Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nhằm phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 60 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

TÔ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ
CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
ĐẾN NĂM 2020 NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2017

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

TÔ THÚY NGA

NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ
CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH


TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
ĐẾN NĂM 2020 NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận
2. TS. Nghiêm Thị Phương Tuyến

HÀ NỘI, NĂM 2017

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các
kết quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận án này là trung thực, không sao chép
từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn
tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả Luận án

Tô Thúy Nga


Footer Page 3 of 126.

i


Header Page 4 of 126.

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới
hai thầy giáo, cô giáo hướng dẫn là GS.TS. Mai Trọng Nhuận và TS. Nghiêm Thị
Phương Tuyến đã tận tình giúp đỡ tác giả từ những bước đầu tiên xây dựng hướng
nghiên cứu, cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Luận án được hoàn thành tại Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp trong Viện đã giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình hoàn thành Luận
án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Tổng cục Môi trường. Luận án không thể
hoàn thành nếu như không nhận được sự cho phép, giúp đỡ và động viên của Lãnh
đạo và đồng nghiệp tại Tổng cục Môi trường.
Tác giả chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học và các cơ quan
hữu quan và đồng nghiệp tại Hà Tĩnh đã có những góp ý về khoa học cũng như hỗ
trợ nguồn tài liệu, số liệu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia
đình đã luôn ở bên cạnh, động viên cả về vật chất và tinh thần để tác giả hoàn thành
tốt Luận án của mình.

TÁC GIẢ


Tô Thúy Nga

Footer Page 4 of 126.

ii


Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. i
Danh mục bảng ............................................................................................................. i
Danh mục hình............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của luận án ........................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
4. Luận điểm bảo vệ ............................................................................................. 7
5. Điểm mới của luận án ...................................................................................... 7
6. Ý nghĩa của luận án .......................................................................................... 8
7. Bố cục của luận án ........................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 9
1.1. Sự cần thiết phải xem xét các vấn đề môi trƣờng và biến đổi khí hậu
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 10
1.1.1. Yêu cầu phát triển bền vững .................................................................... 10
1.1.2. Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu góp phần nâng cao hiệu
quả của công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và

phát triển bền vững kinh tế - xã hội ................................................................... 12
1.2. Thực hiện tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu ...................................... 14
1.2.1. Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới ........................... 14
1.2.2. Tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam .......................... 16
1.3. Chỉ tiêu tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu .......................................... 22
i
Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

1.3.1. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ................................................................ 22
1.3.2. Các chỉ tiêu môi trường và biến đổi khí hậu trong các chính sách
quốc gia ............................................................................................................... 23
1.3.3. Các chỉ tiêu môi trường và BĐKH của một số các đề tài, dự án............ 25
1.4. Quy trình thực hiện tích hợp ............................................................................ 26
1.4.1. Quy trình thực hiện tích hợp trên thế giới ............................................... 26
1.4.2. Quy trình thực hiện tích hợp tại Việt Nam .............................................. 28
1.5. Tổng kết Chƣơng 1............................................................................................. 32
1.5.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................... 32
1.5.2. Những vấn đề cần thực hiện trong phạm vi Luận án .............................. 33
CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 34
2.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 34
2.1.1. Tiếp cận phát triển bền vững ................................................................... 34
2.1.2. Tiếp cận hệ thống và liên ngành .............................................................. 34
2.1.3. Tiếp cận theo thời gian............................................................................. 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và phân tích số liệu ............................... 36
2.2.2. Điều tra xã hội học ................................................................................... 38
2.2.3. Phân tích SWOT ...................................................................................... 43

2.3.4. Phương pháp phân tích theo mô hình DPSIR ......................................... 44
2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả BVMT của các địa phương thông
qua các chỉ tiêu tích hợp ..................................................................................... 45
2.3. Tổng kết Chƣơng 2............................................................................................. 46
CHƢƠNG 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC VẤN
ĐỀ MÔI TRƢỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ........................................................................ 47

ii
Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

3.1. Tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu vào quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội .................................................................................................. 47
3.1.1. Môi trường và biến đổi khí hậu ............................................................... 47
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH .................................................... 49
3.1.3. Tích hợp môi trường và BĐKH ............................................................... 53
3.2. Nguyên tắc và phƣơng pháp, công cụ tích hợp .............................................. 55
3.2.1. Nguyên tắc tích hợp ................................................................................. 55
3.2.2. Phương pháp, công cụ thực hiện tích hợp ............................................... 57
3.3. Bộ chỉ tiêu tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu vào quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................... 58
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng bộ chỉ tiêu ............................................................. 59
3.3.2. Cơ sở xây dựng bộ chỉ tiêu ...................................................................... 59
3.3.2.3. Phương pháp xây dựng bộ chỉ tiêu ...................................................... 60
3.3.2.4. Nội dung bộ chỉ tiêu .............................................................................. 62
3.4. Quy trình tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu vào quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................... 63

3.4.1. Cơ sở đề xuất quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH ...................................................................... 63
3.4.2. Các yêu cầu đối với quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ............................................................... 68
3.4.3. Nội dung quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH ................................................................................. 69
CHƢƠNG 4. THỰC HIỆN TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ..................................................................................... 74
4.1. Môi trƣờng, biến đổi khí hậu và quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh ..................... 74
4.1.1. Sức ép của phát triển KT-XH đối với môi trường và BĐKH................. 74
iii
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

4.1.2. Các vấn đề môi trường và BĐKH của Hà Tĩnh ...................................... 80
4.1.3. Tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh...................................................................... 97
4.1.4. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
và kết quả thực hiện các chỉ tiêu PTBV tại Hà Tĩnh ....................................... 100
4.1.5. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình tích
hợp vấn đề môi trường và BĐKH trong Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh .......... 104
4.2. Áp dụng bộ chỉ tiêu tích hợp môi trƣờng và BĐKH vào quy hoạch
tổng thể Hà Tĩnh ...................................................................................................... 107
4.2.1. Đánh giá việc thực hiện bộ chỉ tiêu tích hợp tại Hà Tĩnh trong giai
đoạn thực hiện Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh................................................... 107
4.2.2. Đề xuất các mục tiêu tích hợp đến năm 2020 ....................................... 110
4.2.3. Thử nghiệm đánh giá bộ chỉ tiêu tích hợp theo các mục tiêu tích

hợp đến năm 2020 ............................................................................................ 115
4.3. Áp dụng quy trình tích hợp môi trƣờng và BĐKH vào quy hoạch tổng
thể Hà Tĩnh............................................................................................................... 116
BƯỚC 1. Sàng lọc các vấn đề môi trường và BĐKH tại Hà Tĩnh ................. 116
BƯỚC 2. Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch ................................................ 118
BƯỚC 3. Đề xuất tích hợp thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2050 .................................................................................... 124
BƯỚC 4. Xác định nguồn lực tích hợp ........................................................... 134
BƯỚC 5. Giám sát, đánh giá việc thực hiện tích hợp ..................................... 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 149
Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án............. 151
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 152
Phụ lục ...................................................................................................................... 166

iv
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường


BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CQK

Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐMC


Đánh giá môi trường chiến lược

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

HST

Hệ sinh thái

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTBV

Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


QHTT

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

TNMT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

i
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh các quy trình tích hợp .................................................................. 28
Bảng 2.1. Tổng hợp số phiếu điều tra theo địa bàn................................................... 39
Bảng 2.2. Các bước điều tra bằng phiếu hỏi ............................................................. 40
Bảng 3.1. Các phương pháp có thể sử dụng trong quá trình tích hợp....................... 58
Bảng 3.2. Bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và biến đổi khí hậu ................................ 64
Bảng 3.3. Các bước và công cụ tích hợp................................................................... 72
Bảng 4.1. Tình hình phát sinh và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế năm 2013 ......... 85
Bảng 4.2. Kết quả rà soát, đánh giá các nội dung môi trường trong Quy hoạch ... 101
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu PTBV ở Hà Tĩnh .................................... 103

Bảng 4.4. SWOT của phát triển KT-XH, BVMT và thích ứng với BĐKH tại Hà
Tĩnh ......................................................................................................................... 104
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH tại Hà
Tĩnh ......................................................................................................................... 108
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH tại các
địa phương trong tỉnh năm 2014 ............................................................................. 111
Bảng 4.7. Đề xuất các chỉ tiêu môi trường và BĐKH trong điều chỉnh QHTT Hà
Tĩnh ......................................................................................................................... 114
Bảng 4.8. Kết quả tích hợp giả định trong trường hợp đạt được các mục tiêu đến
năm 2020 của Quy hoạch ........................................................................................ 115
Bảng 4.9. Kết quả công tác thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Hà
Tĩnh ......................................................................................................................... 119
Bảng 4.10. Tình hình thực hiện các dự án ưu tiên về môi trường và BĐKH trong
Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh ................................................................................... 125
Bảng 4.11. Các nội dung BVMT và thích ứng BĐKH cần tích hợp ...................... 126
Bảng 4.12. Các giải pháp về BVMT và thích ứng BĐKH cần tích hợp ................. 133
i
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

Bảng 4.13. Các dự án ưu tiên về BVMT và thích ứng BĐKH cần tích hợp .......... 135
Bảng 4.14. Mức độ thiếu hụt của các nhân tố thực hiện tích hợp ........................... 136
Bảng 4.15. Mức độ thiếu hụt về tài chính cho thực hiện tích hợp .......................... 137
Bảng 4.16. Bức độ thiếu hụt về nhân lực thực hiện tích hợp .................................. 138

ii
Footer Page 11 of 126.



Header Page 12 of 126.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh .................................................................... 6
Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vũng ............................................................ 10
Hình 1.2. Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số đánh
giá tính bền vững về môi trường .............................................................................. 23
Hình 1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo Chiến lược BVMT quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 .................................................................................. 25
Hình 1.4. Kết hợp với BĐKH vào các chính sách phát triển .................................... 26
Hình 1.5. Quy trình tích hợp vấn đề khô hạn các chính sách phát triển quốc gia .... 27
Hình 1.6. Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch, quy hoạch, chiến lược
phát triển KT-XH ...................................................................................................... 29
Hình 1.7. Phương pháp tích hợp vấn đề BĐKH vào ĐMC ..................................... 30
Hình 1.8. Sơ đồ và quy trình tích hợp BĐKH vào quá trình lập CQK ..................... 31
Hình 2.1. Bản đồ các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường ....................................... 37
Hình 2.2. Mô hình phân tích SWOT ......................................................................... 44
Hình 3.1. Các vấn đề BĐKH được nghiên cứu trong phạm vi Luận án ................... 49
Hình 3.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và chiến
lược, kế hoạch, chương trình, dự án .......................................................................... 50
Hình 3.3. Mối quan hệ ĐMC với Quy hoạch ............................................................ 52
Hình 3.4. So sánh lồng ghép và tích hợp và phạm vi thực hiện tích hợp của Luận
án ............................................................................................................................... 55
Hình 3.5. Quy trình xây dựng bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH ............... 60
Hình 3.6. Các tính toán điểm thực hiện bộ chỉ tiêu tích hợp môi trường và BĐKH 62
Hình 3.7. Cơ sở xây dựng quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT ..... 63
Hình 3.8. Mối quan hệ giữa Quy trình tích hợp và Bộ chỉ tiêu tích hợp .................. 68
Hình 4.1. Cơ cấu nền kinh tế Hà Tĩnh từ năm 2011-2014 ........................................ 75
iii

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

Hình 4.2. Biểu đồ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ....................................... 77
Hình 4.3. Các vấn đề môi trường bức xức ở Hà Tĩnh theo tỉ lệ số phiếu được hỏi .. 81
Hình 4.4. Lượng nước thải phát sinh và qua xử lý của các bệnh viện tại Hà Tĩnh ... 83
Hình 4.5. Mức độ vượt Quy chuẩn đối với một số thông số tại các bãi biển chính
của Hà Tĩnh ............................................................................................................... 83
Hình 4.6. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh và thu gom trên địa bàn tỉnh 85
Hình 4.7. Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh qua các năm .............................. 86
Hình 4.8. Giá trị bụi lơ lửng tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 2015 ........................................................................................................................... 88
Hình 4.9. Độ ồn tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 ............... 89
Hình 4.11. Quá trình nghiên cứu đề xuất các mục tiêu tích hợp đến năm 2020 ..... 110
Hình 4.10. Bản đồ đánh giá nỗ lực BVMT và thích ứng với BĐKH tại Hà Tĩnh .. 113
Hình 4.12. Quy trình tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT........................... 116
Hình 4.13. Diễn biến diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .............................. 118
Hình 4.14. Các bên liên quan đến tích hợp môi trường và BĐKH vào Quy hoạch
tổng thể Hà Tĩnh ...................................................................................................... 139
Hình 4.15. Sơ đồ Venn về các bên liên quan đến tích hợp môi trường và BĐKH
vào Quy hoạch tổng thể Hà Tĩnh ............................................................................ 140
Hình 4.16. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về TNMT tại Hà Tĩnh ................. 146

iv
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
(1) Bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)
đang là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới và Việt Nam. Tăng trưởng
kinh tế nhanh trong thập k qua đã giúp Việt Nam đạt được mức tăng ấn tượng trên
thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường gia
tăng có xu hướng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế [Bộ TNMT, 2015], nhiều vấn đề
môi trường bức xúc đặt ra đòi hỏi sự quan tâm, giải quyết của không chỉ các cơ quan
quản lý nhà nước mà còn của toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là hệ quả của tốc độ
tăng trưởng nóng về kinh tế trong thời gian qua, đồng thời chính ô nhiễm môi trường
cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội (KT-XH), đe dọa đến phát triển bền
vững (PTBV) đất nước.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH
và nước biển dâng. Nằm ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam, Hà Tĩnh có khí
hậu khắc nghiệt với nhiều thiên tai như bão, gió Tây khô nóng, hạn hán, mưa lớn và
lũ lụt. BĐKH đã và đang ảnh hưởng đến tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản, lâm
nghiệp, đa dạng sinh học và các ngành kinh tế chủ yếu tại Hà Tĩnh Viện Chiến lược,
Chính sách TNMT, 2009].
(2) Giải pháp quản lý theo cách truyền thống là thực hiện các chương trình, dự
án riêng lẻ về BVMT tại Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Môi
trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, tác động của BĐKH có xu hướng gia tăng; hoạt động
quản lý, giám sát vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ; các chính sách BVMT,
BĐKH vẫn chưa đáp ứng yêu cầu PTBV. Sức ép của sự gia tăng dân số, các hoạt
động phát triển KT-XH và sự suy thoái tài nguyên, môi trường, tác động của BĐKH
đang đe dọa đến phát triển kinh tế nói riêng và PTBV nói chung. Do đó, những cách
tiếp cận mới, khoa học, phù hợp với thực tế địa phương có phạm vi tác động sâu,
rộng trong quản lý, BVMT và ứng phó với BĐKH là hết sức cần thiết. Câu hỏi đặt ra
cho việc quản lý môi trường tại đây là làm thế nào để vừa thức đẩy phát triển kinh tế
nhưng vẫn BVMT, ứng phó hiệu quả với BĐKH để PTBV.
Để hạn chế các tác động tiêu cực nêu trên, vấn đề môi trường, BĐKH cần thiết

phải được tính đến trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch quốc gia, v ng, ngành
1
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

và đặc biệt cấp tỉnh. Các chính sách truyền thống riêng biệt sẽ không thể giải quyết
được vấn đề BĐKH, vì vậy cần thực hiện các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng như là
một phần của các chính sách, quy hoạch phát triển. Tích hợp các vấn đề môi trường,
BĐKH được coi là yếu tố quan trọng để thiết kế một chính sách hiệu quả nhằm đạt
được cả lợi ích kinh tế và ứng phó với BĐKH [Gupta, 2011].
(3) Hà Tĩnh được coi là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh
tế mạnh mẽ trong cả nước hiện nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai
đoạn 2011-2015 là 18,75%, trong đó công nghiệp tăng đến 38,3%. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, Hà Tĩnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường như
vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt, CTR công nghiệp; vấn đề thu
gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải tại các khu công nghiệp (KCN), cụm
công nghiệp (CCN); vấn đề ô nhiễm không khí; vấn đề suy giảm đa dạng sinh học
(ĐDSH). Đồng thời, Hà Tĩnh cũng là địa bàn chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH, đặc
biệt là sự thay đổi của lượng mưa và chế độ mưa, nước biển dâng, phát thải khí nhà
kính và các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của BĐKH như bão, lũ, khô
nóng và trượt lở, xói mòn đất. Ô nhiễm môi trường và BĐKH đang làm gia tăng tính
dễ bị tổn thương và ngày càng ảnh hưởng xấu đến các mô hình tăng trưởng hiện nay
của Hà Tĩnh. Có thể nói, đây là những vấn đề mà các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ
đang phải đối mặt trong giai đoạn nỗ lực cho phát triển kinh tế như hiện nay.
Song song với các chính sách thu hút phát triển về kinh tế, trong thời gian qua
Hà Tĩnh cũng đã có các giải pháp để tăng cường công tác BVMT, giảm thiểu các tác
động đến môi trường do hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh... Tuy nhiên, các
vấn đề ô nhiễm môi trường gia tăng, xuất hiện các sự cố về môi trường chưa từng có

trước đây; tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt và nặng nề hơn đã đặt ra những
thách thức mà địa phương phải giải quyết. Tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào
quy hoạch phát triển KT-XH (QHTT) là một trong những giải pháp cần được chú
trọng và thực hiện một cách triệt để và toàn diện hơn trong thời gian tới.
(4) Thực tế cho thấy, các dự án lớn về phát triển KT-XH đã được xem xét
đưa vào các quy hoạch ngành, QHTT; thậm chí đã thực hiện đánh giá tác động môi
trường. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có các sự cố môi trường xảy ra, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và sinh kế của rất nhiều người dân trong khu vực
như sự cố ô nhiễm môi trường do hoạt động xả thải của Công ty Gang thép Hưng
2
Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, sự cố xả nước thải của Nhà máy thủy điện Hố Hô gây
ngập lụt nặng cho v ng Hương Khê... Nguyên nhân một phần là do chưa thực hiện
lồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH trong các quy hoạch; các tác động
môi trường chỉ mới được đề cập đến một cách chung chung chứ chưa phân tích, tính
toán kỹ lưỡng các sự cố môi trường có thể xảy ra (ví dụ bản đồ ngập lụt theo các
mức xả lũ của nhà máy thủy điện; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với
hệ thống xử lý nước thải của Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh).
Vì thế, các giải pháp đề xuất còn chung chung, chưa có tính chất phòng ngừa, giảm
thiểu tác động, thậm chí là không cấp phép để xây dựng. Đây là một trong những
vấn đề đặt ra đòi hỏi phải thực hiện tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH trong
QHTT tỉnh Hà Tĩnh.
(5) Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu trên thế giới và
trong nước về tích hợp, lồng ghép vấn đề môi trường và vấn đề BĐKH vào các chính
sách phát triển KT-XH, tuy nhiên các công trình này còn chưa ph hợp để áp dụng
vào trường hợp của Hà Tĩnh do chỉ nghiên cứu tách rời vấn đề môi trường và vấn đề

BĐKH, chỉ nghiên cứu đối với việc xây dựng mới quy hoạch, chưa có nghiên cứu đối
với trường hợp quy hoạch đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Có thể nói,
vấn đề tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT là một vấn đề mới ở Hà Tĩnh, chưa
được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn phát triển KT-XH của địa phương.
(6) Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề
tài nghiên cứu là “Nghiên cứu tích hợp các vấn đề môi trường và các yếu tố BĐKH
vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nhằm PTBV”
nhằm tìm kiếm giải pháp cho công tác BVMT và thích ứng với BĐKH trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, đây là nghiên cứu cơ sở để có thể mở rộng nghiên cứu và áp
dụng tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ với các điều kiện về tự nhiên, KT-XH có
nhiều điểm tương đồng với Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất bộ chỉ tiêu môi trường, BĐKH
và quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào QHTT cấp tỉnh đã được phê duyệt, áp dụng
cho Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả BVMT, ứng phó với BĐKH hướng tới PTBV.
3
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Nghiên cứu cơ sở khoa học tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT.
(2) Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT
Hà Tĩnh.
(3) Áp dụng bộ chỉ tiêu, quy trình nói trên để tích hợp các vấn đề môi trường,
BĐKH vào QHTT của Hà Tĩnh đến năm 2020 đã được phê duyệt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về việc tích hợp môi trường và BĐKH vào QHTT tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Việc tích hợp được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp, bao gồm các công trình
nghiên cứu và thực tiễn áp dụng lý luận tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam; các vấn
đề môi trường, BĐKH, hiện trạng phát triển KT-XH của Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
Vấn đề môi trường được nghiên cứu tại Hà Tĩnh trong Luận án là các vấn đề
môi trường nổi cộm, bức xúc trong thời gian qua theo nghĩa hẹp, không bao gồm tài
nguyên. Các yếu tố BĐKH được nghiên cứu gồm đặc trưng tại Hà Tĩnh có ảnh hưởng
đến đời sống và sản xuất của địa phương, bao gồm sự biến đổi của nhiệt độ, sự thay đổi
của lượng mưa và chế độ mưa, hiện tượng nước biển dâng lên, phát thải khí nhà kính
và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, khô nóng và trượt lở, xói mòn đất.
QHTT Hà Tĩnh được nghiên cứu là QHTT Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 11 năm 2012.
Việc tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT Hà Tĩnh được nghiên
cứu trong Luận án tập trung vào việc nghiên cứu các chỉ tiêu tích hợp và quy trình
tích hợp các chỉ tiêu này vào giai đoạn thực hiện quy hoạch, từ đó đề xuất các nội
dung điều chỉnh Quy hoạch.

4
Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

3.2.2. Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, diện tích đất tự nhiên

5.998 km2, có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến
106030'20'' kinh độ Đông, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam tiếp giáp tỉnh
Quảng Bình, phía Tây tiếp giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với gần
150 km biên giới Quốc gia) và phía Đông tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển
hơn 137km Cục Thống kê Hà Tĩnh, 2015]. Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính
trực thuộc, bao gồm 10 huyện (Đức Thọ, Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch
Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà), 02 thị xã (thị xã Hồng
Lĩnh và thị xã Kỳ Anh) và thành phố Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh nằm ở giữa vùng Bắc Trung Bộ, trên trục giao thông quan trọng xuyên
Bắc - Nam và hành lang Đông Tây của khu vực Đông Bắc Thái Lan - Lào - Bắc Trung
Bộ, với các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường
Hồ Chí Minh, đường biển, Quốc lộ 8 qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12
qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng Sơn Dương đang đầu tư xây dựng (Hình 1) [UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2012].
Về tổng thể, Hà Tĩnh có 4 dạng địa hình cơ bản: Địa hình vùng núi cao thuộc
phía Đông của dãy Trường Sơn bao gồm các xã phía Tây của huyện Hương Sơn,
Hương Khê, Kỳ Anh; V ng trung du và bán sơn địa chạy dọc phía Tây Nam đường
Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức
Thọ, thượng Can Lộc, ven Trà Sơn của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh;
V ng đồng bằng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển,
bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch
Hà, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh; Vùng ven biển nằm ở phía Đông
đường Quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà,
Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
3.2.3. Về thời gian
Về cơ bản, Luận án có sử dụng các số liệu, tài liệu trong phạm vi thời gian
trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 để nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng, các vấn đề về môi trường, BĐKH và phát triển KT-XH của Hà Tĩnh.
5
Footer Page 18 of 126.



Header Page 19 of 126.

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn: [Thủ tướng, 2012a]

6
Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

Một số nội dung cần đánh giá theo chuỗi thời gian sẽ sử dụng số liệu cả từ
năm 2008. Luận án cũng xem xét xu hướng của các vấn đề trên đến năm 2020 để
định hướng các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện phù hợp, khả thi đối với địa
phương. Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến BĐKH cần xem xét với chuỗi thời
gian dài hơn cũng được nghiên cứu để đánh giá được xu hướng, các tác động đến
kinh tế, xã hội và môi trường.
4. Luận điểm bảo vệ
(1) Tích hợp các vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT đã được phê duyệt
cần căn cứ vào: bản chất của PTBV trong bối cảnh BĐKH; mục tiêu, nguyên tắc và
chỉ số PTBV của Việt Nam; các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; các vấn
đề môi trường và BĐKH đặc th phát sinh; đánh giá nội dung môi trường và BĐKH
trong QHTT đã được phê duyệt và tính bền vững trong giai đoạn thực hiện QHTT từ
khi được phê duyệt; phân tích đánh giá vai trò các bên liên quan; nguồn lực, công cụ
tích hợp môi trường và BĐKH.
(2) Việc tích hợp các vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT Hà Tĩnh đã được
phê duyệt thực hiện thông qua bộ 14 chỉ tiêu tích hợp và theo quy trình tích hợp 5 bước
với nguyên tắc, mục tiêu, phương pháp, nội dung theo đề xuất của Luận án là phù hợp.
5. Điểm mới của luận án

(1) Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các chỉ
tiêu môi trường, BĐKH và quy trình tích hợp các chỉ tiêu này vào QHTT đã được
phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả BVMT, thích ứng với BĐKH hướng tới PTBV.
(2) Đề xuất được bộ chỉ tiêu tích hợp với 14 chỉ tiêu và quy trình 5 bước tích
hợp môi trường và BĐKH vào QHTT của Hà Tĩnh đến năm 2020 đã được phê duyệt.
(3) Thực hiện tích hợp các vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT Hà Tĩnh
trên cơ sở áp dụng bộ chỉ tiêu và quy trình đã được đề xuất, từ đó để xuất các giải
pháp thực hiện trong thời gian tới nhằm mục tiêu PTBV.

7
Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT của một tỉnh là vấn đề phức
tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; song có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách
phát triển của địa phương nhằm hướng tới mục tiêu PTBV. Luận án nghiên cứu sâu
về việc tích hợp vấn đề môi trường và BĐKH vào QHTT của Hà Tĩnh nhằm tìm
kiếm giải pháp phát triển phù hợp, hiệu quả và hài hòa giữa các mục tiêu về kinh tế,
xã hội và môi trường.
Việc nghiên cứu vấn đề tích hợp được thực hiện thông qua việc hệ thống hóa
cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan, áp dụng các cách tiếp cận khoa học, đề xuất
các nội dung mới phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước (gồm bộ
chỉ tiêu tích hợp và quy trình thực hiện đối với trường hợp đã có QHTT được phê
duyệt). Do vậy, Luận án đã đóng góp vào hệ thống các công trình nghiên cứu về tích
hợp môi trường và BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH.
Luận án lựa chọn Hà Tĩnh là tỉnh có điều kiện tự nhiên, KT-XH điển hình cho

các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhiều vấn đề môi
trường bức xúc nảy sinh trong bối cảnh tác động ngày càng rõ rệt của BĐKH, đặc
biệt là nước biển dâng và thiên tai. Do vậy, kết quả nghiên cứu và áp dụng tại địa bàn
Hà Tĩnh là cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu, áp dụng với các địa phương có
điều kiện tương tự, đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án được nghiên cứu và áp dụng với các phương pháp nghiên cứu khoa
học, dựa trên các kết quả nghiên cứu và thực hiện đáng tin cậy đã có trước đây, đặc
biệt là các chính sách quốc gia đã được ban hành tại nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực
khác nhau. Do đó, các đề xuất của Luận án là định hướng và yêu cầu cụ thể đối với
tất cả các ngành, các cấp trong tỉnh Hà Tĩnh để thực hiện các giải pháp đồng bộ quản
lý môi trường và thích ứng với BĐKH.
Luận án áp dụng tại địa bàn Hà Tĩnh trên cơ sở phân tích các điều kiện thực tế;
đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; nguồn lực và các bên liên
quan. Do vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa thực tiễn trong việc điều

8
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

chỉnh các chính sách, biện pháp quản lý môi trường và ứng phó với BĐKH của Hà
Tĩnh chưa ph hợp đang thực hiện hiện nay hướng tới PTBV.
Một phần của Luận án là áp dụng các lý thuyết nghiên cứu vào thực tiễn Hà
Tĩnh, do đó đây là cơ sở thực tiễn để áp dụng việc tích hợp vấn đề môi trường và
BĐKH cho các địa phương khác có điều kiện tương tự như Hà Tĩnh cũng như các
chính sách quốc gia.
7. Bố cục của luận án
Bố cục của luận án gồm tổng cộng 150 trang với 36 hình (trong đó có 4 bản

đồ) và 22 bảng. Ngoài phần mở đầu (9 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), các
nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương gồm:
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (24 trang).
Chương 2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (13 trang);
Chương 3. Cơ sở khoa học của việc tích hợp các vấn đề môi trường và biến
đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (27 trang);
Chương 4. Thực hiện tích hợp các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu vào
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh (75 trang).

9
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XEM XÉT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG
VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Yêu cầu phát triển bền vững
Yêu cầu PTBV đến nay được coi là một trong những giá trị phổ quát cần được
đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào trên thế giới. Phát triển bền vững
được Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển [WCED, 1987] định nghĩa là “sự
phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Theo quan điểm truyền thống, PTBV
là sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT
(Hình 1.1).

Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững
Nguồn: [WCED, 1987]


Hiện nay do BĐKH toàn cầu đang là một thách thức lớn của nhân loại, ảnh
hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, phát triển xã hội và các nỗ lực trong công tác
BVMT. BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, khu vực và các cộng
đồng khác nhau: (i) kinh tế, (ii) xã hội, và (iii) môi trường. Các khu vực dễ bị tổn
thương nhất trước tác động của BĐKH là các đảo nhỏ, các v ng châu thổ của các con
sông lớn, dải ven biển và v ng núi. BĐKH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền
vững đất nước, do vậy cần thiết phải xem xét các giải pháp thích ứng với BĐKH toàn
cầu và giảm thiểu tác động của BĐKH đến đời sống con người như là yếu tố tác động
mạnh mẽ đến PTBV đất nước.
BĐKH có tác động mạnh đến tài nguyên, môi trường, trong đó nổi bật nhất là
ở 4 lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, môi trường và biển và hải đảo (nhất là vùng
10
Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

ven biển). Nước biển dâng, sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, các hiện tượng
thời tiết cực đoan, thiên tai… sẽ làm suy thoái tài nguyên đất do bị xâm nhập mặn,
khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, sạt lở… Đối với tài nguyên nước, BĐKH làm thay
đổi lượng mưa và sự phân bố mưa giữa các vùng, giữa các tháng trong năm, gây nên
lũ lụt, hạn hán. Băng tuyết tan, cùng với sự thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời
tiết cực đoan, thiên tai như bão, lũ, El Nino, La Nina… sẽ làm thay đổi dòng chảy của
các con sông. Sự dâng cao của mực nước biển sẽ làm cho nước mặt và nước ngầm
vùng ven biển bị nhiễm mặn gây nên tình trạng thiếu nước ngọt. Ngoài ra, khi nguồn
nước bị suy giảm thì nguy cơ ô nhiễm sẽ tăng vì khả năng tự làm sạch bị suy giảm.
BĐKH gây tác động mạnh đến ĐDSH. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi các vùng
phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái (HST). Các ranh giới
nhiệt của các HST lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng

dịch chuyển lên cao hơn. Các loài động thực vật thích ứng với BĐKH sẽ phát triển
trong khi một số loài không thích ứng được sẽ bị suy thoái dần, đồng thời sẽ tạo điều
kiện cho sự phát triển và xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại. BĐKH gây tác
động xấu đến các HST đất ngập nước nội địa như sông, hồ, đầm lầy, cũng như v ng
cửa sông, rạn san hô, cỏ biển... Với mực nước biển dâng cao, một số khu bảo tồn
quan trọng ở các đảo hay các vùng cửa sông ven biển có thể bị thu hẹp hay biến mất.
Đối với khu vực ven biển và hải đảo, BĐKH gây tác động đến các vùng cửa
sông do thay đổi chế độ thủy triều và dòng chảy. Nước biển dâng sẽ gây ra tình trạng
xói lở bờ biển, tăng khả năng tổn thương do thiên tai, gây tác động xấu đến các đầm
lầy ven biển và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt. Các cảng cần được tính toán thiết
kế lại, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp ven biển có thể biến mất.
Ở nước ta, đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập, gây hậu quả nghiêm trọng
tới sinh kế và cuộc sống nhân dân, hàng triệu dân có thể sẽ phải di dời. Điều này làm
tăng áp lực khai thác đất đai và sẽ làm gia tăng nạn phá rừng để làm nhà và trồng trọt.
Rõ ràng, thích ứng với BĐKH là một phần không thể thiếu được trong PTBV,
hầu hết các mục tiêu của PTBV sẽ khó có thể đạt được nếu không cân nhắc đến yếu tố
BĐKH. Cần phải xem các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm thiểu tác động của
BĐKH là một nhóm mục tiêu trong PTBV. Việc tích hợp góp phần đảm bảo yêu cầu
PTBV trong mọi quyết định liên quan đến phát triển KT-XH, tức là đảm bảo phát triển

11
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

KT-XH theo hướng PTBV Trương Quang Học, 2010]. Thực tế công tác BVMT, ứng
phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo hai hệ thống tương đối
độc lập với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp khác nhau c ng hướng tới một mục
tiêu chung là PTBV. Vì vậy, ngoài các yếu tố trụ cột để đảm bảo PTBV là kinh tế, xã

hội và môi trường, BĐKH là yếu tố hết sức quan trọng, tác động mạnh mẽ cần phải
xem xét đến PTBV thông qua các chỉ tiêu PTBV [United Nations, 2007].
1.1.2. Tích hợp môi trƣờng và biến đổi khí hậu góp phần nâng cao hiệu
quả của công tác bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội
Tích hợp (integration) các vấn đề môi trường và BĐKH vào các chính sách
phát triển KT-XH sẽ mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế, an sinh xã hội và
BVMT. Theo Tearfund [2006] tích hợp môi trường đóng vai trò quan trọng do sự
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Cách thức
phát triển kinh tế và thể chế xã hội chính trị có tác động quan trọng tới môi trường.
Ngược lại, chất lượng môi trường, tính bền vững là nền tảng quan trọng cho sự thịnh
vượng và tăng trưởng. Do đó, nhiệm vụ tích hợp môi trường là yếu tố tiên quyết cho
hoạch định chính sách. Tích hợp môi trường vào các chính sách phát triển kinh tế, xã
hội là cách thức bảo vệ môi trường có nguồn gốc từ yêu cầu PTBV, áp dụng nguyên
tắc phòng ngừa trong BVMT và nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào
các quyết định có liên quan tới môi trường. Hay nói cách khác, tích hợp yêu cầu
BVMT vào các chính sách phát triển KT-XH được coi là một hệ quả tự nhiên của yêu
cầu PTBV và đáp ứng nguyên tắc phòng ngừa trong BVMT và nguyên tắc đảm bảo
sự tham gia của cộng đồng trong BVMT.
Bên cạnh đó, lợi ích khác của việc tích hợp là góp phần tiết kiệm chi phí
BVMT do tích hợp có thể ngăn ngừa các tác hại ngoài dự kiến đối với môi trường.
Trước hết, ngay từ giai đoạn đầu hình thành các quyết định về phát triển KT-XH,
việc tích hợp đã được xem xét đến từ đó có các biện pháp chủ động phòng ngừa các
tác hại gây ra cho môi trường. Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển sẽ giúp việc thích ứng với BĐKH được hiệu quả hơn và
giảm được các chi phí, thiệt hại trong tương lai do BĐKH gây ra. Ví dụ điển hình là
việc cân nhắc khu vực dễ bị ngập do nước biển dâng trong quy hoạch sử dụng đất sẽ

12
Footer Page 25 of 126.



×