Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

đề cương sử lớp 11 hk2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.1 KB, 3 trang )

1. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của TD Pháp đã bị quân dân ta từng bước đánh bại như thế
nào
Chiều ngày 31/8/1858 , liên quân Pháp – TBN , bao gồm khoảng 3000 binh lính và sĩ quan , phân
bố trên 14 chiến thuyền trong đó có những chiếc vô cùng lớn (soái hạm Nemesis) và những tàu
lớn được trang bị đại bác có sức sát thương lớn , kéo tới dàn trận và khiêu khích tại cửa biển Đà
Nẵng(ĐN) , đối mặt với lực lượng nhà Nguyễn có khoảng hơn 2000 quân . Dự định của Fáp là sẽ
chiếm ĐN làm bàn đạp đánh ra Huế để nhanh chóng buộc triều đình Nguyễn đầu hàng.
Sáng 1-9-1858 , quân địch (phó đô đốc hải quân De Genouilly) gửi tối hậu thư cho trấn thủ ĐN.
Nhưng không thèm đợi trả lời , quân Pháp – TBN đã nổ đai bác tấn công ĐN và đổ bộ vào bán
đảo Sơn Trà.
Quân dân ta đã anh dũng chống trả quân xâm lược , đẩy lùi các cuộc tấn công của Pháp, trong đó
sử dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” để gây khó khăn cho giặc Pháp. Liên quân Pháp –
TBN bị cầm chân suốt 5 tháng ( từ cuối tháng 8-1858 đến đầu tháng 2-1859) tại bán đảo Sơn Trà.
 Bước đầu làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp , buộc chúng phải đổi
mục tiêu sang Gia Định và trì hoãn xâm lược.
Ngày 9-2-1859 , hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần giờ lên Sài gòn, Ban đầu , chúng dự
định chiếm nhanh chóng Nam kỳ , để làm bàn đạp tấn công Huế cũng như có thể đánh sang
Cambodia và cắt đứt con đường tiếp tế của Huế cũng như chiếm vựa lúa quan trọng .
Tuy nhiên Pháp đã bị vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân và dân ta nên mãi tới 16-2-1859
thì Pháp mới đến được Gia Định . Ngày 17-2 chúng nổ súng đánh thành . Quân đội triều đình
nhanh chóng tan rã , bất chấp việc có số quân đông và lợi thế .Chỉ trong một chốc Gia Định đã
thất thủ vào tay giặc.Tuy nhiên, trái ngược lại với quân triều đình ,các đội dân binh chiến đấu rất
dũng cảm , ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng . Mặt khác Pháp không nhận
được bất cứ sự ủng hộ nào của những người Công giáo tại Gia Định và không đủ quân để giữ
thành. Cuối cùng Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành , đốt trụi mọi thứ và rút quân xuống các
tàu chiến
 Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại , buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh
phục từng gói nhỏ”
Đáng tiếc rằng , bất chấp việc Pháp đã thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh , và kể
cả việc Pháp đang phải chia sẻ quân tại TQ và Italia , cũng như việc số lượng quân tại Gia Định chỉ
có khoảng 1000 tên , và bất chấp việc quân dân ta đã cố gắng tấn công làm hao mòn sinh lực


địch thì chúng ta đã không thể lợi dụng tình hình để đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ của ta.
2. Chiến thắng Cầu giấy lần 1 và lần 2 , tường thuật diễn biến , kết quả và ý nghĩa ?
Sgk toàn bộ từ trang 117 cho đến trang 121 , phần chữ nhỏ không cần học nhưng vẫn nên xem
qua
Kết quả chiến thắng lần 1 : toàn bộ quân Pháp bị tiêu diệt , Garnier bỏ xác . Quân Pháp ngày càng
hoang mang và lo sợ trong khi quân ta khí thế càng lúc càng hùng hục và dâng cao. Mặc dù vậy


triều đình Huế vẫn ký với pháp hiệp ước Giáp Tuất 1874 để thừa nhận quyền cai trị của Pháp tại
Nam Kỳ và… Ý nghĩa sgk
3. Từ hiệp ước Nhâm Tuất(1862) đến hiệp ước Patenotre(1884) , thái độ của triều đình Huế đối với
thực dân Pháp có sự thay đổi như thế nào.
Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang ngày một dâng cao , khiến quân giặc vô
cùng bối rối thì triều đình Huế lại ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), bao gồm 12 điều
khoản trong đó có những điều khoản bán nước rất rõ ràng như nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh
miền Đông Nam kỳ và Côn Lôn . Nếu như trước đó khi Pháp tiến đánh Đà Nẵng và Gia Định ,
triều đình Huế còn bày tỏ một chút lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của mình thì với hiệp
ước này , triều đình Huế đang bước đầu trở nên bạc nhược và bước đầu suy yếu hoàn toàn về
mặt ý chí chống Pháp cũng như suy yếu về mặt đạo đức và đường lối lãnh đạo. Không những thế
, nếu như trước đó triều đình Huế còn hợp tác với quân dân ta để đánh giặc Pháp thì sau hiệp
ước 1862 , nhà Nguyễn còn ra lệnh cho nghĩa binh của ta tại miền Nam phải giải tán
 Thái độ đang từ chống Pháp mà dần biến thành thân Pháp , tìm cách làm hài lòng Pháp
 bạc nhược , mang tính phản bội.
Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ , Pháp bắt tay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và
chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng. Chúng vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1862 và
thậm chí, chúng còn trắng trợn yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát 3 tỉnh
miền Tây Nam Kỳ. Trước yêu cầu này , triều đình Huế đã phản ứng vô cùng lúng túng , điều đó
tạo thuận lợi cho Pháp để chúng tiến hành chiếm nốt các tỉnh Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên
chỉ trong 5 ngày ( từ 20-24/6/1867) mà không tốn một viên đạn
 Thái độ của triều đình Huế rất bạc nhược và kém cỏi , lúng túng trước sự tình .

Tệ hơn cả , triều đình Huế đã dần giao thẳng lục tỉnh Nam Kỳ cho Pháp khi mà phong trào kháng
chiến của quân và dân ta ở miền Nam vẫn còn mạnh mẽ và vẫn còn hy vọng. Có thể thấy , triều
đình Huế đang ngày càng sợ Pháp và ngày càng hình thành tâm lý chấp nhận , thờ ơ trước những
hành động xâm lược của chúng. Triều đình Huế năm 1867 thậm chí dường như mặc định rằng
lục tỉnh Nam kỳ đã là của Pháp và không cần đòi lại hay gì nữa . Không chỉ như vậy triều đình Huế
còn phản ứng rất chậm chạp trước những bước đi của Pháp , bởi vì mãi khi Pháp đã chiếm được
miền Nam thì triều đình Huế mới cử người sang học kỹ thuật và nói tiếng Pháp.
Sau khi chiếm được Nam Kỳ , Pháp bắt tay vào xâm lược Bắc Kỳ , điển hình là 2 lần hành quân ra
miền Bắc của chúng vào năm 1873 và năm 1882-1883. Tuy nhiên cả 2 lần hành quân này của
Pháp đều thất bại do phải đối đầu với tinh thần bất khuất của quân và dân ta. Cả 2 lần , 2 chỉ huy
của Pháp đều chết và toàn bộ quân Pháp đều bị tiêu diệt . Tưởng như sự kiện đó sẽ thay đổi thái
độ bạc nhược trước PHáp của nhà Nguyễn nhưng thực tế , triều đình vẫn nuôi ảo tưởng lấy lại
quốc gia bằng con đường thương thuyết cũng như không có nhiều đóng góp trong 2 chiến thắng
của ta . Triều đình Huế thậm chí còn ký hiệp ước Giáp Tuất 1874, theo đó thừa nhận quyền cai trị
của Pháp tại nam kỳ lục tỉnh để đổi lấy sự rút quân của chúng , qua đó phản ánh tinh thần nhu
nhược và muốn lún sâu vào thỏa hiệp của triều đình Huế.


Sáng 18-8-1883 , hạm đội Pháp đã tiến vào cửa Thuận An , nổ súng công phá kinh thành Huế và
cuối cùng thì đã ép nhà Nguyễn phải ký với chúng hiệp ước Harmand , thừa nhận quyền bảo hộ
của Pháp trên toàn Việt Nam . Đây đánh dấu thái độ từ bạc nhược , sợ hãi và lúng túng trước
Pháp trở thành thái độ đầu hàng , phục tùng của quan quân triều Nguyễn . Với việc Pháp đàn áp
hoàn toàn ngọn cờ kháng chiến của ta tại Bắc kỳ và với việc hiệp ước Patenotre (25-8-1884)
được ký kết , nước Việt Nam ta chính thức rơi vào tay giặc Pháp. Triều đình Huế chính thức nhận
sự “bảo hộ” của Pháp
Như vậy , thái độ của nhà Nguyễn với Pháp từ hiệp định Nhâm Tuất 1862 đến hiệp đinh
Patenotre có thể nói là từ thái độ bạc nhược , lúng túng thờ ơ và chủ quan trước những hành
động cướp nước ta của Pháp , thành thái độ phục tùng , đầu hàng hoàn toàn trước giặc
4. Phong trào Cần Vương? Hoàn cảnh bùng nổ và các giai đoạn phát triển?
Sgk toàn bộ phần 1 la mã của bài 21 , có thể bỏ qua phần chữ in nhỏ nhưng vẫn nên xem qua và

đưa vào vài ý nếu muốn)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×