Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập công tác đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.73 KB, 23 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài: Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức của Tổng cục Môi trường

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Thăng
Lớp: KH13NS

Niên khóa : 2012- 2016

Địa điểm thực tập: Tổng Cục Môi Trường
Gỉang viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Thủy

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Qua thời gian học tập tại trường Học viện Hành chính Quốc gia, khoa Quản
lý Nhà nước về Tổ chức và Nhân sự, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô
giáo bộ môn trong khoa và các khoa khác. Em đã nắm được một số kiến thức
cơ bản về hành chính nhà nước, trước khi kết thúc chương trình học em được
giới thiệu đên Tổng cục Môi trường nhằm nâng cao kiến thức hành chính.
Trong thời gian thực tập ngoài những buổi tham khảo tài liệu em còn được
các cô, chú, anh chị tại điểm thực tập hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ về công tác
hành chính. Nay em viết báo cáo tổng hợp này nhằm tổng kết quá trình thực
tập thời gian qua của em. Kính mong được sự giúp đỡ, bổ xung của các thầy cô
để báo cáo của em được hoàn thiện hơn và làm nền tảng cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã truyền thụ cho
em những kiến thứ chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước.


Em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Thị Giang, thầy Hà Văn Nghĩa, đặc
biệt là cô Nguyễn Thị Thanh Thủy là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành tốt kỳ thực tập và để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Vụ Tổ chức Cán bộ đã tạo
điều kiện thuận lợi để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp và chuyền dạy cho em
những kiến thức thực tế mà em chưa kịp tiếp thu trên giảng đường.
Qua đây cho em được gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe đến cán bộ Vụ Tổ
chức Cán bộ, các thầy cô trong học viện đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành
chương trình thực tập tốt nghiệp. Tuy nhiên do nhận thức của bản thân và thời
gian có hạn nên những nội dung đã được đề cập trong báo cáo thực tập tốt
nghiệp không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Em rất mong nhận được ý
kiến chỉnh sửa, đóng góp của các thầy cô giáo để bản báo cáo thực tập tốt
nghiệp của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Hoàng Thị Thăng


MỤC LỤC

PHẦN I. KẾT QUẢ THỰC TẬP
1.1.

Kế hoạch thực tập

1.2.

STT Thời gian
1

Tuần 1:

Từ ngày 28/03/2016
Đến ngày 03/04/2016

Nội dung
- 1/ 4/ 2016: gửi kế hoặc thực tập cho Giảng
vên hướng dẫn;
- Đến cơ quan thực tập và trình giấy giới thiệu;
- Làm quen với các cô, chú, anh , chị, trong
phòng nơi được sắp xếp thực tập;
- Tìm hiểu về quy chế của cơ quan;
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của cơ quan;
- Dự kiến đề tài nghiên cứu : “ Hoạt động đào
tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại Tổng cục Môi
trường”
- Xây dựng kế hoạch thực tập;
- Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan giao.

2

Tuần 2:
Từ ngày 04/04/2016
Đến ngày 10/04/2016

- 7/4/2016 :Gửi đề cương sơ lược báo cáo
thực tập cho Giảng viên hướng dẫn;
- Tìm hiểu về công việc mà vụ tổ chức cán bộ
làm nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Hoàn thiện bản kế hoạch thực tập;
- Xây dựng đề cương sơ lược báo cáo thực tập;
- Hoàn thiện nhiệm vụ được giao tại cơ quan;


3

Tuần 3:
Từ ngày11/04/2016
Đến ngày 17/04/2016

- 15/4/2016: Gửi đề cương chi tiết báo cáo
thực tập cho Giảng viên hướng dẫn;
- Nghiên cứu tài liệu về công tác quản lý


nhân sự của Vụ tổ chức cán bộ- Bộ Tài Nguyên
và môi trường;
- Chỉnh sửa bản đề cương sơ lược theo yêu cầu
của Giảng viên hướng dẫn và hoàn thiện bản đề
cương chi tiết báo cáo thực tập;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cơ
quan.
4

Tuần 4:
Từ ngày 18/04/2016
Đến ngày 24/04/2016

- Ngiên cứu tài liệu về công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ , công chức của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường;
- Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương chi tiết báo
cáo thực tập;

- Dựa trên đề cương chi tết xây dựng bản thảo
báo cáo thực tập;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cơ quan.

5

Tuần 5:
Từ ngày 25/04/2016
Đến ngày 01/05/2016

- Xin thêm tài liệu và phân tích tài liệu có liên
quan đến bài báo cáo;
- Hoàn thiện bản báo cáo thực tập;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cơ quan.

6

Tuần 6:
Từ ngày 02/05/2016
Đến ngày 08/05/2016

- Nghiên cứu tài liệu về hoạt động đào tạo , bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường;
- Hoàn thiện bản thảo báo cáo thự tâp;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cơ quan.

7

Tuần 7:

Từ ngày 09/05/2016
Đến ngày 15/05/2016

- 13/5/2016 : Gửi bản thảo báo cáo cho Giảng
viên hướng dẫn;
- Đến cơ quan thực tập trả tài liệu;
- Hoàn thiện báo cáo thực tập;
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại cơ quan.

8

Tuần 8:
Từ ngày 16/05/2016
Đến ngày 22/05/2016

- Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo thực tập theo
góp ý của Giảng viên hướng dẫn;
- Thực hiện những nhiệm vụ dược giao nhưng
chưa hoàn thành của cơ quan;
- Kết thúc đợt thực tập tại cơ quan, xin ý kiến
đánh giá và cảm ơn.


1.2. Những công việc đã thực hiện trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tâp tại Tổng cục Môi trường và em được phân công thực
tập tại Vụ Tổ chức Cán bộ. Tại đây em đã được trao đổi nhiều công tác nghiệp
vụ hành chính, công việc em được gia thực hiện chủ yếu ở Vụ Tổ chức Cán bộ
là:
-


Soạn thảo các văn bản;
Soát lỗi trong các văn bản mới soạn;
Tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

-

củaTổng cục Môi trường;
Tìm hiểu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức,

-

viên chức,người lào động ngành tài nguyên môi trường;
Chuẩn bị pho to tài liệu cho các cuộc hội nghị;
Sắp xếp bàn làm việc cho Vụ phó;
Nhận tài liệu và chuyển khi Vụ phó đi vắng hoặc được giao;
Được tham gia các cuộc họp nhằm nâng cao kiến thức thực tế về hành
chính…

-


PHẦN II. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG VÀ VỤ TỔ
CHỨC CÁN BỘ
2.1. Khái quát về Tổng cục Môi trường
2.1.1. Vị trí và chức năng
Tổng cục Môi trường là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về môi trường
trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về môi trường
theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Môi trường có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, có
tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
2.1. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình cấp có thẩm
quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, liên
vùng, quốc gia và xuyên quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình,
định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường và đa dạng sinh học sau khi được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, gia hạn, điều
chỉnh và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về môi
trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy
phạm pháp luật về môi trường, đa dạng sinh học; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về môi trường; đa dạng sinh học;


- Về kiểm soát ô nhiễm;
- Về quản lý chất thải và cải thiện môi trường; bảo vệ môi trường lưu vực
sông, vùng ven biển, vùng biển và hải đảo;
- Bảo tồn đa dạng sinh học;
- Thẩm định và đánh giá tác động môi trường;
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động về quan trắc môi trường theo
thẩm quyền;
- Xây dựng hồ sơ sức khỏe môi trường, xác định và cảnh báo các yếu tố môi
trường Về sức khỏe môi trường;
- Xây dựng, quản lý, tổng hợp, công bố, hướng dẫn Về thông tin và tư liệu môi
trường;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, xây dưng, tổ chức triển khai, nghiên cứu, lập,
trình cấp có thẩm quyền về khoa học và công nghệ môi trường;
- Truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước;
- Xây dựng, tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế,
chính sách về: Chi trả dịch vụ môi trường, thuế, phí, lệ phí, các nguồn thu
khác và các hình thức ưu đãi liên quan đến bảo vệ môi trường theo phân công
của Bộ trưởng; xây dựng, hướng dẫn việc quản lý hạn ngạch xả nước thải và
khí thải vào môi trường; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường
theo quy định của pháp luật;


- Chủ trì hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi
trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí sự nghiệp môi
trường hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương theo phân công của Bộ
trưởng; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường từ
nguồn sự nghiệp môi trường đối với các Bộ, ngành và địa phương;
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực vê môi trường theo chương
trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người
làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương, chính
sách đãi ngộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ
chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc; khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý của Tổng cục Môi trường theo quy định của pháp luật và phân cấp
quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi
trường và quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và

Môi trường giao và theo quy định của pháp luật;
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
- Vụ Chính sách và Pháp chế.
- Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.


- Văn phòng.
- Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Cục Kiểm soát ô nhiễm.
- Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường .
- Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường.
- Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên.
- Cục Môi trường miền Nam.
- Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường.
- Trung tâm Quan trắc môi trường.
- Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường.
- Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường.
- Tạp chí Môi trường.
- Viện Khoa học môi trường.
2.2. Khái quát về Vụ tổ chức cán bộ.
2.2.1. Về vị trí, chức năng
Ban hành kèm theo Quyết định số 1518/QĐ-TCMT ngày 25 tháng 11
năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.
Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi trường (sau đây gọi
tắt là Tổng cục), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng
cục Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng Cục trưởng) quản lý và chỉ đạo thực



hiện công tác: Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số
lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền
lương, chính sách đãi ngộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động,
miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc; cải cách hành chính; thi đua,
khen thưởng và tuyên truyền,kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục theo
quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.2.2.1. Trình Tổng Cục trưởng kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tổ
chức cán bộ do Tổng Cục trưởng giao chủ trì thực hiện; giúp Tổng Cục trưởng
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục thực hiện
các quy định về công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, thi đua - khen
thưởng và tuyên truyền.
2.2.2.2. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương
trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, liên quan đến các lĩnh vực
quản lý nhà nước của Tổng cục.
2.2.2.3. Có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong:
- Tổ chức bộ máy và biên chế;
- Về chế độ, chính sách, lao động và tiền lương;
- Về thi đua, khen thưởng;
- Về cải cách hành chính;
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống tham nhũng; thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy
định của pháp luật;
- Về công tác tuyên truyền;


- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ hàng năm đối với

các đơn vị trực thuộc Tổng cục; tổ chức thực hiện kiểm tra công tác tổ chức cán
bộ sau khi kế hoạch được phê duyệt;
- Quản lý hồ sơ cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc diện Tổng cục quản lý
và hồ sơ công chức, viên chức và người lao động thuộc Khối Văn phòng Tổng
cục;
- Trình Tổng Cục trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền phong tặng chức
danh khoa học và các chức danh khác cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ
quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật;
- Thường trực Văn phòng Đảng ủy Tổng cục; giúp Tổng Cục trưởng thực
hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kê khai tài sản cá nhân, công tác
thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực
hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao theo quy định;
- Quản lý công chức, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Vụ theo quy định
của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao;
- Trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Vụ Tổ chức cán bộ
có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị xây dựng và thực
hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành tà nguyên và môi
trường;
+ Tổng hợp nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của các đơn vị để xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dương công chức, viên chức hàng năm, lăm năm
trình Bộ trưởng phê duyệt và hướng dẫn các đon vị liên quan triển khai thực
hiện;
+ Chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch phân khai chỉ tiêu kế hoạch và phân
bổ dự toán ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công


chức được giao hàng năm, gửi Vụ Tài chính để tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ

xem xét quyết định;
+ Quản lý công tác đào tạo ,của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
+ Quản lý, theo dõi công chức,viên chức thuộc khối cơ quan Bộ được cử
đi đào tạo dài hạn tập trung ở trong nước và nước ngoài, tiếp nhận và bố trí công
tác sau khi công chức, viên chức hoàn thành chương trình đào tạo ở nước ngoài;
+ Cử hoặc trình lãnh đạo Bộ quyết định cử công chức, viên chức đi dự
tuyển các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp uye quyền quản lý
công chức, viên chức của Bộ;
+ Xét duyệt danh sách cán bộ tham dự các khóa đào tạo bồi dưỡng lý luận
chính trị, an ninh – quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu
chuẩn ngạch công chức và hạng viên chức;
+ Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan xét duyệt
hoặc trình Lãnh đạo Bộ xét duyệt kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo do nước
ngoài tài trợ, có giảng viên, học viên là người nước ngoài trước khi tổ chức khóa
học;
+ Huy động, điều phối các hoạt động hỗ trợ hoạt động đò tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường;
+ Định kỳ 6 tháng và 01 năm báo cáo Bộ trưởng và các cơ quan có thẩm
quyền về kết quả, đào tạo, bồi dưỡng của Bộ.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của vụ Tổ chức Cán bộ

VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Kim Tuyển


PHÓ VỤ TRƯỞNG

PHÓ VỤ TRƯỞNG


PHÓ VỤ TRƯỞNG

Trần Thị Ngọc

Nguyễn Quốc Hoàn

Nguyễn Tân Huyền

CHUYÊN VIÊN

CHUYÊN VIÊN

CHUYÊN VIÊN

CHUYÊN VIÊN

CHUYÊN VIÊN

Trần

Nguyễn

Cao



Nguễn

Thị


Thị

Thành

Thị

Văn

Việt

Liễu

Trung

Chanh

Huy

Dung


PHẦN III. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng
cục Môi trường
Những năm vừa qua, Tổng cực Môi trường đã tích cực triển khai thực hiện
khá đồng bộ và hiệu quả

hoạt động về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công


chức,viên chức trong nước và nước ngoài theo Quyết định số 186/QĐ-BTNMT
ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhiều thành quả
của Tổng cục Môi trường và các tổ chức thành viên đã góp phần quan trọng vào
việc thực hiện thành tựu chung của đất nước. Vị trí, vai trò của Tổng cục Môi
trường được khẳng định và từng bước nâng cao trong xã hội.
3.1.1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước
Trong thời gian qua Tổng cục đã tập trung tăng cường năng lực, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực ngành môi trường thông qua công tác đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Tổng cục, cụ
thể như sau:
Hiện nay, Tổng cục Môi trường đang có 35 cán bộ, công chức, viên chức
đang đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn (07 tiến sỹ, 27 thạc sỹ, 01 đại học)
tại các trường đại học và các học viện trong nước. Trong đó: riêng năm 2015 cử
đi học là 17 cán bộ, công chức, viên chức (tiến sỹ 01 cán bộ, thạc sỹ 15 cán bộ,
đại học 01 cán bộ);
Cử 09 cán bộ, công chức, viên chức đi học lớp bồi dưỡng cao cấp lý luận
chính trị (04 cán bộ cấp vụ, 05 cán bộ cấp phòng và tương đương);
Cử 07 công chức đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao
cấp (06 cán bộ cấp vụ và 01 công chức ngạch chuyên viên chính);
Cử 22 cán bộ, công chức đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên chính (01 cấp vụ, 07 cấp phòng và tương đương, 14 chuyên viên);


Cử 12 cán bộ, công chức đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên;
Cử 10 cán bộ viên chức đi học bồi dưỡng kinh tế kỹ thuật chức danh nghề
hạng II (09 cán bộ viên chức cấp phòng, 01 cán bộ kỹ sư hạng III);
Tổ chức 03 khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ,
chuyên môn chuyên ngành cho 215 cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục
Môi trường (29 cán bộ cấp vụ và tương đương, 87 cán bộ cấp phòng và tương

đương; 99 cán bộ, chuyên viên và tương đương)
Cử 03 cán bộ lãnh đạo cấp vụ đi học bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý;
Cử 16 cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương, cán
bộ quy hoạch lãnh đạo cấp vụ và tương đương đi học bồi dưỡng Quốc phòng - An
ninh đối tượng 2;
Cử 12 cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương đi
học bồi dưỡng Quốc phòng - An ninh đối tượng 3;
Cử 16 cán bộ, công chức, viên chức đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ
ngoại ngữ (tiếng Anh);
Cử 12 cán bộ, viên chức đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
về tin học.
Ngoài ra, năm 2015 các đơn vị trực thuộc Tổng cục đã tổ chức các khóa tập
huấn nghiệp vụ nhằm tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức và
viên chức làm công tác môi trường tại các địa phương.
3.1.2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Trong năm 2015, Tổng cục Môi trường đã cử 128 đoàn với 199 lượt cán bộ,
công chức, viên chức đi họp, hội thảo, học tập, bồi dưỡng ngắn hạn, khảo sát,
tham quan học tập kinh nghiệm tại nước ngoài.
Tiến hành làm thủ tục đăng ký 02 cán bộ dự tuyển học bổng Chính phủ
Nhật Bản năm 2016 -2017; đăng ký 02 cán bộ dự tuyển học bổng Hợp tác Chính


phủ Pháp - Thái Lan; đăng ký 03 cán bộ dự tuyển học bổng Chính phủ Úc; Cử 02
công chức tham gia dự tuyển các khóa bồi dưỡng trung hạn với chủ đề “Bồi
dưỡng nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ” do Đề án 165 tổ chức tại
Mỹ và Canada; 02 cán bộ tham dự khóa đào tạo “Chiến lược lãnh đạo và quản lý
nhân sự” tại Trung tâm Đào tạo Việt Nam - Singapore tại Hà Nội; 09 cán bộ tham
dự khóa bồi dưỡng “Tiếng Anh giao tiếp Hội nghị dành cho công chức”.
Ngoài các lượt cử đi đào tạo, bồi dưỡng trên, Tổng cục còn cử nhiều lượt
cán bộ, công chức, viên chức tham gia các hội nghị, hội thảo liên quan đến công

tác bảo vệ môi trường tại nhiều Bộ, ngành, địa phương và quốc gia khác nhau.
3.1.3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
- Năm 2016, Tổng cục Môi trường có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về cao cấp lý
luận chính trị cho 41 cán bộ (đăng ký 31 cán bộ học tại chức, 10 cán bộ học tập
trung);
- Lập kế hoạch đăng ký 08 cán bộ, công chức đăng ký học bồi dưỡng quản lý
nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
- Lập kế hoạch đăng ký 22 cán bộ, công chức đăng ký học bồi dưỡng quản lý
nhà nước ngạch chuyên viên chính;
- Lập kế hoạch đăng ký 12 cán bộ, công chức đăng ký học bồi dưỡng quản lý
nhà nước ngạch chuyên viên;
- Lập kế hoạch đăng ký 16 cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp đi học bồi
dưỡng nghiên cứu viên chính và kỹ sư chính (hạng II);
- Lập kế hoạch đăng ký 02 công chức lãnh đạo Tổng cục đi học bồi dưỡng
kiến thức Quốc phòng - An ninh đối tượng 1;
- Lập kế hoạch đăng ký 19 cán bộ, công chức, viên chức cấp vụ và tương
đương, cán bộ quy hoạch cấp vụ và tương đương đi học bồi dưỡng kiến thức
Quốc phòng - An ninh đối tượng 2 năm 2016;


3.1.4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Năm 2016, Tổng cục Môi trường dự kiến kế hoạch đăng ký và cử 81 cán bộ,
công chức, viên chức đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên ngành, hội thảo,
cụ thể:
- Quản lý điều hành Kinh tế xã hội dự kiến kế hoạch đăng ký 14 người (cấp
Vụ 3, cấp phòng 5, công chức tham mưu hoạch định chính sách 5, viên chức
chuyên môn 1);
- Quản lý hành chính công đăng ký 05 người (cấp vụ 02 người, cấp phòng
03 người);
- Quản lý nhà nước chuyên ngành lĩnh vực đăng ký 17 người (cấp vụ 3, cấp

phòng 4, công chức tham mưu hoạch định chính sách 5, viên chức chuyên môn 1
và đối tượng khác 04);
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực dự kiến kế hoạch đăng ký 8 người
(cấp vụ 3, cấp phòng 2, công chức tham mưu hoạch định chính sách 2, viên chức
chuyên môn 1);
- Chính sách công, dịch vụ công dự kiến kế hoạch đăng ký 10 người (cấp vụ
3, cấp phòng 5, công chức tham mưu hoạch định chính sách 2);
- Kiến thức hội nhập quốc tế dự kiến kế hoạch đăng ký 14 người (cấp vụ 5,
cấp phòng 6, công chức tham mưu hoạch định chính sách 3);
- Ngoại ngữ (tiếng Anh) dự kiến kế hoạch đăng ký 10 người (cấp vụ 5, cấp
phòng 5).
3.2. Ưu điểm và hạn chế
3.2.1.

Ưu điểm:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Tổng cục Môi trường
trong thời gian qua đã đạt được những kêt quả quan trọng, thể hiện trên

-

các khía cạnh:
Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở Tổng cục
Môi trường thực hiện đúng theo những nguyên tắc được quy định.


-

Các hoạt động thực hiện dựa trên kế hoạch tổ chức và thực hiện được đầy
đủ các nội dung: đối tượng, mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức tổ
chức; thời gian, địa điểm tổ chức khóa học; số lượng học viên, ban tổ

chức, giảng viên, khách mời(nếu có); kinh phí; trách nhiệm của các đơn vị

-

có liên quan đến việc tổ chức khoa học.
Các khóa đào tạo, bồi dưỡng đã thực hiện theo quy trình thống nhất gồm
các bước:
+ Thông báo triệu tập học viên truyền giải các nội dung: Mục đích; nội
dung; hình thức đào tạo; thành phần và số lượng; thời gian; địa điểm; kinh
phí và những vấn đề cần lưu ý;
+ Quản lý, tổ chức khóa học: Ngay sau khi khóa học khai giảng tiến
hành các công việc như thành lập Ban tổ chức khóa học, Ban đại diện lớp,
phân tổ nhóm học tập; ban hành, phổ biến nội quy khóa học ; phân công
nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân; tổ chức thực
hiện theo chương trình của khóa học.
+ Đánh giá khóa học: Kết thúc khóa học, ban tổ chức tiến hành đánh giá
khó học trên các yếu tố về nội dung, đối tượng tham gia đánh giá, phương
pháp đánh giá,báo cáo tổng kêt khóa học.
+ Đánh giá kết quả đào tạo: Việc đánh giá kết quả đào tạo được tiến
hành 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau khi kết thúc khóa đào tạo trên cơ
sở đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã được học của học

-

viên vào công việc.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai kịp thời, đồng bộ và toàn diện.
Điều này được thể hiện từ việc xác định tầm quan trọng của công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ công chưc trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ,

-


các nghị quyết chuyên đề;
Các cơ sở đào tạo ,bồi dưỡng cán bộ, công chức được quan tâm đầu tư về

-

cơ sở vật chất;
Đội ngũ giảng viên được quan tâm bổ xung về số lượng và được tạo điều

-

kiện nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
Công tác quy hoạch, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng được quán triệt đến
các cấp, các ngành thủ trưởng các cơ quan đơn vị theo đúng các quy định
về chính sách, công tác các bộ của Đảng, Nhà nước. Nhờ vậy, đào tạo, bồi


dưỡng đã được thực hiện toàn diện ở tất cả các nội dung như nâng cao
trình độ chính trị, Quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng
thực hiện công vụ, kiến thức bổ trợ( ngoại ngữ, tin học ) cho cán bộ,công
-

chức các cấp, các ngành
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
hàng năm tăng dần.
Đạt được kết quả như trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các
ban, ngành chức năng; tự sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện của các cấp; sự cố gắng, nỗ lực của các cở đào tạo, bồi dưỡng và tinh
thần tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức
nói chung.


3.2.2.

Hạn chế:
Thời gian qua, Tổng cục Môi trường đã có được những thành quả nhất

định trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, bên cạnh
đó cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Chưa tổ chức được các khóa bồi dưỡng chuyên môn sâu hoặc dài ngày về môi
trường cho cán bộ, công chức trong và ngoài Tổng cục mà chủ yếu là các khóa
bồi dưỡng, tập huấn ít ngày thông qua các nhiệm vụ, dự án chuyên môn.
- Chỉ tiêu phân bổ cử cán bộ, công chức, viên chức đi học bồi dưỡng các lớp
Cao cấp lý luận chính trị, Quốc phòng - An ninh đối tượng 2 và 3; bồi dưỡng
Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp
còn quá ít so với nhu cầu thực tế tại các đơn vị trực thuộc Tổng cục.
- Các chỉ tiêu phân bổ dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch cho Tổng cục Môi
trường cũng rất ít và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của cán bộ, công chức,
viên chức trong Tổng cục.
3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là do Tổng cục không được cấp nguồn kinh


phí chi thường xuyên cho công tác đào tạo để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên
chức tự học tập, nâng cao trình độ.
Do nội dung của một số nội dung của chương trình, giáo trình con thiếu, chưa
có sự thống nhất…nhất là giáo trình về chuyên môn, nghiệp vụ cho nên chưa
đáp ứng được nhu cầu học tập của cán bộ, công chức như: Lớp bồi dưỡng về
chương trình quản lý chuyên viên, chuyên viên chính, các lớp bồi dưỡng về kỹ
năng chuyên môn, giao tiếp Hành chính.

Một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường còn chưa quan tâm đúng mức
công tác quy hoạch, đào tao bồi dưỡng; chưa quan tâm cho công tác phát triển
đội ngũ cán bộ nguồn.
3.4. Giải pháp khắc phục hạn chế
- Tiếp tục tăng cường phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức,
viên chức.
- Phổ biến quyết đinh 186 của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2013 quyết
định về ban hành quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức; quán triệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2015 của Bộ tới
công chức, viên chức và người lao động các đơn vị trực thuộc Bộ để chủ động
nguồn cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tính chủ động trong thực hiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo tại các cơ sở đào tạo
trực thuộc Bộ.
- Triển khai, áp dụng rộng rãi quy trình cử cán bộ, công chức, viên chức tham
gia các khóa đào tạo trong nước và nước ngoài theo tiêu chuẩn ISO.
- Tạo điều kiện thuận lợi để công chức, viên chức được tập trung học tập
trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng; khuyến khích công chức, viên chức tự học
tập, bồi dưỡng.


- Bộ tiếp tục mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho cán bộ, công
chức, viên chức như: Kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng xác định vị trí việc làm,
kỹ năng viết báo cáo, lập đề án, soạn thảo văn bản, làm việc độc lập, bồi dưỡng
nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành môi
trường,…
- Hàng năm đề tăng các chỉ tiêu về đào tạo, bồi dưỡng: Cao cấp lý luận chính
trị, Quốc phòng - An ninh đối tượng 2 và 3, Quản lý nhà nước ngạch chuyên

viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Đề nghị Bộ tăng chỉ tiêu dự thi
nâng ngạch đối với công chức, viên chức đủ điều kiện được đăng ký và dự thi
nâng ngạch, nâng bậc.
- Huy động các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó,
bao gồm các nguồn đóng góp của cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức đi đào
tạo và cá nhân người học.
- Bộ cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí chi thường xuyên cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng để Tổng cục có thể chủ động tổ chức mở các lớp tập huấn, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong Tổng cục và các lớp đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về môi trường cho cán bộ, công chức của các địa
phương.

KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tại Tổng cục Môi trường và thời gian học tại Học viện Hành chính


Quốc gia, em thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là vấn đề rất
quan trọng đối với xã hội nói chung và Tổng cục Môi trường nói riêng.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực thực hiện tốt sẽ đáp ứng yêu cầu đào tạo,
bồi dưỡng cán bô, công chức nhà nước có trình độ, năng lực, tận tụy, kiên
cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó, tạo dựng
được sự tin tưởng đối với quần chúng nhân dân.
Qua thời gian 02 tháng thực tập tại Vụ Tổ chức Cán bộ- Tổng cục Môi
trường đã giúp em có được một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về các hoạt
động quản lý nhà nước. Làm quen với công việc, tìm hiểu thêm về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường, Vụ Tổ chức Cán bộ và thục
hiện các chức năng nhiệm vụ đó. Nắm bắt và hiểu rõ hơn các quy tắc, cách thức
trong hoạt động quản lý cũng như hoạt động dào tạo bồi dưỡng cán bộ, công

chức. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực tập, giúp em biết được thêm những
kiến thức từ lý luận đến thực tiễn.
Tuy nhiên, vì thời gian thực tập có hạn chế nên quá trình tìm hiểu công việc
của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý, chỉ
bảo của giảng viên hướng dẫn và các đồng chí lãnh đạo, cán bộ Vụ Tổ chức Cán
bộ- Tổng cục Môi trường để báo cáo thực tập của em được đầy đủ và hoàn thiện
hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.


2.

Quyết định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 về đào tạo, bồi

3.

dưỡng công chức của Chính Phủ.
Thông tư số 03/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 25 tháng 01
năm 2011 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi

4.

dưỡng công chức.
Quyết đinh số 186/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành ngày 19 tháng 02 năm 2013 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên

5.

và Môi trường.
Báo cáo số 90/BC-TCMT của Tổng cục Môi trương ngày 30 tháng 11
năm 2015 về tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức năm 2015 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

6.

cán bộ, công chức, viên chức năm 2016.
Học Viện Hành Chính. PGS.TS Nguyễn Hữu Hải , giáo trình lý luận hành

7.

chính Nhà nước, NXB Chính trị- Hành chính, 2012.
Viện nghiên cứu Hành chính- Học viện Hành chính Quốc gia, Thuật ngữ
hành chính, 2002.



×