Tải bản đầy đủ (.pptx) (247 trang)

Bài Giảng Quản lý ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.54 KB, 247 trang )

CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


- Ngân sách nhà nước là gì?
- Tổ chức quản lý ngân sách nhà nước như thế
nào?
- Quản lý ngân sách gồm có nội dung gì, cơ
quan, tổ chức nào thực hiện?


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Trong thực tiễn, thuật ngữ NS thường được hiểu là một bản
ước tính về số tiền được sử dụng và kế hoạch sử dụng số
tiền đó cho một công việc của một chủ thể.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo góc độ kinh tế, NSNN là một công cụ chính sách
kinh tế của quốc gia, được sử dụng để đạt các mục tiêu: kỷ
luật tài khóa, phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, và sử
dụng nguồn lực hiệu quả.


Theo góc độ chính trị, NSNN được trình cơ quan quyền
lực nhà nước để đảm bảo các đại biểu dân cử được giám
sát, phê duyệt các quyết định về thu chi ngân sách.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo góc độ luật pháp, NSNN về hình thức là một văn
bản pháp luật được phê duyệt bởi cơ quan quyền lực nhà
nước, giới hạn các quyền mà cơ quan hành pháp được phép
thực hiện.
Theo góc độ quản lý, NSNN là căn cứ để quản lý tài
chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách, cho biết số tiền
đơn vị được phép chi, các nhiệm vụ chi và kế hoạch thực
hiện, NS phân bổ cho đơn vị


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Luật ngân sách nhà nước 2015:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của

Nhà nước”.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.2 Phân loại ngân sách nhà nước
Khái niệm:
Phân loại NS là sự sắp xếp có hệ thống các nội dung thu,
chi ngân sách của chính phủ theo các tiêu thức nhất định.
Mục đích:
Hệ thống phân loại NS là một công cụ quan trọng trong
quản lý NSNN, vì nó quyết định cách thức mà NS được ghi
lại, trình bày và báo cáo.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.2 Phân loại ngân sách nhà nước
Các tiêu thức phân loại NSNN theo thông lệ quốc tế
Phân loại theo chức năng của Chính phủ: Đây là cách
phân loại dựa vào chức năng của CP đối với nền kinh tế xã hội.
Mục tiêu: làm rõ mục đích kinh tế - xã hội của các
khoản phân bổ NS theo chức năng khác nhau của CP.





Ví dụ về phân loại theo chức năng CP

01 Các dịch vụ công nói chung
001 Hoạt động của các cơ quan lập pháp và hành pháp, tài chính và thuế, đối ngoại
012 Viện trợ kinh tế cho nước ngoài
013 Các dịch vụ hành chính
014 Nghiên cứu cơ bản
015 Nghiên cứu phát triển
016 Các dịnh vụ công khác
017 Các nghiệp vụ liên quan đến công nợ
018 Chuyển giao giữa các cấp chính quyền khác nhau
02 Quốc phòng
03 An toàn và trật tự xã hội
04 Các vấn đề kinh tế
05 Bảo về môi trường
06 Nhà ở và phương tiện cộng đồng
07 Y tế
08 Giải trí, văn hóa và tôn giáo
09 Giáo dục
10 Bảo trợ xã hội


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.2 Phân loại ngân sách nhà nước
Phân loại theo nội dung kinh tế xác định các loại hình
thu nhập và chi phí theo các hoạt động kinh tế của khu vực

chính phủ nói chung.
Mục tiêu: Cách phân loại kinh tế được sử dụng để phân
tích tác động của NS đối với các chính sách tài chính vĩ mô


Ví dụ về phân loại theo nội dung kinh tế

1.

Thu nhập

1.1 Thuế
1.1.1 Thuế thu nhập, lợi nhuận, lãi trên vốn
1.1.2 Thuế trên lương và lực lượng LĐ
1.1.3 Thuế tài sản
1.1.4 Thuế hàng hóa và dịch vụ
1.1.5 Thuế thương mại và giao dịch quốc tế
1.1.6 Thuế khác
1.2 Đóng góp xã hội
1.2.1 Đóng góp an sinh xã hội
1.2.2 Các đóng góp xã hội khác
1.3 Tài trợ
1.3.1 Từ CP nước ngoài
1.3.2 Từ các tổ chức quốc tế
1.4 Các nguồn thu khác
1.4.1 Thu nhập từ tài sản
1.4.2 Bán hàng hóa dịch vụ
1.4.3 Phạt, phạt vi cảnh, bồi thường

2. Chi tiêu

2.1 Thù lao cho người lao động
2.1.1 Tiền công và lương
2.1.1.1 Tiền công và lương bằng tiền mặt
2.1.1.2 Tiền công và lương bằng hiện vật
2.1.2 Các khoản đóng góp xã hội
2.1.2.1 Các khoản đóng góp xã hội thực
2.1.2.2 Các khoản đóng góp xã hội danh
nghĩa
2.2 Sử dụng hàng hóa dịch vụ
……
2.3 Tiêu dùng vốn cố định
2.4 Lãi vay
2.5 Trợ cấp
2.6 Tài trợ
2.7 Chi phúc lợi xã hội
2.8 Chi tiêu khác


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.2 Phân loại ngân sách nhà nước
Phân loại theo đối tượng (theo hạng mục chi tiêu): NS
được trình bày theo đối tượng cung cấp thông tin về các yếu
tố đầu vào nhằm xác định nguồn gốc, cơ sở pháp lý, mức độ
chi tiêu của các hạng mục như chi tiêu nhân sự, chi phí đi lại,
in ấn…
Mục tiêu: Việc phân loại theo đối tượng cho biết cách
thức để thực hiện một khoản chi tiêu và kiểm soát chặt chẽ

các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt dộng có sử dụng NS


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.2 Phân loại ngân sách nhà nước
Phân loại theo tổ chức hành chính: là một cách thức
phân loại cung cấp dữ liệu về các hoạt động thu và chi NS
theo các tổ chức thuộc khu vực công
Mục tiêu: nhằm xác định rõ trách nhiệm trong quản lý
thu, chi NSNN được phân cấp và trách nhiệm giải trình.


Ví dụ về phân loại theo tổ chức hành chính
1. Bộ tài chính
1.4 Tổng cục Thuế
1.4.1 Văn phòng Tổng cục Thuế
1.4.2 Cục Thuế
1.4.3 Chi cục thuế
2. Bộ giao thông
…….


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, phân loại ngân sách nhà nước
1.1.2 Phân loại ngân sách nhà nước

Phân loại ngân sách theo chương trình: Một NS phân
loại theo chương trình sẽ trình bày các mục tiêu chính sách
của CP và cách thức làm thế nào những chính sách này sẽ
được thực hiện.
Mục tiêu: là căn cứ để phân bổ các nguồn lực tài chính và
xác định mức trần NS cho mỗi chương trình, mỗi hoạt động
để thực hiện chương trình cũng như trách nhiệm thực hiện
một cơ quan hay tổ chức


Ví dụ về phân loại theo chương trình kết hợp với phân loại theo
nội dung kinh tế
Thù lao cho
người LĐ
1. Bộ ….1
1.1 Chương trình 1
1.1.1 Nhánh chương trình
1.1.1.1 Hoạt động….
1.1.1.2 Hoạt động ….
1.1.1.3 Hoạt động ….
1.2 Chương trình ..n
2. Bộ….n
2.1 Chương trình 1
2.1.1 Nhánh chương trình
2.1.1.1 Hoạt động…
2.1.1.2 Hoạt động…
2.1.1.3 Hoạt động ….
2.2 Chương trình …n

Sử dụng hàng Trợ cấp

hóa dịch vụ


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng hệ thống mục lục
ngân sách nhà nước

Hệ thống mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu,
chi NSNN theo những tiêu thức, phương pháp nhất định
nhằm phục vụ cho công tác hạch toán, kế toán, quyết toán
cũng như kiểm soát và phân tích các hoạt động tài chính của
Nhà nước


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
Xây dựng hệ thống mục lục NSNN cần đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của quản lý NS:
-Nguyên tắc toàn diện: Đảm bảo tổng hợp một cách đầy đủ tất cả
các hoạt động thu, chi NSNN của tất cả các cơ quan và tổ chức của CP.
-Nguyên tắc thống nhất: Đảm bảo thống nhất giữa ngành và cấp,
giữa ngành chủ quản và ngành kinh tế quốc dân. Hạn chế và loại bỏ
những sự khác biệt không cần thiết, dần dần tiến tới phù hợp với những
quy định, chuẩn mực và thông lệ quốc tế



CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
-Nguyên tắc hiệu quả: Phải đáp ứng yêu cầu dễ làm, dễ hiểu, dễ
kiểm tra mà vẫn đảm bảo đầy đủ số liệu và thông tin cần thiết cho công
tác chuẩn bị và quyết định dự toán NSNN; chấp hành NS; kiểm toán và
quyết toán NSNN.
-Nguyên tắc hệ thống mở: thỏa mãn và thích ứng những thay đổi về
phân cấp NS, về chế thu, chi và phương thức quản lý thu, chi trong
tương lai.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
1.2.2 Hệ thống mục lục NSNN của Việt Nam
Hệ thống mục lục NSNN của VN được thiết kế trên cơ sở 6 tiêu thức phân
loại thu, chi NSNN sau đây:
-Phân loại theo tổ chức hành chính (viết tắt là Chương)
-Phân loại theo ngành kinh tế (Viết tắt là loại, khoản)
-Phân loại theo nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế)
-Phân loại theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia.
-Phân loại theo nguồn chi NSNN
-Phân loại theo cấp NSNN


CHƯƠNG 1

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1.3.1 Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất
Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất được hiểu là tất cả các
khoản thu, chi của Nhà nước đều phải được phản ánh đầy đủ, rõ ràng
trong cùng một thời gian và trong cùng một văn bản tổng hợp được cơ
quan lập pháp quyết định.
Nguyên tắc này yêu cầu:
+ NSNN phải tổng hợp được toàn bộ các hoạt động thu và chi của
Nhà nước, không loại trừ bất cứ một hoạt động nào;
+ Các khoản thu, chi phải được tập hợp trong một dự toán NS duy
nhất trình cơ quan lập pháp xem xét.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1.3.1 Nguyên tắc một tài liệu ngân sách duy nhất
Nguyên tắc này không cho phép sự tồn tại của nhiều tài liệu NS và
các khoản thu hoặc chi của Nhà nước được thực hiện ngoài NS.
Nguyên tắc này để đảm bảo quyền của cơ quan lập pháp trong
quyết định NS một cách toàn diện trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực một
cách công bằng, hiệu quả.
Mặt khác, việc tôn trọng nguyên tắc này cho phép biết được một
cách rõ ràng tình trạng cân bằng hay thâm hụt NS và tính toán được
một cách chính xác mức thâm hụt NS để có biện pháp xử lý phù hợp.



CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1.3.2 Nguyên tắc ngân sách tổng thể
Nguyên tắc NS tổng thể được hiểu là tất cả các khoản thu được tập hợp vào
một quỹ duy nhất để tài trợ chung cho các khoản chi.
Nguyên tắc này yêu cầu:
+ Tất cả các khoản thu và các khoản chi phải được ghi vào ngân sách một
cách riêng biệt theo số tiền đầy đủ của nó, không được bù trừ giữa thu và chi.
+ Không phân bổ riêng một khoản thu để trang trải cho một khoản chi nhất
định.


CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1.3.2 Nguyên tắc ngân sách tổng thể
Nguyên tắc một quỹ NS duy nhất xuất phát từ nhiều lý do:
+ Nguyên tắc này quyết định đến tính hiệu quả của phê chuẩn NS khi cơ
quan lập pháp xem xét chi tiết từng khoản thu, chi NS và quyết định phân bổ
NS trên cơ sở cân nhắc lợi ích chung tổng thể và các mục tiêu chiến lược
quốc gia.
+ Đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ một khoản chi nào đã được cơ quan có
thẩm quyền phê quyết định không phụ thuộc vào một nguồn thu cụ thể nào
đó.


CHƯƠNG 1

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
1.3.2 Nguyên tắc ngân sách tổng thể
+ Việc phân bổ một khoản thu cho một khoản chi cụ thể, có nguy
cơ gây tình trạng lãng phí trong quản lý NS nếu như cơ quan có được
nguồn thu lớn hơn nhu cầu của họ hoặc không muốn thay đổi một hoạt
động chi không đem lại nhiều lợi ích so với các hoạt động khác chỉ vì
không muốn từ bỏ nguồn thu đã được phân bổ cho hoạt động chi đó.


×