Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Không gian văn hóa người việt đồng bằng bắc bộ qua tư liệu ca dao, tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH

KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ QUA TƯ LIỆU CA DAO, TỤC NGỮ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH

KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ QUA TƯ LIỆU CA DAO, TỤC NGỮ

Chuyên ngành : Việt Nam học
Mã số

: 62 22 01 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TSKH. Vũ Minh Giang

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực, chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phương Anh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện
rất nhiều từ Ban lãnh đạo Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển,
ĐHQGHN, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành về những sự giúp đỡ vô cùng quý báu ấy.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn GS.TSKH.
Vũ Minh Giang. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành
luận án này bằng sự nghiêm từ và bằng cả những khích lệ quý báu.
Tôi đặc biệt cảm ơn những người thân trong gia đình đã sẻ chia, gánh
vác mọi khó khăn để tôi có điều kiện chuyên tâm hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phương Anh



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ 7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 9
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 11
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 12
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 12
5. Những điểm mới của luận án ................................................................................ 15
6. Những đóng góp của luận án ................................................................................ 17
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 17
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ............................................. 19
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ....................................................... 19
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đồng bằng Bắc Bộ .................... 19
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ có liên quan đến đồng bằng Bắc Bộ ... 22
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu phổ biến về ca dao, tục ngữ từ trước tới nay.......... 24
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về ca dao, tục ngữ ............................... 29
1.2 Những khái niệm và lý luận cơ bản ................................................................ 36
1.2.1. Văn hóa ........................................................................................................... 36
1.2.2. Không gian văn hóa ........................................................................................ 38
1.2.3. Khái niệm Người Việt đồng bằng Bắc Bộ ...................................................... 40
1.2.4 Khái niệm ca dao, tục ngữ............................................................................... 42
1.3. Các tiêu chí xác định và phương pháp xử lý, phân loại nguồn tư liệu ca dao, tục ngữ... 46
1.3.1 Các tiêu chí xác định nguồn tư liệu và cách thức phân loại ............................. 46
1.3.2 Phương pháp xử lý tư liệu ca dao, tục ngữ ..................................................... 49
1.3.3 Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin vào chương trình xử lý tư liệu ......... 50

Chương 2. VĂN HÓA SẢN XUẤT VÀ NHỮNG ỨNG XỬ VỚI ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ...................................................... 54
2.1. Ứng xử với khí hậu, thời tiết ........................................................................... 55
2.1.1 Con người phụ thuộc, nương nhờ vào thiên nhiên ........................................... 56
2.1.2. Con người chinh phục để làm chủ thiên nhiên ............................................... 57

1


2.1.2.1. Quan sát các hiện tượng tự nhiên ................................................................. 59
2.1.2.2. Dự đoán thời tiết qua quan sát động vật ...................................................... 61
2.1.2.3. Dự đoán thời tiết qua quan sát thực vật ....................................................... 64
2.2. Ứng xử với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái ............................... 67
2.2.1. Với địa hình tự nhiên ...................................................................................... 68
2.2.2. Với môi trường tự nhiên ................................................................................. 72
2.2.2.1. Môi trường nước .......................................................................................... 72
2.2.2.2. Môi trường đất ............................................................................................. 74
2.2.2.3. Môi trường ruộng – vườn ............................................................................. 75
2.3. Phản ánh hoạt động lao động sản xuất .......................................................... 81
2.3.1. Trồng trọt ........................................................................................................ 82
2.3.2. Chăn nuôi ........................................................................................................ 89
2.2.3. Hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ .................................. 94
Chương 3. VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ ......................................................................................... 100
3.1. Văn hóa ẩm thực của người Việt .................................................................. 100
3.1.1. Đặc sản ẩm thực ............................................................................................ 103
3.1.2. Kinh nghiệm ẩm thực .................................................................................... 108
3.1.2.1. Kinh nghiệm lựa chọn vật phẩm ................................................................ 109
3.1.2.2. Kinh nghiệm chế biến vật phẩm ................................................................ 111
3.1.2.3. Ẩm thực với việc chăm sóc sức khỏe ....................................................... 112

3.1.2.4. Ẩm thực với quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý ................... 114
3.2. Văn hóa mặc, ở và đi lại của người Việt đồng bằng Bắc Bộ ...................... 118
3.2.1. Mặc .............................................................................................................. 119
3.2.1.1 Chất liệu trang phục .................................................................................... 124
3.2.1.2 Kiểu dáng trang phục ................................................................................. 124
3.2.1.3. Màu sắc trang phục .................................................................................... 128
3.2.1.4. Đồ trang sức và phục trang bổ trợ .............................................................. 129
3.2.1.5. Nội dung khác liên quan đến trang phục.................................................... 130
3.2.2. Nhà ở ............................................................................................................ 131
3.2.3. Đi lại.............................................................................................................. 137
Chương 4. QUY PHẠM XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TÂM LINH TÍN, NGƯỠNG
CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ..................................................... 142
4.1 Quy phạm và quan hệ xã hội .......................................................................... 142

2


4.1.1 Quy phạm về quan hệ gia đình ................................................................... 146
4.1.1.1 Quan hệ vợ chồng ....................................................................................... 146
4.1.1.2 Quy phạm về quan hệ cha mẹ- con cái ....................................................... 152
4.1.1.3 Quy phạm và quan hệ anh chị - em ............................................................. 157
4.1.1.4 Quy phạm và quan hệ họ hàng .................................................................... 160
4.1.2 Quy phạm về quan hệ ngang bậc ................................................................ 162
4.1.2.1 Quy phạm và quan hệ cá nhân với cá nhân nói chung ................................ 163
4.1.2.2 Quan hệ bạn bè ............................................................................................ 166
4.1.2.3 Quan hệ nam- nữ ......................................................................................... 167
4.1.3 Quy phạm về các quan hệ khác bậc ........................................................... 171
4.1.3.1 Quan hệ già- trẻ ........................................................................................... 171
4.1.3.2 Quan hệ vua, quan – dân ............................................................................. 173
4.1.3.3 Quan hệ thầy – trò ....................................................................................... 175

4.1.3.4 Quan hệ chủ - người làm thuê ..................................................................... 176
4.2 Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt đồng bằng Bắc Bộ .............. 178
4.2.1 Phản ánh tôn giáo ......................................................................................... 178
4.2.1.1 Đối với Nho giáo ........................................................................................ 180
4.2.1.2 Đối với Phật giáo......................................................................................... 182
4.2.2 Tín ngưỡng .................................................................................................... 182
4.2.2.1 Thờ cúng Thành hoàng làng ....................................................................... 184
4.2.2.2 Thờ cúng tổ tiên .......................................................................................... 184
4.2.2.3 Thờ Mẫu ...................................................................................................... 185
4.2.2.4 Tín ngưỡng thờ cúng thần linh bản thổ ....................................................... 186
4.2.2.5 Tín ngưỡng và lễ hội nông nghiệp khác ...................................................... 187
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 190
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 194
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nội dung ................................................................................................... 51
Bảng 1.2: Chủ đề ....................................................................................................... 51
Bảng 1.3: Phân loại theo chủ đề ................................................................................ 51
Bảng 1.4: Phân loại theo cấp độ của chủ đề .............................................................. 52
Bảng 2.1: Tần số xuất hiện của ca dao, tục ngữ phản ánh về khí hậu thời tiết ......... 55
Bảng 2.2: Con người làm chủ thiên nhiên qua quan sát trực tiếp và các sự vật trung gian ... 58
Bảng 2.3: Các hiện tượng tự nhiên tham gia vào dự báo thời tiết ............................ 59
Bảng 2.4: Động vật tham gia vào dự báo thời tiết .................................................... 62
Bảng 2.5: Thực vật tham gia vào dự báo thời tiết ..................................................... 64

Bảng 2.6: Ứng xử với địa hình và môi trường tự nhiên ............................................ 68
Bảng 2.7: Hoạt động sản xuất của cải vật chất ......................................................... 83
Bảng 2.8: Phản ánh nội dung cây lúa ........................................................................ 86
Bảng 2.9: Chăn nuôi .................................................................................................. 89
Bảng 2.10: Biểu tượng về con trâu ........................................................................... 91
Bảng 2.11: Thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ............................................... 94
Bảng 2.12: Thương nghiệp........................................................................................ 97
Bảng 3.1: Tần số xuất hiện của các thành tố văn hoá đảm bảo đời sống................ 102
Bảng 3.2: Ca dao, tục ngữ về ẩm thực được thể hiện qua các loại hình ................. 103
Bảng 3.3: Đặc sản ẩm thực ..................................................................................... 104
Bảng 3.4: Các loại đặc sản ẩm thực phân bố theo địa phương ............................... 105
Bảng 3.5: Ca dao, tục ngữ nói về ẩm thực với việc chăm sóc sức khỏe ................. 113
Bảng 3.6: Dùng ẩm thực để phản ánh về quan hệ gia đình và xã hội ..................... 115
Bảng 3.7: Ẩm thực với bồi dưỡng luân thường, đạo lý .......................................... 117
Bảng 3.8: Các thành tố liên quan đến mặc .............................................................. 121
Bảng 3.9: Ca dao, tục ngữ về nhà ở được thể hiện qua các nội dung ..................... 132
Bảng 3.10: Kinh nghiệm làm nhà ........................................................................... 133
Bảng 3.11: Nhà ở với quan niệm về giá trị cuộc sống ........................................... 135
Bảng 3.12: Các mặt biểu hiện của đi lại ................................................................. 137

4


Bảng 3.13: Phương tiện giao thông thủy................................................................. 138
Bảng 3.14: Phương tiện giao thông bộ .................................................................... 138
Bảng 4.1: Quy phạm và quan hệ xã hội .................................................................. 142
Bảng 4.2: Phân tích tỷ lệ trong văn hóa quy phạm và các quan hệ xã hội.............. 146
Bảng 4.3: Quy phạm về quan hệ vợ chồng ............................................................. 148
Bảng 4.4: Quy phạm và quan hệ cha mẹ - con cái .................................................. 152
Bảng 4.5: Biểu hiện tiên cực của quan hệ cha mẹ - con dâu, con rể....................... 155

Bảng 4.6: Quy phạm về quan hệ anh chị - em ........................................................ 157
Bảng 4.7: Quy phạm về quan hệ họ hàng, dòng họ (thân tộc) ................................ 161
Bảng 4.8: Quy phạm về quan hệ ngang bậc ............................................................ 163
Bảng 4.9: Hành vi ứng xử giữa người với người nói chung ................................... 163
Bảng 4.10: Các mặt biểu hiện của quan hệ bạn bè ................................................. 166
Bảng 4.11: Các mặt biểu hiện của quan hệ nam – nữ ............................................. 168
Bảng 4.12: Quy phạm về các quan hệ khác bậc...................................................... 171
Bảng 4.13: Thái độ đối với già – trẻ ....................................................................... 172
Bảng 4.14: Quan hệ vua, quan – dân ...................................................................... 173
Bảng 4.15: Quan hệ thầy – trò ................................................................................ 175
Bảng 4.16: Quan hệ chủ – người làm thuê .............................................................. 176
Bảng 4.17: Sự phản ánh về tôn giáo ....................................................................... 178
Bảng 4.18: Triết lý và quan điểm đạo đức của Nho giáo, Phật giáo....................... 180
Bảng 4.19: Tín ngưỡng dân gian của người Việt .................................................... 183

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu thị hành động và đối tượng con người nương nhờ vào thiên nhiên.......56
Biểu đồ 2.2: Môi trường tự nhiên liên quan đến ruộng - vườn và các sản phầm nông nghiệp ...77
Biểu đồ 2.3: Hoạt động sản xuất của cải vật chất .....................................................84
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nội dung biểu đạt về biểu tượng con trâu ....................................91
Biểu đồ 2.5: Dệt may ................................................................................................88
Biểu đồ 2.6: Đan lát ..................................................................................................95
Biểu đồ 2.7 : Các nghề khác......................................................................................96
Biểu đồ 3.1: Tần số xuất hiện của các thành tố văn hoá đảm bảo đời sống ...........102
Biểu đồ 3.2: Số lượng các loại đặc sản ẩm thực phân bố theo địa phương ............106
Biểu đồ 3.3: Các thành tố liên quan đến trang phục ...............................................122
Biểu đồ 3.4: Chất liệu trang phục............................................................................122

Biểu đồ 3.5: Kiểu trang phục ..................................................................................123
Biểu đồ 3.6: Màu sắc trang phục ................................................................................ 116
Biểu đồ 3.7: Đồ trang sức .......................................................................................123
Biểu đồ 3.8: Các loại khác ......................................................................................123
Biểu đồ 3.9: Các phương tiện đi lại ........................................................................138
Biểu đồ 4.1: Tín ngưỡng dân gian của người Việt ..................................................183

6


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu .......................................................................41
Sơ đồ 4.1: Quy phạm về quan hệ gia đình của người Việt ĐBBB .........................144
Sơ đồ 4.2: Các mối quan hệ ngang bậc và khác bậc ...............................................145

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSDL

: cơ sở dữ liệu

ĐBBB

: đồng bằng Bắc Bộ

ĐHQG : đại học quốc gia
GS


: giáo sư

KHXH : khoa học xã hội
NVQG : nhân văn quốc gia
NXB

: nhà xuất bản

PGS

: phó giáo sư

TS

: tiến sĩ

TSKH

: tiến sĩ khoa học

VNH &KHPT: Việt Nam học và Khoa học phát triển

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) là vùng đất tập trung những giá trị văn hoá
truyền thống của Việt Nam. Sẽ khó có thể hiểu sâu sắc đặc trưng văn hoá của người

Việt nếu không nghiên cứu đầy đủ về không gian văn hoá này. Để nghiên cứu toàn
diện về ĐBBB phải cần đến sự tham gia của rất nhiều lĩnh vực học thuật và những
cách tiếp cận khác nhau. Đây là một sự nghiệp nghiên cứu lâu dài, không bao giờ
dừng lại. Chính vì vậy mà cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
ĐBBB trên nhiều bình diện và cách tiếp cận khác nhau, nhưng đề tài về ĐBBB
chưa bao giờ là xưa cũ. Để góp phần hiểu sâu thêm về vùng đất này, tác giả luận án
đã áp dụng một phương pháp tiếp cận mới có phần khác với các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành truyền thống. Tác giả coi đối tượng như một không gian
văn hoá với tổng hòa các mối quan hệ (con người với tự nhiên và con người với
những tác động đa chiều khác).
1.2. Trong kho tàng di sản văn hoá của mỗi dân tộc, văn học dân gian luôn
có vị trí quan trọng đặc biệt. Vì nó là sáng tạo của quần chúng nhân dân, là những
đúc kết của cộng đồng có tính khái quát cao và được truyền từ đời này sang đời
khác. Đối với Việt Nam giá trị của loại hình di sản này còn cao hơn rất nhiều vì văn
học thành văn xuất hiện muộn và trong một thời gian dài, văn tự được sử dụng lại
là chữ Hán, loại chữ tượng hình khó học, khó viết nên khó phổ cập trong dân chúng.
Hơn thế, về âm vận, chữ Hán không thể ký âm chính xác các thanh điệu phức hợp
của tiếng Việt nên có nhiều hạn chế khi chuyển tải tư duy và sáng tạo văn hoá của
người Việt. Vì vậy chữ Hán không thể là công cụ ghi chép, sáng tác của nhân dân
lao động. Trong bối cảnh đó, sáng tác dân gian theo lối truyền miệng là kết tinh
sáng tạo văn hoá của nhân dân. Trong loại hình di sản này, ca dao, tục ngữ có sức
lan tỏa mạnh mẽ và có sức sống lâu bền nhất trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Nếu ca dao là nơi người dân gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm và những ước
vọng thì tục ngữ được coi là túi khôn chứa đựng những bài học tổng kết, đúc rút tri
thức, kinh nghiệm về mọi mặt của đời sống con người. Chính vì vậy, ca dao, tục
ngữ có thể xem là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu không gian văn hoá người
Việt ĐBBB.

9



1.3. Do giá trị tự thân, từ lâu ca dao, tục ngữ đã từng được nghiên cứu dưới
các góc độ khoa học chuyên ngành như văn học, ngôn ngữ học, văn hóa dân gian…
và đã mang lại những kết quả có giá trị, góp phần nâng cao nhận thức trên nhiều
khía cạnh của văn hoá và con người. Tuy nhiên, từ tiếp cận chuyên ngành các công
trình nghiên cứu chủ yếu chỉ ra những giá trị tự thân và ý nghĩa phản ánh trực tiếp
của nó chứ chưa chỉ ra được quan hệ tương tác giữa các yếu tố nên khó nhận diện
được những đặc trưng về một không gian văn hóa. Ngày nay, trong tiến trình phát
triển hiện đại hóa, những yếu tố truyền thống đang bị tác động của cuộc sống hiện
đại làm mất đi từng ngày nên việc triển khai nghiên cứu theo hướng tiếp cận khu
vực học để có được những nhận thức tổng hợp về một không gian văn hóa qua thể
loại văn học dân gian truyền thống không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn là một đề
tài có ý nghĩa thực tiễn.
1.4. Về một phương diện khác, trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy
tiếng Việt và văn hóa cho người nước ngoài, chúng tôi nhận thấy trong ca dao,
tục ngữ chứa đựng vô vàn những tri thức dân gian của ông cha ta được tích tụ từ
bao đời, mà để có thể tìm hiểu, nghiên cứu, giải mã cho không chỉ người Việt mà
cả người nước ngoài học tiếng Việt và hiểu được văn hóa Việt Nam một cách
thấu đáo là một việc làm có giá trị. Tìm hiểu không gian văn hóa ĐBBB không
chỉ cho ta có cái nhìn toàn cảnh về đời sống của con người ở đó mà còn giúp cho
chúng ta có cái nhìn khoa học và những chính sách phù hợp góp phần vào việc
bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
1.5 Từ những điều phân tích trên đây, có thể thấy bên cạnh giá trị văn học
nghệ thuật và đúc rút tri thức dân gian, ca dao, tục ngữ còn là một hệ thống tư liệu
vô giá cung cấp những thông tin về mối quan hệ giữa chủ nhân sáng tạo văn hóa với
điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và quan hệ xã hội. Thông qua việc áp dụng
phương pháp thống kê để đo “cường độ” tác động của các yếu tố ấy với hành vi ứng
xử của con người. Từ đó giúp cho việc hiểu sâu sắc hơn về những đặc trưng văn
hóa. Với ý nghĩa đó, Không gian văn hóa của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua
tư liệu ca dao, tục ngữ được chọn làm đề tài của luận án.


10


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu được xác định là không gian văn hóa người Việt
ĐBBB, có nghĩa là những thành tố văn hóa hình thành trong quá trình tương tác
giữa con người với thế giới tự nhiên. Những thành tố đó bao gồm những sáng tạo
của cư dân trong sản xuất, sinh hoạt, quan hệ xã hội và đời sống tâm linh .
2.2. Về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn trong luận án này là
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Về phương diện địa lý, tương ứng với tam giác châu được
tạo bởi hệ thống sông Hồng (nên đôi khi còn gọi là châu thổ sông Hồng). Phạm vi
nói tới ở đây là không gian văn hóa nên không có đường biên cứng thật rõ ràng. Về
đại thể đây là một không gian đã sản sinh ra kho tàng ca dao, tục ngữ được sử dụng
làm tài liệu cho luận án.
2.3. Về thời gian: Để đảm bào tính ổn định của những tổng kết dân gian nên
kho tàng tư liệu được xử lý, phân tích là những câu ca dao, tục ngữ có từ trước Cách
mạng tháng Tám. Những câu ca dao, tục ngữ hiện đại không thuộc phạm vi tài liệu
được sử dụng trong luận án này.
2.4 Về tư liệu: Để nghiên cứu không gian văn hóa vùng ĐBBB, có rất nhiều
nguồn tư liệu khác nhau. Tuy nhiên, bằng phương pháp tiếp cận mới, luận án đã lấy
ca dao, tục ngữ làm tư liệu chính để nghiên cứu và tập trung phân tích sâu, kết hợp
với các nguồn tư liệu khác và kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi
trước để có thêm những nhận thức mới.
Kho tư liệu mà tác giả luận án sử dụng chủ yếu đã được tập hợp bởi các
chuyên gia, trong đó quan trọng nhất là bộ sách Kho tàng tục ngữ người Việt (2
tập), của các soạn giả Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan
Hương, Nguyễn Luân, do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin công bố vào tháng 12
năm 2002; Kho tàng ca dao người Việt (2 tập), của các soạn giả Nguyễn Xuân
Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu

Trang, do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 1995. Đây được coi là
bộ “Tập đại thành”, dĩ nhiên trong quá trình sưu tầm, biên soạn mỗi nhóm tác giả
đều có phong cách riêng. Nhưng ca dao, tục ngữ vốn là thành tố bất biến, được lưu
truyền ở trong nhân dân. Vì vậy, về cơ bản những đơn vị ca dao, tục ngữ của các bộ

11


sách trước đã được tích hợp vào bộ sách này chứ không phải là sáng tác mới của tác
giả. Đây là một công trình tập đại thành văn học dân gian của tập thể mà những
công trình đi trước có tính chất khai phá mở đường. Tất cả các thành tựu tập hợp ấy
đã được tích hợp vào hai bộ Kho tàng ca dao người Việt và Kho tàng, tục ngữ người
Việt. Tác giả luận án đã sử dụng hai bộ sách này làm nguồn tư liệu chính vì ở đây số
lượng câu ca dao, tục ngữ thu thập được nhiều nhất từ trước đến nay, bao gồm
12.487 câu ca dao và 16.098 câu tục ngữ cổ của người Việt.
2.5 Về thể loại: Ca dao, tục ngữ là thể loại của văn học dân gian nên việc xác
định chủ nhân cũng khó có thể chính xác. Tuy nhiên với hơn 90% dân số là người
Việt (người Kinh), đóng vai trò căn bản trong việc thống nhất quốc gia và trong
việc hình thành tính cách người Việt, nên ca dao, tục ngữ sưu tầm được trong dân
gian, về cơ bản cũng có thể coi là sản phẩm của người Việt ở ĐBBB.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Tìm ra mức độ quan tâm của cư dân với những sự vật, hiện tượng và các
quan hệ xã hội thông qua tần số xuất hiện trong ca dao, tục ngữ. Từ mức độ hằng
xuyên đó, tác giả luận án đặt mục tiêu tìm ra nhưng đặc trưng trong quan hệ tương
tác giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình.
3.2 Trên cơ sở thang đo này, phối hợp với các nguồn tư liệu khác và những phân
tích định tính, luận án sẽ đưa ra những luận giải về đặc trưng văn hóa vùng ĐBBB.
3.3 Từ những kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà
quản lý đưa ra chính sách về việc bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống nói chung và di sản văn hóa dân gian nói riêng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là áp dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành khu vực học để thu thập, phân tích và xử lý tư liệu. Đặc biệt,
để xử lý 12.487 câu ca dao, tục ngữ (nguồn tư liệu quan trọng của luận án), nếu chỉ
dùng phương pháp phân tích truyền thống (khai thác thác trực tiếp ngữ nghĩa và
nghệ thuật văn chương) thì khó tránh khỏi những nhận định chủ quan.
Luận án cũng đã áp dụng phương pháp định lượng kết hợp với định tính để
phân tích tập hợp các câu ca dao, tục ngữ như một loại tư liệu đám đông (Mass

12


material). Theo đó, thay vì dẫn những câu phù hợp để chứng minh các nhận định có
sẵn thì mọi nhận xét đều được rút ra từ những kết quả thống kê. Việc đo đếm nhằm
tìm ra những chỉ số thống kê của toàn bộ kho dữ liệu được phân chia theo các thành
tố văn hóa và vi phân ra các cấu phần nhỏ hơn để giúp có được những nhận thức
sâu hơn.
Những phân tích định lượng luôn được so sánh với nhau và đối chiếu với các
phân tích định tính. Đích nhắm tới của phương pháp này là làm tăng tính khách
quan của các nhận định, kết luận. Từ đó có những nhận thức về đặc trưng văn hóa
của vùng ĐBBB sẽ sâu sắc hơn.
4.1 Phương pháp nghiên cứu Khu vực học
Khu vực học là một khoa học liên ngành lấy Không gian văn hóa làm đối
tượng nghiên cứu.
Trong luận án này, chúng tôi đã tiếp cận và vận dụng lý thuyết nghiên cứu
Khu vực học để tiến hành nghiên cứu tổng thể không gian địa lý, văn hóa, xã hội
với nhiều cấp độ khác nhau để đạt tới nhận thức tổng hợp về một không gian thống
nhất, toàn vẹn trên một khu vực địa lý, lịch sử, văn hóa và tìm ra được những giá trị
văn hóa mà không gian đó mang lại. Đồng thời hiểu được những quan hệ tương tác
của các nhân tố trong không gian đó.

Để tìm hiểu đặc trưng của một không gian văn hóa cần nghiên cứu những
sáng tạo của con người trong quá trình tương tác với điều kiện tự nhiên, môi trường
xã hội và hoàn cảnh lịch sử. Trong đó, quan hệ ứng xử của con người với điều kiện
tự nhiên là nhân tố cơ bản tạo nên đặc trưng văn hoá [32, tr. 31].
Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử là những nhân tố có tác động trực
tiếp đến sự hình thành đặc trưng văn hoá nên khi tìm hiểu bất kỳ một khu vực nào
rất cần phải nghiên cứu sâu sắc những nhân tố ấy. Tuy nhiên, đây không phải chỉ là
những tham số địa lý hay sự kiện lịch sử thuần tuý, mà phải được xem xét trong mối
quan hệ với con người và văn hoá, trong quan hệ lịch đại và đồng đại.
Chính vì vậy mà trong luận án, những câu ca dao, tục ngữ nói về những nhân
tố này và tác động của chúng đến đời sống cư dân được đặc biệt quan tâm. Đo
lường sự xuất hiện của chúng trong các tổ hợp sẽ giúp làm sáng tỏ nhiều nhận định
về mối quan hệ tương tác nói trên.

13


4.2 Phương pháp phân tích định lượng và định tính
Trong nhận thức của con người, bất cứ một hiện tượng, sự vật... cũng biểu
hiện ra bên ngoài để người ta nhận thức dưới hai dạng: Dạng tính (tính chất), dạng
lượng (số lượng).
Nhận thức dưới dạng định tính đôi khi phản ánh không đúng với bản chất sự
vật, hiện tượng nhưng nó lại phản ánh được sự khái quát hóa, cho nên phân tích
định lượng nhằm đo đếm đối tượng nghiên cứu để có được cái nhìn cụ thể hơn.
Ở luận án này, chúng tôi dùng phương pháp định tính để miêu tả câu ca dao,
tục ngữ xem nó phản ánh hình tượng, biểu cảm, ý nghĩa gì và như thế nào? Ví dụ
như: thiên nhiên, lao động sản xuất, đồ ăn, thức uống, phương tiện đi lại.... Những
hình tượng biểu trưng này cũng cần phải được lượng hóa ra bằng những con số cụ
thể mới có thể hình dung, khái quát được. Ví dụ: Khi tổ hợp tất cả các câu ca dao,
tục ngữ nói về đi lại chỉ có 170 trên tổng số 2000 câu cho ta một hình dung nó

chiếm tỷ lệ ít. Ngược lại nếu là 1500 trên tổng số 2000 câu cho ta thấy biểu hiện sự
quan tâm của người Việt ĐBBB với nội dung này hay hình tượng đó nhiều hay ít
cao hay thấp.
Khi xử lý loại tư liệu ca dao, tục ngữ, người viết rất chú trọng đến phương
pháp định lượng. Trong tập hợp hàng nghìn câu mà chúng tôi đã thu thập được như
vậy nếu đem từng câu ra để phân tích lời lẽ văn chương thì đó là đối tượng nghiên
cứu của văn học dân gian. Ở đây tư liệu được coi như là sử liệu cho nên phương
pháp phân tích định lượng đóng vai trò rất quan trọng. Định lượng bao gồm: phải
nhóm gộp lại, quy nó về các chủ đề, tổ hợp nghĩa rồi phân lớp, chia nhỏ ra để
nghiên cứu. Việc nghiên cứu theo các chủ đề, tổ hợp,… như vậy cho chúng ta hình
dung về những tác động của điều kiện tự nhiên và mối quan hệ của con người với
thực thể được sử dụng bằng hình tượng như thế nào?
Trong khi phân chia tư liệu, nhóm gộp từng loại, các loại hình này đều được
thống kê để có được kích thước của từng tập hợp (loại này có số lượng là bao nhiêu
?). Từng phân nhóm đều được tính toán cụ thể xem nó đóng vai trò tỉ lệ bao nhiêu
đối với từng mẫu, với từng tập hợp đã được thống kê. Trên cơ sở đó có thể biết được tần
số xuất hiện của mỗi loại hình đó có ý nghĩa như thế nào đối với tổng thể để có thể hiểu

14


được tầm quan trọng của yếu tố ấy trong cuộc sống của con người. Chẳng hạn: Đi lại của
người Việt ĐBBB có rất nhiều loại phương tiện, cách thức. Thống kê tần số xuất hiện
của loại phương tiện giao thông thủy trên tổng số các loại phương tiện giao thông, chúng
ta thấy được tầm quan trọng của môi trường nước đối với đời sống của người Việt.
Người Việt Nam sinh ra lớn lên, tụ cư ở một môi trường mà nhiều nhà
nghiên cứu đã từng chỉ ra là môi trường nước đã đóng vai trò quan trọng trong đời
sống của người Việt. Người Việt đi lại thời cổ chủ yếu bằng phương tiện giao thông
trên mặt nước như thuyền, đò, bè, mảng,.. chứ không phải bằng xe. Người Việt giỏi
thủy chiến, nên những sáng tạo văn hóa gắn với nước cũng khá phổ biến. Theo

thống kê có đến 235/328 đơn vị đề cập đến phương tiện đi lại bằng đường thủy.
Tỷ lệ của sự phản ánh ấy trong ca dao, tục ngữ với phương tiện giao thông
đường bộ cho thấy sự quan trọng của nó trong đời sống con người đến mức nào.
Quá trình phân tích tần số xuất hiện theo tập hợp chủ đề ở bảng thống kê,
chúng tôi luôn dựa trên tiêu chí phân tích chỉ số đặc trưng chung nhất của tập
hợp. Có nghĩa là những biến số có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn chỉ số trung
bình thì tác giả luận án đi sâu vào phân tích để thấy được giá trị nổi bật của sự
vật, hiện tượng đó với toàn bộ tập hợp. Chẳng hạn: Số liệu ở bảng 2.7: Hoạt
động sản xuất của cải vật chất, ở cột trồng trọt cây lương thực, cây lúa là loại cây
có tần số xuất hiện lớn nhất, cây sắn là loại cây có tần số xuất hiện ít nhất thì chúng
tôi đưa vào nội dung để phân tích. Với các loại cây trồng khác có tần số xuất hiện
thấp hơn hay cao hơn chỉ số trung bình, chúng tôi chỉ đưa vào bảng biểu để so sánh
mà không có điều kiện để đưa vào phân tích tất cả.
5. Những điểm mới của luận án
Trong luận án này, cả hai yếu tố: tư liệu và phương pháp đều có những điểm mới:
5.1. Về tư liệu
Ca dao, tục ngữ từng được nghiên cứu nhiều nhưng chủ yếu với tư cách là
đối tượng của văn học hoặc văn hoá học, và chủ yếu được khai thác từ giá trị ngữ
nghĩa và nghệ thuật. Trong khi đó, luận án lại sử dụng văn học dân gian như một
nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu đặc trưng văn hoá vùng ĐBBB và được khai
thác từ góc độ tương tác biểu hiện qua tần suất.

15


Cùng với ca dao, tục ngữ là các nguồn tài liệu khác và những kết quả nghiên
cứu của các công trình đã công bố đều được sử dụng để phối hợp, so sánh, đối chiếu
và củng cố thêm những nhận định mới.
5.2. Về phương pháp
Ngoài những phương pháp và thao tác truyền thống như mô tả, tổng hợp,

diễn dịch, bình luận hay phân tích kèm dẫn chứng, luận án đã áp dụng phương pháp
tiếp cận khu vực học, coi ĐBBB như một không gian văn hoá, một phạm vi diễn ra
quá trình sáng tạo của một cộng đồng cư dân. Theo đó, luận án có thể khai thác tư
liệu một cách có hệ thống và toàn diện về những sáng tạo của cư dân đã được vi
phân ra các thành tố văn hoá.
Điều mới mẻ của luận án là cùng với việc khai thác trực tiếp nội dung và ý nghĩa
của các câu ca dao, tục ngữ (cả nghĩa đen và nghĩa biểu tượng), những thông tin định
tính, luận án đã áp dụng phương pháp phân tích định lượng để thông qua các chỉ số
thống kê tìm hiểu tác động của ngoại cảnh (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội) và
mức độ quan tâm của cộng đồng cư dân đến các yếu tố khác nhau trong quá trình lao
động sản xuất, đời sống văn hoá. Từ đó có thể khắc họa sắc nét hơn tính cách của con
người và đặc trưng văn hoá của người Việt ĐBBB.
5.3. Những phát hiện mới
Với việc khai thác nguồn tư liệu mới theo những hướng tiếp cận và phương
pháp phân tích mới, luận án đã có những phát hiện mới:
Trước hết, qua các số liệu thống kê có thể khẳng định môi trường nước có
tác động vô cùng mạnh mẽ và hằng xuyên đến cuộc sống thường nhật của người
Việt ĐBBB. Điều này không chỉ được phản ánh trong đời sống vật chất như ăn,
mặc, ở, đi lại mà còn in dấu đậm nét trong văn hóa tinh thần. Nước còn trở thành
hiện tượng siêu thực dùng để khái quát những vấn đề của đời sống xã hội.
Tiếp đến là những phát hiện (có căn cứ thống kê) về mức độ quan tâm
của người Việt ĐBBB đến các loại sự vật và hiện tượng, những vật phẩm được
ưa chuộng, những tác động ngoại cảnh đến cuộc sống hàng ngày của người
Việt. Điều này tăng cường sự hiểu biết sâu sắc về các đặc trưng văn hóa của
không gian tinh hoa ĐBBB.

16


6. Những đóng góp của luận án

6.1. Về khoa học
Luận án đã sử dụng nguồn tư liệu là ca dao, tục ngữ truyền thống nhưng lại
áp dụng lý thuyết, phương pháp phân tích cùng với việc định dạng đối tượng theo
hướng tiếp cận mới là Khu vực học.
Đề tài tập hợp được một hệ thống các đơn vị ca dao, tục ngữ có liên quan đến
đời sống của người Việt ở ĐBBB từ một kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú nhất cho
đến nay.
Nghiên cứu, góp phần nhận diện sâu sắc hơn đặc trưng văn hóa của vùng
ĐBBB, góp phần vào việc xác định, lưu giữ những đặc điểm, tư duy, lối sống và
những tri thức văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc.
6.2. Về thực tiễn
Việc khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống về không gian văn hóa
của người Việt ĐBBB đối với môi trường tự nhiên và xã hội góp phần nhất định
vào sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian nói riêng cũng như trong việc gìn giữ và
phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập và
phát triển hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào việc giảng dạy, nghiên cứu
không gian văn hóa qua khai thác tư liệu văn học dân gian, ca dao, tục ngữ người Việt
nói riêng theo hướng tiếp cận liên ngành khu vực học nói chung.
Kết quả nghiên cứu, đặc biệt là tập hợp tư liệu có thể được sử dụng cho việc
nghiên cứu biên soạn từ điển điện tử ca dao, tục ngữ về không gian văn hóa của người
Việt ĐBBB.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án ngoài phần mở đầu, kết luận gồm có 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Văn hóa sản xuất và những ứng xử với điều kiện tự nhiên và môi trường
sinh thái
Chương 3: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ

17



Chương 4: Qui phạm xã hội và văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt đồng
bằng Bắc Bộ
Ngoài phân tích chính văn, luận án còn có một chương trình xử lý tư liệu
(bao gồm toàn bộ tư liệu đã được hệ thống hóa và phân loại để có thể dễ dàng
tra cứu).

18


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đồng bằng Bắc Bộ
ĐBBB có vị trí quan trọng như đã nói ở trên nên vùng đất này luôn là chủ đề
hấp dẫn và được nghiên cứu từ rất sớm bởi cả những học giả trong và ngoài nước.
Chủ đề này đã thu hút và làm nổi danh nhiều học giả nghiên cứu khoa học xã hội nói
chung trên khắp thế giới như: Pierre Gourou, David G. Marr, James C. Scott, Keith
Taylor, Sakurai Yumio, Lương Văn Hy (Việt kiều ở Canada), Momoki Shiro,…
Có thể nói người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam nói chung và về
ĐBBB nói riêng đã có một bề dày lịch sử. Theo kết quả thống kê của tác giả David
G. Marr trong 1038 đầu sách, bài báo, tư liệu nghiên cứu về ĐBBB thì có đến 477
công trình là của các tác giả nước ngoài [139, tr.78]. Những số liệu này đủ cho thấy
mức độ quan tâm của người nước ngoài suốt gần hai thế kỷ qua đối với các vấn đề
về ĐBBB là rất đáng nể.
Trong số những công trình nghiên cứu đó có không ít nghiên cứu tập trung
vào văn hóa của làng Việt ĐBBB. Ban đầu là những ghi chép, khảo tả, sau đó là
những phân tích, đánh giá và những phát hiện khoa học có giá trị.

Có lẽ nghiên cứu về ĐBBB và người nông dân nơi đây sớm hơn cả bằng
cách tiếp cận địa lý nhân văn là công trình của Pierre Gourou Người nông dân châu
thổ Bắc Kỳ (1936). Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt không chỉ ở
tính khoa học của nội dung nghiên cứu, tính hiệu quả của phương pháp điều tra thực
địa, tính sắc sảo của những phân tích đánh giá mà còn ở tính cập nhật các vấn đề
nghiên cứu. Có thể nói những kết quả nghiên cứu, những dự báo của Pierre Gourou
từ 70 năm trước cho đến nay vẫn còn tính thời sự như vấn đề đất đai, dân số và lực
lượng lao động, công nghiệp và trao đổi thương mại,…. ở nông thôn châu thổ Bắc
Kỳ. Đây là công trình mà sau này hầu như bất kì học giả nào nghiên cứu về nông
thôn châu thổ sông Hồng cũng đều sử dụng làm tư liệu tham khảo.

19


Phải đến sau thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ những năm 90, học giả nước
ngoài từ nhiều quốc gia, nhiều chuyên ngành, nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đến
Việt Nam nghiên cứu về các làng quê ĐBBB. Chưa bao giờ khu vực này lại hấp dẫn
đông đảo học giả nước ngoài đến thế. Họ đến từ khắp năm châu tiêu biểu là từ Nhật,
Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc….Đặc biệt giai đoạn này còn có sự trở lại
của đội ngũ các nhà nghiên cứu Việt kiều vốn trước kia bởi bối cảnh chính trị đã
hạn chế sự trở về của họ, đặc biệt là rất khó để tiếp cận nghiên cứu ở vùng ĐBBB.
Đi thực địa ở các làng ĐBBB của Việt Nam ngay từ những năm đầu sau Đổi
mới, học giả Lương Văn Hy đã liên tiếp có những nghiên cứu có giá trị về sự thay
đổi của người nông dân, của làng quê trong quá trình xây dựng nông thôn mới và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đáng chú ý là cuốn Cuộc Cách mạng ở làng: truyền
thống và biến đổi ở miền Bắc Việt Nam (1992) tập trung vào nghiên cứu những thay
đổi về chính trị, xã hội đến đời sống văn hóa của làng Sơn Dương, tỉnh Phú Thọ.
Cùng thời kỳ với Lương Văn Hy, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài khác
cũng có những tìm hiểu thú vị về làng Việt và nông dân ĐBBB như Nguyễn Tùng
(Việt kiều Pháp) với nghiên cứu thực địa 8 thôn ở xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây

(nay là Hà Nội) từ năm 1992 và đến năm 1999 ông cùng một số đồng nghiệp hoàn
thành cuốn Mông Phụ: một làng Việt ở châu thổ sông Hồng.
Trong suốt 4 năm (1996 -1999), Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã phối hợp
với Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (Nay là Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam) trong một chương trình nghiên cứu lớn về ĐBBB. Một phần
kết quả nghiên cứu đó được in trong cuốn Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề
còn bỏ ngỏ (2002) của một số học giả Pháp với tên tuổi quen thuộc đã từng nghiên
cứu về châu thổ Bắc Bộ Việt Nam như: Nguyễn Tùng quan tâm đến không gian
làng thông qua khái niệm làng, không gian hành chính, không gian cư trú, không
gian canh tác và đặc biệt là gắn kết không gian làng với không gian quốc gia
trong sự nối kết, hòa nhập và phát triển; Olivier Tessier tìm hiểu về phong tục
tập quán, lịch sử làng và đặc biệt là sự di cư tạm thời của dân làng với mong
muốn cải thiện cuộc sống và tình cảm gắn bó với làng quê; Nelly Krowolski lại
khám phá ra sự phục hồi và phát triển của mạng lưới chợ quê, Alain Fioruci

20


nghiên cứu về dòng họ trong những sự liên quan đến tập tục cưới hỏi ở quá khứ
và hiện tại của một làng quê ĐBBB điển hình là làng Mộ Trạch…
Từ những kết quả nghiên cứu của các học giả nước ngoài dưới nhiều góc độ
khác nhau, một điều không thể phủ nhận được là những nghiên cứu của họ đã đóng
góp đáng kể cho ngành Việt Nam học cả về nội dung các vấn đề nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận cũng như việc tạo ra các lý thuyết hoặc vận
dụng lý thuyết vào các nghiên cứu trường hợp cụ thể. Từ những nghiên cứu của học
giả nước ngoài, các nhà khoa học Việt Nam có dịp nhìn nhận lại những nghiên cứu
của mình và thông qua các cơ hội hợp tác để học hỏi nhằm có được cái nhìn khách
quan hơn về Việt Nam nói chung, về ĐBBB nói riêng.
Với các nhà nghiên cứu Việt Nam, lưu giữ văn bản về phong tục tập quán
của làng Việt ở ĐBBB đã xuất hiện từ khá sớm trong các ghi chép của các nhà Nho

từ thế kỷ thứ 19, phổ biến ở đời vua Tự Đức, Thành Thái. Sang đến những năm đầu
thế kỷ 20 xuất hiện tác phẩm của Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục; Toan Ánh:
Nếp cũ, Hội hè đình đám …và một số bài viết ngắn giới thiệu về phong tục ở làng
được in trên tạp chí nghiên cứu Việt Nam của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp.
Giai đoạn sau đổi mới, những nghiên cứu về làng Việt ĐBBB tập trung vào
hai xu hướng cơ bản: một là những nghiên cứu mang tính chất khái quát về nông
thôn trong đó lấy làng làm đơn vị khảo sát và phân tích chính; hai là những nghiên
cứu trường hợp cụ thể của từng làng.
Ở xu hướng thứ nhất, trước hết phải kể đến các công trình: Cơ cấu tổ chức
của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (Nguyễn Từ Chi, 1984); Làng Việt Nam- một số
vấn đề kinh tế xã hội (Phan Đại Doãn, 1992); Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc
Bộ thế kỷ 18 - 19 (Nguyễn Quang Ngọc, 1993), Một làng Việt cổ truyền ở đồng
bằng Bắc Bộ (Nguyễn Hải Kế, 1996),… và nhiều bài nghiên cứu có giá trị của các
tác giả Diệp Đình Hoa (1998), Đào Thế Tuấn (1991), Bùi Xuân Đính (1994),…
Sau này có một số chương trình nghiên cứu lớn tiêu biểu như: Đề tài nghiên
cứu cấp Nhà nước của GS. Phan Huy Lê và GS.TSKH. Vũ Minh Giang, chủ biên
(1996): Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay; Chương trình
nghiên cứu về Làng xã ở đồng bằng sông Hồng (1996 -1999) do Viện Viễn Đông

21


×