có thể coi là vấn đề cần cân nhắc nhưng vấn đề quan trọng nhất không phải là số
cấp mà là hiệu quả hoạt động của chúng. Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, có
nước số cấp ngân sách nhiều nhưng hoạt động rất có hiệu quả, ngược lại có nước
có số cấp ngân sách ít nhưng hoạt động lại không có hiệu quả. Hiệu quả hoạt
động đó phụ thuộc vào nhiều nhân tố mhưng trước hết là chức năng, nhiệm vụ
và thẩm quyền của các cấp hành chính đại phương có rõ ràng, mạch lạc theo
thuyết dọc và sự phối hợp ngang hay không? Có tính độc lập tương đối trong
thực hiện nhiệm vụ hay không? Chức năng, nhiệm vụ đó có được trọn gói hay
không? Đó là những đIều kiện căn bản để đánh giá chất lượng hoạt động của
chính quyền đại phương một cách chính xác.
Dựa trên duy trì số cấp chính quyền hiện nay (4 cấp), hệ thống NSNN cũng
nên duy trì như hiện nay (4 cấp NS). Chỉ có điều phải định rõ chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền phù hợp với thực tế quản lý trên địa
bàn. Nhiệm vụ cụ thể của các cấp chính quyền đại phương nên chia làm 3 loại:
- Những nhiệm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công.
- Những nhiêm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công bổ sung của cấp trên
uỷ quyền cho cấp dưới nhằm bỏ đi lối làm việc không công.
- Những nhiệm vụ có tính tự quản do chính quyền từng cấp đề ra và tự quyết
định phù hợp với đặc thù của địa phương và không trái với pháp luật.
Như vậy, chính quyền địa phương là bộ phận không thể thiếu được trong kết
cấu của bộ máy nhà nước, đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc sau:
- Trung ương lãnh đạo thống nhất theo hiến pháp và pháp luật.
- Địa phương có quyền chủ động trong khuôn khổ pháp luật.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Địa phương chịu sự kiểm tra, giám sát của trung ương.
Như vậy, cần đổi mới một cách căn bản và sâu sắc tổ chức bộ máy của hệ
thống hành chính mới góp phần khắc phục sự lồng ghép can thiệp của cấp trên
vào cấp dưới, thực sự tạo điều kiện cho ngân sách cấp dưới quyền chủ động sáng
tạo, khai thác, quản lý, bồi bổ nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý. Chỉ có
điều cần được thể chế hoá bằng các quy định của luật pháp.
Cải cách hệ thống quản lý thuế:
Quản lý thuế thực chất là quản lý nguồn thu của NSNN vì thuế là nguồn
thu chủ yếu của NSNN. Mục tiêu chính của cải cách quản lý thuế trong giai đoạn
này là thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện các quy định về thuế của đối tượng nộp
thuế, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế và công tác thanh tra, kiểm tra
thuế, thực hiện tự động hoá công tác xử lý thông tin thuế phát hiên nhanh chóng
các trường hợp vi phạm về thuế mhằm hạn chế tình trạng trốn thuế, đảm bảo
tăng thu cho NSNN.
Những đặc điểm của hệ thống quản lý thu thuế trong giai đoạn là:
Hệ thống thông tin tuyên truyền về thuế phải đầy đủ và thuận lợi cho đối tượng
nộp thuế (ĐTNT), hệ thống chính sách, thủ tục và các mẫu biểu quy đinh về
thuế phải đơn giản, dễ hiểu, đơn nghĩa đẻ ĐTNT có đủ khả năng thực hiện việc
tự tính thuế, tự khai thuế của mình một cách chính xác, đầy đủ.
Hệ thống xử lý thông tin thuế trên máy tính là một yếu tố không thể thiếu được
trong công tác quản lý hiện đại trên cơ sở tự tính thuế. Máy tính sẽ thực hiện
đúng các chức năng tính toán theo các quy định về thuế, tính nợ, tính phạt với
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tốc độ nhanh chóng và chính xác, loại bỏ yếu tố chủ quan của cá nhân và phát
hiện nhanh chóng những trường hợp không tuân thủ các quy định về thuế.
Việc áp dụng các hình thức phạt đối với các hành vi vi phạm sẽ được thực hiện
nghiêm minh với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống máy tính kịp thời cung cấp các
thông tin về các trường hợp vi phạm về thuế (không kê khai thuế, kê khai sai
thuế, không nộp đủ tiền thuế…).
Công tác thanh tra, kiểm tra về thuế phải được tăng cường cùng với việc xây
dựng hệ thống tự động phân tích thông tin, chọn lựa đối tượng cần kiểm tra,
thanh tra thuế. Ngành thuế sẽ thực hiện cưỡng chế thuế đối với hành vi vi phạm
để tăng cường tính hiệu lực của các quyết định xử phạt hành chính về thuế.
Cơ cấu tổ chức quản lý thu thuế của ngành thuế được xây dựng theo nguyên
tắc chức năng, mỗi bộ phận khác nhau sẽ thực hiện các chức năng khác nhau
trong quy trình quản lý thu thuế, giảm thiểu mối quan hệ trực tiếp giữa cá nhân
cán bộ thuế với ĐTNT trong trường hợp ĐTNT chấp hành đúng các quy định về
thuế. Trình độ cán bộ thuế được nâng cao và chuyên môn hoá theo từng chức
năng.
Mô hình của hệ thống quản lý thu thuế trong giai đoạn này như sau:
Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh lớn sẽ thực hiện tự tính, tự khai thuế. Các
hộ kinh doanh nhỏ nộp thuế theo mức ấn định thuế của cơ quan thuếvới thủ tục
nộp đơn giản (mưcs thuế được xác định trên cơ sở điếu tra kết quả kinh doanh
trung bình năm). Mức thuế ấn định sẽ duy trì trong thời gian một năm.
Tất cả các đối tượng tự giác nộp thuế tai kho bạc. Cơ quan kho bạc nhận tiền
thuế, xác nhận ĐTNT đã nộp thuế. Cuối ngày, kho bạc gửi tờ khai thuế và xác
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhận nộp tỉền thuế và thông tin về số thuế đã nộp của các ĐTNT về cơ quan
thuế.
Bộ phận xử lý tờ khai thuế, chứng từ thanh toán thuế của cơ quan thuế nhập tờ
khai và chứng từ thanh toán thuế để phát hiện các trường hợp không nộp tờ khai
thuế hoặc không nộp đủ thuế, phát thông báo nhắc nhở và cung cấp thông tin cho
bộ phận thanh tra thuế, cưỡng chế thuế.
Bộ phận thanh tra thuế lựa chọn các đối tượng có hiện tượng nghi vấn để thực
hiện kiểm tra, thanh tra về thuế và tiến hành xử lý các hành vi vi phạm.
Bộ phận cưỡng chế thuế sẽ thực hiện các biện pháp xử lý thu thuế đối với các
trường hợp chây ỳ, trốn thuế.
Khi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và xác định tỷ lệ phần trăm phân chia
các khoản thu giữa ngân sác các cấp chính quyền địa phương và số bổ xung từ
ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cần đảm bảo:
* Về phân cấp nguồn thu:
- Coi trọng khu vực đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu
và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng. Nguồn thu gắn liền với
vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách chính quyền
đó. Ví dụ:
+ Các khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước do Trung ương và cấp tỉnh quản
lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao thì có thể phân cấp cho ngân sách cấp tỉnh.
+ Thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các hộ sản xuất kinh
doanh ngoài quốc doanh có thể phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ, như
thuế tiêu thụ đặc biệt háng sản xuất trong nước thu từ các mặt hàng bài lá, vàng
mã, hàng mã có thể chỉ phân cấp cho ngân sách xã phường thị trấn
- Phân cấp tối đa các nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo nhiệm vụ chi được
giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên.
- Đảm bảo tăng tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách cấp mình và
ngân sách cấp dưới, không vượt quá tỷ lệ % phân chia quy định của cấp trên về
từng khoản thu được phân chia.
* Về phân cầp nhiệm vụ chi:
Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản:
Việc phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế- xã hội cho cấp huyện, xã, thị trấn phải căn cứ trình độ, khả năng quản lý và
khối lượng vốn đầu tư. Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định
phân cấp chi đầu tư xây dung cơ bản cho cấp dưới. Trong phân cấp đối với thị
xã, thành phố thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dung các trường phổ
thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng,
cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị; trên cơ sở
phân cấp, xác định nhiệm vụ chi xây dung cơ bản cụ thể cho cấp dưới.
Do tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và số bổ
xung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dướiđược ổn định từ 3 đến 5 năm
nên vốn đầu tư cũng cần xác định và giao ổn định cho cấp dưới, phần không ổn
định để tập trung ở ngân sách cấp tỉnh để chủ động bố trí tuỳ thuộc cân đối ngân
sách hàng năm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việc quản lý vốn đầu tư được thực hiện như sau:
Vốn đầu tư của ngân sách cấp tỉnh được quản lý tại Cục đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện và xã được giao cho cơ quan tài
chính và kho bạc nhà nước quản lý, cấp phát.
Nguồn vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để xây dung
các công trình kết cấu hạ tầng phải được quản lý chặt chẽ. Kết quả huy động và
việc sử dụng nguồn huy động phải được quản lý công khai, có kiểm tra, kiểm
soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp
luật.
Phân cấp chi thường xuyên về sự nghiệp giáo duc- đào tạo, y tế cho cấp
huyện.
Việc phân cấp cho cấp huyện cần că cứ vào trình độ, khả năng quản lý của
cấp huyện và nguồn thu trên địa bàn, đồng thời đảm bảo kế hoạch chung của tỉnh
về phát triển giao dục- đào tạo và y tế.
Hàng năm, Sở giáo dục đào tạo, Sở y tế có trách nhiệm phối hợp với sở tài
chính- vật giá lập dự tóan ngân sách toàn ngành trình UBND tỉnh dể UBND tỉnh
trình HĐND quyết định.
* Về số bổ xung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Ngoài những quy định trong luạt, trong một số trường hợp cụ thể còn bổ xung
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện một số muc tiêu nhất
định như: bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ, dự án được xác định, bổ xung vốn
xây dung cơ bản cho một số công trình quan trọng để khắc phục hậu quả của
thiên tai, lũ lụt…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đối với bổ sung theo mục tiêu được giao hàng năm được giao tuỳ theo khả
năng ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể ở từng tỉnh, huyện, xã, thị
trấn, phường.
Chỉnh lý, sửa đổi, bổ xung một số quy định trong luật:
Kiến nghị về chỉnh lý, sửa đổi một số quy định trong chế độ phân cấp quản
lý NSNN:
* Về phân định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan
Tại điều 1 của luật NSNN đưa ra khái niệm về NSNN: “…là toàn bộ khoản
thu và chi trong dự toán do cơ quan có thẩm quyền quyết định…”, cần phải quy
định rõ “cơ quan có thẩm quyền” là cơ quan nào, chính phủ, bộ trưởng bộ tài
chính, chủ tịch UBND cấp tỉnh… Hiện nay có một số đề xuất nên nêu rõ:
“NSNN do Quốc hội quyết định và giao cho chính phủ tổ chức chấp hành để
đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Trong điều 21 khoản 3 của luật có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ
Tài chính “đề xuất các biện pháp thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi
NSNN ”. Cần phải mở rộng nhiệm vụ và quyền hạn của bộ Tài chính trong đề
xuất các biện pháp giảm thu hoặc tăng chi để khuyến khích phát triển kinh tế.
Đồng thời đề cao vai trò của bộ Tài chính trong việc xác định biên chế đối với
các bộ, ngành và đây là một trong những căn cứ quan trọng để phân bổ ngân
sách chi thường xuyên.
* Về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành nên bỏ cơ chế phân bổ hạn mức
kinh phí qua các bộ mà tập trung thu gọn vào một đầu mối là bộ tài chính, phân
bổ đến tận đơn vị sử dụng NSNN (đơn vị cơ sở). Vì là các bộ, ngành quản lý nhà
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nước chuyên ngành, lĩnh vực nên sự tham gia của các bộ, ngành chủ quản chỉ là
hướng dẫn các đơn vị cấp dưới lập dự toán và yêu cầu báo cáo, có quyền kiểm
tra và phê duyệt quyết toán ngân sách ngành, lĩnh vực trước khi gửi bộ Tài
chính.Đặc biệt cần nhấn mạnh trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc xây
dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thích hợp trong phạm vi của mình- một
nhiệm vụ đã và đang là cấp thiết trong giai đoạn hoàn thiện luật NSNN hiện nay-
đảm bảo sự hợp lý giữa các chỉ tiêu giá trị và hiện vật.
*Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND, việc quyết định dự toán,
phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương sản xuất là một trong
những quyền hết sức cơ bản của HĐND các cấp trong lĩnh vực ngân sách. để
HĐND thực sự phát huy được quyền và nghĩa vụ này cần loại bỏ các quy định
ràng buộc HĐND vào quá nhiều cơ quan quản lý cấp trên. Chẳng hạn như quy
định HĐND phải căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp trên giao mới quyết
định dự toán ngân sách của mình, hoặc chủ tịch UBND cấp trên có quyền yêu
cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách (điều 53 luật NSNN).
Kết luận
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống NSNN và chế độ phân cấp quản lý
NSNN là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Phân cấp quản lý NSNN
dù chỉ là phương tiện, không phải là mục đích, là phương pháp giải quyết các
quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền trong một thời kỳ cụ thể nhất định,
chỉ khi có được một hệ thống NSNN và chế độ phân cấp NSNN hoàn thiện thì
mới có thể tập trung đúng chính sách, đầy đủ, kịp thời các nguồn thu vào NSNN;
phân phối và sử dụng hợp lý các khoản chi cho các nhu cầu phát triển kinh tế,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
văn hoá, quốc phòng và đời sống; thực hiện chủ động lập và chấp hành ngân
sách, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp.
Những phân tích trên về hệ thống và chế độ phân cấp quản lý NSNN dù chưa
thực sự hoàn thiện nhưng rõ ràng những khiếm khuyết đã được chỉ ra cần được
quan tâm và theo tác gỉa là hoàn toàn có thể khắc phục được. Đồng thời, trong
quá trình hoạch định chính sách phân cấp cần đảm bảo những mục tiêu trọng
yếu, chú ý giảm thiểu những tác động ngoại vi, tiêu cực đến những mục tiêu
khác.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -