Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chuyên đề rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 1 – 2
I.

LÝ DO THỰC TIỄN

Từ xa xưa ông bà ta đã có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau” qua câu nói cho ta thấy ông cha ta đã xác định lời nói rất quan trọng.
Trong giao tiếp lời lẽ phải có sự lựa chọn, cân nhắc vì một khi đã nói ra thì không sao
rút lại được. Chính vì thế để giúp học sinh có được ý thức nói năng rõ ràng, gãy gọn,
đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống là rất cần thiết.
Thông qua hoạt động nói các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, nói
đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức sau
này. Cũng nhằm hình thành thói quen, ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì ngoài
việc cung cấp cho học sinh hệ thống câu từ, lời nói còn rèn luyện cho các em tính cẩn
thận, sự tự tin trước đám đông, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng người tham gia
giao tiếp.
Thế nhưng trong thực tế hiện nay ở những giờ luyện nói tình trạng học sinh nói
không đủ ý, ngôn ngữ diễn đạt còn lộn xộn, chưa logic. Nhiều học sinh nhút nhát
không muốn trình bày, chia sẻ với các bạn những điều mình nghĩ, mình biết hoặc có
nói thì cũng nói trống không, không rõ nghĩa. Thậm chí có một số em đã học đến cấp
hai mà trước lớp học diễn đạt vẫn chưa trôi chảy. Đây là vấn đề rất nhiều giáo viên
quan tâm tìm cách khắc phục.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

Chuyên đề được áp dụng ở khối 1 – 2, trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn, năm
học 2016-2017.
III. THỰC TRẠNG

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh nói chưa tốt:
a. Nguyên nhân chủ quan


* Về phía giáo viên

1


- Xét về nguyên nhân chủ quan đầu tiên cần phải kể đến là quan niệm của giáo viên,
một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ chú trọng đến
kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học Tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt động nói của
học sinh ít. Chính vì thời lượng ít nên số lượng học sinh tham gia nói về nội dung bài
không được nhiều mà chỉ qua loa một vài em mà thôi.
- Giáo viên không mấy quan tâm đến những học sinh ít nói, nghèo nàn về ngôn
ngữ, vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất nhiều thời gian. Vấn đề này vô tình
giáo viên đã làm cho những học sinh rụt rè ngày càng trở nên nhút nhát hơn.
- Nêu câu hỏi chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, câu hỏi dễ lại
dành cho học sinh khá, câu hỏi khó đôi khi muốn học sinh yếu trả lời,…
- Có sửa sai nhưng chưa kiên trì, uốn nắn trong mọi tình huống, mọi hoạt động của
bài cũng như ở những giờ học khác.
* Về phía học sinh:
- Chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu đến lúc trình
bày thường câu trả lời không đúng mục đích hoặc chưa hết ý. Một số trường hợp chỉ
trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” chứ chưa giải thích được theo ý mình là vì sao
có, vì sao không ?
- Còn ỷ lại hoặc nói theo các bạn chứ chưa chịu khó tự tìm ra câu trả lời hay cho
chính mình.
* Về phía gia đình:
- Gia đình chưa thấy được tác dụng của việc nói năng lưu loát, gãy gọn trong học
tập và cuộc sống sau này của học sinh mà phần lớn chỉ quan tâm, kiểm tra xem hôm
nay con mình làm toán, viết bài được mấy điểm. Nên cứ để các em phát triển theo môi
trường tự nhiên của xã hội.
b. Nguyên nhân khách quan:

- Do học sinh lớp 1- 2 đa số rất hiếu động, dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi
nhớ lời thầy cô dạy là chưa vững chắc.
- Phụ huynh đa số làm nghề kinh doanh buôn bán nên chưa dành nhiều thời gian
2


ngồi học, trò chuyện hoặc chở con đi chơi, giải trí trong những dịp cuối tuần để các em
có điều kiện giao tiếp với mọi người.
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề
a Biện pháp đối với nguyên nhân chủ quan:
* Đối với giáo viên:
Rèn kĩ năng nói qua môn Tiếng Việt:
- Giáo viên cần xác định rõ nói là một trong bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) quan
trọng của môn Tiếng Việt vì vậy cần được quan tâm đúng mức. Trong giờ dạy tiếng
Việt lớp một, giáo viên nên phân chia thời lượng rõ ràng phù hợp với các hoạt động
của bài để đảm bảo nội dung kiến thức được truyền đạt đúng, đủ và vừa sức đối với
học sinh.
- Khi tiến hành soạn giáo án cho hoạt động luyện nói nên thiết kế hệ thống câu hỏi theo
cấu trúc từ dễ đến khó phù hợp với năng lực học tập của học sinh trong lớp.
- Khi tổ chức đàm thoại ở lớp trước tiên là giáo viên nên yêu cầu một cách rõ ràng cho
mọi đối tượng đều hiểu được vấn đề mà giáo viên đặt ra. Khi nêu câu hỏi thì phải chọn
học sinh có trình độ phù hợp để trả lời, không chỉ tập trung vào những học sinh năng
khiếu mà phải tạo điều kiện cho mọi đối tượng trả lời.
- Cần lưu ý để tạo nên ấn tượng tốt cho các em khi giảng dạy nói chung và khi đàm
thoại nói riêng giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc nói năng, nói đủ ý, diễn
đạt gãy gọn và trong quá trình rèn luyện cho học sinh qua từng câu, từng bài nên kiên
trì, không nóng vội mà quát nạt, giận dỗi hay trách móc học sinh. Phải hết sức cởi mở,
nhã nhặn với các đối tượng trong lớp tạo không khí vui vẻ, phấn chấn giúp các em có
cảm giác thoải mái thì hoạt động nói mới diễn ra một cách thuận lợi.
- Nên chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, những khó khăn, bất hạnh của học


sinh trong lớp để có sự chia sẻ, thông cảm động viên các em nói nhiều và mạnh dạn hơn
bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, dần dần tăng mức độ khó lên theo thời gan.
Rèn kĩ năng nói qua các môn học khác, trong các hoạt động giáo dục ngoài
3


giờ lên lớp và trong giao tiếp hằng ngày:
- Đối với học sinh lớp một việc ghi nhớ của các em chưa được vững chắc, dễ nhớ nhưng
cũng rất mau quên nên ngoài việc luyện nói trong giờ tiếng Việt ra giáo viên cần duy trì
việc uốn nắn cho các em có được kĩ năng nói thành câu, trôi chảy ở các môn khác.
- Đối với môn Toán cần yêu cầu học sinh nói thành câu, đủ ý vì khi nói đầy đủ người
nghe sẽ hiểu được nội dung một cách trọn vẹn, giữ được ý nghĩa của bài.
Ví dụ: Khi dạy bài Số 7
Giáo viên hỏi:
+ Có 6 con chim, 1 con chim bay tới. Hỏi có tất cả mấy con chim ?
Nếu học sinh chỉ trả lời là 7 thì chưa đầy đủ, giáo viên cần yêu cầu học sinh sửa lại cho
thành câu như sau:
+ Có 6 con chim, 1 con chim bay tới. Có tất cả là 7con chim.
- Trong các buổi sinh hoạt cuối tuần hoặc các buổi giao lưu văn nghệ , chơi trò chơi,…
khi yêu cầu các em trả lời, hát hoặc tham gia trò chơi không nên đặt nặng vấn đề thắng
thua hay phân loại cao thấp mà cố gắng động viên các em nên hòa đồng thể hiện hết khả
năng của mình trước lớp. Bên cạnh đó giáo viên và các bạn nên kịp thời ghi nhận và
tuyên dương sự tiến bộ để các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn.
- Ngoài ra trong giao tiếp hằng ngày giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học
sinh giáo viên cũng phải hết sức chú ý phát hiện và sửa chữa kịp thời khi các em nói
trống không, không đủ ý, xưng hô không phù hợp, ngôn ngữ diễn đạt còn lộn xộn.
Trường hợp các em nhút nhát không muốn nói thì giáo viên gần gũi, động
viên đặt câu hỏi và gợi ý để các em trả lời từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống.
Ví dụ: + Hôm nay ai đưa em đi học ? (Hôm nay bố đưa em đi học)

+ Em thích học nhất là môn nào ? (Môn Toán là môn em thích học nhất)
* Biện pháp đối với gia đình:
- Giáo viên thường xuyên tiếp cận và tác động tích cực để gia đình nhận thức một cách
đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nói chung và về kĩ năng nói nói riêng. Bên
4


cạnh việc giáo dục, động viên các em thì phụ huynh phải thực sự gương mẫu trong việc
nói năng có chừng mực, lịch sự, nhã nhặn với mọi người xung quanh để các em học tập,
noi theo.
* Biện pháp đối với học sinh:
Trong thời gian (khoảng 2 tuần) đầu năm học tôi hướng dẫn rõ ràng quy trình của
một giờ học tiếng Việt gồm những hoạt động nào, yêu cầu của từng hoạt động này ra
sao rồi cho các em thực hiện, đến đâu tôi nhắc nhở, uốn nắn đến đó dần các em đã quen
với nề nếp, cách thức học trong các hoạt động này và chất lượng học tập ngày càng tiến
bộ. Riêng ở hoạt động luyện nói tôi hướng dẫn rất cụ thể các bước tiến hành như: Nhắc
học sinh lắng nghe cô nêu yêu cầu, nêu xong yêu cầu học sinh nhắc lại xem các em có
nắm được nội dung cô yêu cầu chưa, nếu chưa thì giáo viên giải thích thêm cho các em
hiểu. Khi đã hiểu ra vấn đề, giáo viên tiến hành cho các em tập nói theo nhóm nhỏ
(nhóm đôi) trong lúc các em nói, cô đến các nhóm lắng nghe để giúp đỡ, uốn nắn cách
nói cho các em. Khi trình bày trước lớp nên cho các em nhận xét, tham gia sửa chữa để
rút kinh nghiệm lẫn nhau.
- Với những học sinh nói đủ ý, mạch lạc, diễn đạt tốt thì giáo viên khuyến khích các em
duy trì và sáng tạo trong mọi tình huống.
- Khi yêu cầu các em cùng nói về một vấn đề nào đó thì nói có những em chỉ đưa ra câu
trả lời giống y như bạn chứ chưa sáng tạo nói theo suy nghĩ của mình để tranh luận về
vấn đề đó thì giáo viên nên động viên, gợi ý để các em nói khác đi để
nội dung bài nói được mở rộng, sâu sắc và sinh động hơn.
- Đối với những học sinh thiếu tự tin rụt rè, ít nói thì giáo viên chia nhỏ câu hỏi và hỏi
nhiều lần, động viên, ghi nhận những đóng góp dù nhỏ của các em; với những trường

hợp các em nói quá nhỏ cả lớp đều không nghe thấy thì giáo viên sắp xếp cho các em
ngồi bàn ở khoảng giữa lớp và giải thích cho các em hiểu là nói nhỏ như thế thì các bạn
không nghe và không tham gia xây dựng bài tốt được, lớp học sẽ rất buồn chán. Từ đó
yêu cầu các em nói lại, ở mỗi lần nói lại thì yêu cầu các em nói to hơn, to hơn nữa, dần
5


dần các em sẽ quen với âm lượng nói thế nào là đủ nghe.
- Với những học sinh diễn đạt ngôn ngữ còn lộn xộn thì sau mỗi lần nói, giáo viên
hướng dẫn các em sắp xếp thứ tự những điều cần nói có trước có sau và nói lại thật phù
hợp với yêu cầu đặt ra.
- Trong khi nói giáo viên phát hiện ra học sinh phát âm sai, hay dùng từ không đúng
trong một số trường hợp thì giáo viên cần sửa chữa ngay và cho các em nói lại để ghi
nhớ.
* Công tác kết hợp với thầy cô bộ môn và các thầy cô khác
Đối với giáo viên dạy chuyên các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, … tôi thường xuyên
gặp và trao đổi để thầy, cô nhắc nhở, uốn nắn cách trả lời của các em trong từng tiết học
để các em thấy được thầy cô nào cũng quan tâm mong muốn các em tiến bộ từ đó các
em sẽ cố gắng thực hiện một cách tự giác để sớm hoàn thành nhiệm vụ học tập và để
thầy cô được vui.
d. Biện pháp đối với nguyên nhân khách quan:
Tôi gặp gỡ thường xuyên và giúp gia đình hiểu được rằng lo lắng, thương yêu con
không chỉ lo cho con cái ăn, cái mặc là được mà phải sắp xếp thời gian ở bên con động
viên, chia sẻ và giúp đỡ kịp thời những chuyện vui buồn trong cuộc sống thì nhân cách
của các em mới phát triển toàn diện được.
Học sinh lớp 1- 2 còn nhỏ các em mới chuyển từ hoạt động chơi mà học sang
hoạt động học nghiêm túc, từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng nên nhận thức
chưa tới nơi, tới chốn về việc học nói chung và về kĩ năng nói nói riêng. Hiểu được đặc
điểm này giáo viên phải hết sức nhẹ nhàng trong giảng dạy và giáo dục, thường xuyên
động viên để các em thấy được việc học là quan trọng và có học tập tốt mới làm cho cha

mẹ, thầy cô được vui lòng.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Thế giới ngôn từ không có điểm tận cùng, việc nói để ứng xử, giao tiếp trong xã
hội bằng tiếng Việt phải học tập suốt đời. Vì vậy để giúp học sinh nói tốt ngay từ lớp 1
6


là điều rất cần thiết, đáp ứng được mục tiêu của môn tiếng Việt, tạo điều kiện cho các
em học tốt các môn học khác và ở bậc học cao hơn. Nó còn phù hợp với việc đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng sáng kiến:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai và ứng dụng khá thành công ở tổ khối
1- 2 của trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn và có thể ứng dụng rộng rãi cho tất cả các
khối lớp khác trong trường.
Người thực hiện

Phạm Thị Thu Hà

7



×