Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TÌM HIỂU XĂNG TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.75 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ và là nước nhập khẩu dầu
ròng lớn thứ hai kể từ năm 2009. Theo Oil & Gas Journal (OGJ), Trung Quốc nắm giữ 20,4 tỷ
thùng trữ lượng dầu mỏ tính đến tháng 1 năm 2012, tăng hơn 4 tỷ thùng so với ba năm trước, cao
nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc sản xuất ước tính 4,3 triệu thùng mỗi
ngày (bbl/d) trong năm 2011, trong đó 95% là dầu thô. Về lâu dài, EIA dự báo sản lượng của
Trung Quốc sẽ tăng nhẹ, đạt 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2035.
Xăng dầu Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc. Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu
1.76 triệu tấn xăng dầu từ Trung Quốc (đứng thứ 3 sau Singapore và Thái Lan) , tuy nhiên trong
năm 2016, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Trung Quốc giảm 41%. Sở dĩ có sự sụt giảm trên là
do việc thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Từ đầu năm 2016, thuế nhập khẩu các
loại dầu về Việt Nam giảm xuống 0%, xăng là 20% trong khi từ Trung Quốc vẫn áp ở mức 1020%. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tăng lượng nhập khẩu từ các khu vực ASEAN vì được
hưởng thuế ưu đãi. Dù vậy, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của
Việt Nam, xuất khẩu dầu thô từ Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2016 đạt 2,5 triệu tấn, tăng
mạnh 118,2% so với năm trước.
Bài tìm hiểu của em trình bày tổng quan nhất về ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung
Quốc nói chung và xăng Trung Quốc nói riêng. Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên bài
tiểu luận của em không tránh khỏi sai sót, em mong được thầy hướng dẫn để em có thể hoàn thiện
hơn những kiến thức của mình.


1. TỔNG QUAN VỀ XĂNG
1.1.
Định nghĩa

Xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô. Dầu thô
được khoan và bơm lên từ lòng đất, là một hỗn hợp của rất nhiều loại hydrocarbon có công thức
cấu tạo khác nhau. Phân đoạn xăng bao gồm các hydrocacbon từ C5 – C10,C11. Cả ba loại
hydrocacbon parafinic, napthenic, aromatic đều có mặt trong phân đoạn. Tuy nhiên thành phần số


lượng các hydrocacbon rất khác nhau, phụ thuộc nguồn gốc dầu thô. Ngoài ra trong phân đoạn
xăng có chứa các hợp chất lưu huỳnh, nito và oxy.
Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong
sử dụng xăng, chất đốt dùng trong sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, sưởi, thậm chí trong một số
loại bật lửa,.... Xăng có thể dùng làm dung môi hòa tan một số chất, đùng để tẩy một số vết bẩn
bám trên vải, kim loại, kính, nhựa,...
1.2.

Các chỉ tiêu chất lượng
1.2.1. Độ bay hơi thích hợp

Yêu cầu này nhằm tránh xăng bốc hơi quá dễ nhưng vẫn đảm bảo đủ hơi xăng cung cấp cho động
cơ để động cơ hoạt động ổn định. Đồng thời, tránh xảy ra hao hụt tự nhiên lớn quá mức trong vận
chuyển, bơm hút, bảo quản nhiên liệu. Độ bay hơi của xăng được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
a) Thành phần độ cất (distillation) theo tiêu chuẩn ASTM D 86
- Điểm sôi đầu (tsd – IBP)

- Độ cất 90% thể tích

- Độ cất 10% thể tích

- Điểm sôi cuối (tsc – FBP)

- Độ cất 50% thể tích
- Điểm sôi đầu và 10% thể tích đặc trưng cho tính khởi động máy, khả năng gây nút hơi và hao
hụt tự nhiên. Độ cất đầu thấp hơn quy định càng nhiều thì xăng càng dễ hao hụt, dễ sinh nghẽn
khí. Độ cất 10% thể tích cao hơn quy định càng nhiều thì càng khó khởi động máy.

2



- Độ cất 50% thể tích: Biểu thị khả năng thay đổi tốc độ của máy, nếu cao quá quy định, khi tăng
tốc thì lượng hơi xăng vào máy nhiều nhưng đốt cháy không kịp do khó bốc hơi nên máy yếu,
điều khiển máy khó khăn.
- Độ cất 90% thể tích và Điểm sôi cuối: Biểu thị độ bay hơi hoàn toàn của xăng. Nếu độ cất này
lớn quá quy định thì xăng khó bốc hơi hoàn toàn gây nên hiện tượng pha loãng dầu nhờn, làm
máy dễ bị mài mòn, lãng phí nhiên liệu.
b) Áp suất hơi bão hoà Reid (Reid vapour pressure – RVP) theo tiêu chuẩn ASTM D 323
Là áp suất hơi xăng ở trạng thái cân bằng với thể xăng lỏng được đo tại nhiệt độ xác định là
37.8°C (hay 100°F). Nó biểu thị cho tính bốc hơi của nhiên liệu động cơ xăng. Áp suất hơi bão
hoà Reid càng cao thì khả năng bay hơi càng mạnh. Yêu cầu các loại xăng phải đạt tới được áp
suất hơi bão hoà Reid phù hợp không quá cao hay quá thấp.
1.2.2. Tính chông kích nổ của nhiên liệu động cơ xăng:
a) Trị số octan (Octane number) theo tiêu chuẩn ASTM D 2700 (Phương pháp motor – MON),
ASTM D 2699 (Phương pháp nghiên cứu – RON)
Trị số octan là một đơn vị quy ước dung để đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu,
được đo bằng phần tram thể tích của izooctan (2,2,4-trimetylpentan) trong hỗn hợp chuẩn với nheptan tương đương với khả năng chống kích nổ của nhiên liệu ở điều kiện tiêu chuẩn, sử dụng
thang chia từ 0-100. Xăng có trị số octan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao. Xăng có trị số
octan cao sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao. Nếu sử dụng xăng có trị số octan thấp cho xe có
tỉ số nén cao sẽ gây hiện tượng cháy kích nổ. Nếu sử dụng xăng có trị số octan cao cho xe có tỉ số
nén thấp thì xăng sẽ cháy khó cháy, cháy không hết tạo cặn than làm bẩn máy, hao xăng.
Trị số octan có 2 dạng: Trị số octan nghiên cứu (RON-Research octane number) phản ánh hiệu
suất nhiên liệu theo điều kiện lái xe trung bình (khi chạy xe trong thành phố, tốc độ chậm lại hay
tăng lên đột ngột); trong khi thử nghiệm cho trị số octan động cơ (MON-Motor octane number)

3


phản ánh điều kiện lái xe tốc độ cao (khi chạy xe trên xa lộ cao tốc, nhưng tốc độ đều đặn hoặc
động cơ khi trở nặng).

b) Phương pháp tăng tính chống kích nổ của xăng:
Ngoài việc lựa chọn công nghệ tạo ra các loại xăng có trị số octan cao, người ta có thể pha thêm
vào xăng phụ gia chống kích nổ. Một số loại phụ gia phổ biến:
- Nước chì (theo tiêu chuẩn ASTM D3237, ASTM D 2599):
Là hỗn hợp lỏng của tetra etyl chì (Pb(C2H5)4) và bromua etan (Br-C2H5) hoặc dibromua etan
(Br-C2H4-Br). Tác dụng của tetra etyl chì là phá huỷ các hợp chất peoxyt và ngăn cản sự tích luỹ
của chúng trong xy lanh là nguyên nhân gây ra cháy kích nổ của động cơ, do đó tetra etyl chì có
tác dụng tăng trị số octan của xăng.
Bromua etan (hoặc dibromua etan) là chất lôi kéo giúp muội chì sau quá trình cháy không đọng
lại trong xy lanh, piston, bougie, xupap mà theo khói xả ra ngoài. Tuy nhiên nước chì là chất độc
nên hiện nay rất nhiều nước đã cấm sử dụng xăng pha chì, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.
- Các hợp chất chứa oxy như: metanol (CH3OH), etanol (C2H5OH), metyl-tert-butyl-ete (MTBE
– CH3-O-C4H9), metyl-tert-amyl ete (MATE – CH3-O-C5H11),… có tác dụng như nước chì
nhưng không độc hại. Tuy nhiên, chúng cũng có hạn chế do nhiệt lượng cháy thấp, áp suất hơi
bão hoà quá cao, giá thành cũng cao.
1.2.3. Tính ổn định hoá học
Là khả năng chống lại sự biến đổi hoá học trong quá trình bảo quản, bơm hút, vận chuyển. Để
đánh giá tính ổn định hoá học, người ta sử dụng các chỉ tiêu: hàm lượng nhựa thực tế và độ ổn
định ôxy hoá.
- Hàm lượng nhựa thực tế (Exisstent gum – mg/100ml) theo tiêu chuẩn ASTM D 381
- Tính ổn định ôxy hoá (Oxidation stability – phút) theo tiêu chuẩn ASTM D 525
4


1.2.4. Tính ăn mòn kim loại:
- Kiểm nghiệm ăn mòn mảnh đồng (copper strip corrosion) theo tiêu chuẩn ASTM D 130
- Hàm lượng lưu huỳnh tổng số (Total sulfur - %WT) theo tiêu chuẩn ASTM D 1266
- Độ acid (Total acid – mg KOH/100ml) theo tiêu chuẩn ASTM D 3242; ASTM D 974
Độ acid (TAN) biểu thị bằng lượng mg KOH đủ trung hoà lượng acid có trong 100ml nhiên liệu.
1.2.5. Tỷ trọng hoặc khối lượng riêng

Xác định theo tiêu chuẩn ASTM D 1298 bằng tỷ trọng kế ở nhiệt độ 20°C hay 15°C so với nước
4°C.

2. TỔNG QUAN NGÀNH DẦU KHÍ TẠI TRUNG QUỐC
2.1.
Các mỏ dầu ở Trung Quốc

5


Gần đây, hoạt động thăm dò và sản xuất đã tập trung vào các khu vực ngoài khơi vịnh Bohai và
Biển Đông cũng như các khu mỏ dầu và khí trên đất liền ở các tỉnh phía Tây như Tân Cương, Tứ
Xuyên, Cam Túc và Nội Mông Cổ. Trung Quốc đang lợi dụng suy thoái kinh tế và sử dụng nguồn
dự trữ ngoại hối lớn để mua vốn chủ sở hữu trong các dự án hoặc mua lại cổ phần các công ty
năng lượng. Trung Quốc đã hoàn thành các giao dịch đổi dầu lấy khoản vay với Nga, Kazakhstan,
Venezuela, Brazil, Ecuador, Bolivia, Angola và Ghana, Turkmenistan và Venezuela.
2.1.1. Mỏ dầu trên đất liền
Mỏ Changqin
Mỏ Changqin nằm ở vùng Nội Mông, Trung Quốc. Mỏ này được tìm thấy năm 1971 và được

khai thác bởi Tập đoàn Xăng dầu Trung Quốc. Mỏ được khai thác từ năm 1975 và tạo ra các sản
phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên. Tổng trữ lượng của mỏ này khoảng 23.8 triệu thùng (3,4 tỷ tấn) và
công suất khai thác hiện tại là 472,000 thùng một ngày.
Mỏ Daqing
Mỏ Daqing là mổ dầu lớn nhất Trung Quốc, nằm giữa sông Tùng Hoa và sông Nộn Giang thuộc
tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
Mỏ được tìm thấy năm 1959 bở Li Siquang, Wang Jinxi và bắt đầu được khai thác từ năm 1960.
Hiện nay mỏ đã khai thắc được hơn 10 tỷ thùng dầu (1.6 tỷ m 3). Trữ lượng ước tính của mỏ là
khoảng 16 tỷ thùng dầu (2.5 tỷ m3). Sản lượng khai thác hiện tại đang là 1 triệu thùng 1 ngày,
đứng thứ tư trên toàn thế giới.

Công ty dầu mỏ Daqing chịu trác nhiệm khai thác khu vực mỏ dầu này. Từ năm 2004, Công ty đã
lên kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô 7% mỗi năm trong vòng 7 năm nhằm duy trì thời gian
tồn tại cho mỏ Daqing. Sau đó nó được duy trì ở mức 40 triệu tấn từ năm 2012, đứng sau mỏ
Chanqin về sản lượng (42 triệu tấn).
Mỏ Henan
Mỏ Henan là mỏ dầu lớn thứ 2 ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Mỏ dầu này được tìm thấy vào
những năm 1970 ở vùng Nam Dương. Ước tính trữ lượng mỏ dầu này vào khoảng 350 triệu tấn.
Được khai thác bởi Công ty Sinopec Henan Oilfield, công ty con của tập đoàn Hóa dầu Trung
Quốc.
Mỏ Jidong Nanpu
Mỏ Jidong Nanpu nằm ở Vịnh Bohai. Được tìm thấy năm 2005 và khai thác bởi tập đoàn dầu khí
quốc gia Trung Quốc. Mỏ được thác từ năm 2006 và chủ yếu là khai thác dầu. Trữ lượng ước
tính của mỏ lên tới 7.45 tỷ thùng (1 tỷ tấn), sản lượng khai thác hiện tại đạt 200,000 thùng một
ngày.
6


Mỏ Jilin
Mỏ Jilin nằm ở Tùng Nguyên, phía Tây tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Sản lượng khai thác ước tính
là 7 triệu tấn mỗi năm, đứng thứ 9 trong các mỏ dầu đất liền tại Trung Quốc. Mỏ đã đươc khai
thác từ năm 1955 với diện tích mỏ dầu là 1384.3 km 2 và diện tích mỏ khí là 118.9 km2 với trữ
lượng khí hơn 50 tỷ mét khối.
Mỏ Karamay
Mỏ Karamay nằm ở vùng Tân Cương, Trung Quốc. Mỏ được tìm thấy năm 1955 và khai thác bởi
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Trữ lượng ước tính khoảng 3 tỷ thùng dầu, sản lượng
khai thác vào khoảng 290,000 thùng mỗi ngày.
Mỏ Liaohe
Mỏ Liaohe nằm ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Mỏ được tìm thấy năm 1958 và khai thác bởi Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc từ năm 1970. Trữ lượng ước tính khoảng 6.87 tỷ thùng dầu,
sản lượng khai thác vào khoảng 312,000 thùng mỗi ngày

Mỏ Tahe
Mỏ Tahe nằm ở vùng Tân Cương, Trung Quốc. . Mỏ được tìm thấy năm 1990 và khai thác bởi
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng từ năm đó. Trữ lượng ước tính khoảng 4.26 tỷ
thùng dầu, sản lượng khai thác vào khoảng 100,000 thùng mỗi ngày.
Mỏ Xifeng
Mỏ Xifeng nằm ở vùng Nội Mông, Trung Quốc. . Mỏ được tìm thấy năm 2002 và khai thác bởi
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng từ năm 2006. Trữ lượng ước tính khoảng 4.23 tỷ
thùng dầu, sản lượng khai thác vào khoảng 22,000 thùng mỗi ngày.
Mỏ Shengli
Mỏ Shengli là mỏ dầu lớn thứ hai của Trung Quốc với sản lượng xấp xỉ 650,000 thùng một ngày.
Mỏ nằm ở vùng đồng bằng sông Hoàng Hà, phía bắc tỉnh Sơn Đông và sát với vịnh Bohai. Mỏ
được tìm thấy năm 1961 và khai thác từ năm 1964. Trữ lượng ước tính vào khoảng 4.63 tỷ tấn.
Ngoài ra còn các mỏ khác như: mỏ Jiangsu, mỏ Qinghai, mỏ Tarim, mỏ Erilian, mỏ Sichuan, mỏ
Huabei, mỏ Dagang, mỏ Yumen, mỏ Jianghan, mỏ Dian-Qian-Gui, mỏ Tuha, mỏ Zhongyuan.
2.1.2. Mỏ dầu ngoài khơi

Mỏ vùng Biển Bối Hải

7


Mỏ ngoài khơi biển Bối Hải được hình thành do giếng dầu lục địa Liaohe, Huanghua và phần mở
rộng ra biển của giếng Jiyang, Bozhong. Diện tích vào khoảng 51 nghìn km 2, lớn thứ 2 tại Trung
Quốc. Trữ lượng ước tính hiện tại vào khoảng 860 triệu tấn dầu và 27.2 tỷ mét khối khí.
Mỏ vùng Biển Đông
Mỏ Đông Hải nằm trên thềm lục địa biển Đông hải, thuộc tỉnh Phúc Kiến, phía đông tỉnh Chiết
Giang, phía bắc đảo Đài Loan, diện tích vào khoảng 260 nghìn km 2. Mỏ Pinghu được tìm thấy
năm 1983 và đưa vào khai thác năm 1998. Sản lượng vào khoảng 555,000 tấn dầu và 166 triệu m 3
một ngày. Mỏ Chunxiao được tìm thấy năm 2000 với sản lượng rất lớn.
Mỏ vùng Biển Nam Hải

Bể dầu Zhujiangkon nằm ở phía nam thềm lục đỉa tỉnh Quản Đông, bao phủ diện tích khoản 175
nghìn km2. Mỏ bắt đầu được khai thác từ năm 1974. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến năm
1997, sản lượng dầu khai thác tăng nhanh. Hơn 13 công trình và 15 mỏ dầu đã được đưa vào khai
thác với trữ lượng vào khoảng 370 triệu tấn dầu và 4 tỷ mét khối khí. Sản lượng khai thác năm
1997 đạt 3 triệu tấn dầu.

8


Các mỏ dầu chính tại Trung Quốc
2.2.

Các công ty dầu khí Trung Quốc

Các công ty dầu mỏ quốc gia Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể trong lĩnh vực dầu mỏ của
Trung Quốc. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng Công ty Dầu khí và Hóa
chất Trung Quốc (Sinopec) điều hành hàng loạt các công ty con ở địa phương, và cùng nhau
thống trị thị trường dầu mỏ thượng nguồn và hạ nguồn của Trung Quốc.
Các công ty dầu mỏ quốc tế (IOCs) được phép tiếp cận với tiềm năng dầu mỏ ngoài khơi và các
lĩnh vực khí đốt không theo quy ước, chủ yếu thông qua các thỏa thuận phân chia sản lượng và
liên doanh. IOCs tham gia vào việc sản xuất và khai thác ngoài khơi Trung Quốc gồm: Conoco
Phillips, Shell, Chevron, BP, Husky, Anadarko, và Eni. các công ty dầu khí nhà nước của Trung
Quốc nắm giữ phần lớn quyền lợi trong hợp đồng phân chia sản lượng và có thể trở thành nhà
điều hành một khi các chi phí triển khai được thu hồi. IOCs cung cấp chuyên môn kỹ thuật nhằm
9


hợp tác với các công ty dầu khí nhà nước và xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

2.2.1. Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc


Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation CNOOC) là một công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc. CNOOC chuyên tìm kiếm và khai
thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ngoài khơi Trung Quốc. CNOOC có số vốn đăng kí là 50 tỉ nhân
dân tệ và tạo công ăn việc làm cho hơn 98.750 người.
Tập đoàn này cũng tỏ ra là một đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh với CNPC và Sinopec bằng
cách không chỉ tăng chi phí sản xuất và thăm dò ở Biển Đông mà còn mở rộng phạm vi hoạt động
vào lĩnh vực hạ nguồn, đặc biệt ở phía nam tỉnh Quảng Đông.
Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện đại diện Quốc vụ viện nắm
quyền và nghĩa vụ cổ đông của CNOOC. Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan dầu cỡ lớn của
CNOOC được đưa vào khu vực biển tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại quần đảo
Hoàng Sa. Sự việc này dẫn tới một số va chạm giữa các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt
Nam với tàu Trung Quốc khi Việt Nam cố tìm cách ngăn các tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan.
2.2.2. Sinopec

Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec) là công ty dầu khí của Trung Quốc có trụ
sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Sinopec là công ty lớn thứ năm thế giới xét về doanh thu.Ngược lại
với CNPC, Sinopec tập trung vào các hoạt động hạ nguồn như lọc dầu và phân phối chiếm gần
80% doanh thu của công ty trong những năm gần đây và từng bước tìm cách khai thác thượng
nguồn hơn.
Các ngành kinh doanh của Sinopec là khai thác, lọc, buôn bán khí và dầu; sản xuất và kinh doanh
chất hóa dầu, sợi hoá học, phân bón hoá học và các sản phẩm hoá chất khác; lưu trữ và vận
chuyển bằng đường ống dầu thô và khí thiên nhiên; kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô, khí thiên
nhiên, các sản phẩm lọc hoá dầu và các hoá chất khác.
10


2.2.3. Tập đoàn Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc

Tập đoàn Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation (CNPC)) là
một tập đoàn nhà nước, cũng là tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng ở Trung Quốc, có trụ

sở đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc. CNPC được xếp hạng 3 trong bảng xếp hạng Fortune 500 năm
2016. Công ty PetroChina là công ty con của CNPC. CNPC đứng đầu về thượng nguồn ở Trung
Quốc cùng với công ty con là PetroChina chiếm khoảng 60% tổng lượng dầu và 80% sản lượng
khí đốt ở Trung Quốc.
CNPC đang nắm giữ trữ lượng dầu lên tới 3.7 tỷ thùng (600 triệu m 3) dầu thô. Chỉ riêng năm
2007 CNPC đã sản xuất ra 54 tỷ m 3 khí tự nhiên. CNPC có tới 30 dự án khai thác quốc tế tại
Azerbaijan, Canada, Iran, Indonesia, Myanmar, Oman, Peru, Sudan, Niger, Thailand, Turkmenist
an và Venezuela.
Sản lượng khai thác dầu thô từ năm 1996 – 2001 của Trung Quốc

11


                          Đơn vị: Nghìn tấn
Mỏ dầu khí
Daqing
Liaohe
Huabei
Dagang
Jilin
Xinjiang
Changqing
Yumen
Qinghai
Sichuan
Yanchang
Jidong
Tarim
Tuha
Shengli*

Zhongyuan*
Henan*
Jianghan*
Jiangsu*
DianQianGui*
Anhui*
Các mỏ khác
Tổng, CNPC
Tổng, Sinopec
Tổng, CNOOC
Tổng, toàn quốc

1996
56008
15043
4670
4340
3700
8301
2752
432
1401
213
881
570
3105
2922
29116
4003
1869

865
1072
70
80
868
141414

15011
157292

1997
56009
15041
4681
4350
4003
8702
3300
400
1602
233
1073
611
4203
3001
28012
4021
1851
821
1172

49
90
10
143223

16287
160441

1998
55704
14521
4730
4300
3971
8710
4001
400
1761
218
1626
638
3850
2951
27310
4002
1860
757
1338.3
50
80

10
107460
35317
16319
160256

1999
54502
14304
4681
4100
3801
8985
4301
401
1900
204
2119
632
4186
2951
26652
3754
1830
841
1453
34

980
107067

34565
16174
158786

2000
53000
14010
4560
4000
3750
9200
4640
430
2000
170
2460
620
4350
2850
26750
3770
1850
870
1550
30

2400
106050
37240
17570

160860

2001
51501.6
13850.1
4507.2
3951.6
4043
9683
5200.8
520
2060.2
142.8
3164
625.1
4726.3
2550.1
26680.1
3801.7
1860
952.1
1570.2
33

3013.3
106525.6
37910.4
18800
162336


3. XĂNG TRUNG QUỐC
3.1.

Các loại xăng ở Trung Quốc

Trước kia, Trung Quốc sử dụng hai loại xăng phổ biến là RON90, RON 93 và RON 97. Từ tháng
1/2012, Trung Quốc chuyển sang sử dụng loại xăng có chỉ số octan thấp hơn thay thế lần lượt là
12


RON 89, RON 92 và RON 95 và hàm lượng lưu huỳnh phải đảm bảo nhỏ hơn 0.001 phần trăm
(phần trăm khối lượng). Hiện nay, xăng RON 92 và RON 95 phổ biến nhất ở Trung Quốc, một số
lượng ít xăng có chỉ só Octan cao RON 98 cũng được cung cấp. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn,
rất khó để mua được xăng có chỉ số Octan lớn hơn RON 92.

Sản lượng Xăng của tập đoàn Sinopec từ năm 1989 đến năm 1996

Vào tháng 2 năm 2013, Quốc vụ viện Trung Quốc kêu gọi tiến hành quá trình khử lưu huỳnh
trong xăng và dầu diesel trên toàn quốc với hàm lượng lưu huỳnh tối đa là 10 phần triệu (ppm)
vào cuối năm 2017. Cuối cùng, ba tiêu chuẩn mới đã được ban hành: dầu diesel Trung Quốc IV
(50 ppm) vào tháng 2 năm 2013, dầu diesel Trung Quốc V (10 ppm) vào tháng 6 năm 2013, và
xăng Trung Quốc V 10ppm vào tháng 12 năm 2013.
Các tiêu chuẩn này đưa ra lộ trình để cải thiện nhiên liệu trên toàn quốc của Trung Quốc với chất
lượng ngang tầm thế giới. Nhiên liệu cải tiến sẽ làm giảm phát thải từ tất cả các loại xe cơ giới
trong khi vẫn cho phép triển khai các công nghệ kiểm soát khí thải tiên tiến, giảm thiểu đáng kể
các tác động ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông của Trung Quốc.
3.2.

Tiêu chuẩn chất lượng xăng Trung Quốc
3.2.1. Lộ trình tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu tại Trung Quốc


13


Tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu ở Trung Quốc do Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Trung Quốc
(SAC), Cục Quản lý Chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch (AQSIQ) ban hành. Các tiêu chuẩn được
ban hành cho xăng, và dầu diesel trên toàn quốc.
Các thành phố và khu vực ở Trung Quốc có thể phát triển và thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng
nhiên liệu của riêng mình mà không cần phải có sự chấp thuận của Nhà nước, nhưng bất kỳ thay
đổi nào cũng phải được Ủy ban Cải cách Quốc gia (NDRC) thông qua. Thực tế, các thành phố lớn
như Bắc Kinh, Thượng Hải, các thành phố xung quanh đồng bằng Châu Giang (ví dụ như Quảng
Châu) và các thành phố khác thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu nghiêm ngặt hơn sau
khi đàm phán cung cấp nhiên liệu với các công ty dầu mỏ lớn của Trung Quốc Sinopec và
PetroChina.
Bảng dưới đây tóm lược chất lượng nhiên liệu trong lịch sử và tương lai trên toàn Trung Quốc.
Bảng này chỉ hiển thị tiêu chuẩn trên toàn quốc; Một số thành phố trực thuộc trung ương và các
tỉnh đã thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu riêng

n

Tiêu
chuẩn

Ch
ina
I

GB 179301999

Ch

ina
II
Ch
ina
III

GB 179301999
(sửa đổi)
GB 179302006

Nồng độ
lưu
huỳnh
tối đa

Ngày
ban
hành

Ngày
có hiệu
lực

Không chì

28/12/
1999

1/12000


500

2/12/2
004

1/72005

150

6/12/
2006

31/12/2
009

Ch
ina
IV

GB 179302011

50

12/05/
2011

Ch
ina
V


GB 179302013

10

18/12/
2013

31/12/2
013
31/12/2
017

3.2.2. Sự thay đổi trong tiêu chuẩn chất lượng xăng ở Trung Quốc

14


Chỉ thị của Hội đồng Nhà nước tháng 9 năm 2013 kêu gọi 11 tỉnh miền Đông thuộc ba vùng trọng
điểm Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, Đồng bằng sông Dương Tử và Đồng bằng Châu Giang cung
cấp nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 10ppm cho đến 1/1/2016.
Các tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu của Trung Quốc thường theo chuẩn châu Âu, tuy nhiên cũng
có một số ngoại lệ.
Chì đã được sử dụng từ những năm 1920 làm phụ gia giúp nâng cao chỉ số octane, nhưng sau đó
người ta nhận thấy nó gây ra các vấn đề nghiêm trọng sức khỏe và gây ngộ độc xúc tác. Xăng
chứa chì ở Trung Quốc đã bị cấm kể từ khi đưa ra tiêu chuẩn khí thải xả khí thải Trung Quốc I
(Euro 1) vào năm 2000. Luật Phòng chống và Kiểm soát ô nhiễm không khí của Trung Quốc cấm
sản xuất, nhập khẩu và bán các loại xăng chứa chì.
Gần đây hơn, MTBE (Metyl-tert-butyl-ete) được sử dụng thay thế cho phụ gia chì, nhưng nó đã
được phát hiện có thể gây ô nhiễm nước ngầm và gây ung thư cho người. Cuộc tranh luận vẫn
tiếp diễn đối với các chất phụ gia có chứa oxy. Hiện nay ethanol đang được đánh giá là một sự

thay thế phù hợp nhất.
Bảng sau chỉ ra sự thay đổi tiêu chuẩn về xăng từ China III đến China V. Bên cạnh việc giảm
nồng độ lưu huỳnh, một sự thay đổi đáng kể nữa là nồng độ Mangan cho phép và chỉ số octan tối
thiểu.
Chỉ tiêu
Hàm lượng lưu huỳnh (ppm)
Nồng độ Mangan giới hạn (mg/l)
Olefin %thể tích

Áp suất hơi mùa hè (kPa)

15


Áp suất hơi mùa đônng (kPa)

Trị số Octane (RON)

Khối lượng riêng (kg/m 3)

3.2.3. So sánh tiêu chuẩn của Trung Quốc với tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới

So sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam (Đối với xăng RON 92 và RON 95)
Chỉ tiêu

China IV

RON
tối thiểu
MON

Tối thiểu
Chỉ số chống kích nổ (AKI)
Tối thiểu

China V

TCVN
6776:2005

TCVN
6776:2013

97-90

95-89

95-90

98-92

88-85

90-84

84-79

88-82

Không có


Không có

Không có

Không có

Hydrocacbon thơm, % thể tích
Tối đa

40

40

40

40

Olefin, % thể tích
Tối đa

28

24

38

38(Euro 3)
18 (Euro 4)

Benzen, % thể tích

Tối đa

1

1

2.5

2.5(Euro 3)
1 (Euro 4)

Hàm lượng lưu huỳnh, ppm
Tối đa

50

10

Hàm lượng nhựa thực tế,
mg/100ml, Tối đa

5

5

5

5

N/A


720-775
(20°C)

Không có

Không có

Áp suất hơi, kPa

Tối đa
42-85
(mùa đông)
40-68
(mùa hè)

Tối đa
45-85
(mùa đông)
40-65
(mùa hè)

43-75

43-68

Hàm lượng Chì, mg/l
Tối đa.

5


5

13

13 (Euro 3)
5 (Euro 4)

Khối lượng riêng ở 15C, kg/m 3

16

500

150 (Euro 3)
50 (Euro 4)


Hàm lượng Mn, mg/l, Tối đa

8

2

5

5

Hàm lượng oxy, % m/m


Tối đa
2.7

Tối đa
2.7

2.7

2.7

So sánh với tiêu chuẩn thế giới

China
III

China
IV

China
V

India
Bharat
Stage
III

India
Bharat
Stage
IV


Euro
III
98/70
/EC

Euro
IV
2003/1
7/ EC

Euro V
2009/
30/ EC

Hiến chương
Nhiên liệu
toàn cầu
Mục 4

97-90

97-90

95-89

91

91


95–91

95–91

95–91

91–95–98

88-85

88-85

90-84

81

81

85–81

85–81

85–81

82.5–85–88

Không


Không



Không


Không


Không


Không


Không


Không


Không có

Hydrocacbo
n thơm, %
thể tích
Tối đa

40

40


40

42

35

42

35

35

35

Olefin, %
thể tích
Tối đa

30

28

24

21

21

18


18

18

10

Benzen, %
thể tích
Tối đa

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Hàm lượng

lưu huỳnh,
ppm
Tối đa

150

50

10

150

50

150

50

10

10

Hàm lượng
nhựa thực
tế,
mg/100ml,
Tối đa

5


5

5

4

4

Không


Không


5

5

Chỉ tiêu
RON
tối thiểu
MON
Tối thiểu
Chỉ số
chống kích
nổ (AKI)
Tối thiểu

17



Khối lượng
riêng ở 15C,
kg/m3

Áp suất hơi,
kPa

Hàm lượng
Chì, mg/l
Tối đa.

N/A

Tối đa
88
(mùa
đông)
72
(mùa
hè)

5

N/A

720775
(20°C)

Tối đa

42-85
(mùa
đông)
40-68
(mùa
hè)

Tối đa
45-85
(mùa
đông)
40-65
(mùa
hè)

5

5

Hàm lượng
Mn, mg/l,
Tối đa

16

8

2

Hàm lượng

oxy, % m/m

Tối đa
2.7

Tối đa
2.7

Tối đa
2.7

720–
775

720–
775

60

60

5

5

Không


Không



720–
775

Tối đa
60/70

Tối đa
60/70

Tối đa
60/70

5

5

5

Không


Không


Không


Không



2.7

2.7

Tối đa
2.7

Tối đa
2.7

MMT<6
(2011)
MMT<2
(2014)
Tối đa
2.7

715–770
to > 15°C:
45–60
15°C> to >5°C:
55–70
5°C> to > -5°C:
65–80
-5°C> to >-15°C:
75–90
o
t < -15°C:
85–105

Không có

ND

2.7

Các thay đổi giá mới được đưa ra để khuyến khích và hỗ trợ các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc
đáp ứng được tiến trình cải thiện chất lượng nhiên liệu của Quốc Vụ Viện. Ủy ban Cải cách và
Phát triển quốc gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế đảm bảo tuân thủ và thực thi
chất lượng nhiên liệu, nhấn mạnh thêm cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong việc đảm bảo
chất lượng nhiên liệu đạt được thời gian và đạt được những cải tiến về chất lượng không khí.
3.3.

Cơ chế quản lý giá xăng dầu của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia nhập khẩu ròng về dầu thô và dầu tinh chế, tuy nhiên do nền

kinh tế Trung Quốc những năm qua tăng trưởng rất cao nên để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh
tế bền vững cho đến nay Trung Quốc vẫn thực hiện cơ chế quản lý đối với giá bán lể xăng dầu
mặc dù Bắc Kinh đang tìm thời điểm thích hợp để tự do hóa giá xăng dầu.
18


Trước năm 1992, Trung Quốc vẫn tự cân đối được dầu mỏ. Việc sản xuất dầu mỏ, lọc dầu và bán
dầu được độc quyền bởi Chính phủ thông qua các doanh nghiệp nhà nước, do đó thật dể dàng cho
Chính Phủ trong việc định giá. Từ năm 1993 Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu ròng các
sản phẩm dầu đã qua tinh chế. Năm 2004 nhập khẩu dầu của Trung quốc đang tăng lên mức quá
cao. Do tiêu thụ dầu khá nhiều mà nền kinh tế Trung Quốc ngày càng dễ bị tổn thương trước
những biến động giá dầu trên thị trường thế giới, nên Chính phủ Trung Quốc cũng nhận thấy rằng
chế độ định giá cứng nhắc thực hiện trong nền kinh tế chỉ huy phải thay đổi. Tuy nhiên, vì Trung
Quốc còn có nhiều cải tổ khác nên Bắc Kinh vẫn đang bước từng bước theo hướng thận trọng. Cụ

thể như sau:
Vào tháng 6 năm 1998 Chính Phủ đã loại bỏ chính sách ấn định giá dầu mỏ trong nhiều
thập kỷ cũ và bắt đầu trao cho những người bán lẻ dầu sự linh động nào đó bằng "giá định hướng
của Nhà nước", cụ thể: giá bán lẻ được phép thả nổi trong khoảng + 5% so với giá định hướng
của Nhà Nước
Hai năm sau tức là vào năm 2000, Chính phủ bắt đầu liên kết việc định giá với thị trường
quốc tế, sử dụng giá dầu trên thị trường Singapore như là một tham chiếu trong việc thiết lập "giá
định hướng" đối với thị trường nội địa. Nguyên tắc là khi giá cả tại Singapore dao động vượt
khoảng +8% so với “giá định hướng” thì Trung Quốc sẽ điều chỉnh giá định hướng.
Sau đó, vào tháng 11 năm 2001, Trung Quốc bắt đầu quan sát không phải với một thị trường
Singapore mà là 3 thị trường nước ngoài - Singapore, Rotterdam, New York – và sử dụng giá
bình quân gia quyền của ba thị trường này như một giá tham chiếu cho việc định giá nội địa.
Đến năm 2006 giá bán lẻ xăng dầu được quyền tính giá thay vì biên độ +5% lên biên độ +8% so
với giá giá định hướng quy định.
Ngày 6/4/2007 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị Định 55/CP-NĐ V/v kinh doanh xăng
dầu, theo đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được quyền tự quyết định giá bán có sự quản
lý của Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này chưa thực hiện được.
Chính quyền Trung Quốc đưa ra thuế nhiên liệu và cơ chế cải cách định giá sản phẩm quốc
nội vào năm 2009 trong nỗ lực để buộc giá sản phẩm bán lẻ gần hơn với thị trường dầu mỏ quốc
tế. Khi giá dầu mỏ quốc tế tăng năm 2010 và 2011, NDRC đã không tăng giá nhiên liệu ở hạ
nguồn ở mức tương tự khiến các nhà máy lọc dầu đặc biệt là các công ty dầu khí nhà nước, phải
chịu lỗ. các công ty dầu khí nhà nước sử dụng phân đoạn kinh doanh thượng nguồn khác để bù
19


đắp tổn thất về doanh thu ở hạ nguồn. Biến động giá thế giới xảy ra vào cuối năm 2011 và 2012
đã thúc đẩy Trung Quốc phản ứng nhanh hơn với sự điều chỉnh giá. NDRC tăng giá bán lẻ xăng
dầu hai lần vào đầu năm 2012 lên mức cao nhất và giảm giá ba lần khoảng 14% vào giữa năm
2012 để phù hợp với giá dầu thế giới giảm xuống và suy thoái kinh tế. NDRC lên kế hoạch sửa
đổi cơ chế định giá bằng cách rút ngắn thời gian điều chỉnh còn 10 ngày và giảm biên độ giá 4%.

Tháng 11/2011, Trung Quốc cũng đã áp đặt thuế tài nguyên theo giá trị là 5% trên tất cả sản
lượng dầu và khí, bao gồm cả sản lượng tài nguyên không theo quy ước, với nỗ lực tăng nguồn
thu cho chính quyền địa phương và khu vực, và khuyến khích sản xuất dầu và khí hiệu quả hơn.
Thuế tài nguyên được mở rộng vào năm 2012 với các dự án liên quan đến liên doanh của các
công ty Trung Quốc và quốc tế. Mặc dù có sự tiến bộ như vậy, nhưng việc định giá dầu vẫn còn
nằm trong quyền lực “bàn tay hữu hình” của Chính phủ là rất lớn. Đó là chế độ định giá này chỉ
được thực hiện khi giá dầu thế giới tương đối ổn định, nhưng khi giá dầu thế giới bắt đầu thay đổi
nhanh chóng thì chắc chắn sẽ xảy ra nhiều vấn đề, cụ thể: Những quyết định của Chính phủ
không chỉ trễ so với sự thay đổi của thị trường, mà còn tạo ra những mối lo lắng về chính trị
không mong muốn.
Biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi của giá xăng tại Trung Quốc từ tháng 12/2016 đến
tháng 3/2017. Giá xăng trung bình vào khoảng 6.85 NDT (tương ứng khoảng 22.000 đồng). Mức
thấp nhất đạt được là 6.45 NDT (21.300 đồng) vào ngày 5/12/2016 và mức cao nhất là 6.95 NDT
(22.900 đồng) vào ngày 20/2/2017. Trong khi đó giá xăng trung bình toàn thế giới trong khoảng
thời gian này là 8.32 NDT (27.500 đồng)

20


3.4.

Tiêu chuẩn khí thải cho động cơ xăng ở Trung Quốc
Chương trình kiểm soát khí thải xe hơi của Trung Quốc bắt đầu vào đầu những năm 1980

nhưng chương trình kiểm soát trên toàn quốc hiện đại mới bắt đầu vào cuối những năm 1990.
Sau khi loại bỏ hoàn toàn xăng có chì, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn khí thải xả
thải nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của châu Âu. Tiêu chuẩn khí thải của Trung Quốc, tương
đương với châu Âu về các giá trị giới hạn, chu kỳ kiểm tra, và các thông số khác, được gọi với tên
gọi lần lượt là China I (tương đương với Euro 1), China II (tương đương với Euro 2). Tiêu chuẩn
khí thải xe do Bộ Bảo vệ Môi trường (MEP) và Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Trung Quốc (SAC)

ban hành.
Tiêu chuẩn phát thải xe máy hiện tại của Trung Quốc là China 5 (Euro 5). Vào tháng 12
năm 2016, MEP đã ban hành tiêu chuẩn China 6 cho các loại xe chạy xăng và diesel. Tiêu chuẩn
China 6, với thời gian thực hiện ngày 1 tháng 7 năm 2020 đối với China 6a và 1 tháng 7 năm
2023 đối với China 6b, là một trong những tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt nhất trên thế giới cho
giai đoạn sau năm 2020. Một số chi tiết quan trọng của tiêu chuẩn China 6 bao gồm:

21


-

China 6b đặt mục tiêu giảm 50% cho hydrocarbon, 40% đối với NOx và 33% đối với
chỉ số PM cao hơn tiêu chuẩn Euro 6

-

Yêu cầu RDE áp dụng cho xe China 6b có hệ số tuân thủ NOx và chỉ số PN là 2,1

-

Không giống như Euro 6, giới hạn N2O được áp dụng China 6 yêu cầu về OBD dựa
trên các quy định California OBD II (Mỹ).
Tiêu chuẩn khí thải đối với xe có động cơ xăng

Tiêu
chuẩ
n
China
III


Kiểu
xe
1
2

Mức
độ
I
II

China
IV

1
2

III
I
II

China
5

1
2

III
I
II


1
2

III
I
II

1
2

III
I
II

China
6a

China
6b

III

Trọng tải
kg
All
<1305
13051760
>1760
All

<1305
13051760
>1760
All
<1305
13051760
>1760
All
<1305
13051760
>1760
All
<1305
13051760
>1760

CO

HC

NMH
C

HC+NOx

N2O

PM(1)

PN(2)


0.15
0.15
0.18

-

-

#/km
-

-

0.21
0.08
0.08
0.10

-

-

-

-

-

0.11

0.06
0.06
0.075

-

0.0045
0.0045
0.0045

-

0.16
0.1
0.1
0.13

0.068
0.068
0.09

-

0.082
0.06
0.06
0.075

0.02
0.02

0.025

0.0045
0.0045
0.0045
0.0045

6.0x1011
6.0x1011
6.0x1011

1
0.5
0.5
0.63

0.16
0.05
0.05
0.065

0.108
0.035
0.035
0.045

-

0.082
0.035

0.035
0.045

0.03
0.02
0.02
0.025

0.0045
0.003
0.003
0.003

6.0x1011
6.0x1011
6.0x1011
6.0x1011

0.74

0.08

0.055

-

0.05

0.03


0.003

6.0x101

2.30
2.30
4.17

0.20
0.20
0.25

-

5.22
1.00
1.00
1.81

0.29
0.10
0.10
0.13

-

2.27
1.00
1.00
1.81


0.16
0.10
0.10
0.13

2.27
0.7
0.7
0.88

g/km
-

NOx

Hiện nay, ở Việt Nam, tất các loại xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt có tiêu chuẩn
khí thải mức 2 (EURO 2) và sử dụng nhiên liệu xăng hoặc đi-ê-zen có chất lượng tương ứng với
22


các quy chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Để được lưu hành tại Việt Nam, ô tô phải
được Cục Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn an toàn theo quy định
của Việt Nam.
Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải trong tương lai đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất,
lắp ráp và nhập khẩu tại Việt Nam là:
- Tiêu chuẩn khí thải mức 4(EURO 4) từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Tiêu chuẩn khí thải mức 5(EURO 5) từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
3.5. Xăng sinh học ở Trung Quốc
3.5.1. Xăng methanol

Trung Quốc là nước sử dụng nhiên liệu methanol cho ô tô lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã cố
gắng pha trộn methanol vào xăng như một loại nhiên liệu cho động cơ để giảm sự phụ thuộc vào
nhiên liệu xăng dầu. Có hai loại hỗn hợp tỷ lệ thường được sử dụng trong xăng methanol:
-

Tỷ lệ thấp M15, có hàm lượng methanol trong nhiên liệu ít hơn 15 phần trăm

-

Tỷ lệ cao, hoặc M85, với hàm lượng methanol từ 70 đến 95 phần trăm. Để sử dụng
nhiên liệu có hàm lượng methanol cao cần có loại xe sử dụng động cơ đặc biệt.

Tỉnh

Thành phố

Shanxi

Taiyuan, Yangquan, Linfen, Pucheng, Datong,
Shuozhuo, Xinzhou, Puzhong, Changzhi, Yuncheng,
Luliang
Xi'an, Baoji, Hanzhong

Shaanxi
Zhejiang
Guizhou

Quzhou, Hangzhou, Huzhou, Jiaxing, Taizhou,
Jinhua
Guiyang, Qiannan, Qianxi and Tongren


Gansu

Pingliang, Lanzhou

Hebei
Jiangsu
Ningxia

Tangshan
Wuxi
Yinchuan

23

Loại nhiên liệu
có sẵn
M15, M30, M85,
M100

Loại nhiên liệu
dự định
-

M15, M25, M85,
M100

-

M15, M30


-

M15, M85, M100

-

M85, M100

-

-

M15
M30
M15


Một số tỉnh thành phố của Trung Quốc cung cấp xăng methanol
Trong khi M15 là xăng methanol có sẵn có ở các tỉnh và thành phố được lựa chọn, M25, M30,
M85 và M100 cũng có mặt trên thị trường. Methanol thường pha trộn với xăng RON 93, ngoài ra
còn có các loại khác như RON 90 và RON 97. Ở Trung Quốc, methanol chủ yếu được sản xuất từ
than đá. Chính vì thế, M15 được bán thương mại chủ yếu ở các tỉnh sản xuất than như Sơn Tây và
Thiểm Tây, trong khi các chương trình thí điểm tiếp tục chạy ở các tỉnh khác bao gồm Chiết
Giang và Quý Châu. Mặc dù việc sử dụng methanol pha trộn vào xăng giúp giảm sự phụ thuộc
của Trung Quốc vào xăng nhập khẩu, nhưng do methanol được sản xuất từ than nên nó để lại ảnh
hưởng tới môi trường. Ngoại trừ ở tỉnh Shanxi, nơi gần như tất cả xăng RON 93 là M15, xăng
methanol chỉ có thể được tìm thấy ở một số trạm ở các tỉnh khác.
Theo số liệu thống kê từ các thành phố thí điểm, vận hành một chiếc xe chạy bằng methanol chi
phí 0.4 NDT (0,07 USD) trên mỗi km trong khi vận hành một chiếc xe chạy xăng là 0,7 NDT

(0,11 USD) mỗi km.
3.5.2. Xăng Ethanol
Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực sản xuất xăng ethanol sinh học E10. Trong bản kế
hoạch 5 năm lần thứ 10 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2001 đã đưa ra kế hoạch về tối ưu
hóa nhiên liệu ethanol tại Trung Quốc. Xăng E10 là hỗn hợp nhiên liệu 10% ethanol và 90% xăng
đôi khi được gọi là gasohol, có thể được sử dụng trong động cơ đốt trong của hầu hết các xe ô tô
hiện đại và xe tải nhẹ mà không cần bất kỳ sự sửa đổi nào trên động cơ hoặc hệ thống nhiên liệu.
Các loại xăng pha trộn E10 thường có chỉ số octan cao hơn 2-3 so với xăng thông thường.
Từ ngày 30/06/2002, Trung Quốc thí điểm sử dụng xăng E10 tại 5 tỉnh (Hắc Long Giang, Cát
Lâm, Liêu Ninh, Hà Nam, An Huy) cũng như 27 thành phố khác. Những vùng này đã được chọn
vì ethanol được sản xuất từ ngũ cốc tại đó. Ngoài ra, lượng xăng dầu ở 5 tỉnh Và 27 thành phố
này chiếm khoảng 25% tổng lượng xăng dầu tiêu thụ ở Trung Quốc.
Trung Quốc là nước sản xuất ethanol nhiên liệu lớn thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Brazil với
sản lượng 2,27 triệu tấn năm ngoái. Ước tính 76% ethanol ở Trung Quốc được sản xuất từ ngô,
24


14% sản xuất từ lúa mỳ, 8% sản xuất từ sắn, 1% sản xuất từ lúa miến ngọt và 1% sản xuất từ ngô.
Hiện tại, cả nước có 7 nhà máy được cấp giấy phép sản xuất ethanol nhiên liệu, trong đó có một
nhà máy sắn với công suất 200.000 tấn và một nhà máy sản xuất lúa miến ngọt ở Nội Mông với
công suất 50.000 tấn bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2014.

Chỉ số octane
Chì
Điểm sôi
- 10% thể tích, oC, max.
- 50% thể tích, oC
- 90% thể tích, oC, max

Áp suất hơi bão hòa

Mùa đông
Mùa hè
Hàm lượng nhựa thực tế
Hàm lượng lưu huỳnh
Sulfuric acid
Ăn mòn mảnh đồng
Hàm lượng ẩm
Ethanol
Benzene
Hydrocacbon thơm

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×