Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chuyên đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 13 trang )

Chuyên đề: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2
Người thực hiện: Đàm Thị Ngân
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Ân Thi, Hưng Yên.
I/ Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2:
- Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng
cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi
chảy) đọc có ý thức (không hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là
đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức
đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn
nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những
kỹ năng khác.
- Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung
văn bản. Ngược lại nêu không hiểu điều đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn
cảm được. Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng
nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng, hay chính nhờ hiểu đúng mới đọc đúng. Vì vậy
trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào.
- Thông qua việc dạy đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy đó là một trong
những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
- Đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm
vụ rèn kỹ năng đọc, phân môn tập đọc còn có nhiệm vụ:
+ Làm giàu kiến thức ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
II-THỰC TRẠNG ĐỌC VÀ DẠY TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG T.H HIỆN NAY:
- Việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn có những hạn chế: Học sinh chưa
đọc được như ta mong muốn, đọc chưa đúng ở những chỗ ngắt nhịp vì các em chưa hiểu
được nội dung câu thơ câu, văn nên các em ngắt nghỉ không đúng với nội dung biểu cảm
của tác giả.
- Học sinh chưa hiểu cách nói văn chương, các em thường ngắt giọng giữa từ
ghép, các em chưa biết phân biệt chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cần xuống giọng.


Khi đọc câu hỏi, giọng đọc các em còn đều đều chưa toát lên được nội dung câu hỏi.
Khi đọc các câu hội thoại các em chưa phân biệt được giọng của nhân vật, giọng của
tác giả.
- Giáo viên tiểu học còn lúng túng các bước khi dạy tập đọc theo chương trình
mới, vận dụng quy trình còn máy móc, dạy còn theo sách giáo viên, sách thiết kế bài
soạn chứ không chú ý đến đặc thù của địa phương.
- Cần đọc bài tập đọc như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học
sinh, làm thế nào để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, diễn cảm hơn. Làm sao để
phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu,… Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi
giờ tập đọc. Từ thực trạng đó nên dẫn đến giờ dạy hiệu quả chưa cao mà trong chương
trình chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
1
III-ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY
HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2
1- Xác định mục tiêu nội dung dạy học bài tập đọc:
- Xác định mục tiêu giờ học tức là xác định nội dung để viết mục I “Mục tiêu”
trong giáo án. Chúng ta biết rằng mục tiêu của phân môn tập đọc là các kỹ năng đọc
đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
Vì vậy, khi xác định mục tiêu giờ tập đọc ta phải chỉ ra được tốc độ, những nội
dung luyện đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc hiểu như thế nào.
- Xác định nội dung dạy đọc càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì việc tiến hành
giờ dạy càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để xác định mục tiêu, nội dung dạy học chúng ta
phải trả lời được: Sau giờ học học sinh đạt được những gì? Cụ thể đó là trả lời các
câu hỏi:
+ Học sinh cần đọc bài tập đọc trong thời gian bao lâu (để xác định tốc độ đọc,
luyện kỹ năng đọc nhanh).
+ Những từ ngữ, câu nào học sinh luyện đọc thành tiếng, chúng cần được đọc
lên như thế nào và vì sao lại chọn những từ ngữ, câu đó để luyện đọc.
+ Toàn bài cần đọc với giọng điệu chúng như thế nào, tốc độ, cường độ, cao
độ, trường độ ra sao.

+ Những từ ngữ, câu nào cần dạy nghĩa và dạy nghĩa chúng ra sao? Những tình
tiết nào của câu chuyện cần tìm hiểu và tìm hiểu chúng như thế nào?
+ Nội dung chính của bài tập đọc là gì, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, câu
chuyện là gì? Học sinh được giáo dục điều gì sau khi đọc bài tập đọc.
2- Rèn các kỹ năng đọc:
2.1. Đọc mẫu:
- Giáo viên phải có kỹ năng “đọc” thành thục.
Như ta đã biết chất lượng đọc của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó vai trò hướng dẫn của giáo viên rất quan trọng.
Kỹ năng đọc là mục đích cuối cùng chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ
học. Giáo viên phải tạo được cho mình kỹ năng đọc thành thục. Giáo viên phải biết
cách xác định từ, câu quan trọng đến việc hiểu được nghĩa, ý, tình của văn bản. Giáo
viên không thể hình thành ở học sinh kỹ năng gì mà bản thân mình không có, không
thể gặt hái được những gì mà ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy, trong dạy học
chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân mình chưa làm
được. Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay đọc diễn cảm mà bản thân
mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào. Khi dạy học
không có hiệu quả, nhiều giáo viên đổ lỗi cho phương pháp mà không biết rằng
“Phương pháp chỉ là hình thức của sự tự vận động bên trong của chính nội dung”.
Một trong các phương pháp dạy học quan trọng nhất ở Tiểu học là phương
pháp luyện theo mẫu. Vì vậy, không biết làm mẫu thì không thể tiến hành giờ dạy.
Do đó, khi soạn bài, giáo viên phải xác định được những kỹ năng đọc cần có và luyện
tập cho mình thành thục những kỹ năng này. Khi soạn bài, giáo viên phải tự làm
trước những gì mà học sinh phải làm trên lớp: Đọc thành tiếng, giải nghĩa từ, trả lời
những câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên có sự hiểu biết về chương trình SGK và các tài liệu dạy học.
- Giáo viên phải tìm hiểu vốn “đọc” của học sinh, đặc điểm, trình độ của học
sinh. Việc tìm hiểu học sinh là một quá trình lâu dài đã được tiến hành trước đó.
2
Để tiến hành dạy học tập đọc, chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình, đặc điểm,

trình độ của học sinh, các em đã có những kiến thức kỹ năng đọc gì, cụ thể chúng
ta phải biết rõ học sinh của mình có hứng thú với những bài tập đọc nào, phát âm
có gì sai chuẩn, khó phát âm, những từ ngữ nào, câu nào trong bài khó đọc đúng,
đọc hay. Để luyện đọc hiểu, chúng ta cần nắm được học sinh của mình chưa hiểu,
khó hiểu những từ ngữ nào, nội dung nào trong bài… Sự hiểu biết này sẽ giúp chúng
ta xác định tính vừa sức, tính mức độ của nội dung và kỹ năng dạy đọc. Chẳng hạn,
những lỗi phát âm lệch chuẩn của học sinh giúp giáo viên xác định được những từ
ngữ trong bài cần luyện đọc đúng chính âm.
2.2. Đọc thành tiếng:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nên nằm trong khoảng 30-35cm, cổ và đầu
thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Ở lớp khi được cô giáo gọi đọc, học
sinh phải bình tĩnh, tự tin không hấp tấp đọc ngay.
Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi
đọc, tức là rèn đọc to. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành tiếng người đọc một
lúc đóng hai vai: Một vai - và mặt này thường được nhấn mạnh - là người tiếp nhận
thông tin, bằng chữ viết, vai thứ hai là người trung gian để truyền thông tin, đưa văn
bản viết đến người nghe. Khi giữ vai thứ hai này, người đọc đã thực hiện việc tái sản
sinh văn bản. Vì vậy khi đọc thành tiếng người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho
người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao
tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị
để đảm bảo sự thành công tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng các
em phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không
phải chỉ để cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn
cho tất cả những người này nghe rõ. Nhưng như thế hoàn toàn không có nghĩa là đọc
quá to hoặc gào lên. Để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ “lý nhí” giáo viên cần tập
cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên
nên cho học sinh đứng lên bảng để đối diện với những người nghe tư thế đứng đọc
phải vừa đàng hoàng, vừa thoải mái, 2 vai phải được mở rộng và cân bằng hai tay.
2.3. Luyện đọc đúng:

- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không
có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể
hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không
đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các
âm thanh (đúng các âm vị), ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu) .
- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng
việt.
+ Đọc đúng các phụ âm đầu s/x, tr/ch
+ Đọc đúng các chính âm: Có ý thức phân biệt để không đọc “nhanh” thành
“nhăn”, “huệ” thành “hệu”.
+ Đọc đúng các âm cuối
+ Đọc đúng các thanh có các lỗi phát âm địa phương như lẫn thanh (~) và
thanh sắc (/) VD: Không đọc Dũng thành Dúng.
+ Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, ngữ điệu câu, cần phải dựa vào
nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không
3
được tách một từ làm hai. VD: không đọc: Ông già bẻ gẫy từng chiếc một/cách dễ
dàng.
+ Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:
Ví dụ không đọc: - Em cầm tờ/lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi
+ Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc: - Mẹ
là/ngọn gió của con suốt đời:
- Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: Ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ
hơi khi gặp dấu chấm (với dấu chấm nghỉ hơi 1 quãng bằng khoảng thời gian đọc 1
chữ, ngắt hơi ở dấu phẩy bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Đọc đúng các ngữ
điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, xuống giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho
phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm, với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù
hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc
bộ phận giải thích của câu

Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
- Trình tự luyện đọc đúng: Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn
ngừa các lỗi khi đọc. Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà
học sinh địa phương dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện
đọc trước.
- Khi muốn luyện đọc 1 từ nào đó, đầu tiên giáo viên đọc mẫu trước rồi cho cả lớp
đọc đồng thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này. Với những câu
mà giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai phách câu, GV cũng tiến hành như vậy, cuối
cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn bài.
2.4. Luyện đọc nhanh: Đọc nhanh là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là
việc đọc không ê, a ngắc ngứ, vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Đọc
nhanh chỉ thực sự có ích khi có không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc
cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người
nghe hiểu kịp thời. Vì vậy đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp
nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói.
+ Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc
độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh
là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo
viên của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có tiếng cho trước và
dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc vào
độ khó của bài đọc.
2.5. Luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc:
Trước hết phải luyện cho học sinh không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng không lạc
giọng.
Học sinh lớp 2 khi đọc có em còn bỏ sót tiếng hoặc lạc giọng. Vì các em này
chưa làm chủ được tia mắt. Với những học sinh này giáo viên phải quay lại với việc
sử dụng que trỏ hoặc thước đặt dưới từng dòng kẻ để học.
2.6. Dạy cho học sinh đọc đúng ngữ điệu, ngắt giọng đúng:
Trong giờ dạy tập đọc giáo viên phải hướng dẫn đến giáo dục cho học sinh yêu

Tiếng việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt, sự giàu đẹp của âm
thanh, sự phong phú của ngữ điệu. Trong việc biểu đạt nội dung thế nhưng hiện nay ở
4
trường tiểu học mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ điệu chưa được chú ý
đúng mức. Đó là một trong những ký do khiến cho học sinh của chúng ta đọc và nói
chưa lưu loát. Vì các em không hiểu đúng văn bản được đọc.
Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làm chủ những yếu tố này.
Khi đọc các bài văn xuôi chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ
đoạn. Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết
đoạn.
Vì vậy đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng nói riêng vừa là mục đích của
dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc.
Mỗi bài đọc nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa, ngữ pháp chỗ ngắt giọng dự tính những
chỗ học sinh hay ngắt giọng sai khi đọc, cũng là xác định những chỗ cần luyện ngắt
giọng trong bài tập đọc cụ thể. Từ đó dạy đọc đúng hiểu đúng các bài tập đọc ở Tiểu
học.
2.7. Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh:
Muốn học sinh có năng lực có kỹ năng đọc hiểu tốt. Giáo viên phải có định
hướng, có kế hoạch sắp xếp thời gian tìm hiểu bài nhiều hơn, thời gian luyện đọc
thành tiếng mà phải coi trọng chất lượng đọc.
- Mỗi giờ lên lớp giáo viên xác định nội dung đọc hiểu cho các em. Tuỳ theo
khả năng nhận thức của từng vùng để dẫn dắt câu hỏi cho học sinh hiểu nghĩa của từ
“chìa khoá” “câu khoá” trong bài, tóm tắt được nội dung của đoạn, bài, phát hiện ra
những yếu tố và giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Có nhiều bài chỉ có
thể dạy “đọc nhớ”, khó dạy đọc hiểu, nội dung bài rời rạc không có chiều sâu, với
những bài tập đọc hiện hành ở lớp 2 tôi tạm chia làm 2 nhóm mức độ tương ứng với
2 nhóm dạy đọc hiểu:
+ Tiếp nhận văn bản văn chương
+ Hiểu những yếu tố văn chương
Để HS hiểu được các yếu tố văn chương cũng cần phải có cách lựa chọn phù hợp

VD: Bài “Mẹ” (Tuần 12/Lớp 2) có câu cuối “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
là câu thơ có nhiều chất văn nhất. Nếu giáo viên bình giảng câu này, diễn giảng về
tình thương sự chăm sóc của mẹ đối với con thì sẽ không đọng lại gì trong tâm trí học
sinh lớp 2. Ngược lại nếu yêu cầu học sinh giải thích câu thơ lại quá khó. Vì thế nên
áp dụng cách hay hơn bằng hình thức kiểm tra phiếu trắc nghiệm.
Ta có thể xây dựng phiếu bài tập trắc nghiệm như sau:
Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng:
“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
 Mẹ ngồi quạt cho con suốt đời
 Sự chăm sóc, tình thương của mẹ theo con suốt củ cuộc đời.
 Mẹ đối với con lúc nào cũng mát như ngọn gió
 Mẹ là người nuôi dưỡng chăm sóc con từ nhỏ đến lớn.
2.8. Đọc thầm:
Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm
phải ngay ngắn khoảng cách giữa mắt và sách 30-35cm.
- Kỹ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to → đọc
nhỏ → đọc mấp máy môi (không thành tiếng) → đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp
máy môi (đọc thầm) giai đoạn cuối lại gồm 2 bước: Di chuyển mắt theo que trỏ hoặc
5
ngón tay rồi đến chỉ có măt di chuyển. Giáo viên phải tổ chức quá trình chuyển từ
ngoài vào trong này.
Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian
đọc thầm cho từng đoạn và bài.
- Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản
đọc. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức đọc hiểu. Kết quả của đọc thầm
phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài. Tức là toàn bộ những gì
được đọc. Như tâm lý ngôn ngữ học đã chỉ ra để hiểu và nhớ những gì được đọc
người đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần
sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khoa” những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là
những từ để giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khoa văn chương

đó là những từ dùng “đắt” tạo nên giá trị nghệ thuật của từ có tín hiệu nghệ thuật. Đó
là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang
nghĩa bóng, có sự chuyển nghĩa văn chương.
Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh đến việc phát hiện ra những câu quan trọng
của bài. Những câu nêu ý nghĩa chung của bài.
IV-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG GIỜ TẬP ĐỌC LỚP 2:
A. Kiểm tra bài cũ:
*Mục đích: Kiểm tra và củng cố việc đọc thành tiếng và đọc hiểu nội dung bài
đã học.
*Hình thức thực hiện:
- Kiểm tra đọc thành tiếng:
+ Yêu cầu học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài đã học.
+ Yêu cầu thực hiện một bài tập đọc thành tiếng: Nhận xét giọng đọc, ngữ điệu
của đoạn vừa đọc.
- Kiểm tra đọc hiểu: Yêu cầu thực hiện một bài tập đọc hiểu về nội dung đoạn bài
vừa đọc.
*Thời gian kiểm tra tiến hành từ 3 - 5 phút. Số lượng kiểm tra có thể từ 2-3
học sinh.
B. Bài mới:
1- Giới thiệu thiệu bài: Có thể dùng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề để gây
hứng thụ tạo nhu cầu đọc bài ở học sinh không nên nói hết nội dung bài trong phần
giới thiệu vì sẽ áp đặt nội dung trước cho học sinh trong khi lẽ ra nó là cái đích mà
học sinh cần khám phá ra được.
2- Luyện đọc:
a) Đọc mẫu:
*Yêu cầu: Đưa ra mẫu về đọc thành tiếng. Đây chính là cái đích, mẫu hình kỹ
năng đọc mà học sinh cần đạt được. Đồng thời giáo viên dùng giọng đọc mẫu cho
học sinh có một biểu tượng ban đầu về nội dung văn bản. Lúc này đọc mẫu lại là
phương tiện cho học sinh bước đầu làm quen với văn bản để chiếm lĩnh nội dung của
nó. Bước đọc mẫu rất quan trọng vì cách tiếp xúc trực tiếp ấn tượng đầu tiên rất quan

trọng. Nó quyết định việc học sinh yêu thích hay không yêu thích văn bản được đọc.
Yêu cầu đọc mẫu phải đảm bảo chất lượng, đọc đúng chuẩn: Đọc đúng, rõ ràng, trôi
chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm.
6
Khi đọc mẫu giáo viên cầm sách theo đúng quy cách. Giáo viên phải ổn định
trật tư, tạo cho học sinh tâm thế hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm
theo để theo dõi bài đọc. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp.
Trong khi đọc, giáo viên cần thỉnh thoảng nhìn lên học sinh để tạo được sự
giao cảm, thu hút học sinh. Mặc dù vậy, việc hướng vào người nghe trong khi đọc
không được làm bài đọc bị gián đoạn muốn thế, ở nhà giáo viên phải đọc kỹ bài
nhiều lần.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
b1/ Đọc từng câu:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài (có thể đọc khoảng 2 lượt
bài).
- Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS
- Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
b2/ Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn
- Gọi 1 nhóm đọc trước lớp ( mỗi em 1 đoạn), kết hợp HD đọc các câu khó
(HD ngắt giọng) và HD thể hiện tình cảm qua giọng đọc (phần này có thể xử lý qua 1
– 2 lượt HS đọc).
- Gọi tiếp nhóm khác đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới, từ khó bằng các hình
thức: Tìm từ mới, giải thích từ mới, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu với từ
mới, )
b3/ Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Lần lượt từng HS trong nhóm ( bàn, tổ, ) đọc, HS khác trong nhóm lắng
nghe.
- GV nên có quy ước với HS để tiện theo dõi.
b4/ Thi đọc giữa các nhóm: (Lưu ý: Với lớp 3 bước này chuyển xuống phần

luyện đọc lại)
- Các nhóm thi đọc ( ĐT, CN, từng đoạn, cả bài). GV cần tạo điều kiện để
nhiều HS được tham gia đọc. Bố trí HS có trình độ tương đương thi với nhau. Có thể
tổ chức trò chơi luyện đọc ( đọc tiếp sức, truyền điện, theo vai, )
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
b5/ Lớp đọc ĐT(1- 2 đoạn hoặc cả bài)( với những văn bản không đọc được
ĐT thì bỏ bước này)
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng hoặc đọc thầm từng đoạn và tìm hiểu bài
dựa theo các câu hỏi trong SGK.
* Lưu ý:
- Khi Y/c HS đọc thành tiếng cần kết hợp y/c HS cả lớp cùng đọc thầm để theo
dõi.
- Trước khi y/c HS đọc thầm, cần giao nhiệm vụ (đặt câu hỏi) cho HS.
- GV có thể chẻ nhỏ các câu hỏi trong SGK, hoặc thêm câu hỏi dẫn dắt, gợi mở
giúp HS dễ trả lời hơn.
4- Luyện đọc lại / Học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu)
- Luyện đọc lại được thực hiện sau khi HS đã nắm được nội dung bài đọc.
- Hình thức tổ chức: Thi đọc ( giữa các cá nhân)
7
- Y/c của bước này: Luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng
mức và bước đầu có ý thức đọc diễn cảm (đối với HS khá giỏi). Mặc dù chương trình
lớp 2 không đặt y/c dạy HS đọc diễn cảm nhưng GV vẫn cần HD HS đọc thể hiện
đúng ND bài ở bước này.
- Trình tự thực hiện:
+ GV đọc mẫu
+ GV lưu ý HS về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của toàn bộ đoạn văn, bài
văn.
+ Tổ chức cho Hs thi đọc CN, đọc phân vai và uốn nắn cách đọc cho HS.
+ Lớp và GV nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc tốt, đọc hay.

+ Gv hướng dẫn HS học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu).
5- Củng cố, dặn dò:
- Lưu ý HS về nội dung bài, về cách đọc.
- Nhận xét về giờ học.
- Dặn HS những việc cần làm ở nhà.
V. Một số lưu ý:
1. Nội dung của bài tập đọc có thể ghi lên bảng lớp vào cuối phần tìm hiểu bài
hoặc ở phần củng cố bài. Nhưng đối với lớp 3, ở những bài tập đọc 2 tiết (bao gồm cả
tiết kể chuyện) thì Gv chỉ nên ghi ý nghĩa câu chuyện vào phần củng cố, sau khi HS
đã được nghe và kể lại câu chuyện.
2. Các bài tập đọc dạy trong 2 tiết có thể phân bổ thời gian theo 1 trong 2 cách
sau:
- Cách 1 (cuốn chiếu, cắt ngang):
+ Tiết 1: dạy từ đầu đến hết phần luyện đọc.
+ Tiết 2: dạy từ phần tìm hiểu bài, luyện đọc lại và củng cố, dặn dò.
- Cách 2 (bổ dọc): Mỗi tiết luyện đọc và tìm hiểu nội dung một nửa bài tập đọc.
Tùy theo cấu trúc bài tập đọc hoặc đặc điểm tình hình của lớp mà GV lựa chọn cách
dạy thích hợp.
- Đối với lớp 2 thường dạy theo cách 2 để các em dễ nắm bắt từng nội dung
nhỏ (từng đoạn). Còn đối với lớp 3, do có thêm 15 phút kể chuyện ở cuối nên thường
dạy theo cách1, nhưng có thể dạy theo kiểu bổ dọc bằng cách kết hợp luyện đọc và
tìm hiểu từng đoạn một(VD: bài Trận bóng dưới lòng đường (Tuần 7))
3. Trình bày bảng:
Tập đọc
Tên bài
Luyện đọc:
Ghi từ, cụm từ, câu, đoạn ngắn hoặc khổ
thơ cần HD đọc
Tìm hiểu bài:
Ghi từ ngữ hoặc chi tiết nổi bật cần nhớ;

ý chính của đoạn, khổ thơ, bài,
4. Tốc độ đọc cần đạt:
THỜI ĐIỂM GHKI CHKI GHKII CHKII
LỚP 2 Khoảng 35 tiếng /phút 40 tiếng/phút 45 tiếng/phút 50 tiếng/phút
LỚP 3 55 tiếng /phút 60 tiếng/phút 65 tiếng/phút 70 tiếng/phút
8
V - THC NGHIM:
1/ Mc ớch thc nghim:
Chỳng tụi t chc thc nghim bng cỏch a ra mt s ý kin xut ca
mỡnh mt bi hc c th v t chc dy Tiu hc nhm ỏnh giỏ tớnh kh thi ca
cỏc bin phỏp ó c xut trong lun vn.
2/ i tng a bn thi gian thc nghim:
Thc nghim vo tun 11, bi Cõy xoi ca ụng em. Lp 2A trng Tiu hc
Hong Hoa Thỏm
3/ Ni dung thc nghim:
- Son giỏo ỏn
- Tin hnh dy thc nghim
- Bi dy: Cõy xoi ca ụng em
- Phiu ỏnh giỏ tit dy (1 tit)
Do ban giỏm kho ỏnh giỏ (theo thang im 20/20)
4/ Kt qu thc nghim:
Sau khi kim tra kt qu hc tp ca hc sinh lp thc nghim v lp i
chng trờn chỳng tụi nhn thy:
+ lp i chng: Hot ng chớnh l giỏo viờn truyn th tri thc v a ra
mt h thng cỏc cõu hi yờu cu hc sinh a vo ng liu v kt qu phõn tớch ca
sỏch giỏo khoa tr li. Vỡ vy hc sinh tham gia hot ng hc tp mt cỏch th
ng, mỏy múc v ch tp trung vo nhúm hc sinh khỏ gii v rốn luyn k nng c
cho hc sinh cũn hn ch nờn hiu qu c cha cao
+ lp thc nghim: Mc hot ng tớch cc ca hc sinh trong gi hc
c biu hin khỏ rừ rng. Bng vic s dng cỏc phng phỏp v hỡnh thc t chc

lp hc linh hot ly hc sinh lm trung tõm, trong gi hc hu ht hc sinh c
tham gia quỏ trỡnh chim lnh tri thc v rốn luyn k nng. Hc sinh nhỳt nhỏt, hc
sinh yu c chỳ ý mt cỏch ỳng mc, khuyn khớch, ng viờn kp thi. Vỡ
vy, kt qu hc tp, rốn luyn c nõng cao. Trong gi thc nghim khụng cú
hin tng lm vic riờng cỏc em u b cun hỳt vo cỏc hot ng hc tp. Qua
ú chỳng ta thy rừ s khỏc bit gia hai lp thc nghim v i chng.
GIO N MINH HA CHUYấN :
RẩN K NNG C CHO HC SINH LP 2
Caõy xoaứi cuỷa
oõng em
Ngời thực hiện : Đàm Thị Ngân
Tổ : 2 - 3
Trờng : Tiểu học Hoàng Hoa Thám - Ân Thi Hng Yên
Ngày giảng : 29/10/2013

Cõy xoi ca ụng em
9
I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể
nhẹ nhàng, chậm dãi.
- Nắm được nghĩa của các từ mới: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy,…
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả cây xoài do ông trồng và tình cảm thương
nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ đối với người ông đã mất. (Trả lời được CH 1, 2,
3.)
- HS khá – giỏi trả lời được CH 4.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ của bài tập đọc trong SGK
- Tranh ảnh về quả xoài
- Bảng phụ viết sẵn những câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài “Bà
cháu”
- Gọi lần lượt 3 học sinh lên đọc bài,.
trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét
- Đoạn 1, 2: Gọi 1 học sinh đọc - Học sinh 1 lên bảng đọc bài
- Hỏi: Sau khi bà mất cuộc sống của hai
anh em như thế nào?
- Sau khi bà mất, hai anh em sống
giàu sang và sung sướng
- Giáo viên nhận xét: - Học sinh khác nhận xét bạn
- Đoạn 3, 4 : gọi 1 học sinh đọc - Học sinh 2 đọc đoạn 3, 4
- Hỏi: Vì sao hai anh em đã trở nên giàu có
mà không thấy vui sướng?
- Vì thiếu vắng bà “Vàng bạc châu
báu không thay được tình thương ấm
áp của bà”
- Giáo viên nhận xét - Học sinh khác nhận xét bạn
Hỏi cả lớp: Câu chuyện khuyến chúng ta điều
gì?
- 1 HS trả lời: Tình cảm là thứ của cải
quý nhất
- Giáo viên nhận xét ghi điểm cho học sinh
B - Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Yêu cầu học sinh quan sát trong SGK - Học sinh quan sát tranh
Hỏi : Bức tranh vẽ gì? - Vẽ cây xoài và hai mẹ con bạn nhỏ.
- Giáo viên giới thiệu: Xoài là một loại hoa quả rất thơm và ngon. Nhưng mỗi cây

xoài lại có đặc điểm và giá trị khác nhau. Với 2 mẹ con bạn nhỏ thì cây xoài còn có
ý nghĩa gì nữa, chúng ta cùng học bài “Cây xoài của ông em” để hiểu thêm về điều
này.
- Ghi tên bài lên bảng - 2 học sinh đọc lại tên bài
2/ Luyện đọc:
2.1/ Đọc mẫu:
- Giáo viên: Bài này các em cần đọc với
giọng tả và kể nhẹ nhàng, chậm tình cảm.
- Các em theo dõi cô đọc bài
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần
- Theo dõi giáo viên đọc bài
10
2.2/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện
đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a/ Đọc từng câu:
- Mỗi em đọc một câu, bạn bào đọc đầu
tiên phải đọc cả tên bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu
đến hết bài
- Hỏi: Trong khi đọc bài ai phát hiện được
những từ nào khó phát âm?
- Lẫm chẫm, nở trắng cành, lúc lỉu,
xoài, bày lên, màu sắc , trảy,
- Giáo viên ghi những từ khó lên bảng
- Giáo viên đọc mẫu những từ khó (hoặc
gọi HS giỏi đọc) rồi gọi 1 số em luyện đọc.
- Học sinh yếu luyện phát âm, lớp đọc
nhẩm
- Đọc đồng thanh.
- Qua phần luyện đọc từng cầu các em đã

đọc và phát âm từ khó rất tốt. Bây giờ ta
chuyển sang phần luyện đọc đoạn.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài này được chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến bày lên bàn thờ ông
- Đoạn 2: từ Xoài thanh ca đến màu sắc
đẹp, quả lại to.
- Đoạn 3: là phần còn lại
* Đọc lượt 1:
+ Giáo viên giới thiệu các câu cần luyện
đọc (đã chép sẵn trên bảng phụ) yêu cầu
học sinh tìm cách đọc.
- HS1:Tìm cách đọc và luyện đọc các
câu:
Mùa xoài nào / mẹ em cũng chọn
những quả chín vàng / và to nhất bày
lên bàn thờ ông //
- HS3: Ăn quả xoài cát chín trảy từ
cây quả ông em trồng, kèm với xôi
nếp hương / thì đối với em / không
thứ quà gì ngon bằng //
- Gọi 1 học sinh đọc các từ chú giải trong
SGK
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo
* Đọc lượt 2: Bây giờ các em hãy chú ý để
nghe bạn đọc tiếp
- 3HS khác nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
của bài. Lớp lắng nghe để nhận xét
cách đọc của bạn.
- HS 1: Em hãy đọc lại câu đầu của đoạn

văn
- HS 1 đọc lại
- Em hiểu thế nào là lẫm chẫm? - Lẫm chẫm: dáng trẻ bước đi chưa
vững
=> GV đưa hình ảnh về lẫm chẫm
- Em hãy đặt cho cô 1 câu văn có từ lẫm
chẫm?
- Em bé bước đi lẫm chẫm.
- HS 2: Đoạn văn em vừa đọc cho biết xoài
có vị ngọt như thế nào?
- HS 2: Vị ngọt đậm đà
- Em hiểu thế nào là đậm đà? - Có vị ngọt đậm
11
- HS 3: Trong đoạn văn em vừa đọc có từ
mới nào chúng ta cần hiểu nghĩa?
- Từ trảy
- Em có biết trảy là gì không ? - là hái, trẩy
=> Đưa hình ảnh : trảy còn gọi là hái,
trẩy, ngắt quả ở trên cây xuống để ăn
* Đọc lượt 3: - 3 HS khá – giỏi đọc 3 đoạn
- HS2: Trong bài đọc kể về những loại xoài
nào?
Xoài cát, xoài thanh ca, xoài tượng
=> Đưa hình ảnh về các loại xoài này
Giải nghĩa thêm:
+ Xoài thanh ca: Trái rất sai, có vị ngọt thanh( hơi chua), thịt màu vàng và hơi
nhiều xơ.
+ Xoài tượng: Trái rất lớn. Mỗi quả chừng nửa kg, vỏ khi chín có màu vàng ửng.
Khi ăn sống giòn và có vị chua nhẹ.
+ Xoài cát: Có hình thuôn dài, có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà. Thịt chắc,

mịn và ít xơ. Khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng tươi
- HS3: Bạn nhỏ thích ăn xoài cát kèm với
gì nhỉ?
- Xôi nếp hương
GV giải thích:
+ Xôi nếp hương: Xôi nấu từ 1 loại gạo nếp
hương, có mùi rất thơm.
* Đọc lượt 4: - 3 HS đọc lượt 4
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu HS đọc theo cặp. Nói tiếp nhau
đọc 2 lượt bài
- Giáo viên theo dõi các nhóm đọc.
- HS luyện đọc theo cặp
d/ Thi đọc giữa các nhóm: cho các nhóm
thi đọc cá nhân, thi đọc nối tiếp.
- GV nhận xét chung
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân
đoạn 1 ( 2 lượt HS thi)
- Lớp nhận xét – bình chọn bạn đọc
đúng, đọc hay nhất
e/ Cả lớp đọc đồng thanh: - Lớp đọc đồng thanh cả bài
Qua phần luyện đọc cô thấy lớp ta bạn nào cũng đọc rất tốt. Biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
Để biết loại xoài này có đặc điểm gì, tình cảm thương yêu, lòng biết ơn của hai mẹ
con bạn nhỏ đối với người ông đã mất như thế nào, ta chuyển sang phần tìm hiểu
bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 - 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm theo
Hỏi: Cây xoài ông trồng thuộc loại xoài
gì?
- Xoài cát

H: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy
cây xoài cất rất đẹp?
- Hoa nở trắng cành, từng chùm quả
to đu đưa theo gió
H: Tại sao mùa xoài nào mẹ cũng chọn
những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thơ
ông?
- Để tưởng nhớ, biết ơn ông đã trồng
cây cho con cháu có quả ăn.
Hỏi: Vì sao nhìn cây xoài bạn nhỏ lại càng - Vì ông đã mất
12
nhớ ông?
- Gọi 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2 - Học sinh đọc đoạn 2
H: Quả xoài cát chín có mùi vị, màu sắc
như thế nào?
- Có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm
đà, màu sắc vàng đẹp
- Gọi học sinh đọc đoạn 3 - Học sinh đọc đoạn 3
-Thảo luận nhóm đôi và tìm đáp án đúng
cho câu hỏi:
Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà
mình là thứ quà ngon nhất?
A. Quả xoài to, màu sắc đẹp.
B. Quả xoài có vị ngọt đậm đà.
C. Xoài cát vón đã thơm ngon, cây xoài lại
gắn với kỷ niệm về người ông đã mất.
- HS thảo luận theo cặp trong vòng 1
phút.
- Đại diện cặp nêu kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét ( GV KL chung)

4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu lần 2
- Lưu ý HS: Bài này các em cần đọc với
giọng nhẹ nhàng, chậm dãi và tình cảm
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- 2 HS thi đọc đoạn 2 ( 1 lượt )
- 2 HS thi đọc cá nhân đoạn 2 và 3
(1lượt )
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc
hay.
5/ Củng cố dặn dò:
H: Bài văn nói lên điều gì? - Tình cảm thương nhớ của hai mẹ con
đối với người ông đã mất
H: Qua bài văn này con học tập được điều
gì?
- Phải luôn nhớ và biết ơn những
người đã mang lại cho mình những
điều tốt lành.
- Nhận xét tiết học - Lắng nghe
- Dặn dò VN: Đọc lại bài, xem trước bài:
Sự tích cây vú sữa
13

×