ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 – SINH 11
1. Thế nào là vận động theo ánh sáng, trọng lực, đồng hô sinh học, sức trương nước ? Giải thích ?
Loại Khái niệm Giải thích
Vận động
theo ánh sáng
(Hướng sáng)
- Là sự vận động của một
bộ phận cây (hoa, ngọn) về
phía ánh sáng, khi ánh sáng
chiều vào một phía của cây
- Khi ánh sáng chiếu vào một phía của cơ thể, auxin từ phía
được chiếu sáng chuyển sang phía không được chiếu sáng, nồng
độ auxin cao của phía này đã kích thích sự sinh trưởng của tế
bào và chính sự sinh trưởng không đồng đều của hai lớp tế bào ở
hai phía của ngọn đã làm cho ngọn cây cong về phía được chiếu
sáng
- Ví dụ:
+ Hoa hướng dương buổi sáng hướng về hướng Đông, buổi
chiều quay về hướng Tây
+ Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng mạnh
Vận động
theo trọng lực
( Hướng đất )
- Là sự vận động của rễ cây
luôn luôn hướng xuống đất,
ngay cả khi ta đặt cây nằm
ngang
- Khi ta đặt cây nằm ngang, auxin tập trung ở nửa dưới của thân,
do tác dụng của trọng lực. Nồng độ auxin cao ở mặt dưới rễ đã
ức chế sự sinh trưởng của tế bào và rễ cong xuống chính là do sự
sinh trưởng không đồng đều của lớp tế bào ở hai phía của rễ
Vận động
theo đồng hồ
sinh học
( Ứng động
sinh trưởng)
- Là sự vận động theo một
nhịp điệu nhất định trong
ngày
-Do các nhân tố môi trường : ánh sáng, nhiệt độ, … đã tác động
lên cơ thể không theo một phía xác định
- Ví dụ: Vận động nở hoa, vận động ngủ
Vận động
theo sức
trương nước
( Ứng động
không sinh
trưởng)
- Là sự vận động theo sự
thay đổi sức trương nước
của các tế bào khớp gối
- Các vận động đậy nắp, khép bẫy, cụp lá, cụp cành xảy ra do tác
động cơ học là do các bơm ion hoạt động, kéo các ion và tiếp đó
là nước ra khỏi tế bào khớp, làm cho các tế bào này mất sức
căng trương nước
- Ví dụ:
+ Vận động cụp lá, cụp cành của các cây thuộc họ Trinh nữ
+ Vận động của các cây ăn thịt
2. Phân biệt Hướng động và vận động cảm ứng
Tiêu
chí
Hướng động Vận động cảm ứng ( Ứng động)
Định
nghĩa
- Là hình thức phản ứng của một bộ phận của
cây trước tác nhân kích thích theo một hướng
xác định
- Là hình thức phản ứng của cây trước một tác
nhân kích thích không xác định
Các
kiểu
- Hướng sáng, hướng nước, hướng đất ( hướng
trọng lực), hước hóa, hướng nước, hướng tiếp
xúc, hướng nhiệt …
- Ứng động sinh trưởng( vận động theo đồng hồ
sinh học) : vận động quấn vòng, vận động nở hoa,
vận động ngủ thức …
- Ứng động không sinh trưởng ( vận động theo sự
thay đổi sức trương nước): vận động tự vệ, vận
động bắt mồi …
1
Cơ
quan
thực
hiện
- Bao lá mầm ( ở cây hòa thảo)
- Thân, cành, rễ của các loài cây khác …
- Lá, cánh hoa, đài hoa, thể gối ở cây trinh nữ …
Cơ chế
chung
- Do sự phân bố lại của auxin dẫn đến nồng độ
auxin không đều ở hai phía đối diện nhau, vì thế
dẫn đến sự sinh trưởng không đồng đều ở hai
phía đối diện của cơ quan ( thân, rễ, bao lá mầm
)
- Do sự thay đổi trạng thái trương nước, co rút
chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý, sinh
hóa theo nhịp đồng hồ sinh học hoặc trước tác
nhân kích thích của môi trường.
Đặc
điểm
- Cử động theo một chiều hướng nhất định do
tác động của điều kiện ngoại cảnh
- Liên quan tới bộ phận non của cây, sự phân
chia tế bào và sự tăng trưởng
- Chịu tác động của chất sinh trưởng (auxin)
- Có hầu hết thực vật
- Cử động không theo một chiều hướng, có tính
đồng loạt trong 1 thời điểm
- Liên quan tới cơ chế cử động trương nước,
không liên quan tới phân chia tế bào
- Không chịu tác động của chất sinh trưởng
- Mang tính chủng loại
Vai trò
- Giúp cây thích ứng với sự biến động của điều
kiện môi trường
- Trong trồng trọt, việc tưới nước bón phân tạo
điều kiện cho hệ rễ phát triển theo ý muốn
- Giúp cây thích nghi đa dạng với biến đổi của
môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, đảm bảo cho
cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh hay
chậm theo nhịp điệu sinh học
3. Phân biệt khái niệm sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng Phát triển
- Là sự tăng một chiều về số lượng, kích thước,
khối lượng của tế bào , mô, cơ quan, cơ thể
( Sự thay đổi về lượng )
- Là sự hình thành nên những cơ quan mới mang một chức
năng mới, thường được đánh dấu rõ nhất ở sự ra hoa
( Sự thay đổi về chất )
4. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp
Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thức cấp
- Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên
do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh
( làm cho cây cao lên )
- Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự
phân chia tế bào của mô phân sinh bên
( làm cho cây to ra )
5. Tác dụng sinh lý của các nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật
- Các tác dụng sinh lý của các chất điều hòa sinh trưởng rất đa dạng. Do đó đối với mỗi nhóm chất chỉ chọn một
sớ tác dụng sinh lý đặc trưng cho nhóm.
Nhóm
Hoocmon Tác dụng sinh lý
2
Nhóm
Hooc
môn
kích
thích
sinh
trưởng
1. Auxin
( AIA)
- Gây tính hướng động của cây ( hướng sáng , hướng đất )
- Kích thích pha dãn và phân chia của tế bào
- Ra rễ cành giâm, cành chiết
- Kích thích đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt
- Gây ra hiện tượng ưu thế ngọn ( khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng sẽ ức chế sinh
trưởng chồi bên và rễ bên)
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hoạt động sinh lý : quang hợp, hô hấp, …, sự vận
động của chất nguyên sinh
2.
Gibêrelin
(GA)
- Nguyên phân, kéo dài tế bào
- Kích thích sự nảy mầm của hạt và củ
- Kích thích sự ra hoa
- Phân giải tinh bột
- Tạo quả không hạt
- Ảnh hướng đến sự phân hóa giới tính: ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát
triển hoa đực trong sự phát triển và phân hóa của cơ quan sinh sản
- Ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình trao đổi chất, hoạt động sinh lý …
3.
Xitôkinin
- Phân chia tế bào
- Kìm hãm sự hóa già của các cơ quan của cây
- Phân hóa chồi bên trong nuôi cấy mô Callus
- Làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn, làm phân cành nhiều
- Một số trường hợp ảnh hưởng lên sự nãy mầm của hạt và củ
Nhóm
Hooc
mon
ức
chế
sinh
trưởng
4. Êtilen
- Tăng chiều ngang
- Khởi động tạo rễ, lông hút
- Gây cảm ứng ra hoa, lá
- Ra quả trái vụ
- Thúc quả chín sớm
- Ức chế sự phát triển của chồi bên
5. Axit
abxixic
(AAB)
- Điều chỉnh sự rụng lá
- Điều chỉnh sự ngủ nghỉ của hạt
- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
- Sự hóa gìa
6. Các hợp
chất
phênol và
các chất
làm chậm
sinh
trưởng
- Các hợp chất phênol: Hoạt hoá enzim AIA ( ôxiđaza) phân hủy auxin trong cây kìm
hãm sự dãn của tế bào. Cùng với AAB gây ảnh hưởng đến trạng thái ngủ nghỉ của cây
- Các chất làm chậm sinh trưởng
+ CCC (clo colin clorit): kìm hãm sự tổng hợp GA ứng chế sự dãn của tế bào, ức chế
sinh trưởng chiều cao cây. Xúc tiến sự ra hoa kết quả sớm
+ MH ( Malein Hidrazil): là chất kháng AIA Kìm hãm sự nẩy mầm và thời gian ngủ
nghỉ của hạt, ức chế chồi bên, xúc tiến sự hóa già, nhanh làm khô, rụng lá
+ ATIB (Axit 2,3,5 – Triiot Benzoic): giảm ưu thế ngọn, làm chậm sinh trưởng chồi
3
ngọn, xúc tiến sự phân cành, ra hoa và hình thành củ
6. Nêu nguyên tắc ứng dụng và một số ứng dụng của các nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật
* Nguyên tác ứng dụng:
- Thăm dò nồng độ thích hợp cho từng cây và từng mục đích sử dụng ( thường nồng độ rất thấp, mức đọ ppm)
- Phải đảm bảo các điều kiện khí hậu, đất đai, phân bón, … tối ưu
- Phải chú ý đến tính hỗ trợ và tính đối kháng giữa các nhóm chất, và tính chọn lọc ( đối với các chất diệt cỏ)
* Một số ứng dụng của các nhóm chất điều hoa sinh trưởng của thực vật
Nhóm Hoocmon Ứng dụng
Nhóm Hoocmôn kích thích sinh trưởng
1. Auxin
( AIA)
- Phun lên lá giúp cây sinh trưởng tốt, giúp đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt ( cà
chua)
- Sử dụng cho việc ra rễ nhanh các cành chiết, cành ghép, càng giâm, ra rể của mô sẹo
trong nuôi cấy vitro
- Ngắt ngọn để được nhiều nhánh, cành, để tạo một thế cây, dáng cây theo yêu cầu của
mình trong nghề làm vườn và trồng trọt
2. Gibêrelin
(GA)
- Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
- Làm sợi lanh, đay dài
- Quả không hạt ( cam, dưa hấu, nho )
- Điều khiển số lượng hoa đưa, hoa cái theo ý muốn ( các họ cây bầu bí )
- Điều chỉnh sự ra hoa của các cây ngày dài và các cây cần xử lý lạnh như su hào, bắp
cải, cà rốt... làm cho chúng ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
3. Xitôkinin - Phá ngủ cho củ khoai tây
- Dung trong nuôi cấy mô tạo cơ quan sinh dưỡng ( rễ mới, cành mới )
Nhóm Hoocmôn ức chết sinh trưởng
4. Êtilen
- Kích thích ra rễ cành giâm
- Thúc đẩy quả xanh chín xanh, làm quả chín đều ( cam, chuối )
- Làm rụng lá
- Sản xuất dứa trái vụ
5. Axit
abxixic
(AAB)
- Làm rụng lá cây
- Gây trạng thái ngủ, nghỉ của chồi ( cam, quýt, khoai tây)
6. Các chất
làm chậm
sinh trưởng
- Làm chậm sinh trưởng: cỏ ở công viên, sân bóng đá mọc chậm lại
- Bảo quản trong kho, chống nảy mầm ( tỏi, lúa … )
- CCC:
+ chống đổ lốp, làm lùn, cứng cây các cây họ lúa
+ chống được hiện tượng cẩm chướng mọc vổng, ra nụ quá nhiều
- MH: ngăn chặn được sự mọc của chồi bên, làm tăng năng suất và có thể cải thiện
được phẩm chất của thuốc lá.
- Chất diệt cỏ: làm chết cỏ ở ruộng ngô, đậu
7. Trình bày thuyết quang chu kỳ và vai trò của nó trong quá trình ra hoa
4
- Định nghĩa: Thuyết quang chu kì là thuyết giải thích quá trình ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì ( Sự xen kẽ
giữa ngày và đêm, giữa thời gian chiếu sáng và thời gian che tối )
- Nội dung: Dựa theo thời gian ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì người ta chia ra 3 nhóm cây:
+ Nhóm cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn ( hành, cá rốt, sen cạn, thanh long …)
+ Nhóm cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài ( mía, cà tím, vừng, đậu tương … )
+ Nhóm cây trung tính: ra hoa trong cả hai điều kiện trên ( cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương … )
- Độ dài đêm quyết định sự ra hoa. Có 4 thí nghiệm để chứng minh kết luận này. Như vậy, cây ngày dài thực chất
là cây đêm ngắn, ngược lại cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài.
- Chất điều khiển thời gian ra hoa trong Thuyết quang chu kì là Phytocrom 660 (kích thích sự ra hoa cây ngày
ngắn) và Phytocrom 730 (kích thích sự ra hoa cây ngày dài).
8. Nêu một số ví dụ về sinh sản vô tính tự nhiên và nhân tạo
- Sinh sản vô tính tự nhiên: Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận của thân
bò ( dâu tây, rau má), thân rễ ( cỏ gấu), thân củ ( khoai tây), lá cây ( thuốc bỏng), rễ củ ( khoai lang).
- Sinh sản vô tính nhân tạo: Là sự sinh sản từ một bộ phận cắt rời của cây để tạo nên cây mới do con người thực
hiện như giâm ( cành, rễ, lá), chiết ( cành), ghép ( cành, chồi), nuôi cấy mô tế bào.
9. Vẽ và chú thích đầy đủ 1 bông hoa lưỡng tính
10. Sự thụ phấn và thụ phấn chéo xảy ra trong những trường hợp nào? Nêu sự khác nhau giữa hoa thụ
phấn nhờ gió và nhờ côn trùng
- Tự thụ phấn xảy ra ở những hoa lưỡng tính
- Thụ phấn chéo xảy ra ở những hoa đơn tính
- Sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ công trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
5
Túi phôi
Đế
hoa
Đài hoa
Bầu nhụy
Vòi nhụy
Núm nhụyBao phấn
Chỉ nhị
Tràng hoa
Cuống hoa
11. Có khi nào một hoa lưỡng tính lại cần sự
thụ phấn chéo do côn trùng không ?
- Hoa lưỡng tính vẫn có thể phải sử dụng
phương thức thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Đó là
trường hợp sự chín của hạt phấn và của nhụy
không trùng nhau. Trong trường hợp này nhiều
khi hoa phải nhốt côn trùng qua đêm
12. Nêu quá trinh chín quả và hạt
- Sự chín của quả và hạt thường diễn ra theo thứ
tự thời gian sau:
+ Chín sinh lý: Từ lúc thu hoạch đến lúc có
thể nảy mầm. Đó là thời gian thành thục của hạt,
củ, quả. Thời kì này các chất kích thích sinh
trưởng giảm đến mức tối đa, ngược lại, các chất
ức chế lại tăng đến mức tối đa, để đưa hạt vào
thời kỳ ngủ, nghỉ
+ Chín vật lý: Sự thay đổi độ cứng, mềm, sự
thay đổi màu sắc, sự thay đổi mùi vị
+ Chín hóa học: Sự thay đổi về hàm lượng các
chất như đường, axit, các chất dự trữ: phenol,
alcanoic, antoxianin …