Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá tính đa dạng sinh học Động vật Không xương sống thuộc hệ sinh thái nước ngọt trong khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và phát triển hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.11 KB, 46 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Nguyễn Thành Trung

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG
SỐNG THUỘC HỆ SINH THÁI NƢỚC NGỌT TRONG KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HỢP LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016
Footer Page 1 of 126.

i


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Nguyễn Thành Trung

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG
SỐNG THUỘC HỆ SINH THÁI NƢỚC NGỌT TRONG KHU BẢO TỒN


THIÊN NHIÊN SÔNG THANH, TỈNH QUẢNG NAM LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HỢP LÝ

Chuyên ngành:

Khoa học môi trƣờng

Mã số:

60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Xuân Nam
PGS. TS. Trần Văn Thụy

Hà Nội – 2016

Footer Page 2 of 126.

ii


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Xuân Nam, Giám đốc Trung
tâm Sinh thái Bảo vệ hồ chứa nƣớc, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình và PGS.
TS. Trần Văn Thụy, Chủ nhiệm Bộ môn Sinh thái môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng,

trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời thầy đã
tận tình chỉ dẫn, bồi dƣỡng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến các cá nhân và tập thể Ban Giám hiệu; Phòng Sau đại học;
Ban chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng cùng các thầy, cô giáo bộ môn Sinh thái môi trƣờng
Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của Ban lãnh đạo Viện Sinh thái
và Bảo vệ Công trình, Trung tâm Nghiên cứu phòng trừ mối. Tôi xin cảm ơn các
đồng nghiệp Trung tâm sinh thái Bảo vệ hồ chứa nƣớc đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Ngoài ra tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam, nơi tôi đã
đến nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự quan tâm và khích lệ của bố, mẹ, vợ, các con
và ngƣời thân trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên cao học

Nguyễn Thành Trung

Footer Page 3 of 126.

iii

năm 2016



Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
MỤC LỤC....................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................viii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI .......... 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM. ............... 8
1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN SỰ SINH
TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐVKXS .................................................... 19
1.4. SƠ LƢỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................ 20
1.4.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................... 20
1.4.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................... 24
1.4.3. Rừng và ĐDSH ............................................................................................. 25
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... Error!
Bookmark not defined.
2.1. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu và tài liệu ....... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thu thập mẫu ngoài tự nhiên ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phân tích vật mẫu .......................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.4. Xử lý số liệu .................................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH CÁC THỦY VỰC NGHIÊN CỨU .................. Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Đặc điểm sinh cảnh các điểm nghiên cứu ..... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 4 of 126.

iv


Header Page 5 of 126.

3.1.2. Đặc điểm thủy lý, hóa học tại các thủy vực nghiên cứu .... Error! Bookmark
not defined.
3.2. HIỆN TRẠNG ĐDSH ĐVKXS Ở NƢỚC TẠI CÁC THỦY VỰC NGHIÊN
CỨU ................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thành phần loài và cấu trúc quần xã ĐVKXS ở thủy vực Error! Bookmark
not defined.
3.2.1.1. Động vật nổi ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2. Động vật đáy............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Biến động thành phần loài và mật độ ĐVKXS ở thủy vực theo mùa .... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2.1. Biến động thành phần loài ĐVKXS ở thủy vực theo mùa ............... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2.2. Biến động mật độ ĐVKXS ở thủy vực theo mùa ..... Error! Bookmark not
defined.
3.2.3. Đánh giá hiện trạng ĐDSH của ĐVKXS ở một số thủy vực tại khu vực
nghiên cứu ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3.1. Động vật nổi ............................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.3.2. Động vật đáy............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Các loài trong Danh lục Đỏ của IUCN 2016 (IUCN Redlist) ............... Error!
Bookmark not defined.
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HỢP LÝ
ĐDSH ĐVKXS Ở THỦY VỰC NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
3.3.1. Những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến môi trƣờng và ĐDSH ĐVKXS ở
nƣớc......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.1. Công tác quản lý, bảo vệ rừng ................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1.2. Tác động của BĐKH ................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Đề xuất các định hƣớng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc Error!
Bookmark not defined.
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH các thủy
vực ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, thực hiện các biện
pháp ứng phó với BĐKH ....................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 5 of 126.

v


Header Page 6 of 126.

KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 28
PHỤ LỤC ....................................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASPT


Điểm trung bình cho một đơn vị phân loại (Average Score Per
Taxon)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTTN

Bảo tồn Thiên nhiên

BMWP

Hệ thống quan trắc sinh học (Biologycal Monitoring Working Party)

BMWPVIET

Hệ thống quan trắc sinh học tại Việt Nam

CCA

Phân tích hợp chuẩn (Canonical correspondence analysis)

DO

Nồng độ oxy hòa tan

ĐDSH


Đa dạng sinh học

ĐHKHTN

Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐVĐ

Động vật đáy

ĐVKXS

Động vật không xƣơng sống

ĐVN

Động vật nổi

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature)


KBT

Khu bảo tồn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RĐD

Rừng đặc dụng

Footer Page 6 of 126.

vi


Header Page 7 of 126.

VQG

Footer Page 7 of 126.

Vƣờn Quốc gia

vii


Header Page 8 of 126.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại đất chính tại khu BTTN Sông Thanh ……………………...... 23
Bảng 1.2. Diện tích các kiểu thảm thực vật khu BTTN Sông Thanh ……............ 26
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh cảnh các điểm mẫu thu ..... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đo một số chỉ tiêu thủy lý, hóa học theo mùa các
thủy vực nghiên cứu ................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3. Số lƣợng các taxon ĐVKXS ở các thủy vực nghiên cứu ................. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.4. Số lƣợng các taxon ĐVN ở các thủy vực nghiên cứu ... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.5. Số lƣợng các taxon ĐVĐ ở các thủy vực nghiên cứu ... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.6. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực
nghiên cứu vào mùa khô ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực
nghiên cứu vào mùa mƣa ........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8. So sánh số lƣợng loài thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực
nghiên cứu giữa hai mùa ............................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9. Mật độ trung bình ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực nghiên cứu theo mùa
.................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10. Danh lục các loài trong danh lục Đỏ ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.11. Kịch bản biến đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và mực nƣớc biển dâng
tại tỉnh Quảng Nam .................................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 8 of 126.

viii



Header Page 9 of 126.

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu …………………………………………….. 29
Hình 3.1. Tỷ lệ thành phần loài ĐVKXS ở các thủy vực nghiên cứu ........... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.2. Số lƣợng các taxon ĐVN ở các thủy vực nghiên cứu Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.3. Tỷ lệ % các taxon theo các bậc phân loại của các lớp ĐVĐ ở các
thủy vực nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4. Tỷ lệ % số loài thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực
nghiên cứu vào mùa khô ........................ Error! Bookmark not defined.
Hình 5. Tỷ lệ % số loài thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực
nghiên cứu vào mùa mƣa ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.6. Chỉ số H’ của ĐVN theo các điểm nghiên cứu .... Error! Bookmark not
defined.
Hình 3.7. Chỉ số H’ của ĐVĐ theo các điểm nghiên cứu .... Error! Bookmark not
defined.

Footer Page 9 of 126.

ix


Header Page 10 of 126.

MỞ ĐẦU
Sau khi Công ƣớc đa dạng sinh học đƣợc 157 nƣớc ký kết tại Rio de Janeiro
(1992), việc nghiên cứu, bảo tồn ĐDSH đã đƣợc đẩy mạnh ở nhiều góc độ khác
nhau trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, sau khi Luật ĐDSH đƣợc Quốc hội khóa

XII thông qua, các nghiên cứu về ĐDSH phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền
vững là một trong những định hƣớng quan trọng đƣợc quan tâm nghiên cứu. Các
nghiên cứu này đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học
trong và ngoài nƣớc. ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu
loài thực vật, động vật, vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là
những hệ sinh thái vô cùng phức tạp tồn tại trong môi trƣờng.
Động vật không xƣơng sống nƣớc ngọt là nhóm sinh vật rất phong phú và
đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái nƣớc ngọt và trong đời sống của
con ngƣời.
Tại các thủy vực nƣớc ngọt, ĐVKXS tham gia vào các quá trình chuyển hóa
vật chất và năng lƣợng, là mắt xích quan trọng trong mạng lƣới thức ăn của thủy
vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực. Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị
để đánh giá chất lƣợng nƣớc ở các thủy vực.
Trong đời sống sinh hoạt, từ xa xƣa, con ngƣời đã biết sử dụng ĐVKXS để
làm thực phẩm, làm đồ trang trí… Ngày nay, nhờ có các nghiên cứu khoa học và
kinh nghiệm của mình, con ngƣời đã thuần hóa và nuôi trồng đƣợc rất nhiều loài
ĐVKXS nƣớc ngọt có giá trị kinh tế cao.
Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền vững
nguồn lợi ĐVKXS ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối với con ngƣời
cho hôm nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây,
nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu ĐVKXS ở nƣớc tại các Vƣờn quốc gia
và khu Bảo tồn thiên nhiên. Thống kê của Cục Kiểm lâm Việt Nam, nƣớc ta có 167
khu BTTN, trong đó có 31 VQG, 64 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn
loài/sinh cảnh, 59 khu bảo vệ cảnh quan.
Khu BTTN Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam nằm trên địa phận 12 xã và 1 thị
trấn của 2 huyện Phƣớc Sơn và Nam Giang, có diện tích 93.249 ha vùng lõi và
108.398 ha vùng đệm. Đây là một trong những khu BTTN lớn nhất cả nƣớc. Nhờ có
diện tích rừng tự nhiên rộng lớn, gần nhƣ nguyên sinh với kiểu rừng lá rộng thƣờng
xanh nên hệ động, thực vật rừng ở đây rất đa dạng. Khu BTTN Sông Thanh không


Footer Page 10 of 126.

1


Header Page 11 of 126.

chỉ quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH mà còn có vai trò lớn trong việc bảo
vệ đầu nguồn hai hệ thống sông chính và lớn nhất tỉnh Quảng Nam là sông Vu Gia
và sông Thu Bồn.
Trƣớc đây, tại khu vực này chỉ có các nghiên cứu về ĐDSH của các hệ sinh
thái trên cạn, tập trung vào các sinh vật có kích thƣớc lớn nhƣ chim, thú, thực vật
bậc cao… mà còn thiếu các tài liệu nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tính đa dạng
sinh học Động vật Không xƣơng sống thuộc hệ sinh thái nƣớc ngọt trong khu
Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở khoa học cho bảo
tồn và phát triển hợp lý”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH ĐVKXS tại một số thủy vực thuộc khu
BTTN Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hợp lý ĐDSH ĐVKXS tại
một số thủy vực nghiên cứu.
Luận văn đƣợc thực hiện trong khuôn khổ của dự án “Điều tra xây dựng cơ
sở dữ liệu ĐDSH tỉnh Quảng Nam” mà học viên là thành viên tham gia thực hiện.

Footer Page 11 of 126.

2



Header Page 12 of 126.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI
Thủy sinh học bao gồm thủy sinh học biển và thủy sinh học nƣớc ngọt.
Những nghiên cứu về thủy sinh học nƣớc ngọt đã có từ thời cổ đại, bằng chứng là
các tài liệu của thời cổ Ai Cập, cổ Trung Quốc, cổ La Mã về đời sống thủy sinh vật
đƣợc con ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, phải đến giữa thế kỷ XIX, thủy sinh học mới
thực sự trở thành khoa học [28].
Giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu thủy sinh học nƣớc ngọt đầu thế kỷ
XVII - XIX, sự phát triển của thủy sinh học nƣớc ngọt gắn liền với sự phát triển
của hồ ao học, địa lý và thủy học. Các tác giả đầu tiên nghiên cứu về đặc tính các hồ
là Simonius, nghiên cứu về độ trong nƣớc các hồ ở Thụy Điển; De Saussure (1779)
nghiên cứu về nhiệt độ nƣớc và độ sâu các hồ ở Giơnevơ (Thụy Sĩ); Dybovski và
Godlevski (1870, 1897) nghiên cứu về địa lý và sinh học hồ Baican (Nga)... Các
nghiên cứu điều tra về khu hệ thủy sinh vật tại từng địa phƣơng chỉ mang tính chất
cơ bản, chƣa chuyên sâu. Đây có thể coi là những cơ sở đầu tiên của thủy sinh học
nƣớc ngọt mà khởi đầu từ thủy sinh học các hồ [28].
Lịch sử phát triển thủy sinh học nƣớc ngọt còn đƣợc thúc đẩy vào cuối thế
kỷ XIX bởi sự ra đời của các thiết bị hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu nhƣ: đĩa
Secchi, lƣới vớt sinh vật phù du, gầu thu mẫu sinh vật đáy… đã tạo điều kiện cho
quá trình nghiên cứu định lƣợng. Một số trạm nghiên cứu thủy sinh học nƣớc ngọt
lần lƣợt đƣợc thành lập nhƣ trạm Plon ở Đức (1891), Glubokoe ở Nga (1894),
Illinois ở Mỹ (1894) và các trạm ở Thụy Điển, Đan Mạch. Nói chung, ở thế kỷ XIX,
những nghiên cứu thủy sinh học nƣớc ngọt chỉ mang tính chất điều tra [28].
Nửa đầu thế kỷ XX, thủy sinh học nƣớc ngọt bắt đầu đi vào nghiên cứu các
vấn đề lý luận về chu trình vật chất trong thủy vực với sự tham gia của thủy sinh
vật, năng suất sinh học của thủy vực, cơ chế, mối quan hệ và hệ quả của quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trong thủy vực – đƣợc coi nhƣ một hệ sinh thái
ở nƣớc. Đi đầu cho hƣớng phát triển này phải kể đến: Welch (1935), Runtter

(1940), Hutchison (1957), Thiennman (1925, 1934), Vinbegr (1966). Các tác giả
này đã góp phần xây dựng cơ sở lý luận về chu trình vật chất trong thủy vực, quan
hệ giữa các quá trình lý, hóa, sinh học diễn ra trong thủy vực, đƣa thủy sinh học
cũng nhƣ hồ ao học lên một bƣớc phát triển mới [33].

Footer Page 12 of 126.

3


Header Page 13 of 126.

Từ nửa cuối thế kỷ XX, đối tƣợng đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu chủ yếu là các nhóm ĐVKXS nƣớc ngọt nhƣ lớp Chân bụng (Gastropoda), lớp
Hai mảnh vỏ (Bivalvia), lớp Giáp xác (Crustacea)… trong khi đó các nghiên cứu về
côn trùng nƣớc (Insecta) vẫn còn để ngỏ, ít đƣợc chú ý đến. Cũng trong giai đoạn
này, thủy sinh học nƣớc ngọt tiếp cận với xu hƣớng mới đó là các vấn đề về ô
nhiễm thủy vực do các tác động tiêu cực của sự phát triển công nghiệp, dân cƣ trên
thế giới, gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trƣờng nƣớc ngày càng
nặng nề. Các vấn đề lớn đặt ra là: Đánh giá, dự báo tình trạng ô nhiễm, hệ quả sinh
thái và các giải pháp tái tạo, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái của môi trƣờng
nƣớc, sử dụng các tác nhân sinh học bên cạnh các tác nhân khác [1].
Nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc có thể kể đến nghiên cứu của Segers
(1994 – 2001) cho thấy thành phần các taxon ở một số nƣớc Brunei, Campuchia và
Lào là nghèo, chỉ có Thái Lan là phong phú nhất với 310 loài Rotatoria đƣợc ghi
nhận. Tác giả còn nhấn mạnh, các loài thuộc hai giống Lecane và Brachionus là đặc
trƣng cho vùng nhiệt đới... [86, 87]. Năm 2003, chƣơng trình quan trắc ĐDSH ở
khu vực lƣu vực sông Mê Kông (bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam)
với mục đích bảo tồn và phát triển bền vững lƣu vực sông Mê Kông đã đƣợc tiến
hành, trong đó ĐVN và ĐVĐ là hai nhóm ĐVKXS đƣợc quan tâm nghiên cứu.

Riêng kết quả nghiên cứu ở vùng hạ lƣu, với 20 điểm thu mẫu (theo báo cáo kỹ
thuật hàng năm tính đến năm 2007), ĐVN đã thu đƣợc 118 loài, thuộc 61 giống, 31
họ thuộc các nhóm Crustacea (Lớp Giáp xác), Rotatoria (Ngành Trùng bánh xe),
Protozoa (Động vật nguyên sinh). ĐVĐ đã thu đƣợc 79 taxon, trong đó, Côn trùng
là nhóm giàu loài hơn cả và xuất hiện ở hầu hết các điểm thu mẫu, các đại diện của
ngành Thân mềm cũng xuất hiện ở 18 điểm thu mẫu; tiếp đến là nhóm Giun ít tơ
(Oligochaeta), chủ yếu là hai họ Tubificidae và Naididae đã tìm thấy ở 14 điểm thu
mẫu. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của chƣơng trình này đã đƣa ra các khóa
định loại ĐVKXS ở nƣớc thuộc lƣu vực sông Mê Kông. Những tài liệu này có vai
trò quan trọng trong công tác định loại ĐVKXS nƣớc ngọt trong khu vực [78]. Năm
2002 – 2008, một dự án quy mô lớn có tên “Freshwater Animal Diversity
Assessment (FADA)” đƣợc thực hiện dƣới sự tài trợ của nhiều tổ chức nhƣ: Tổ
chức bảo tồn ĐDSH (CDB), Viện nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS)… và sự quy
tụ của 163 nhà khoa học trên toàn thế giới nhằm đánh giá tổng quan về mức độ
ĐDSH ở bậc giống và loài động vật, thực vật trong các hệ sinh thái nƣớc ngọt trên

Footer Page 13 of 126.

4


Header Page 14 of 126.

thế giới [49]. Một số các nhà khoa học tham gia nghiên cứu nhƣ: De Moor, Ivanov
(Insecta: Trichoptera) [61], Vincent và cộng sự (Insecta: Odonata) [92], Helen M.
Baber-James và cộng sự (Insecta: Ephemeroptera) [65]... Kết quả nghiên cứu đã mô
tả 125.531 loài động vật nƣớc ngọt, chiếm 9,5% tổng số loài động vật đƣợc công
nhận trên toàn cầu (1.324.000 loài): trong đó Insecta chiếm ƣu thế với: 75.874 loài
(chiếm 60,4%); động vật có xƣơng sống: 18.235 loài (chiếm 14,5%); Crustacea:
11.990 loài (chiếm 10%); Arachnida: 6.149 loài, (chiếm 5%); Mollusca: 4.998 loài

(chiếm 4%); Rotifera: 1.948 loài (chiếm 1,6%), Annelida: 1.761 loài (chiếm 1,4%),
Nematoda: 1.808 loài (chiếm 1,4%), Platyhelminthes (Turbellaria: 1.297 loài, chiếm
1%); số ít là Collembola và các nhóm khác nhƣ Bryozoa, Tardigrada [50].
Trùng bánh xe (Rotatoria) đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều trong thời gian
gần đây. Năm 2004, Yule và Yong đã tổng hợp trên thế giới có khoảng 1.800 loài
thuộc 125 giống, 33 họ [94]. Đến năm 2008, Segers xác định đƣợc 2.031 loài trùng
bánh xe trên toàn thế giới, thuộc hai nhóm chính là Monogononta và Bdelloidea.
Bên cạnh đó, tác giả đi sâu tích về ĐDSH ở bậc giống, loài, cung cấp thêm nhiều
dẫn liệu về phân bố, sinh thái học [87].
Về Giáp xác (Crustacea), đã xác định khoảng 620 loài Cladocera trên thế
giới qua nghiên cứu của Forró và cộng sự năm 2008. Các tác giả cũng ƣớc tính số
lƣợng thực tế cao hơn từ 2 đến 4 lần [22]. Đối với tôm, cua (Decapoda) có các công
trình mô tả nhiều giống và loài mới nhƣ: Darren và Nguyen (1999) đã mô tả 1 loài
cua mới ở Việt Nam [58]; Darren và cộng sự đã mô tả 1 giống cua mới thuộc họ
Potamidae ở Thái Lan vào năm 2000 [57], 1 loài cua mới thuộc giống
Esanthelphusa tại Lào vào năm 2004 và 3 loài cua mới thuộc giống Hainanpotamon
tại Trung Quốc, Việt Nam và Lào vào năm 2007 [59]; Naiyanetr (2001) cũng đã mô
tả 1 loài cua mới thuộc họ Potamidae tại Thái Lan [77]... Năm 2008, các nghiên cứu
của Darren, Peter và cộng sự (Crustacea: Decapoda: Brachyura) [56], De Grave,
Cai, Anker (Crustacea: Decapoda: Caridea) [60] về giáp xác đã bổ sung thêm nhiều
dẫn liệu về thành phần loài và phân bố trong khu vực sông Mê Kông.
Những năm gần đây, các công trình tiêu biểu về Thân mềm là: Yule và
Yong thống kê có 6 bộ, 20 giống thuộc lớp Chân bụng (Gastropoda), 5 bộ và 12
giống thuộc lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) [94]; năm 2008 Bogan xác định 19 họ
thuộc 3 phân lớp Bivalvia ở nƣớc ngọt [52].

Footer Page 14 of 126.

5



Header Page 15 of 126.

Về Côn trùng thủy sinh (Insecta), tiêu biểu có công trình của McCafferty
tiến hành năm 1983 nghiên cứu về côn trùng thủy sinh tại khu vực Bắc Mỹ. Tác giả
đã xây dựng khóa định loại côn trùng thủy sinh đến họ, xác định đƣợc 10 bộ côn
trùng thủy sinh với tổng cộng 139 họ. Trong đó, Ephemeroptera: 17 họ, Odonata:
11 họ, Plecoptera: 9 họ, Hemiptera: 17 họ, Megaloptera: 2 họ, Lepidoptera: 4 họ,
Coleoptera: 24 họ, Trichoptera: 18 họ, Diptera: 36 họ và ít nhất là Neuroptera chỉ có
1 họ. Thêm vào đó, tác giả cũng cung cấp thêm các dẫn liệu về tiến hóa, địa động
vật, phân bố của một số nhóm côn trùng thủy sinh [75]. Đến năm 1996, Merritt và
Cummins tiếp tục các nghiên cứu về côn trùng thủy sinh và bán thủy sinh ở Bắc
Mỹ. Công trình nghiên cứu này đã đƣa ra hệ thống phân loại rất rõ ràng, đặc biệt ở
bộ Trichoptera , Diptera, các họ của bộ Collembola và Orthoptera sống ở nƣớc [76].
Tại khu vực Châu Á có nghiên cứu của John và cộng sự (1994) xây dựng các khóa
định loại các bộ côn trùng thủy sinh ở Trung Quốc đến giống với nhiều đặc điểm
phân loại đƣợc minh họa cụ thể. Ngoài ra, nhóm tác giả còn nghiên cứu khả năng sử
dụng chúng để đánh giá chất lƣợng các thủy vực nƣớc ngọt dựa vào mức độ xuất
hiện của từng nhóm [69]. Bên cạnh đó có nhiều các nghiên cứu riêng biệt về từng
bộ côn trùng nhƣ nghiên cứu của Nieser và Chen (1991) về họ Naucoridae,
Nepidae, Notpnectidae (Insecta: Hemiptera) tại Indonesia [79]; nghiên cứu về bộ
Cánh cứng (Coleoptera) tại Trung Quốc và các khu vực lân cận trong dự án China
Water Beetle Survey [68]....
Các lớp ĐVKXS khác cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhƣ Healy và cộng
sự (1999) nghiên cứu về giun ít tơ ở nƣớc [64]; Abebe và cộng sự nghiên cứu về
sinh thái học và phân loại giun tròn nƣớc ngọt [46]; Bartsch (2008) nghiên cứu về
nhện nƣớc ngọt [51].
Một trong những hƣớng nghiên cứu về ĐVKXS nƣớc ngọt là nghiên cứu
tương quan giữa các yếu tố môi trường với quần xã ĐVKXS ở nước. Theo Braak và
Verdonschot (1995) , CCA (phƣơng pháp phân tích hợp chuẩn) là một trong những

phƣơng pháp phổ biến đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu thủy sinh vật học, trong
đó ĐVKXS ở nƣớc là một trong những đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Phƣơng pháp
CCA thƣờng đƣợc sử dụng nhằm xác định thành phần môi trƣờng trong dữ liệu về
hệ sinh thái, đặc biệt là các thành phần môi trƣờng là yếu tố giới hạn của hệ sinh
thái [53]. Ứng dụng phƣơng pháp CCA, Lonergan và cộng sự (1996) đã xác định
mối tƣơng quan của 72 loài ĐVĐ với các yếu tố môi trƣờng nhƣ pH, nồng độ canxi,

Footer Page 15 of 126.

6


Header Page 16 of 126.

độ dẫn, mùa sắc và đặc điểm về hình thái trong 45 hồ ở Canada. Kết quả đã xác
định Hyallela azteca là loài có chỉ thị tốt nhất với pH [73]. Nghiên cứu của Donald
và cộng sự (1993) về mối quan hệ giữa ĐVKXS ở 40 hồ thuộc vụng Ontario và các
yếu tố môi trƣờng. Kết quả cho thấy quần xã ĐVKXS không có mối quan hệ chặt
với hình thái hồ nhƣng quan hệ chặt với các yếu tốt môi trƣờng, đặc biệt là pH [62].
Ảnh hƣởng của pH lên ĐVKXS cũng đƣợc khẳng định trong các nghiên cứu của
Lee và cộng sự (1992) [72], Lonergan và Rasmunssen (1996) [73]. Guerold (2000)
đã thu đƣợc 151 taxa tại 41 điểm thu mẫu khi nghiên cứu ảnh hƣởng của quá trình
axit hóa các suối đầu nguồn ở dãy núi Vosges (Pháp) đối với quần xã ĐVKXS cỡ
lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng thành phần loài ĐVKXS cỡ lớn có xu
thế giảm dần từ cuối nguồn đến đầu nguồn suối nơi có hàm lƣợng pH thấp, canxi
thấp và hàm lƣợng nhôm cao. Tất cả các nhóm sinh vật đều bị ảnh hƣởng của quá
trình axit hóa, nhƣng riêng Mollusca, Crustacea và Ephemeroptera là không xuất
hiện ở nơi bị axit hóa mạnh. Tác giả cũng cảnh báo, hiện tƣợng phát thải khí SO2 là
mối đe dọa cho các hệ sinh thái đầu nguồn [63]. Nghiên cứu của Paukert và cộng sự
năm 2003 đã chỉ ra mối tƣơng quan chặt chẽ giữa lớp phủ thực vật và một số chỉ

tiêu môi trƣờng nƣớc đối với cấu trúc thành phần loài ĐVKXS trong 30 hồ đƣợc
nghiên cứu. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mức độ phong phú của Amphipoda và
Gastropoda có tƣơng quan chặt với các loài thực vật thủy sinh. Trong khi đó,
Chironomidae lại có tƣơng quan với các loài thực vật nổi, mặc dù thành phần loài
này chỉ chiếm 28% diện tích mặt hồ [85]. Năm 2003, Hunt và cộng sự đánh giá
tƣơng quan giữa các yếu tố môi trƣờng và ĐVKXS ở nƣớc của 16 suối tại
Oklahoma (Mỹ) cho thấy 3 yếu tố là vị trí của thủy vực, DO và kích thƣớc vật chất
tạo nền đáy có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự phong phú và cấu trúc thành phần loài
ĐVKXS ở nƣớc với sự thay đổi của các loài thực vật trong một số đầm lầy thuộc
bang Iowa, Mỹ [67].
Đến năm 1997, Maitland và Morgan đã xuất bản công trình quản lý bảo tồn
sinh cảnh nƣớc ngọt: hồ, sông và các vùng đất ngập nƣớc, các tác động của con
ngƣời đối với hệ sinh thái nƣớc ngọt, xây dựng hệ thống nhƣ giải pháp quản lý bảo
tồn đối với từng loại thủy vực [74]. Alison (1987) đƣa ra những đặc tính lý hóa của
các thủy vực nƣớc chảy nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng, độ pH, khí oxy hòa tan, các chất
hữu cơ có trong dòng chảy... [47].

Footer Page 16 of 126.

7


Header Page 17 of 126.

Có thể thấy, các nghiên cứu về ĐVKXS nƣớc ngọt trên thế giới chủ yếu tập
trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật và đặc điểm sinh
học, sinh thái học của loài, mối tƣơng quan với môi trƣờng. Các nghiên cứu tổng
hợp về thành phần loài tại các vùng/VQG/khu BTTN nhằm mục đích cung cấp
dẫn liệu khoa học, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững
còn hạn chế.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM.
Lịch sử nghiên cứu thủy sinh vật ở Việt Nam đã đƣợc ghi chép trong các văn
liệu từ thời cận đại, tuy nhiên những dẫn liệu này thƣờng tản mạn và chƣa dựa trên
cơ sở nghiên cứu khoa học. Từ thế kỷ XVIII, sách Vân Đài Loại Ngữ (1773) của Lê
Quý Đôn đã thống kê nhiều loài ĐVKXS và có xƣơng sống ở nƣớc, trong sách cũng
đề cập về nơi tìm thấy, đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số ít loài [37].
Tuy nhiên, nghiên cứu thủy sinh học ở Việt Nam thực sự chỉ bắt đầu từ
những năm cuối thế kỷ XIX với công trình nghiên cứu về trai ốc nƣớc ngọt của
Crosse và Fisher (1863). Hoạt động nghiên cứu thủy sinh vật nƣớc ngọt đƣợc đẩy
mạnh từ đầu thế kỷ XX với công cuộc khai thác tài nguyên thuộc địa ở Đông
Dƣơng của ngƣời Pháp, kéo dài cho tới Cách mạng tháng 8 (1945) với các nhà khoa
học nƣớc ngoài là chủ yếu. Đối với một số nhóm thủy sinh vật nhƣ trai ốc nƣớc
ngọt, cua nƣớc ngọt thì đây là thời kỳ quan trọng bởi thành phần loài cơ bản của các
nhóm này cùng với các loài mới hầu nhƣ đều đã đƣợc tìm ra [37]. Nghiên cứu thủy
sinh học nói chung và ĐVKXS nƣớc ngọt nói riêng đƣợc chia thành 2 giai đoạn
chính: trƣớc năm 1945 (trƣớc Cách mạng tháng 8) và từ năm 1945 đến nay (sau
Cách mạng tháng 8) [33].
Giai đoạn trước năm 1945: Bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX với nội dung chủ
yếu mang tính chất nghiên cứu điều tra cơ bản khu hệ động vật biển và nƣớc
ngọt nội địa, điều tra phân loại học và phân bố địa lý do các tác giả ngƣời nƣớc
ngoài thực hiện.
Trong thời kỳ này, nhóm trai ốc nƣớc ngọt đƣợc nghiên cứu nhiều hơn cả.
Những dẫn liệu đầu tiên về trai ốc nƣớc ngọt Nam Việt Nam và Campuchia đã đƣợc
Crosse và Fisher công bố từ năm 1863, cho biết 45 có loài trai ốc nƣớc ngọt ở Nam
Bộ. Các dẫn liệu này đƣợc bổ sung về sau bởi Mabille và Le Mesle (1866), Morlet
(1875), Rochebrune (1881, 1882) cho biết có tất cả 168 loài trai ốc nƣớc ngọt của
vùng Nam Bộ Việt Nam và Campuchia. Morlet (1886), Mabille (1887),

Footer Page 17 of 126.


8


Header Page 18 of 126.

Dautzenberg và Hamonville (1887) có những nghiên cứu về trai ốc nƣớc ngọt tại
miền Bắc Việt Nam [37].
Tuy nhiên, các nghiên cứu về thành phần loài trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam
thời kỳ trƣớc Cách mạng còn nhiều vấn đề về phân loại học chƣa rõ ràng, vị trí phân
loại, danh pháp phân loại của nhiều loài còn có nhẫm lẫn, nhiều loài mới mô tả còn
thiếu căn cứ. Chính vì vậy, danh mục thành phần loài trai ốc nƣớc ngọt nƣớc ta
trƣớc đây còn chƣa ổn định, số loài công bố thay đổi qua từng thời gian và sau các
nghiên cứu tu chỉnh phân loại học.
Trong nhóm giáp xác, riêng nhóm tôm cua đƣợc nghiên cứu nhiều hơn cả về
thành phần loài. Có thể kể đến các nghiên cứu của Edwards đã mô tả loài cua nƣớc
ngọt Thelphusa longipes Edwards cho Côn Đảo; De Man (1898) tìm thấy 3 loài ở
Việt Nam; Rathbun (từ 1902 – 1906) mô tả 15 loài trong đó có 11 loài ở Nam Việt
Nam và 4 loài ở Bắc Việt Nam, thành phần loài này sau đó còn đƣợc Balss bổ sung
thêm 2 loài vào năm 1914. Cho tới cuối thời kỳ trƣớc Cách mạng, thành phần loài
cua nƣớc ngọt ở toàn Việt Nam đã biết gồm 24 [37]. Dẫn liệu về tôm nƣớc ngọt ở
Việt Nam đƣợc De Man công bố lần đầu tiên vào năm 1904 rất nghèo nàn chỉ với 3
loài. Thành phần loài tôm nƣớc ngọt sau đó đƣợc Sollaud bổ sung thêm 2 loài vào
năm 1914 và Bovier bổ sung thêm 3 loài vào các năm 1904, 1920, 1925, trong đó
có 2 loài tìm thấy ở Bắc Việt Nam [37].
Đối với nhóm ĐVN nƣớc ngọt, các nghiên cứu trong thời kỳ trƣớc Cách
mạng còn ít ngay cả về thành phần loài. Thành phần loài giáp xác nhỏ trong
ĐVN ở Bắc Việt Nam hầu nhƣ chƣa đƣợc biết tới, ngoài hai thông báo nhỏ của
Richard (1894) về 11 loài giáp xác nhỏ tìm thấy trong các thủy vực nƣớc ngọt ở
Lào Cai và của Brehm (1952) về một dạng giáp xác chân chèo mới tìm thấy ở
sông vùng Hải Dƣơng. Ở vùng phía Nam Việt Nam, các công trình nghiên cứu

của Daday (1907) và Stingelin (1905) cũng mới chỉ công bố đƣợc 4 loài
Copepoda và 11 loài Cladocera [37].
Giai đoạn từ năm 1945 đến nay: Do sự kế thừa và phát huy các thành tựu
nghiên cứu về thủy sinh học của các thời kỳ trƣớc, các nghiên cứu về thủy sinh vật
nói chung và khu hệ ĐVKXS ở Việt Nam đã phát triển rõ rệt ở giai đoạn này, với
các công trình nghiên cứu do chính các nhà khoa học Việt Nam thực hiện. Tiếp đó
là sự thành lập nhiều cơ sở nghiên cứu dẫn tới việc thủy sinh học bƣớc sang một
thời kỳ nghiên cứu mở rộng và tƣơng đối hiện đại. Đặc biệt là sau năm 1975, với

Footer Page 18 of 126.

9


Header Page 19 of 126.

yêu cầu phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nƣớc, lực lƣợng khoa học đƣợc
thống nhất trên cả nƣớc, đƣợc tổ chức lại một cách hợp lý hơn tạo nên những bƣớc
phát triển mới cho nghiên cứu thủy sinh học nói chung và ĐVKSX nói riêng [37].
Với mục đích nhằm bổ sung, hoàn thiện khu hệ ĐVKSX nƣớc ngọt Việt
Nam và bổ sung, sắp xếp về vị trí phân loại của một số nhóm đã biết, nghiên cứu về
khu hệ ĐVKXS đã trở thành một trong những hƣớng nghiên cứu quan trọng trong
việc nghiên cứu về ĐVKXS ở Việt Nam vào giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Một
số nghiên cứu có tính chất toàn diện về ĐVKXS nƣớc ngọt ở miền Bắc nƣớc ta là
của Đặng Ngọc Thanh (1980); Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980). Ở thời điểm
này trong các nghiên cứu của các nhà khoa học vẫn chƣa có nhiều dẫn liệu về nhóm
côn trùng thủy sinh [29, 30].
Ở giai đoạn sau năm 1945 đến nay các nghiên cứu về ĐVKXS chủ yếu là
đề cập đến các nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria), lớp Giáp xác (Crustacea), ngành
Thân mềm (Mollusca), lớp Côn trùng (Insecta), lớp Hình nhện (Arachnida). Các

công trình này nghiên cứu về thành phần loài, đặc trƣng phân bố, miêu tả thêm loài
mới hoặc tu chỉnh vị trí phân loại nhiều nhóm ĐVKXS nƣớc ngọt đã đƣợc công bố.
Trong đó công trình “Thủy sinh học các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam” của
Đặng Ngọc Thanh và cộng sự năm 2002 thống kê số lƣợng loài ĐVKXS nƣớc ngọt
đã biết ở nƣớc ta đƣợc xem là có tính tổng hợp về các nghiên cứu thủy sinh học
thủy vực Việt Nam [37]. Ngoài công trình này còn có một số công trình chuyên
khảo về một số nhóm ĐVKXS nƣớc ngọt đƣợc công bố nhƣ: “Động vật chí Việt
Nam, tập 5” (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001), “Tôm, cua nƣớc ngọt
Việt Nam” (Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2012) [31, 35]... Các nghiên cứu
nổi bật về các nhóm ĐVKXS cụ thể nhƣ sau:
Ngành Trùng bánh xe (Rotatoria) đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Shirota và
Hoàng Quốc Trƣơng vào thời kỳ những năm 1966 [88]. Tiếp theo đó và những năm
1980, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã mô tả 54 loài Trùng bánh xe có trong các
thủy vực nƣớc ngọt Bắc Việt Nam. Vào năm 2009, Trần Đức Lƣơng và cộng sự đã
bổ sung 3 loài Rotaria mới cho khu hệ ĐVN Việt Nam, bao gồm Lecane ungulata
(Gosse), Brachious bidentata Aderson và Euchlanis triquetra Ehrenbgerg [19].
Năm 2012, các nghiên cứu của Trần Đức Lƣơng ở các thủy vực nƣớc ngọt nội địa
Việt Nam đã xác định 66 loài Trùng bánh xe đồng thời cũng phân tích khá rõ về sự
phân bố của các loài theo các vùng sinh thái khác nhau [18].

Footer Page 19 of 126.

10


Header Page 20 of 126.

Đối với lớp Giáp xác (Crustacea), những nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung
nghiên cứu về Giáp xác chân khác, Giáp xác râu ngành, Giáp xác chân chèo, Tôm
nƣớc ngọt, Cua nƣớc ngọt và một số loài khác. Các nghiên cứu nổi bật trong giai

đoạn này đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
Năm 2007, Lê Hùng Anh và Đặng Ngọc Thanh đã tổng hợp đƣợc 71 loài
Giáp xác chân khác thuộc nhóm Amphipoda – Gammaridea ở vùng biển ven bờ
Việt Nam. Đến năm 2011, Lê Hùng Anh đã xác định 5 loài giáp xác chân khác
thuộc nhóm loài rộng muối đã gặp ở một số thủy vực nƣớc ngọt (hang động) ở Tam
Cốc, Bích Động; Tràng An- Ninh Bình [2,3].
Các nghiên cứu về Giáp xác râu ngành (Cladocera), nổi bật có các công
trình nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh (1980), Đặng Ngọc Thanh và cộng sự
(1980) đã định loại đƣợc 45 loài giáp xác râu ngành ở các thủy vực nƣớc ngọt nội
địa Bắc Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay, dẫn liệu của 50 loài giáp xác râu ngành
trong các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam thuộc các họ Daphniidae, Sididae,
Macrothricidae, Bosminidae, Chydoridae đã đƣợc mô tả và định loại. Năm 2011,
Korovchinsky đã ghi nhận loài Sarsilatona cf. fernandoi (Rane, 1983) thuộc họ
Sididae ở Nam Việt Nam [33, 37, 71].
Nghiên cứu về Giáp xác chân chèo (Copepoda) có các công trình tiêu biểu
nhƣ Đặng Ngọc Thanh (1965, 1977); Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980); Đặng
Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (1991, 1992, 2001); Hồ Thanh Hải (1996) nghiên cứu ở
Bắc Việt Nam; Shirota, Hoàng Quốc Trƣơng (1963- 1964); Phạm Văn Miên (1978);
Đặng Ngọc Thanh, Phạm Văn Miên (1979); Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải
(1985, 1996, 1997) nghiên cứu ở Nam Việt Nam. Các công trình này đã đƣa ra
nhiều dẫn liệu về thành phần loài và phân bố của Copepoda. Tổng hợp các nghiên
cứu đến năm 2001, giáp xác chân chèo Calanoida nƣớc ngọt ở nội địa Việt Nam đã
biết đƣợc 33 loài thuộc 3 hộ Diaptomidae, Centropagidae và Pseudodiaptomidae
[31]. Cho đến nay đã có thêm nhiều loài mới đƣợc bổ sung cho khu hệ Copepoda ở
nƣớc ta nhƣ: năm 2007, Hồ Thanh Hải và Trần Đức Lƣơng đã bổ sung 6 loài
Copepoda (Cyclopoida, Harpacticoida) dựa trên các vật mẫu đƣợc tìm thấy tại sông
Cả và các thủy vực khác thuộc tỉnh nghệ An; năm 2008, Hồ Thanh Hải và cộng sự
tiếp tục bổ sung dẫn liệu về 2 loài giáp xác Copepoda thuộc họ Diaptomidae cho
Việt Nam [19]. Đến năm 2012 Trần Đức Lƣơng đã xác định tổng số 105 loài giáp
xác chân chèo phân bố ở các thủy vực nội địa Việt Nam, đồng thời cũng đã phân


Footer Page 20 of 126.

11


Header Page 21 of 126.

tích rất cụ thể về phân bố của các loài này theo vùng địa lý sinh thái tự nhiên, vùng
cảnh quan, phân bố Bắc – Nam và theo các loại hình thủy vực [18].
Tôm nƣớc ngọt (Macrura) có thể kể đến các công trình của Đặng Ngọc
Thanh (1961, 1976, 1975), Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Huy Yết (1972) đã bổ
sung một số loài mới cho miền Bắc Việt Nam, đồng thời các tác giả xem lại vấn đề
danh pháp và vị trí phân loại của nhiều loài tôm trƣớc đây. Ở miền Nam Việt Nam,
có công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân (1978, 1979, 1981, 1992) về họ
Palaemonidea. Thành phần loài Tôm nƣớc ngọt liên tục đƣợc bổ sung với các
nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh năm 1998, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải
(2001) đã miêu tả và định loại thành phần loài họ Palaemonidae ở Việt Nam bao
gồm 24 loài thuộc 6 giống [29, 31, 37]; Cai và cộng sự (1999) công bố một loài
tôm Atyidae mới cho khoa học ở Việt Nam với tên khoa học là Caridina clinata
[54]. Đặng Ngọc Thanh và Đỗ Văn Tứ (2007) đã công bố danh sách 14 loài tôm
thuộc họ Atyidae đã biết ở Việt Nam, trong đó có 2 loài mới đƣợc ghi nhận cho
Việt Nam, thêm vào đó là mô tả 4 loài mới thuộc họ này đó là Caridina
pseudoserrata, C. rubropunctata, C. uminensis và C. vietriensis, nâng tổng số loài
tôm Atyidae ở Việt Nam lên 18 loài [38-40].
Các nghiên cứu về Cua nước ngọt (Brachyura) gần đây đƣợc quan tâm
nhiều hơn. Năm 1999, Yeo và Nguyễn Xuân Quýnh mô tả một loài cua mới cho
khoa học ở Việt Nam, đó là Somanniathelphusa dangi [93]. Năm 2001 Đặng
Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải đã công bố 19 loài thuộc 8 giống và 2 họ
Potamidae và Parathelphusidae. Đến năm 2002, các tác giả đã bổ sung hai loài

cua mới thuộc họ Potamidae ở Việt Nam nâng tổng số loài cua ở nƣớc ta lên con
số 21 [31, 32]. Mới đây nhất, năm 2011, Nguyễn Xuân Quýnh cùng với các nhà
khoa học nƣớc ngoài đã mô tả 3 loài cua mới thuộc giống Indochinamon Yeo &
Ng., 2007 (Crustacea: Brachyura: Potamoidea: Potamidae) ở Việt Nam là các
loài I. bavi, I. phongnha và I. dangi. Bên cạnh đó, các tác giả cũng mô tả lại loài
Ranguna kimboiensis Dang, 1975 do mẫu gốc của R. kimboiensis đã bị thất lạc
(đây là loài rất hiếm gặp ở nƣớc ta) [89].
Đối với các nhóm giáp xác nƣớc ngọt khác có số lƣợng loài và vật mẫu
tƣơng đối hiếm, vì vậy đến nay không có nhiều dẫn liệu công bố ở Việt Nam.
Các nhóm này thƣờng xuất hiện trong các nghiên cứu cùng với các nhóm khác
chứ chƣa có nghiên cứu riêng biệt. Trong nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh và

Footer Page 21 of 126.

12


Header Page 22 of 126.

cộng sự (2002) đã thống kê đƣợc nhóm Conchostraca có 2 loài thuộc 2 họ,
Ostracoda 8 loài thuộc 7 giống và một họ, Isopoda 2 loài và 2 họ và Tanaidacea
1 loài và 1 họ [37]. Nguyễn Quang Huy (2010) nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở
sông Đáy, sông Nhuệ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam đã xác định và bàn luận về
phân bố của 3 loài Ostracoda [14].
Ngoài các nghiên cứu về Trùng bánh xe và Lớp Giáp xác, ngành Thân mềm
cũng đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Các nghiên cứu nổi bật về trai và
ốc nƣớc ngọt của giai đoạn này có thể kể đến nhƣ sau:
Năm 1980, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã công bố 47 loài ốc thuộc 14 họ
và 52 loài trai thuộc 6 họ ở miền Bắc Việt Nam. Có thể coi đây là công trình nghiên
cứu đầy đủ nhất về trai ốc nƣớc ngọt Bắc Việt Nam [37]. Cũng trong năm 1980,

Đặng Ngọc Thanh đã ghi nhận 2 loài ốc nhồi ở Bắc Việt Nam là Pila conica và Pila
polita. Các nghiên cứu sau đó tiếp tục bổ sung nhiều dẫn liệu về thành phần loài
cũng nhƣ phân bố của các loài trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam. Năm 2003 Đặng ngọc
Thanh và cộng sự đã xác định thành phần loài ốc Ampullariidea ở Việt Nam gồm 2
giống Pila và Pomacea với 5 loài; năm 2004, Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã công
bố 9 loài thuộc 5 giống ốc vặn ở Việt Nam cùng với đó là khóa định loại, bàn luận
về phân loại học và xác định vùng phân bố của từng loài ốc vặn Viviparidea [36].
Đặng Ngọc Thanh và cộng sự đã xác định danh sách các loài trai, ốc nƣớc ngọt Việt
Nam bao gồm 138 loài thuộc 63 giống, 21 họ với số loài có chiều hƣớng giảm
nhƣng số giống lại tăng lên so với những công bố trƣớc đó. Các tác giả cũng lƣu ý
việc thu mẫu bổ sung ở Tây Bắc, Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cần đƣợc
chú ý nhiều hơn [34, 37]. Năm 2013, Đỗ Văn Tứ và Hoàng Thị Thanh Nhàn đã
phân tích, đánh giá và đƣa ra một số nhận định về tình trạng bảo tồn các loài trai
nƣớc ngọt (Bộ Unionoida) ở Việt Nam, cụ thể là với khoảng 50% số loài bị đe dọa,
trai nƣớc ngọt Việt Nam sẽ trở thành một trong những nhóm loài thân mềm nƣớc
ngọt bị đe dọa và thiếu dữ liệu [43].
Các nghiên cứu về nhóm Côn trùng nƣớc (Insecta) đƣợc quan tâm nhiều
trong giai đoạn này với các nghiên cứu về thành phần loài. Đặng Ngọc Thanh và
cộng sự (1980, 2002) đã xác định 46 loài ấu trùng bộ Diptera [29, 37]. Công trình
nghiên cứu về Ephemeroptera của Nguyễn Văn Vịnh (2003) ở 55 điểm của Việt
Nam đã mô tả 102 loài thuộc 50 giống, 14 họ thuộc bộ Ephemeroptera (Phù du),
đồng thời, tác giả cũng xây dựng khóa định loại đến loài của bộ Ephemeroptera

Footer Page 22 of 126.

13


Header Page 23 of 126.


[81]. Đến năm 2005, tác giả cùng cộng sự đã mô tả thêm 2 loài mới thuộc họ
Heptageniidae, bộ Ephemeroptera ở Việt Nam [82]. Năm 2006, tác giả đã bổ sung 3
loài thuộc họ Ephemerellidae, các nghiên cứu trƣớc cũng đã xác định đƣợc 5 loài
mới thuộc họ Ephemerellidae tại Việt Nam [83]. Năm 2005, Hoàng Đức Huy đã xác
định 198 loài (14 loài mới, 25 loài lần đầu ghi nhận, 28 loài đã xác định tên khoa
học và 131 loài chƣa xác định ở dạng ấu trùng) thuộc 58 giống và 24 họ của bộ
Trichoptera ở Việt Nam [66]. Năm 2008, Trần Anh Đức đã nghiên cứu về họ
Gerridae (Heteroptera: Gerromorpha), bƣớc đầu xác định đƣợc 64 loài thuộc 26
giống có ở Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã xây dựng khóa định
loại đến loài cho họ Gerridae ở Việt Nam [90].
Về nhóm Giun ít tơ (Oligochaeta) có kết quả nghiên cứu của Đặng Ngọc
Thanh và cộng sự vào các năm 1980 và 2000, đã thống kê đƣợc 46 loài giun ít tơ, 2
loài giun nhiều tơ nƣớc ngọt chính thức, 5 loài tơ nƣớc lợ, 1 loài giun biển dị nhập
vào theo nƣớc triều và 9 loài đỉa. Các tác giả nhận định số lƣợng loài thực tế chắc
chắn còn nhiều hơn nữa [29, 37].
Về Nhện (Arachnida) có công trình của Phạm Đình Sắc (2005) đã thống kê
275 loài, 144 giống thuộc 33 họ, trong đó có nhiều họ có đời sống gắn liền với cây
thủy sinh nhƣ Tetragrathidae (12 loài, 4 giống), Pisauridae (3 loài, 3 giống) [27].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu ĐDSH các
nhóm ĐVKXS ở nước. Các kết quả nghiên cứu này không những cung cấp các dẫn
liệu khoa học phục vụ nghiên cứu cơ bản mà còn sử dụng để đánh giá tổng hợp về
tài nguyên thiên nhiên. Góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống.
Có thể kể đến các công trình của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2004)
đã đƣa đến dẫn liệu về thành phần ĐVKXS tại một số thủy vực thuộc VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng với 116 loài thuộc 93 họ và 9 lớp. Trong đó, Insecta là
nhóm phong phú và đa dạng hơn cả, bao gồm 67 họ trong tổng số 93 họ đã gặp
(chiếm 72,1%). Thành phần loài chủ yếu là ĐVĐ (chiếm 93,5% tổng số họ),
ĐVĐ chiếm rất ít (chỉ chiếm 6,5% tổng số họ đã gặp) [26]. Công trình tiếp theo
của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự vào năm 2007 và 2008 với nghiên cứu về
thành phần ĐVKXS ở nƣớc sông Đáy, sông Nhuệ (thuộc địa phận tỉnh Hà Nam)

đã xác định đƣợc 150 loài thuộc 70 họ, 11 lớp, 6 ngành ĐVKXS (Rotatoria,
Arthropoda, Mollusca, Annelida, Coelenterata, Tardigrada) [84]. Cũng trong năm

Footer Page 23 of 126.

14


Header Page 24 of 126.

2006-2007, Nguyễn Quang Huy và cộng sự đã xác định 45 loài ĐVN và 74 loài
ĐVĐ tại cùng cửa sông Bạch Đằng [80].
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Ngọc Khắc (2010) về Giáp xác lớn và
Thân mềm ở sông Hồng (từ Phú Thọ đến cửa Ba Lạt) đã các định 248 loài giáp
xác lớn, thân mềm ở khu vực nghiên cứu, 38 loài cho khu vực miền Bắc và 26
loài lần đầu đƣợc ghi nhận ở Việt Nam. Tác giả cũng phân tích các đặc trƣng
phân bố, biến động số lƣợng của đối tƣợng nghiên cứu bƣớc đầu đánh giá hiện
trạng nguồn lợi sinh vật và những yếu tố tác động tới nguồn lợi của những loài
này trong khu vực nghiên cứu [17].
Năm 2010 Nguyễn Quang Huy nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở sông Đáy,
sông Nhuệ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam và sự biến đổi của nó dƣới ảnh hƣởng của
các hoạt động kinh tế, xã hội đã xác định 210 loài thuộc 7 ngành, 12 lớp, 29 bộ và
81 họ. Trong đó, chiếm ƣu thế là các nhóm Arthropoda (27,6%), Rotatoria (21%),
Insecta (19,5%) và Gastropoda (11,9%); ĐVN có 93 loài và ĐVĐ là 117 loài. Khu
hệ ĐVKXS thu đƣợc mang tính chất khu hệ vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là các
loài phân bố rộng, phổ biến ở các sông vùng đồng bằng Bắc Việt Nam. Tác giả đã
đi sâu phân tích biến động thành phần loài ĐVKXS theo mùa, theo các tuyến thu
mẫu; đánh giá hiện trạng ĐDSH ĐVKXS tại khu vực nghiên cứu thông qua các chỉ
số đa dạng; Đánh giá mức độ ô nhiễm của sông thông qua hệ thống BMWP và
ASPT đã bƣớc đầu xác định xu thế biến đổi ĐDSH ĐVKXS khu vực nghiên cứu

dƣới ảnh hƣởng của các hoạt động kinh tế, xã hội [14].
Đối với khu vực miền Trung, Hoàng Thị Bình Minh và cộng sự (2011) đã
khảo sát, đánh giá đa dạng và tài nguyên sinh vật các thủy vực nƣớc ngọt nội địa
tỉnh Thừa Thiên Huế qua đó xác định 65 loài ĐVN và 51 loài ĐVĐ phân bố
trong các thủy vực nƣớc ngọt khu vực nghiên cứu. Thành phần loài của các thủy
vực có sự khác nhau theo mùa và theo các dạng thủy vực. Đối với ĐVN, thủy
vực sông và hồ chứa có số lƣợng loài mùa khô cao hơn mùa mƣa, trong khi đó,
hồ tự nhiên, ao và ruộng lại có số lƣợng loài mùa mƣa cao hơn mùa khô. Đối với
ĐVĐ, thủy vực sông, hồ chứa và ao có số lƣợng loài mùa khô cao hơn mùa mƣa.
Trong khi đó, hồ tự nhiên lại có xu hƣớng ngƣợc lại. Riêng ruộng có số lƣợng
loài ĐVĐ không thay đổi theo mùa [20].
Kết quả nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS cùng cửa sông Cả và một số đầm
nuôi tôm phụ cận ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh của Nguyễn Huy Chiến (2007) đã

Footer Page 24 of 126.

15


Header Page 25 of 126.

phát hiện 328 loài thuộc 211 giống, 126 họ, 46 bộ. Trong đó có 131 loài nƣớc ngọt,
ĐVN: 70 loài (Copepoda và Cladocera có số loài nƣớc ngọt bằng nhau với 26 loài,
Rotatoria: 22 loài, các nhóm khác: 6 loài), ĐVĐ có 61 loài (Gastropoda có số loài
lớn nhất với 26 loài, Bivalvia: 12 loài, Polychaeta: 2 loài, Crustacea: 17 loài, các
nhóm khác: 4 loài) [9].
Năm 2013, các nghiên cứu về thành phần loài động ĐVKXS ở nƣớc đƣợc
thực hiện tại một số khu BTTN của tỉnh Thanh Hóa. Tại khu BTTN Pù Luông,
Nguyễn Quốc Huy và cộng sự đã xác định đƣợc 33 loài thuộc 20 giống, 15 họ, 2
ngành. Trong đó, Trùng bánh xe (Rotatoria) có số loài nhiều nhất với 21 loài thuộc

10 giống, 7 họ; Giáp xác râu ngành (Cladocera) có 10 loài thuộc 9 giống, 6 họ; Giáp
xác chân chèo (Copepoda) có 2 loài thuộc 2 giống, 2 họ [15]. Tại khu BTTN Pù Hu,
Ngô Xuân Nam và cộng sự đã xác định 38 loài thuộc 22 giống, 16 họ của 2 ngành
là ngành Trùng bánh xe (Rotatoria) và ngành Chân khớp (Arthropoda) [21].
Đối với khu vực Tây nguyên có nghiên cứu của Lê Hùng Anh và cộng sự
(2013) về đa dạng ĐVKXS cỡ lớn tại khu vực Tây Nguyên và các loài có nguy cơ
bị đe dọa. Kết quả cho thấy ở Tây Nguyên có 60 loài ĐVĐ, bao gồm 17 loài giáp
xác và 43 loài trai ốc, trong đó đáng chú ý có 5 loài đƣợc coi là đặc hữu ở Việt
Nam. Các tác giả cũng xác định nguy cơ đe dọa làm suy giảm quần thể và thu hẹp
vùng phân bố thủy sinh vật [4].
Tại Nam bộ, Hồ Thanh Hải và cộng sự năm 2005 đã xác định đƣợc 70 loài
ĐVN thuộc 22 họ của các nhóm Trùng bánh xe, Chân chèo, Râu ngành, Có bao,
Chân lá, Chân đều ở các thủy vực trong vùng đầm lầy than bùn U Minh Thƣợng –
Vồ Dơi. Ngoài ra còn thấy 9 – 10 nhóm ĐVN khác chủ yếu có nguồn gốc nƣớc lợ
ven biển [13]. Cũng trong năm 2005, Hồ Thanh Hải và Đặng Ngọc Thanh nghiên
cứu các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Đồng bằng sông Cửu Long xác định đƣợc 98
loài giáp xác, trong đó nhóm Cladocera: 30 loài, tôm cua nƣớc ngọt: 25 loài, 65 loài
trai ốc, 24 loại giun nhiều tơ, 16 loài giun giun ít tơ, 83 loài trùng bánh xe, 27 họ ấu
trùng côn trùng ở nƣớc. Các tác giả đã nhận xét: Khu hệ ĐVKXS ở đây mang nhiều
sắc thái của vùng Ấn Độ - Mã Lai. Do sự sai khác về chế độ khí hậu, chế độ thủy
văn giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam đã tạo nên đặc trƣng phân bố Bắc Nam
của khu hệ thủy sinh vật các thủy vực nội địa Việt Nam, đặc trƣng này thể hiện rõ ở
các nhóm động vật giáp xác và thân mềm [12].

Footer Page 25 of 126.

16



×