Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phân tích hoạt động kinh tế về chỉ tiêu chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.17 KB, 32 trang )

MỤC LỤC


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình kinh tế hiện nay thì hoạt động sản xuất của mỗi doanh
nghiệp đều diễn ra hết sức phức tạp. Tất cả các doanh nghiệp đều đầu tư vì lợi
nhuận, và để đath được mục tiêu đó thì tất các doanh nghiệp phải hết sức cố gắng
và luôn tìm tòi học hỏi để tìm ra các nguyên nhân cũng như biện pháp tốt nhất để
doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất. Để thực hiện điều đó một cách
tốt nhất thì các doanh nghiệp nên thực hiện công tác phân tích tình hình thực
hiện các chỉ tiêu của công ty mình. Thông qua công tác này thì các nhà quản lý
của doanh nghiệp có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp,
và mới thấy hết được các tiềm năng có trong doanh nghiệp để có thể phát huy nó
một cách hiệu quả nhất.
Ngày nay công tác phân tích là không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp,
để có thể làm tốt được điều này và có theerddatj được hiệu quả cao thông qua
công tác này, thì doanh nghiệp cần có một người phân tích có trình độ chuyên
môn nhất định, có cái nhìn bao quát, tổng thể, và có thể phát hiện ra được những
nguyên nhân chủ yếu làm biến động các chỉ tiêu kinh tế. Đồng thời người phân
tích phải đưa ra đượ ccasc biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của các quá trình kinh tế của doanh nghiệp để có thể đem lại lợi nhuận
tối đa cho doanh nghiệp.
Là một sinh viên học chuyên ngành Logistics, ở đây em phân tích về chỉ
tiêu tình hình thực hiện chi phí theo khoản mục của Công ty CP Logistics cảng
Đà Nẵng. Thông qua bài phân tích này thì em có thể tiếp cận được với công tác
phân tích tình hình kinh tế của các doanh nghiệp Logistics, trang bị thêm cho
mình các kiến thức cần thiết để phục vụ cho công việc sau này.
Để hiểu rõ hơn về bài tập lớn này thì em xin trình bày thành 3 chương:



3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI
PHÍ THEO KHOẢN MỤC CỦA CÔNG TY CP LOGISTUCS CẢNG ĐÀ
NẴNG
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
Trong phạm vi kiến thức còn hạn chế, bài tập lớn của em còn nhiều thiếu
sót, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ cô.
Em xin chân thành cám ơn.
Duyên
Mai Thị Duyên


4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ
1.1.
1.1.1

Mục đích, ý nghĩa việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế
Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia, phân giải các loại hiện

tượng, các quá trình và kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành, sau đó
dung các phương pháp liên hệ , so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhắm rút ra
tính quy luật xu hướng vận động phát triển của hiện tượng ngiên cứu. Trên cơ sở

đó thì đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
1.1.2

Mục đích
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh, kết

quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao đồng thời nó cũng đáng giá việc
chấp hành các chính sách cũng như chế độ quy định của luật pháp .
Phân tích hoạt động kinh tế sẽ giúp cho việc tính toán mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu xác định được
các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố nhằm ảnh hưởng trực tiếp
đến mức độ và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu.
Ngoài ra thì phân tích hoạt động kinh tế giúp cho việc đề ra các phương
hướng và biện pháp cải tiến công tác khai thác hết các khả năng tiềm năng trong
nội bộ doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.3

Ý nghĩa


5

Bằng việc phân tích các hoạt động kinh tế thì sẽ phát hiện được các ưu
nhược điểm, những mất cân đối trong quá trình sản xuất , phát hiện ra các tiềm
năng về lao động, vật tư, tiền vốn chưa được sử dụng hay phát hiện. Từ đó thì ta
có thể đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa
ra các quyết định đúng đắn.
Các quyết định về đầu tư, về mặt hàng, về thị trường, về máy móc thiết bị,
về nhân sự, về việc cung ứng các yếu tố đầu vào,... có ý nghĩa rất quan trọng đối

với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Một quyết định sai lầm có thể dẫn
đến hậu quả khôn lường. Do đó để có được những quyết định đúng dắn thì doanh
nghiệp cần có những nhận thức đúng đắn, chính vì vậy mà chúng ta phải sử dụng
phân tích như một công cụ chủ yếu để giải quyết các vấn đề, các quá trình, các
sự việc diễn ra trong t ự nhiên hay xã hội.
Phân tích được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế để nhận thức được các hiện
tượng và kết quả kinh tế, để xác định được nguồn gốc hình thành và quy luật
phát triển của chúng cũng như để phát hiện quan hệ cấu thành của quan hệ nhân
quả hiện tượng kinh tế. Trên các cơ sở đó mà ta tạo lập các quyết định đúng đắn
cho tương lai trong hệ thống các môn khoa học quản lý, phân tích hoạt động kinh
tế để thực hiện một chức năng cơ bản đó là dự đoán và điều chỉnh toàn bộ những
hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Để xác định được mục tiêu đúng đắn thì người ta sử dụng kết quả của
phân tích dự đoán khoa học. Cho nên với vị trí là công cụ của nhận thức, với
chức năng dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế, phân tích hoạt động kinh
tế trở thành công cụ quản lý khoa học có hiệu quả không thể thiếu được đối với
các nhà quản lý.
1.1. Các phương pháp sử dụng trong bài


6

Trong bài phân tích về chi phí theo khoản mục thì em sử dụng các phương
pháp phân tích sau đây:
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối.
- Phương pháp cân đối.
1.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
So sánh bằng số tuyệt đối là hiệu số giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ
gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động tuyệt đối về

khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối( chênh lệch tuyệt đối):
ΔY= Y1- Y0
Trong đó thì:
Y1: là trị số kỳ nghiên cứu .
Y0: là trị số kỳ gốc .
Phương pháp này có thể cho ta thấy quy mô khối lượng mà doanh nghiệp
đạt được hay vượt qua hay giảm sút của chỉ tiêu kinh tế giữa 2 kỳ được biểu hiện
bằng đơn vị tiền tệ , hiện vật hay giờ công.
1.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối
So sánh bằng số tương đối là thương số giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số
kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc
độ phát triển của chỉ tiêu phân tích.
Số tương đối động thái: Dùng để phản ánh xu hướng biến động, tốc độ
phát triển trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian:


7

t = × 100(%)
t : số tương đối động thái
Y1: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ nghiên cứu.
Y0: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ gốc.
Sô tương đối kết cấu: Số tương đối kết cấu là tỷ lệ so sánh giữa số tuyệt
đối của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể với số tuyệt đối của tổng thể hiện
tượng nghiên cứu nhằm nghiên cứu cấu thành của hiện tượng. Nếu kết cấu thay
đổi sẽ thấy được nguyên nhân thay đổi bản chất của hiện tượng trong các điều
kiện khác nhau .
Số tương đối kết cấu = × 100 (%)
Số bội chi hay tiết kiệm tương đối qua giá trị sản xuất của Doanh nghiệp

ϕY=Y1-Y0×
ϕY: số bội chi hay tiết kiệm tương đối
Y1 : mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu
Y0: mức độ của hiện tượng nghiên cứu ở kỳ gốc.
1.2.3 Phương pháp cân đối
Điều kiện vận dụng:
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan
hệ tổng đại số. Cụ thể, để xã định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến
chỉ tiêu nghiên cứu thì chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứ và trị số
kỳ gốc của bản thân nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
Khái quát:


8
-

-

Chỉ tiêu tổng thể: Y
Chỉ tiêu cá thể: a,b,c
Phương trình kinh tế: Y= a+b-c
+ Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc : Y0 = a0+b0-c0
+ Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : Y1= a1+b1-c1
Xác định biến động tuyệt đối của đối tượng phân tích:
ΔY=Y1-Y0=(a1+b1-c1) – ( a0+b0-c0)
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
+ Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a ) đến Y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ΔYa= a1-a0
Ảnh hưởng tương đối δYa= (%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố thứ 2 (b) đến Y:

Ảnh hưởng tuyệt đối: ΔYb= b1-b0
Ảnh hưởng tương đối: δYb=(%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố thứ 3 (c) đến Y:
Ảnh hưởng tuyệt đối: ΔYc= c1-c0

-

Ảnh hưởng tương đối : δYc=(%)
Tổng ảnh hưởng các nhân tố :
ΔYa + ΔYb +Yc = ΔY
δYa + δYb + δYc = δY = (%)
Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu theo phương pháp cân đối :
Kỳ gốc

ST
T

Chỉ tiêu

1

2

Kỳ nghiên
cứu
TT
QM
(%)

So

sánh
(%)

Chên
h lệch

MĐAH
đến
Y(%)

QM

TT
(%)

Nhân tố
thứ nhất

a0

da0

a1

da1

δa

Δa


δYa

Nhân tố
thứ 2

b0

db0

b1

db1

δb

Δb

δYb


9

3

Nhân tố
thứ 3

c0

dc0


c1

dc1

δc

Δc

δYc

Tổng thể

Y0

100

Y1

100

δY

ΔY

---


10


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CHỈ TIÊU CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC CỦA CÔNG
TY CP CẢNG ĐÀ NẴNG LOGISTICS
2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích chi phí theo khoản mục
2.1.1 Mục đích
- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện tổng chi phí và các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và phân tích nguyên nhân
biến động các chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí.
- Khi phân tích chi tiết chỉ tiêu này ta sẽ xác định được các thành phần, bộ
phận và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng và tính toán được mức dộ ảnh
hưởng của chi phí đến chỉ tiêu phân tích và phân tích nguyên nhân biến động của
các chi phí, phát hiện những bất hợp lý trong chi phí. Trên cơ sở đó doanh
nghiệp có xu hướng bội chi hoặc tiết kiệm hợp lý.
- Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế loại trừ ảnh hưởng của những
nhân tố tiêu cực, phát huy được ảnh hưởng của những nhân tố tích cực, khai thác
khả năng tiềm tàng trong quản lý sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất
không ngừng hạ thấp giá thành.
- Để giúp phân biệt và nhận định đúng về chi phí trong thực tiễn chúng ta
phân loại chi phí trên những góc độ khác nhau .
- Để thuận lợi cho công tác hạch toán và theo chế độ kế toán hiện hành
chúng ta có các khoản mục :
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí nhiên liệu


11

+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí động lực

+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí sửa chữa
+ Chi phí khác
2.1.2. Ý nghĩa
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất là lưu
thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được thể hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua bán
nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
Việc hiểu biết và tính toán đầy đủ các chi phí liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp tạo điều kiện tính toán các chỉ tiêu được chính xác như giá thành,
lợi tức, thuế, các khoản phải nộp ngân sách,... trên cơ sở đó có thể đánh giá đúng
hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp đồng thời có thể đề ra được các biện pháp
cần thiết và hợp lý để quán lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh một cách
hợp lý nhất.
Chỉ tiêu chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
quan trọng vào bậc nhất của doanh nghiệp . Nó phản ánh đồng thời vấn đề của
doanh nghiệp như quy mô sản xuất, năng lực sản xuất, đặc điểm sản xuất, trình
độ tổ chức quản lý và sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất.


12

Trong doanh nghiệp, chỉ tiêu chi phí sản xuất luôn được quan tâm một các
h thỏa đáng. Nó có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống phân tích hoạt động kinh tế,
hệ thống sản xuất kinh doanh.
Qua chỉ tiêu phân tích chi phí theo khoản mục thì này quản lý doanh
nghiệp mới có thể nhìn nhận một cách đúng đắn về năng lực sản xuất kinh doanh

của mình, đánh giá được trình độ tổ chức quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất,
chỉ ra những bất cập lãng phí trong việc tiêu dùng các khoản mục này. Đồng
thời, phân tích tình hình thực hiện chi phí còn cung cấp các thông tin cho công
tác quản lý lập kế hoạch chi phí đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm.
Ngoài ra khi phân tích chỉ tiêu chi phí theo khoản mục thì các nhà quản lý
doanh nghiệp mới có thể có những thông tin kinh tế làm cơ sở cho các quyết
định kinh doanh như lựa chọn mặt hàng, xã định giá bán, xác định điểm hòa vốn,
xác định đơn giá thu mua, xác định cung cầu thị trường.
Phân tích chi phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện được các loại chi phí,
những hoạt động sinh ra chi phí và những nơi chịu chi phí để trên cơ sở đó có
được những biện pháp thiết thực quản lý và ứng xử với chi phí sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra phân tích chi phí còn nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác
quản lý chi phí, lập kế hoạch chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.2. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo khoản mục
2.2.1 Lập bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo khoản mục .




Chỉ tiêu phân tích là tình hình thực hiện chỉ Ctiêu Chi phí theo khoản mục
của công ty cổ phần Logistics cảng Đà Nẵng.
Các nhân tố ảnh hưởng:
- Chi phí nhân công trực tiếp: Cnc
- Chi phí nhiên liệu: Cnl
- Chi phí vật liệu: Cvl


13


Chi phí động lực: Cđl
Chi phí khấu hao TSCĐ: Ckh
Chi phí quản lý: Cql
Chi phí sửa chữa: Csc
Chi phí khác: Ck
Phương trình kinh tế :
-



∑C = Cnc+Cnl+Cvl+Cđl+Ckh+Cql+Csc+Ck


Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc :
C0 = Cnc0+Cnl0+Cvl0+Cđl0+Ckh0+Cql0+Csc0+Ck0



Giá trị chỉ tiêu ở kỳ ngiên cứu:
C1 = Cnc1+Cnl1+Cvl1+Cđl1+Ckh1+Cql1+Csc1+Ck1



Biến động tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích chi phí theo khoản mục:
∆C
=
C1

C0 =
(Cnl1+Cvl1+Cđl1+Ckh1+Cql1+Csc1+Ck1)


-

(Cnc0+Cnl0+Cvl0+Cđl0+Ckh0+Cql0+Csc0+Ck0 )
2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo khoản mục
a. Phân tích chi tiết các nhân tố.
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy chi phí nhân công trực tiếp kỳ gốc về
quy mô là 3164,82 triệu đồng , chiếm 15,43 % tổng chi phí kỳ gốc.
Đến kỳ nghiên cứu thì chi phí nhân công trực tiếp tăng lên về quy mô là
3671,92 triệu đồng, chiếm 13,22% tổng chi phí kỳ nghiên cứu, với tốc độ tăng là
16,02% .
Đây là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí
của công ty cp Logistics cảng Đà Nẵng.


14

Như vậy , khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp là bội
chi với mức bội chi tuyệt đối là 507,1 triệu đồng, mức tiết kiệm tương đối là
545,2 triệu đồng . Điều này cho thấy đây là hiện tượng tích cực có lợi cho doanh
nghiệp . Tuy bội chi tuyệt đối tăng nhưng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
như tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất…
Xét tới mức độ ảnh hưởng của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tới
tổng chi phí thì mức ảnh hưởng của nó là 2,47%.
Việc tăng chi phí nhân công trực tiếp bị tác động bởi các nguyên nhân chủ
yếu sau:
-

Nguyên nhân chủ quan:


+ Thứ nhất, tuy số lượng nhân công không tăng trong kỳ nghiên cứu so
với kỳ gốc, nhưng số lượng lao động có trình độ , bậc thợ cao, tay nghề giỏi tăng
lên thay thế cho những lao động tay nghề trình độ thấp. Điều đó làm cho bậc
lương của công nhân tăng lên, góp phần làm cho thành phần lương thời gian
trong doanh nghiệp tăng lên .
Đồng thời trình độ của người công nhân được nâng cao, năng suất lao
động tăng , kéo theo thành phần lương theo sản phẩm tăng, tổng quỹ lương của
doanh nghiệp cũng tăng.
+ Thứ hai, bên cạnh đó thì số ngày giờ làm việc thực tế của công nhân
trong kỳ tăng lên. Để có thể đảm bảo cho số lượng công nhân làm việc, phục vụ
cho quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã chú trọng đến công tác chăm lo sức khỏe
cho người lao động, đảm bảo an toàn cho họ nên đã giảm được số ngày vắng mặt
của công nhân . Điều đó cũng làm cho số tiền phụ cấp, thăm hỏi của doanh
nghiệp đối với công nhân ở đây tăng lên làm tăng chi phí nhân công trực tiếp.


15

Ngoài ra, để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp đã đầu tư dây
truyền thiết bị máy móc với công nghệ cao, hiện đại thay thế cho hàng loạt máy
móc cũ lạc hậu cho nên số ngày ngừng làm việc do phải bảo trì bảo dưỡng máy
móc giảm đi nhiều. Thêm vào đó thì quá trình cung cấp nguyên nhiên vật liệu
cũng diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn cho nên thời gian phải chờ nguyên
nhiên vật liệu không còn . Chính vì vậy mà số ngày làm việc thực tế của công
nhân tăng lên nhiều so với kỳ gốc .
Thời gian làm việc của công nhân tăng, số sản phẩm làm ra của công nhân
tăng, cả hai điều đó đã dẫn tới cho phí nhân công trực tiếp tăng.
+ Hai nguyên nhân nêu ở trên đều là hai nguyên nhân tích cực giúp cho
việc tăng năng suất lao động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý nhân công hơn nữa
để họ phát huy được tối đa năng lực sở trường của mình, không để lãng phí về
nhân công, tiền lương mà họ nhận được , kết hợp với chế độ khen thưởng hợp lý
để kích thích họ tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó thì cũng cần nâng cao
trình độ tay nghề của họ hơn nữa để đảm bảo nguồn nhân lực trong tương lai.
-

Nguyên nhân khách quan:

+ Thứ nhất là do điều kiện tự nhiên,
Trong kỳ nghiên cứu thì điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian mà người công nhân bị ngừng
việc do yếu tố khách quan tác động như mưa bão, thời tiết xấu… giảm. Bởi nếu
mưa bão, lốc xoáy nhiều thì các cần trực hay máy móc ngoài trời không thể thực
hiện, làm nhiệm vụ, nếu như cố làm hì sẽ gây ra hỏng hóc hay hậu quả khôn
lường cho doanh nghiệp.


16

Thời gian lao động tăng, nên chi phí tiền công tiền lương tăng. Hơn nữa
điều kiện sản xuất thuận lợi cùng với sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, năng
suất lao động của người công nhân tăng lên rõ rệt, người công nhân hoàn thành
vượt mức kế hoạch được giao. Vì vậy cho nên lương của người công nhân và các
khoản thưởng của họ nâng lên.
Đây chính là một trong những nguyên nhân tích cực giúp cho doanh
nghiệp đạt được lợi nhuận như mong muốn.
+ Thứ hai là việc thay đổi chính sách tiền lương.
Theo như tình hình kinh tế hiện nay, giá cả đầu vào tăng lên đang là xu
hướng chung của toàn thế giới. Nguyên nhân gây biến động giá thị trường bắt

nguồn từ cả khía cạnh cung cầu và chi phí. Hầu hết các doanh nghiệp đang phải
đối đầu với cơn sốt giá vật tư.
Bên cạnh đó, dân cư đặc biệt là người lao động , những người có thu nhập
thấp gặp rất nhiều khó khăn bởi giá sinh hoạt đồng loạt tăng lên cao. Chính vì
vậy mà việc doanh nghiệp cầ n thực hiện trước mắt đó là tăng lương cho công
nhân. Mặc dù mức tăng lương dó với mức tăng tăng của giá cả là không cân
xứng nhưng nó vẫn giải quyết được các vấn đề bức xúc trong cuộc sống hiện nay
của người lao động.
Tăng tiền lương của người lao động thì cũng đồng nghĩa với chi phí nhân
công của doanh nghiệp tăng lên cao.
Chính vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra được các giải pháp tốt nhất. Doanh
nghiệp nên dựa vào nhà nước thông qua việc hướng dẫn, cung cấp thông tin và
các chính sách điều tiết vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng . Tuy nhiên thì sự lỗ lực
của bản thân doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định.


17

Giải pháp trước tiên chính là hạn chế sự ảnh hưởng của sự tăng giá thông
qua việc giữ ổn định mức lương cho nhân viên. Chi phí tiền lương không thể co
hẹp quá mức cho phép, nếu không sẽ dẫn đến tác hại lớn cho danh nghiệp.
Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại kế hoạch phân công sao cho hợp lý và
đổi mới công tác quản lý chế độ khen thưởng và phúc lợi cho nhân viên. Nếu
như trước đây doanh nghiệp trả lương cho công nhân theo thời gian, thì bây giờ
doanh nghiệp có thể trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản
xuất.
Ngoài ra doanh nghiệp cần chú trọng việc xét khen thưởng và nên khen
thưởng ở mức độ nào thì hợp lý và xứng đáng với công nhân để có thể khuyến
khích , nâng cao tinh thần làm việc hết mình của công nhân viên trong doanh
nghiệp.

*Chi phí Nhiên liệu
Từ bảng số liệu ta có thể thấy chi phí nhiên liệu của kỳ nghiên cứu là
1574,87 triệu đồng, chiếm 5,67% tổng chi phí của doanh nghiệp. So với kỳ gốc
thì chi phí nhiên liệu tăng 594,45 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 60,63%
. Có thể thấy chi phí nhiên liệu có tốc độ tăng rất cao so với kỳ gốc. Điều này thể
hiện khoản mục chi phí nhiên liệu đã bội chi với mức bội chi tuyệt đối là 594,45
triệu đồng, mức ội chi tương đối là 241,46 triệu đồng. Qua hai con số trên có thể
thấy việc chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng chưa thật sự tối ưu hóa để tăng năng
suất hiệu quả công việc và giá trị sản lượng .
Xét đến mức độ ảnh hưởng của chi phí nhiên liệu đến tổng chi phí kỳ gốc
thì mức độ ảnh hưởng của nó là 2,9%.
Theo như ta đã biết thì :
∑Cnl = Định mức tiêu hao nhiên liệu × giá đơn vị nhiên liệu


18

Doanh nghiệp đã tăng cả hai loại nhân tố trong công thức trên ở kỳ nghiên
cứu so với kỳ gốc , chính vì vậy mà chi phí nhiên liệu ở kỳ nghiên cứu tăng vọt
so với kỳ gốc.
Việc tăng chi phí nhiên liệu bị tác động bởi các nguyên nhân sau:
-

Nguyên nhân chủ quan:

+ Thứ nhất là mức tiêu hao nhiên liệu tăng cao.
Bời là doanh nghiệp Logistics cho nên việc doanh nghiệp tiêu hao nhiều
nhiên liệu để vận hành phương tiện máy móc là điều đương nhiên.
Ở kỳ nghiên cứu thì doanh nghiệp nhận được nhiều hợp đồng vận tải hơn
cho nên phương tiện vận tải được sử dụng nhiều. Điều đó làm cho nhiên liệu

cũng tăng lên đáng kể, và chi phí nhiên liệu tất nhiên sẽ tăng lên. Đây là lý do
tích cực của việc chi phí nhiên liệu tăng.
Doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều phương tiện vận tải, máy móc thiết bị
hơn. Chính vì vậy cho nên nhiên liệu đề vận hành phương tiện và máy móc cũng
tăng cao.
Các phương tiện có năng suất hoạt động thấp hơn cũng được thay thế bởi
các phương tiện có thể phục vụ được nhiều hàng hóa hơn, mà phương tiện hiện
đại hơn, có quy mô hơn thì tất nhiên cũng sử dụng nhiên liệu nhiều hơn.
Về mặt máy móc thiết bị, thì doanh nghiệp cũng đầu tư để phát triển hơn ,
việc mua thêm, thay thế các máy móc có năng suất hoạt động cao hơn đã làm
cho việc tiêu hao năng lượng, nhiên liệu tăng lên rất nhiều.
Những lý do trên là lý do tích cực, bởi nó đem lại hiệu quả cho năng suất
làm việc của doanh nghiệp.


19

Ngoài ra thì việc doanh nghiệp vẫn còn giữ các máy móc thiết bị cũ , công
suất làm việc kém mà lại gây tốn nhiên liệu. Vì vậy cho nên doanh nghiệp cũng
cần có các giải pháp như thanh lý những máy móc thiết bị cũ và lạc hậu đó đi.
+ Thứ hai đó là việc thực hiện phương tiện, máy móc chưa đúng cách cho
nên gây tốn nhiên liệu.
Doanh nghiệp cần có các giải pháp. Đầu tiên là hướng dẫn cho công nhân
viên sử dụng phương tiện máy móc một cách hợp lý, đúng đắn để ko gây tốn
nhiên liệu. Bên cạnh đó cần quản lý công nhân viên sát xao trong việc thực hiện
nhiệm vụ bằng phương tiện máy móc, để công nhân viên thực hiện tốt và tối ưu
hóa được năng suất của phương tiện máy móc sao cho nó tương xứng với số
năng lượng, nhiên liệu mà doanh nghiệp phải bỏ ra.
-


Nguyên nhân khách quan:

+ Thứ nhất là do giá cả của nhiên liệu tăng so với kỳ gốc.
Với tình hình hiện nay, nhà nước đã cố gắng giữ bình ổn cho giá của nhiên
liệu tuy nhiên việc tăng giá của nhiên liệu không thể tránh khỏi. Với mỗi đơn vị
nhiên liệu thì giá cả có thể chỉ tăng tương đối ít tuy nhiên lượng tiêu hao của
doanh nghiệp nhiều cho nên chi phí nhiên liệu của doanh nghiệp cũng tăng lên
đáng kể.
+ Thứ hai là do cơ sở hạ tầng của giao thông.
Ở kỳ nghiên cứu thì cơ sở hạ tầng của giao thông chưa được nâng cấp
nhiều, nhiều nơi hỏng hóc mà chưa được sửa chữa kịp thời cho nên phương tiện
vận tải của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Phương tiện vận tải của doanh
nghiệp phải đi đường vòng, đường xa hơn cho nên nhiên liệu sử dụng cũng tăng
đáng kể. Điều đó làm cho chi phí nhiên liệu tăng lên một phần nào đó.


20

*Chi phí vật liệu
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, ở kỳ nghiên cứu chi phí vật liệu là
1383,22 triệu đồng, chiếm 4,98% tổng chi phí của công ty Logistics cảng Đà
Nẵng. Chi phí vật liệu ở kỳ nghiên cứu có tốc độ tăng 67,12% so với kỳ gốc,
tương đương với 557,54 triệu đồng. Có thể thấy ở kỳ nghiên cứu, chi phí này
tăng lên rất nhiều lần so với kỳ gốc. Điều này đã làm bội chi với số bội chi tuyệt
đối là 557,54 triệu đồng, số bội chi tương đối là 276,33 triệu đồng. Qua hai con
số bội chi trên thì ta có thể thấy Doanh nghiệp cần tim ra nguyên nhân để đưa ra
các biện pháp thích hợp để tối ưu hóa việc sử dụng vật liệu sao cho thích hợp và
làm tăng năng suất hơn nữa.
Mức độ ảnh hưởng của chi phí vật liệu đến tổng chi phí là 2,72%.
Việc tăng chi phí vật liệu bị tác động bởi các nguyên nhân sau đây:

Ta có : ∑Cvl = định mức tiêu hao vật liệu × giá đơn vị vật liệu
-

Nguyên nhân chủ quan:

+ Doanh nghiệp mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, quy trình
công nghệ kỹ thuật cao thay thế cho những máy móc thiết bị cũ lạc hậu, quy
trình công nghệ thấp.
Mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn này là tăng năng suất lao
động , tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy cho nên doanh nghiệp cần
áp dụng nhiều biện pháp , một trong số biện pháp hiệu quả nhất đó là thanh lý
các máy móc thiết bị cũ lạc hậu, năng suất thấp, quy trình công nghệ lạc hậu và
thay vào đó là các quy trình công nghệ tiên tiến hiện đại , mua sắm thêm nhiều
máy móc thiết bị hiện đại.


21

Điều này sẽ đồng nghĩa với việc năng suất lao động tăng lên , sản phẩm
làm ra nhiều hơn, vì vậy mà cần nhiều vật liệu phục vụ sản xuất hơn. Chính điều
này một phần đã làm tăng chi phí vật liệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cần sử dụng máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả nhất để
tránh lãng phí vật liệu bởi các sản phẩm hư hỏng, không đạt chỉ tiêu chất lượng
sản phẩm.
+ Ở kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã tìm được nguồn cung ứng vật liệu
mới chất lượng tốt hơn, có nhiều loại vật liệu có già thành rẻ hơn, điều kiện vận
chuyển lại gần hơn thuận tiện hơn cho công tác nhập hàng cho nên doanh nghiệp
chủ động mua vật liệu nhập kho để dự trữ đề phòng giá thành tăng lên cao.
Mua nhiều vật liệu hơn tất nhiên sẽ làm cho chi phí vật liệu tăng lên cho
dù giá thành của một số loại có rẻ hơn kỳ gốc.

-

Nguyên nhân khách quan:

+ Thứ nhất là do quan hệ cung cầu trên thị trường.
Trong giai đoạn này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
cũng đã tận dụng thời cơ thu mua vật liệu vì vậy đã phần nào đẩy giá lên cao.
Trong khi đó doanh nghiệp lại tăng công xuất máy mở rộng quy mô sản xuất,
mua vật liệu tích trữ do vậy giá cả vật liệu tăng. Có thể thấy đây chính là nguyên
nhân làm cho chi phí vật liệu của doanh nghiệp tăng.
+ Thứ 2 do điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên cũng là một nhân tố ảnh hưởng cũng không nhỏ đến
chi phí vật liệu của doanh nghiệp. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên
công tác thu mua vật liệu gặp khó khăn, làm tăng chi phí thu mua, chi phí vận
chuyển vật liệu cũng tăng lên không kém.


22

Bốn nguyên nhân vừa phân tích trên đều là những nguyên nhân góp phần
làm tăng chi phí vật liệu của doanh nghiệpđồng nghĩa với việc tăng tổng chi phí
của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp hiệu quả để góp
phần giảm yếu tố tiêu cực, phát huy mặt tích cực để giảm chi phí cho doanh
nghiệp.
*Chi phí động lực
Theo bảng số liệu thì ở kỳ nghiên cứu chi phí động lực của doanh nghiệp
là 1677,65 triệu đồng, chiếm 6,04% tổng chi phí của doanh nghiệp. Với tốc độ
tăng là 28% tương ứng với 367,01 triệu đồng. Điều này đã làm chi phí bội chi
với mức bội chi tuyệt đối là 367,01 triệu đông, mức tiết kiệm tương đối alf 68,77
triệu đồng. Qua hai con số tuyệt đối và tương đối đo sta có thể thấy chi phí bội

chi nhưng có ích cho doanh nghiệp, làm tăng giá trị sản xuất và tăng năng suất
hoạt động.
Xét về mức độ ảnh hưởng tới tổng chi phí thì nó có mức độ ảnh hưởng là
1,79%.
Chi phí động lực tăng là do các nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Doanh nghiệp mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị , nên việ cvaajn
hành các máy móc thiết bị này sẽ tốn nhiều điện hơn kỳ gốc. Đương nhiên thì
điều này sẽ làm chi phí động lực cao hơn nhiều so với kỳ gốc.
+ Doanh nghiệp mở rộng kinh doanh kho bãi cho nên sử dụng nhiều đèn,
quạt thông gió, nhiều máy móc thiết bị hơn, nên sử dụng nhiều điện hơn . Chính
vì vậy mà chi phí động lực của doanh nghiệp cũng nhiều hơn.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do giá thành điện năng ngày một tăng, và giá thành điện năng thì tăng
theo mức độ sử dụng của doanh nghiệp . Ở mỗi mức thì giá sẽ ngày càng cao
hơn. Vì vậy chi phí động lực cũng tăng đáng kể.


23

*Chi phí khấu hao TSCĐ
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 2 kỳ. Ở kỳ gốc, chi phí này là 6405,52 triệu
đồng, chiếm 31,23% tổng chi phí. Ở kỳ nghiên cứu thì nó là 7807,69 triệu đồng,
chiếm 28,11% tổng chi phí kỳ nghiên cứu. Tốc độ tăng của chi phí này không
cao như các chi phí trước đó, là 21,89% tương đương với 1402,17 triệu đồng.
Điều này đã làm bội chi với mức bội chi tuyệt đối là 1402,17 triệu đồng, mức tiết
kiệm tương đối là 727,66 triệu đồng. Qua 2 con số trên có thể thấy đây là động
thái tích cực cho doanh nghiệp.
Về mức độ ảnh hưởng tới tổng chi phí thì nó làm tổng chi phí tăng lên

6,84%.
Chi phí khấu hao TSCĐ tăng là do các nguyên nhân sau đây:
-

Nguyên nhân chủ quan:

+ Trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, có
giá trị lớn thay thế cho những máy móc thiết bị cũ lạc hậu. Tài sản có giá trị lớn,
nguyên giá tăng, khiến cho chi phí khấu hao tăng. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Mặc dù việc thay thế máy móc
thiết bị hiện đại có làm cho tổng chi phí tăng nhưng việc làm này lại là cơ sở tạo
tiền đề cho việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu
và tiết kiệm sức lao động của con người theo đơn vị sản phẩm.
+ Thời gian hữu dụng của phương tiện vân tải, máy móc trang thiết bị
mới của doanh nghiệp được đặt ra ít hơn so với các phương tiện, máy móc trang
thiết bị của kỳ gốc đã bị thanh lý . Chính vì vậy mà mức khấu hao tài sản cố định
của mỗi phương tiện, máy móc là lớn hơn rất nhiều. Điều đó đã là cho chi hí
khấu hao TSCĐ tăng cao.
+ Giá trị thu hồi sau khi thanh lý các phương tiện, máy móc trang thiết bị
hết thời gian sử dụng ít hơn do phương tiện, máy móc trang thiết bị đã cũ nát,


24

năng suất hoạt động kém hiệu quả, tốn nhiên liệu. Điều này cũng một phần làm
cho mức khấu hao TSCĐ tăng lên và làm chi phí khấu hao TSCĐ tăng lên.
-

Nguyên nhân khách quan:


+ Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ cho nên các TSCĐ được sản xuất
ra ngày một nâng cao hơn, có nhiều tính năng hơn , giúp năng suất hoạt động
tăng cao . Tuy nhiên điều đó không có nghĩa giá thành của TSCĐ không tăng
lên. Bởi vì là TSCĐ mới được sản xuất, chưa có nhiều nên giá thành của nó cũng
tăng lên tỷ lệ thuận với tính năng ngày càng nâng cao của nó. Mà giá TSCĐ tăng
thì đồng nghĩa với việc chi phí khấu hao TSCĐ sẽ tăng theo.
Tất cả các nguyên nhân trên đã làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định,
tuy nhiên thì đó là một động thái có lợi cho doanh nghiệp, bởi chi phí này tăng
nhưng đồng thời năng suất hoạt động cũng tăng và làm tăng giá trị sản xuất của
doanh nghiệp lên cao.
*Chi phí quản lý
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, ở kỳ gốc chi phí quản lsy là 2143,38
triệu đồng, chiếm 10,45% tổng chi phí doang nghiệp. Ở kỳ nghiên cứu chi phí
quản lý là 3488,6 triệu đồng, chiếm 12,56% tổng chi phí của kỳ nghiên cứu. Chi
phí quản lý đã tăng 1345,22 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 62,76%,
đây là một trong những chi phí có tốc độ tăng cao nhất của doanh nghiệp. Điều
đó đã làm cho doanh nghiệp bội chi với mức bội chi tuyệt đối là 1345,22 riệu
đồng, mức bội chi tương đối là 632,54 triệu đồng. Về mức độ ảnh hưởng tới tổng
chi phí thì nó làm tổng chi phí tăng 6,56% .
Chi phí quản lý là những chi phí có liên quan đến mọi hoạt động trong
doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nó bao gồm các tiểu khoản sau
đây :
- Chi phí về khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ thuộc bộ phận quản lý
doanh nghiệp.


25

- Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công
nhân viên quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí về điện nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm.
- Chi phí về giao dịch.
- Chi phí về thuế môn bài, sử dụng nhà đất.
Việc chi phí quản lý tăng là do các nguyên nhân sau đây:
-

Nguyên nhân chủ quan:

Công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp chưa tốt, năng lực quản lý của cán
bộ nhân viên còn hạn chế, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, sắp xếp công việc
chưa phù hợp với khả năng và trình độ lao động. Do vậy đã bội chi chi phí, giảm
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một trong những nhân tố làm kìm hãm sự
phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu
cực.
Doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp đẻ giải quyết vấn đề này. Cần
tạo nhiều cơ hội cho các nhà quản lý đi các hội thảo, đi học các khóa về khoa học
quản lý để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Các nhà quản lý cần học hỏi
thêm nhiều để tăng khả năng quản lsy của mình lên , giúp cho doanh nghiệp vừa
đảm bảo tăng năng suất hiệu quả vừa đảm bảo được mức chi phí không bị bội chi
quá nhiều.
-

Nguyên nhân khách quan:

Trong kỳ nghiên cứu vừa qua do có sự thay đổi về chính sách thuế của nhà
nước nên các khoản chi về chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Ngoài ra các yếu
tố đầu vào như văn phòng phẩm thiết bị in ấn đều tăng về giá cả vì vậy làm cho
doanh nghiệp bội chi. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
*Chi phí sửa chữa :
Theo như bảng số liệu thì ở kỳ gốc chi phsi sửa chữa là 5453,82 triệu

đồng, chiếm 26,59 % tổng chi phí doanh nghiệp. Đến kỳ nghiên cứu thì chi phí
này là 7682,7 triệu đồng, chiếm 27,66% tổng chi phí doanh nghiệp. Đây là chi


×