ĐẠIHỌCTHÁINGUYÊN
TRƯỜNGĐẠIHỌCNÔNGLÂM
----------------------
ĐẶNG THỊ HẢI YẾN
KHẢO SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƯƠNG SỐNG TRONG HỆ THỐNG
HANG ĐỘNG VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA
KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠCSỸ
KHOA HỌCMÔI TRƯỜNG
THÁINGUYÊN- 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
ĐẶNG THỊ HẢI YẾN
KHẢO SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƯƠNG SỐNG TRONG HỆ THỐNG
HANG ĐỘNG VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA
KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền
THÁI NGUYÊN - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn này là của tôi, do tôi làm dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Điền, và số liệu kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chính xác, các thông tin trích dẫn và phân tích
sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Người cam đoan
Đặng Thị Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
PGS.TS. Trần Văn Điền. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình
thực hiện luận văn thạc sỹ. Thầy đã rất tận tâm, tận tình hướng dẫn và gợi mở
phương pháp, song song với việc thường xuyên khích lệ tinh thần học trò của
mình để có thể hoàn thành tốt luận văn như ngày hôm nay.đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian nghiên cứu và làm luận văn, em xin chân thành cảm ơn
TS. Phạm Đình Sắc- Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật – Viện Hàn Lâm
Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Môi trường, các
thầy cô trong khoa Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản trong
học tập nghiên cứu đề tài luận văn cũng như trong công việc sau này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh, chị trong
Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật đã nhiệt tình giúp đỡ em khi em
nghiên cứu và làm luận văn tại Viện.
Những lời động viên, khích lệ từ gia đình, sự sẻ chia, học hỏi từ bạn bè
cũng đã góp phần rất nhiều cho luận văn tốt nghiệp của em đạt kết quả
tốt hơn.
Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn khó tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo them của các thầy cô giáo và
giúp em hoàn thành luận văn tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................... Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu của đề tài ...................................... Error! Bookmark not defined.
3. Yêu cầu của đề tài ....................................... Error! Bookmark not defined.
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................. 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
1.2. Giới thiệu chung về động vật không xương sống hang động .................... 5
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 6
1.4. Khái quát về khu vực nghiên cứu ............................................................ 10
1.4.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên và xã hội ở khu vực Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng .................................................................................... 10
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ........... 23
1.5. Khái quát về hang động............................................................................ 23
1.5.1. Các khái niệm về hang động ................................................................. 23
1.5.2. Hệ thống hang động ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ............... 25
1.6. Tình trạng bảo tồn và các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên
và đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng .......................... 27
1.6.1. Tình trạng bảo tồn ................................................................................. 27
1.6.2. Các mối đe dọa đối với bảo tồn thiên nhiên ......................................... 28
1.6.3. Các biện pháp bảo tồn thiên nhiên ........................................................ 29
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. Error! Bookmark not defined.
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 31
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 31
2.2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.4.1 Nghiên cứu thực địa động vật không xương sống ................................. 32
2.4.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tác động bởi con người đến đa
dạng sinh học Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.................................... 34
2.4.3. Phương pháp thảo luận nhóm và chuyên gia, chuyên khảo ................. 34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 36
3.1 Thành phần các loài động vật không xương sống hang động tại Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và khu vực mở rộng .................................... 36
3.1.1. Lớp hình nhện ....................................................................................... 38
3.1.2. Lớp Giáp xác ......................................................................................... 40
3.1.3. Lớp chân bụng ....................................................................................... 40
3.1.4. Lớp không cánh ..................................................................................... 40
3.1.5. Lớp côn trùng ........................................................................................ 41
3.1.6. Lớp nhiều chân ...................................................................................... 43
3.1.7. Lớp giun ít tơ ......................................................................................... 44
3.2. Sự phân bố của các loài động vật không xương sống hang động khu vực
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: .......................................................... 45
3.3. Đánh giá tác động bởi con người đến đa dạng sinh học Vườn Quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng ...................................................................................... 47
3.3.1. Các mối đe dọa và các mối quan tâm trong công tác quản lý đối với
động vật không xương sống hang động tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng và khu vực mở rộng ............................................................................... 47
3.3.2. Đánh giá tác động của người dân bản địa ............................................. 49
3.3.3. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng............................................................. 52
3.4.
Đề
xuất
một
số
giải
pháp
bảo
tồn
đa
dạng
sinh
học
và quản lý bền vững hang động. ..................................................................... 58
3.4.1. Quản lý hang động ................................................................................ 58
3.4.2
Các
đề
xuất
trong
việc
quản
lý
và
bảo
vệ
đa dạng sinh học hang động ............................................................................ 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 69
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích các phân khu của Vườn quốc gia ................................... 11
Bảng 1.2: Kết quả quan sát khí hậu ở 3 trạm gần Vườn quốc gia ................. 13
Bảng 1.3: Thống kê các loại đất chính trong khu vực Vườn Quốc gia .......... 15
Bảng 1.4: Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh ............................... 17
Bảng 1.5: Thống kê hệ thực vật Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ........ 18
Bảng 1.6. Diện tích dân số của các xã Vùng đệm........................................... 21
Bảng 1.7. Thành phần dân tộc các xã khu vực Vườn Quốc gia...................... 22
Bảng 1.8: Hệ thống hang động ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ...... 25
Bảng 3.1: Đa dạng động vật không xương sống hang động khu vực
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình ............................... 36
Bảng 3.2. Sự phân bố của các loài động vật không xương sống hang động
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng............................................................ 46
Bảng 3.3: Mức độ quan tâm của người dân bản địa đến đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng............................................................. 49
Bảng 3.4: Đánh giá về tác động của hoạt động du lịch với hệ đa dạng
sinh học Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ............................................... 54
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Loài Pholcus caecus sp.nov. ............................................................. 8
Hình 1.2. Loài Khorata protumida sp.nov ........................................................ 9
Hình 1.3. Loài Khorata protumida sp.nov. ..................................................... 10
Hình 1.4. Bản đồVườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng (ảnh:Sưu Tầm) ..... 12
Hình 3.1: Hai loài bọ cạp mới cho khoa học phát hiện được ở Vườn Quốc gia
Phong Nha Kẻ Bàng ........................................................................................ 45
Hình 3.2: Một số hình ảnh sinh hoạt của người dân vùng đệm ...................... 52
Hình 3.3: Hình ảnh về rác thải và thùng rác của Vườn Quốc gia Phong NhaKẻ Bàng ........................................................................................................... 56
Hình 3.4: Hình ảnh về ánh sáng, lối đi trong hang động Thiên Đường- Vườn
Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ....................................................................... 57
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Howarth (1983) [15] đã chỉ ra rằng khu hệ động vật sống trong hang
động không chỉ đa dạng về số loài và số lượng cá thể mà còn rất đặc trưng về
hình thái và mang tính đặc hữu cao. Do sự cách biệt với môi trường bên ngoài,
cùng với sự khác biệt về chế độ ánh sáng cũng như ẩm độ, hình thành những loài
chuyên biệt thích nghi với điều kiện sống trong hang động. Chính vì vậy, rất
nhiều loài mới đã được ghi nhận ở các hang động khắp nơi trên thế giới.
Khu hệ động vật trong hệ thống hang động của Việt Nam được đánh
giá là rất phong phú, với nhiều loài chưa được khám phá. Một khảo sát sơ bộ
đầu tiên về nhện hang động của Việt Nam bởi TS Phạm Đình Sắc tại các hang
nhỏ ở khu vực phía bắc Việt Nam đã ghi nhận được 30 loài mới cho khoa học
(Lin, Phạm và Li, 2009 [30])
Với hàng trăm hang động đã được phát hiện tại khu vực Phong Nha - Kẻ
Bàng, được xem như những bảo tàng thiên nhiên sống, là nơi cư trú của nhiều
loài động vật không xương sống bản địa và hết sức đặc biệt nhưng chưa được
nghiên cứu. Trong thời gian gần đây, 2 loài bọ cạp mới đặc hữu đã được phát
hiện tại hang động khu vực nghiên cứu (Lourenco & Pham, 2010, 2012)
[28][29].
Bên cạnh đó, nhiều loài sinh vật hang động đang bị đe dọa bởi các tác
động của con người, có nguy cơ biến mất nếu không được bảo tồn. Do nhu
cầu phát triển kinh tế của địa phương, nhiều hang động đã và đang được khai
thác, phục vụ các hoạt động du lịch. Sự phát triển của du lịch không chỉ phá
vỡ cấu trúc tự nhiên của hang mà còn ảnh hưởng đến khu hệ động vật sống
trong hang động.
2
Việc điều tra, khảo sát khu hệ một số nhóm động vật trong hệ thống
hang động ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa
dạng sinh học là thực sự cần thiết, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn
Điền tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát đa dạng sinh học động vật không xương
sống trong hệ thống hang động Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát đa dạng sinh học động vật không xương sống trong hang động
làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở hệ thống hang động tại
Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Mục tiêu cụ thể:
Thống kê một số loài động vật không xương sống phổ biến trong hang
động thuộc khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Khảo sát sự phân bố của một loài động vật không xương sống phổ biến
trong hang động thuộc khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Đánh giá ảnh hưởng của tác động bởi con người đến giá trị đa dạng
sinh học của khu vực nghiên cứu.
Đề xuất các giải pháp quản lý hang động để bảo tồn giá trị đa dạng sinh
học hang động tại khu vực nghiên cứu.
3. Yêu cầu của đề tài
Thu thập và thông kê một số loài động vật không xương sống phổ biến
trong hang động Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
Đánh giá ảnh hưởng của tác động bởi con người đến giá trị đa dạng
sinh học của khu vực nghiên cứu.
3
Đề xuất các giải pháp quản lý hang động để bảo tồn đa dạng sinh học
hang động Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ cung cấp thêm dữ liệu về các nhóm động vật không xương
sống trong hang động ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học
trong hang động ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Do sự cách biệt với môi trường bên ngoài cùng với quá trình hình thành
gắn liền với lịch sử vỏ trái đất đã hình thành nên hệ sinh thái cực kỳ đặc biệt
trong hang động. Những khám phá mới về thế giới dưới lòng đất ngày càng gây
nhiều ấn tượng và sự chú ý của con người. Hệ thống hang động trên thế giới
không chỉ có giá trị về lịch sử, địa chất, địa mạo, giá trị về du lịch…mà nó còn
mang nhiều ý nghĩa sinh học. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học hang động tuy
không còn mới trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Với những điều kiện sinh thái đặc biệt như thiếu ánh sáng, nhiệt độ và
độ ẩm không khí ổn định, nên hệ sinh thái trong hang động hầu như tách rời hẳn
so với hệ sinh thái trên mặt đất. Do đó để thích nghi với môi trường sống này,
các loài sinh vật hình thành những đặc điểm thích nghi với điều kiện sống trong
hang động. Vì vậy, đã có rất nhiều loài mới được nghi nhận ở các hang động
khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của môi trường sống, các
sinh vật này đặc biệt nhạy cảm với các tác động bên ngoài và chỉ cần một tác
động bất lợi nhỏ cũng có thể phá vỡ cấu trúc quần thể ban đầu.
Nước ta nằm trong vòng đai khí hậu nhiệt đới, có tính đa dạng sinh học
cao, hơn nữa hệ thống hang động Việt Nam rất phong phú và khu hệ sinh vật
trong hang động ở nước ta được đánh giá là đa dạng. Tuy nhiên các nghiên
cứu đa dạng sinh học hang động ở Việt nam còn rất ít, đặc biệt là lớp hình
nhện trong hang động.
Với quần thể nhiều hang động lớn nhỏ được phát hiện ở khu vực Phong
Nha, Kẻ Bàng, đây được coi là kỳ quan của tạo hóa ban tặng, là bảo tàng
thiên nhiên sống của nhiều loài sinh vật hang động và đang thực sự thu hút
5
giới khoa học, trong đó có các chuyên gia nghiên cứu hình nhện. Đặc biệt
trong năm 2010, một giống bọ cạp mới Vietbocap Lourenco & Pham đã được
phát hiện, gồm 2 loài mới mới cho khoa học là Vietbocap canhi được tìm thấy
ở động Tiên Sơn năm 2010 và Vietbocap thienduongensis ở động Thiên
Đường năm 2012 (Lourenco & Pham, 2012) [28]. Những phát hiên mới này
đóng góp một phần quan trọng vào tính đa dạng của hệ sinh thái hang động
của Phong Nha Kẻ Bàng.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương nên nhiều hang
động hiện đã và đang được khai thác, phục vụ các hoạt động du dịch. Những
tác động của con nguời đã phá vỡ cấu trúc tự nhiên và ảnh hưởng đến các
quần thể sinh vật sống trong hang. Vì vậy việc điều tra đa dạng thành phần và
phân bố các loài động vật không xương sống trong hang là rất quan trọng,
không chỉ đánh giá tính đa dạng sinh học hang động mà còn là cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo về đánh giá tác động của con người đến tính đa
dạng sinh học hang động.
1.2. Giới thiệu chung về động vật không xương sống hang động
Trong hang động, chủ yếu xuất hiện 2 nhóm là lớp hình nhện và lớp
côn trùng, trong đó chiếm ưu thế là các loài thuộc lớp hình nhện. Lớp hình
nhện (Arachnida) thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), bao gồm 10 bộ:
Amblypygi, Araneae, Opiliones, Palpigradi, Pseudoscorpioné, Scorpionida,
Ricinulei, Schizomida, Solifugae và Uropygi. Trên thế giới có khoảng 93.000
loài đã được mô tả, thuộc 640 họ, 9.000 bộ (Harvey, 2003; Patrick, 1999; Fet
et al., 2000). Trong đó nhện Araneae có số loài cao nhất (37.596 loài),
Opiliones (5.000 loài), Pseudoscorpiones (3261 loài), Scorpiones (1340 loài),
Solifugae (1084), Amblypygi (142 loài), Schizomida (237 loài), Palpigradi
(78 loài), Uropygi (101 loài), Ricinilei (55 loài).[14][21][23]
6
Lớp hình nhện là một trong những nhóm động vật chân khớp cổ có tính
đa dạng sinh học cao. Những hóa thạch cho thấy hình nhện là một trong số
động vật đầu tiền sống trên cạn, cách đây gần 400 triệu năm trước. Chúng
phân bố ở mọi nơi:trong nhà, trong hang, trên rừng, dưới nước. Trong hang
(11%): 19 loài troglophiles (50%), và 15 loài vãng lai accidental (32%).[26]
Những cuộc điều tra có hệ thống và toàn diện đã được tiến hành năm
1986 và 1997 với toàn bộ hệ thống 22 hang động tại công viên Horne ở
Vancouver thuộc Canada; đã đưa ra danh sách 191 nhóm loài, trong đó có ít
nhất 10 loài mới. Các vùng cửa hang là những vùng có độ đa dạng loài cao
nhất và tương đồng với môi trường bên ngoài nhất về ánh sáng, độ ẩm. Vùng
chuyển tiếp với các nhóm loài thuộc bộ Diptera chiếm ưu thế, tiếp đó là nhện
Aranae và bộ cánh cứng Coleoptera. Ở vùng tối, các nhóm loài thuộc bộ
Colembola, Symphyla chiếm ưu thế, tiếp theo là Diplura, Acarina,
Diptera.[13]
Thời gian gần đây, hình nhện trong hang động đã được tập trung khám
phá. Trong 5 năm từ 200 –2011, đã có trên 100 loài nhệ mới cho khoa học
được
tìm
thấy
trong
hang
động
của
Trung
Quốc
()[19].
Nhiều loài bọ cạp mới được tìm thấy trong hang động ở Lào (Lourenco,
2005, 2012), ở Afghanistan (Soleglad, Kovarik & Fet, 2012); ở Trung Quốc,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, và Việt Nam (Fet, 2012). Đặc biệt
1 họ nhện mới đã được phát hiện trong hang động tại vùng Klamath-Siskiyou
thuộc California, Hoa Kỳ (Griswold, Audisio & Ledford, 2012) [20][24][25].
1.3.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về đa dạng động vật không xương sống trong hang động,
đặc biệt là hình nhện là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam.
7
Công bố đầu tiên về hình nhện hang động bởi Tshurusaki (1995). Tác
giả đã phát hiện ra 1 giống hình nhện chân dài mới cho khoa học (thuộc bộ
Opiliones) tại hang Sửng Sốt, Vịnh Hạ Long.[22]
Năm 2009, sáu loài nhện mới được phát hiện trong hang động tại hai
Vườn Quốc Gia Cúc Phương tỉnh Ninh Bình và Cát Bà tỉnh Hải Phòng (Lin
& Pham & Li, 2009). Năm 2010, thêm 1 loài nhện mới được phát hiện tại
Vườn Quốc gia Cát Bà Hải Phòng (Liu, Li & Pham, 2010b) [29][30].
Năm 2010, một giống bọ cạp mới Vietbocap Lourenco and Pham đã
được phát hiện, gồm 2 loài mới cho khoa học là Vietbocap canhi được tìm
thấy ở động Tiên Sơn năm 2010 và Vietbocap thienduongensis ở động Thiên
Đường năm 2012 (Lourenco & Pham, 2010, 2012) [28].
Những nghiên cứu bước đầu về khu hệ động vật chân khớp hang động
ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ của tác giả Phạm Đình Sắc và
Phùng Thị Hồng Lưỡng đã cho thấy có 8 bộ động vật chân khớp trên mặt nền
hang, đó là bộ Cánh cứng Coleoptera, bộ Cánh thẳng Orthoptera, Gián
Blattodea, bộ Hai cánh Diptera, bộ Cánh màng Hymenoptera, Đuôi bật
Collembola (thuộc lớp Côn trùng Insecta); Nhện Araneae và Chân dài
Opiliones (thuộc lớp Hình nhện Arachnida). Đồng thời tác giả cũng đưa ra
bảng phân bố của các bộ tại các vùng trong hang (vùng sáng, vùng chuyển
tiếp và vùng tối)[7].
Nghiên cứu bước đầu về nhện trong hang động khu vực Vườn Quốc gia
Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình, tác giả Phạm Đình Sắc và cs đã chỉ ra
rằng khu hệ nhện hang động tiềm ẩn nhiều điều mới lạ, cần khám phá (Phạm
Đình Sắc và cs, 2012) [8][28].
Năm 2015, Công bố ba loài nhện mới cho khoa học phát hiện được ở
Phong Nha Kẻ Bàng. Các loài nhện mới này được phát hiện bởi TS. Phạm
8
Đình Sắc thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Mô tả của ba loài được công bố trên Tạp chí
Quốc tế uy tín Zootaxa, 3909(1): 82pp (monograph, tháng 1 năm 2015).
Ba loài nhện mới thuộc họ Pholcidae được mô tả dựa trên các mẫu vật
thu thập được ở trong hang Tượng, động Thiên Đường và hang Bảy Tầng.
Trước đó, năm 2010 và 2012, TS. Phạm Đình Sắc và cộng sự đã phát hiện và
công bố 1 giống và 2 loài bọ cạp mới trong hang động khu vực Phong Nha Kẻ
Bàng. Các loài mới được phát hiện có đời sống chuyên biệt trong môi trường
hang động, đặc hữu cho Việt Nam.
*Loài Pholcus bifidus sp.nov.
Loài Pholcus bifidus phát hiện được ở trong hang Tượng, vườn quốc
gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong
môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt với
tất cả các loài khác thuộc giống Pholcus bởi sự có mặt của các mấu lồi trên
chân kìm của con đực, các gai sinh dục dài và nhọn, hơi cong, hóa kitin cứng;
cơ quan sinh dục cái nhô hẳn ra ngoài.
Hình 1.1. Loài Pholcus caecus sp.nov.[6]
9
*Loài Pholcus caecus sp.nov.
Loài Pholcus caecus phát hiện được ở trong động Thiên Đường, Vườn
quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là loài sống chuyên biệt
trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài nhện này
phân biệt với các loài khác của giống Pholcus bởi kích thước cơ thể rất nhỏ;
nhện không có mắt; xuất hiện đôi sừng cong và sắc nhọn ở mặt trên của giáp
đầu ngực.
Hình 1.2. Loài Khorata protumida sp.nov[6]
*Loài Khorata protumida sp.nov
Loài Khorata protumida phát hiện được ở hang Bảy Tầng, vườn quốc
gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là có đời sống chuyên biệt
trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này giống loài
Khorata khammouan Huber, 2005 nhưng khác loài Khorata khammouan do
có các tấm la mel tạo hình vòm như tổ tò vò ở hàm dưới con đực; có 4 mấu
lồi ở hàm trên; cửa ngoài bộ phận sinh dục cái hóa kitin cứng, nổi rõ thành bờ.
10
Hình 1.3. Loài Khorata protumida sp.nov.
(Nguồn: Phạm Đình Sắc,2015) [6]
1.4. Khái quát về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên và xã hội ở khu vực Vườn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng
1.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm về phía Tây - Bắc tỉnh
Quảng Bình, dọc biên giới Việt - Lào; được giới hạn trong tọa độ 17°21′ tới
17°39′ vĩ bắc và 105°57′ tới 106°24′ kinh đông trên địa phận 13 xã thuộc ba
huyện bao gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng
Hóa (huyện Minh Hóa); Sơn Trạch, Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch,
Phúc Trạch, Hưng Trạch, Phú Định (huyện Bố Trạch) và xã Trường Sơn
(huyện Quảng Ninh). Phía Tây và Tây Nam Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có chung đường biên
giới dài khoảng 50 km. Chiều dọc của Vườn Quốc gia nơi dài nhất là 70 km
từ đèo Mụ Giạ đến núi U Bò theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; chiều ngang
11
nơi rộng nhất là 31 km từ Tây Gát (xã Xuân Trạch) đến biên giới Việt - Lào
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.[1]
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích bao gồm:
- Diện tích khu di sản (Core Zone):
85.754 ha.
- Vùng đệm (Buffer Zone):
203.245 ha.
Bảng 1.1: Diện tích các phân khu của Vườn quốc gia
Vùng đệm
Vùng lõi (ha)
Phân khu bảo
Cộng
vệ nghiêm ngặt
85.754
64.894
Phân khu
hành chính
dịch vụ
3.411
Phân khu phục
(ha
hồi sinh thái
17.499
203.245
(Nguồn: Dự án đầu tư Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bảng. 2001)[2]
12
Hình 1.4. Bản đồVườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng (ảnh:Sưu Tầm)
Đặc điểm khí hậu – thủy văn
Khí hậu ở vườn quốc gia này mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-25 °C, với nhiệt độ cao
nhât là 41 °C vào mùa hè và mức thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông.
Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6-8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ
13
tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình 18 °C. Lượng mưa trung bình
hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với 88% lượng mưa trong khoảng thời
gian từ tháng 7-12. Mỗi năm có hơn 160 ngày mưa. Độ ẩm tương đối là 84%.
Bảng 1.2: Kết quả quan sát khí hậu ở 3 trạm gần Vườn Quốc gia
Trạm Tuyên
Trạm Ba
Trạm Đồng
Hóa
Đồn
Hới
23.8 oC
24.3oC
24.6oC
5.9oC
7.6oC
7.7oC
(Tháng 1)
(Tháng 12)
(Tháng 1)
40.1oC
40.1oC
42.2oC
2266.5mm
1932.4mm
2159.4mm
159 ngày
130 ngày
135 ngày
403mm
414mm
415mm
18 (Tháng
9.3 (Tháng
17 Tháng
1,2,3)
11)
12)
Độ ẩm không khí trung bình
84%
84%
83%
Dộ ẩm không khí trung bình
66%
67%
68%
47 (Tháng
20 (Tháng
13.8 (Tháng
7,8,9)
9,10)
9,10)
1031mm
1035mm
1222mm
Vĩ độ Bắc
17o50'
17o45'
17o-29’
Kinh độ Đông
106o08'
106o25'
106o37'
Các yếu tố khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ thấp nhất
Nhiệt độ cao nhất
Lượng mưa trung bình năm
Số ngày mưa trong năm
Lượng mưa cao nhất trong ngày
Số ngày mưa nhỏ trong năm
thấp nhất
Số ngày có mây trong năm
Lượng bốc hơi không khí năm
Tọa độ trạm
14
Độ cao tuyệt đối
Năm quan sát
25m
8m
7m
1961-2000
1960-2004
1900-2000
(Nguồn: Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng -2007 [1])
Chế độ thuỷ văn: Khu vực Vườn Quốc gia nằm gọn trong lưu vực của
các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông
Son... đều là thượng nguồn của sông Gianh. Vườn quốc gia bao gồm một
vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chẩy ngầm là phổ biến. Trên bản
đồ không thấy các sông suối lớn. Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ đổ vào
suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các
hang động, sau khi qui tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào
sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa mưa, các suối cạn có
nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn, tạo lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút
rất nhanh qua các “mắt hút”. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những
tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10.[1]
Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa
phụ (Mưa tiểu mãn) vào tháng 5, 6. Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn. Khi
lũ lụt nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ và
làm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”.
Mùa nước cạn vào tháng 1 - 7, trong khu vực Phong Nha, các khe suối
nhỏ trở thành “khe suối chết”. Sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp
và dòng chảy tối thiểu.
Đặc điểm địa chất – thổ nhưỡng
Phong Nha-Kẻ Bàng có một cấu trúc địa chất phức tạp, với lịch sử phát
triển vỏ Trái Đất từ thời kỳ Ordovicia và đã tạo ra 3 loại địa hình và địa mạo.
Đó là các kiến tạo không phải carxtơ với các ngọn núi thấp tròn với các thềm
đất tích tụ mài mòn dọc theo các thung lũng sông Son và sông Chay và tại các
15
mép khối núi đá vôi trung tâm; kiến tạo carxtơ nhiệt đới cổ chủ yếu là từ Đại
Trung Sinh; và địa hình đá vôi chiếm một diện tích khoảng 200.000 ha. Quá
trình kiến tạo carxtơ đã tạo ra nhiều đặc điểm như các sông ngầm, các động
khô, các động bậc thang, động treo, động hình cây và động cắt chéo nhau.
Các động có sông được chia thành 9 động của hệ thống Phong Nha đổ vào
sông Son và 8 động của hệ thống động Vòm đổ vào sông Chay.[1]
Hệ thống hang động hùng vĩ của Phong Nha được tạo ra do quá trình
các khe nứt kiến tạo, sau đó là quá trình phong hoá vật lý và hoá học đã ăn
mòn, hoà tan, rửa trôi qua hàng triệu năm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm, quá
trình carxtơ hoá rất mạnh mẽ về cường độ và tốc độ phá huỷ. Ngoài hệ thống
núi đá vôi, vùng núi đất có nền đá mẹ chủ yếu là đá mácma axít, đá sét, đá
biến chất và phù sa cổ.[1]
Về thổ nhưỡng, khu vực Phong Nha có nhiều hoại đất hình thành từ
các nguồn đá mẹ khác nhau. Đất chủ yếu là đất feralit đỏ vàng trên núi đá
vôi, đất Feralit vàng trên đá mácma axít, đất Feralit vàng nhạt và đất phù sa
bồi tụ ven sông.
Bảng 1.3: Thống kê các loại đất chính trong khu vực Vườn Quốc gia
Loại đất
Theo phân loại Việt Nam
Đất đen Macgalit - Feralit phát
triển trên núi đá vôi (MgFv)
Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên
núi đá vôi (Fv)
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên
phiến thạch sét (Fs)
Diện tích
Phân loại FAOUNESCO
Rhodic/Acric Ferrasols
(ha)
(%)
Không
đáng kể
Rhodic Ferrasols
8,462
9.9
Orthic Ferrasols (FRo)
2,805
3.3
16
Đất Feralit vàng đỏ trên đá
Macma acid (Fa)
Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa
thạch (Fq)
Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi
(Tv) và trong thung lũng hay
máng trũng (T1, T2)
Ferralit Acrisols (Acf)
5,062
5.9
Ferralit Acrisols (Acf)
591
0.7
Accumulated silty soil
in lime stone valley
(Tv) and (T1, T2)
Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có
Lime stone mountain
quá trình Karst
with Karst juvenility
Đất khác
2,917 +
3.4
+
1,638
1.9
64,286 74.5
Other soils
375
0.4
(Nguồn: Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng -2007 [1])
Tài nguyên đa dạng sinh học
Thảm thực vật rừng
Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Landsat (2004) và điều tra thực địa năm
2006 cho thấy toàn khu vực được che phủ bởi 93,57% diện tích rừng kín
thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 83,74% tổng
diện tích Vườn Quốc gia. Trong khí đó rừng nguyên sinh ít bị tác động của
toàn quốc ước tính chỉ khoảng 10% diện tích rừng tự nhiên (Kế hoạch hành
động đa dạng sinh học 1995). Có thể khẳng định đây là một Vườn Quốc gia
có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng
đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới.[1]
Kết quả tương tác về địa chất, địa mạo và khí hậu thủy văn đã tạo ra sự
đa dạng về các kiểu thảm thực vật, đặc biệt là các kiểu sinh cảnh rừng. Dựa
theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật ở Châu Á của Tổ
chức Lương thực Thế giới, thảm thực vật rừng ở Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có các kiểu chủ yếu sau: