50% chi phí chế biến.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất có KLSPDD ở các khâu trên dây truyền sản xuất
tương đối đồng đều nhau có thể vận dụng tỉ trọng hoàn thành chung của sản phẩm dở dang

là 50% để tính, làm như vậy sẽ giảm bớt công việc tính toán. Mức độ hoàn thành của từng
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

13


-

-

sản phẩm làm dở dang ở từng công đoạn. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp
tính 50%.
Đối với nhưng doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì các khoản
mục chi phí giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau như đối với các chi phí bỏ vào 1 lần
ngay từ đầu, còn các chi phí do giai đoạn đó bỏ ra tính vào giá trị sản phẩm làm dở theo SL
hoàn thành tương đương.
II. NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp
1.1 . Nội dung của hạch toán chi phí NVL trực tiếp ( theo phương pháp kê khai thường
xuyên)
Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng sản xuất bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu… Phát sinh trong quá trình sản xuất.
Các chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nêm phải hạch toán
đầy đủ, chính xác và trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí.
Đối với NVL chính thì hạch toán trực tiếp cho từng đôi tượng
Đối với NVL phụ thì phân bổ theo chi phí NVL chính
1.2. Phương pháp hạch toán
Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 – chi phí NVL
trực tiếp.


Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

14


Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yêu
TK152

TK 621

Xuất NVL dùng
trực tiếp sản xuất
TK 111,112,331,141
Mua NVL không qua
nhập kho đưa vào SX
TK133

TK152

NVL xuất dùng
không hết nhâp kho
TK632
Chi phí vượt định mức
TK154
Kết chuyển Chi phí
NVL sản xuất SP

Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích

theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.
2.1

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được phản ánh theo từng đối tượng hạch toán cụ
thể.
2.2

.Phương pháp hạch toán ( kê khai thường xuyên)

Tài khoản sử dụng 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yêu
TK334

TK622

Tiền lương cho CN
Trực tiếp sản xuât
TK338
Các khoản trích theo lương

TK154

K/C chi phí NCTT
TK632
KC Chi phi vượt
định mức

TK335
Trích trước lương phép

Của công nhân sản xuất

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

15


3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung là chi phí phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh dùng
chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, công trường… Phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch
vụ. Chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí
công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
TK334
TK627
TK154
Chi phi lương NV PX K/C chi phí SXC
TK338
Các khoản trích theo lương

TK632
K/C chi phí vượt
định mức

TK153
Xuất công cụ dụng cụ
Sử dụng một lần
TK214
TK627
Khấu hao TSCĐ
TK111,112,331

Chi phí dịch vụ mua ngoà

TK335
Các khoản trích trước

TK111
Chi phí bằng tiền khác

PHẦN II
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

16


TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM GẠCH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH BLOCK VỮNG BỀN

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1. Thông tin chung về Doanh nghiệp
- Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH ONICHAN
Địa chỉ: Tổ 10 Phường Hoàng Văn Thụ Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
- Mã số thuế: 4601126212
- Số TK: 22334455
Tại ngân hàng BIDV Thái Nguyên
- Hình Thức sở hữu vốn: Công ty TNHH – Vốn góp điều lệ
- Vốn Chủ sở hữu: 2000.000.000đ
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuât XI
vàMĂNG
buôn bán gạch vật liệu xây dựng ( gạch block )
- Sản phẩm của doanh nghiệp: Gạch trồng cỏ, gạch tự chèn hình bát giác…

- Kỳ kế toán: kỳ kế toán theo năm (1/1/2016 – 31/12/2016 )
- Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài
chính ban hành
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Phương pháp kê khai hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tình giá hàng xuất kho: Bình quân cả kỳ
PHỤ GIA
HỖN HỢP
- Phương pháp tính thuế MÁY
VAT:TRỘM
Khấu trừ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng
2. Đặc điểm về sản phẩm sản xuất của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm là gạch trồng cỏ và gạch tự chèn hình bát
giác có sức chịu lực cao, chống thấm tốt, gạch có thể thay đổi trong quá trình sử dụng để
thay đổi kiểu dáng đường, sân vườn…
Nguyên vật liệu
HỆ THỐNG MÁY ÉP GẠCH
o Nguyên vật liệu chính: Cát, xi măng, đá dăm
o Nguyên vật liệu phụ: chất phụ gia, bột màu….
Sản phẩm của công ty được sản xuất theo công nghệ rung ép hỗn hợp bê tông cứng.
Tất cả các khâu trong dây truyền đều được tự động hóa bằng điều khiển PCL, từ khâu định
lượng nguyên vật liệu, trộm cốt liệu, rung ép định hình cho đến xếp gạch lên kệ và tháo
gạch thành phẩm. Công nhân chỉ điều khiển máy móc
HT CÀNG NÂNG GẠCH SAU KHI ÉP
Công ty đã xác định được hệ số sản phẩm như sau:
o Gạch trồng cỏ có HS = 1
o Gạch tự chèn bát giác HS = 1.2
A.


-

CÁT

-

-

3.

Sơ đồ quy trình sản xuất của doanh nghiệp
XƯỞNG BẢO DƯỠNG GẠCH

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

BÃI BẢO DƯỠNG GẠCH NGOÀI TRỜI

17

KHO THÀNH PHẨM


Băng tải
Xi măng

Băng tải cát

Băng tải chất phụ gia

Xích tải


Xích tải

Xích tải

( Sơ đồ quy trình sản xuất gạch của Doanh nghiệp )

I.

B. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH BLOCK
Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Đối tượng
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

18


Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời,
đòi hỏi công việc đầu tiên mà người quản lý phải làm là xác định được đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ và quy trình công nghệ sản xuất gạch tại công ty là công nghệ sản xuất giản
đơn, loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, sản phẩm chỉ sản xuất trong một phân
xưởng, chủng loại không nhiều vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng,
còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
2. Phương pháp hạch toán
Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty, kế toán lựa chon
phương pháp hạch toán là sản phẩm, phương pháp tính giá là phương pháp hệ số.
II. Tình hình sản xuất trong quỹ II của Công ty
1. Số liệu dở dang đầu kì

- Nguyên vật liệu tồn đầu kì như sau
Nguyên vật liệu
Đơn giá
Số lượng
Thành Tiền
3
Cát (m )
245.000
10
2.450.000
Xi măng (kg)
1.600
5000
8.000.000
3
Đá dăm (m )
190.000
5
950.000
Phụ gia (lít)
4.500
2000
9.000.000
Tổng
20.400.000
2. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
a. Đặc điểm nguyên vật liệu
- Tại công ty chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Nguyên vật liệu chính và
nguyên vật liệu phụ
- Nguyên vật liệu chính bao gồm: Cát, Xi măng, Đá Dăm

- Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Phụ Gia, nước
b. Định mức nguyên vật liệu
Nguyên Vật liệu
Đơn vị tính
Định mức cho 1 viên
3
Cát
m
0.0008
Xi Măng
Kg
0.24
3
c.
Tình
Đá Dăm
m
0.00175
hình
Phụ Gia
Lít
0.04
3
Nước
m
0.002
nhập
nguyên vật liệu trong quỹ
Căn cứ vào phiếu nhập kho do kế toán kho cung cấp kế toán tổng hợp được bảng số
lượng NVL nhập trong tháng như sau(đvt: đồng )


Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

19


Nguyên vật liệu

d.

Đơn Giá
240.000

Số lượng
100

Thành tiền
24.000.000

260.000
245.000

125
125
350
30.000
40.000
30.000
100.000
400

400
800
8000
9000
17.000

32.500.000
30.625.000
87.125.000
46.500.000
68.000.000
48.000.000
162.500.000
80.000.000
72.000.000
152.000.000
44.000.000
44.550.000
88.850.000

- Cát(m3)
Tổng
- Xi măng(kg)

1.550
1.700
1.600

Tổng
- Đá dăm(m3)


200.000
180.000

Tổng
Phụ gia(lít)

5.500
4.950

Tổng
Hạch toán xuất kho Nguyên vật liệu
Khi có nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu thì phân xưởng sản xuất gạch làm
giấy đề nghị gửi lên bộ phận cung ứng vật tư đề nghị xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất gạch. Căn cứ đề nghị của phân xưởng phòng kế toán lập phiếu xuất vật tư.
Giá xuất kho của nguyên vật liệu dùng cho sản xuất gạch tại phân xưởng công ty
tính theo giá bình quân cả kỳ dự trữ

-

-

Giá thực tế NVL xuất kho trong kỳ = Đơn gia BQ × Số lượng NVL xuất trong kỳ

Từ số liệu tồn đầu kỳ và số lượng nhập trong kỳ tính được giá xuất kho theo phương pháp
bình quân cả kỳ của từng loại nguyên vật liệu như sau(đvt:đồng):
Nguyên vật liệu
Cát
Xi măng
Đá dăm

Phụ gia
-

Đơn vị tính
m3
Kg
m3
Lít

Đơn giá
245.000
1.613
189.111
5.150

Tình hình xuất NVL trong tháng
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 1/4/2016

STT

Tên quy cách



ĐVT

Số lượng

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm


SỐ 01/THÁNG 4

Đơn giá

Thành tiền
20


1
2
3
4

vật tư
Cát
Xi Măng
Đá Dăm
Phụ Gia
Cộng

số

Yêu cầu
3

m
Kg
m3
Lít


Thức xuất
55
15.000
120
2800

245.000
1.613
189.111
5.150

13.475.000
24.195.000
22.693.320
14.420.000
74.783.320

Định khoản
Nợ TK621: 74.483.320
Có TK152: 73.783.320
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 6/4/2016
STT
1
2
3
4

Tên quy cách

vật tư
Cát
Xi Măng
Đá Dăm
Phụ Gia
Cộng


số

ĐVT
m3
Kg
m3
Lít

Số lượng
Yêu cầu Thức xuất
58
18.000
125
2.900

SỐ 02/THÁNG 4

Đơn giá

Thành tiền

245.000

1.613
189.111
5.150

14.210.000
29.034.000
23.638.875
14.935.000
81.817.875

Định khoản
Nợ TK621: 81.817.875
Có TK 152: 81.817.875

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

21


PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10/4/2016
STT
1
2
3
4

Tên quy cách
vật tư
Cát

Xi Măng
Đá Dăm
Phụ Gia
Cộng


số

ĐVT
m3
Kg
m3
Lít

Số lượng
Yêu cầu Thức xuất
57
15.000
130
2.700

SỐ 03/THÁNG 4

Đơn giá

Thành tiền

245.000
1.613
189.111

5.150

13.965.000
24.195.000
24.584.430
13.905.000
76.649.430

Định khoản:
Nợ TK621: 76.649.430
Có TK152: 76.649.430
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 16/4/2016
STT
1
2
3
4

Tên quy cách
vật tư
Cát
Xi Măng
Đá Dăm
Phụ Gia
Cộng


số


ĐVT
m3
Kg
m3
Lít

Số lượng
Yêu cầu Thức xuất
60
16.000
135
3.000

SỐ 04/THÁNG 4

Đơn giá

Thành tiền

245.000
1.613
189.111
5.150

14.700.000
25.808.000
25.529.985
14.450.000
80.487.985


Định khoản:
Nợ TK621: 80.487.985
Có TK152: 80.487.985
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21/4/2016
STT
1
2
3
4

Tên quy cách
vật tư
Cát
Xi Măng
Đá Dăm
Phụ Gia
Cộng


số

ĐVT
m3
Kg
m3
Lít

Số lượng
Yêu cầu Thức xuất

56
19.000
110
2.600

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

SỐ 05/THÁNG 4

Đơn giá

Thành tiền

245.000
1.613
189.111
5.150

13.730.000
30.674.000
20.802.210
13.390.000
78.596.210

22


Định khoản:
Nợ TK621: 78.596.210
Có TK: 78.596.210

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 26/4/2016
STT
1
2
3
4

Tên quy cách
vật tư
Cát
Xi Măng
Đá Dăm
Phụ Gia
Cộng


số

ĐVT
m3
Kg
m3
Lít

Số lượng
Yêu cầu Thức xuất
54
17.000
110

3.000

SỐ 06/THÁNG 4

Đơn giá

Thành tiền

245.000
1.613
189.111
5.150

13.230.000
27.421.000
20.802.210
15.450.000
76.903.210

Định khoản:
Nợ TK621 76.903.210
Có TK152: 76.903.210
(ở đây chúng em chỉ lập phiếu xuất kho ở dạng rút gọn, các yếu tố như tên đơn vị, địa chỉ
hay chữ ký chúng em không đưa vào )
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Tình hình chung về chi phí nhân công tại công ty
Công ty có 30 công nhân trực tiếp sản xuất và điều khiển máy móc, trong đó có 10
lao động có trình độ Đại hoc, 15 lao động có trình độ Cao đẳng và 5 lao động phổ thông
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: Lương, phụ cấp và các khoản trích
theo lương.

Trong đó các khoản trích theo lương bao gồm:
Các khoản trích theo lương
Đối với DN
Đối với người LĐ Tổng cộng
(Tính vào chi phí) ( Trừ vào lương )
Bảo hiểm xã hội
18 %
8%
26 %
Bảo hiểm y tế
3%
1,5 %
4,5 %
Bảo hiểm thấp nghiệp
1%
1%
2%
Kinh phí công đoàn
2%
0%
2%
Tổng
24 %
10,5 %
34,5 %

Công thức tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

23



Trong đó:

+ LNC: Lương ngày công
+ LN: Lương một ngày
+ PC: Phụ cấp
+ NC: số ngày công
- Bảng lương ngày và phụ cấp lương của lao động
Trình độ
Lương một ngày
Phụ cấp một ngày
Đại học
150.000
30.000
Cao đẳng
140.000
30.000
Phổ Thông
120.00
30.000
b.

ĐVT: đồng
Tổng
180.000
170.000
150.000

Hạch toán chi phí nhân công trong tháng 4

 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

BẢNG TÍNH LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT TRONG
THÁNG 4/2016
ĐVT: đồng
Trình độ
Sô lao Số ngày Lương một
Phụ cấp một
Lương
động
công
ngày công
ngày công
Đại học
10
260
150.000
30.000
46.800.000
Cao đẳng
15
390
140.000
30.000
66.300.000
Phổ thông
5
130
120.00
30.000

19.500.000
Tổng
30
780
132.600.000
Định khoản:
Nợ TK622: 132.600.000
Có TK334: 132.600.000

-

Hạch toán các khoản trích theo lương
Tổng quỹ lương trích bảo hiểm:

-

Trong đó lương cơ bản bằng 3000.000đ một tháng



Tổng quỹ lương = 30 × 3.000.000 = 90.000.000đ
BHXH = 90.000.000đ × 18% = 16.200.000đ
BHYT = 90.000.000đ × 3% = 2.700.000đ
BHTN = 90.000.000đ × 1% = 900.000đ
KPCĐ = 90.000.000đ × 2% = 1.800.000đ
Tổng các khoản trích theo lương = 90.000.000đ × 24% = 21.600.000
-

Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm


24


-

Định khoản:
Nợ TK622: 21.600.000
Có TK338: 21.600.000

Hạch toán chi phí sản xuất chung trong tháng 4
a. Chi phí lương nhân viên phân xưởng
Phân xưởng có 3 nhân viên quản lý chi phí lương nhân viên phân xưởng bao gồm
lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương. Trong đó lương một ngày công là 150.000 đ,
phụ cấp là 50.000đ.
Trong tháng 4 tổng cộng 3 nhân viên quản lý được 78 công
 Lương cho nhân viên quản lý = 78 × 200.000 đ = 15.600.000đ
- Định khoản:
Nợ TK6271: 15.600.000đ
Có TK334: 15.600.000đ
 Quỹ lương trích bảo hiểm = 3 × 3000.000 = 9.000.000
- BHXH = 9.000.000× 18% = 1.620.000đ
- BHYT = 9.000.000× 3% = 270.000đ
- BHTN = 9.000.000× 1% = 90.000đ
- KPCĐ = 9.000.000× 2% = 1800.000đ
Định khoản:
Nợ TK 6271: 2.160.000
Có TK 338: 2.160.000
b. Chi phí công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ tại công ty bao gồm: khuôn các loại, kệ đỡ gạch, pa lết xếp gạch,
máy hàn, máy cắt, máy mài, máy khoan và một số dụng cụ khác.

Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần theo bản phân bổ tháng 4: 4.000.000 đ
Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng 1 lần cho tháng 4 là 4.000.000 đ
Định khoản:
Nợ TK6273: 8.000.000
Có TK153: 4.000.000
Có TK242: 4.000.000
c. Chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng
TSCĐ dùng cho phân xưởng sản xuất bao gồm:
- Dây chuyền sản xuất, máy xúc cát, nhà xưởng.
- Phương pháp khấu hao là theo đường thẳng
4.

-

Trong đó:
 Mk: Mức khấu hao năm
 NG: Nguyên giá
 T: Số năm trích khấu hao
Bài tập lớn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

25


×