Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Nghiên cứu xác định mức protein thô lysinenăng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine + cystine)lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. VÕ VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÔ,
LYSINE/NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ
(METHIONINE+CYSTINE)/LYSINE THÍCH HỢP
TRONG KHẨU PHẦN GÀ RI LAI (♂ RI X ♀ LƯƠNG PHƯỢNG)
THEO MÙA VỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. VÕ VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÔ,
LYSINE/NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ
(METHIONINE+CYSTINE)/LYSINE THÍCH HỢP
TRONG KHẨU PHẦN GÀ RI LAI (♂ RI X ♀ LƯƠNG PHƯỢNG)
THEO MÙA VỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Ngành: Chăn nuôi
Mã số : 62.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thanh Vân - ĐH Thái Nguyên
2. TS. Trần Quốc Việt - Viện Chăn nuôi Quốc gia

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, các số liệu
trong Luận án hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện, có sự hợp tác của đồng
nghiệp, các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được ghi rõ nguồn gốc, mọi
sự giúp đỡ đều được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các nội dung trong Luận án này.
Tác giả Luận án

Võ Văn Hùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi khẳng định rằng, nếu không có sự giúp đỡ của các cơ quan, thầy
giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, người thân và gia đình thì tôi không thể
thực hiện công trình nghiên cứu này được.
Nhân dịp hoàn thành Luận án tiến sĩ của mình, tôi xin trân trọng bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học của tôi: PGS.TS. Trần Thanh
Vân, cùng gia đình cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ - Giảng viên Trường Đại
học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên - đã tận tụy hướng dẫn, động viên, giúp
đỡ tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu, đã tạo điều kiện cơ sở vật chất để tôi
thực hiện toàn bộ thí nghiệm ở trang trại của gia đình.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Quốc Việt - Viện Chăn nuôi Quốc
gia, giảng viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,
đặc biệt lĩnh vực dinh dưỡng và lập khẩu phần thức ăn của gà thí nghiệm trên
phần mềm Brill.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông
Lâm, Viện Khoa học Sự sống, Đại học Thái Nguyên và các nhà khoa học
khác đã giúp đỡ tôi, góp ý cho tôi để hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Đặc biệt là sự góp ý của GS.TS. Từ Quang Hiển, GS.TS. Vũ Duy Giảng,
GS.TS. Nguyễn Duy Hoan, GS.TS. Lê Đức Ngoan, PGS.TS. Nguyễn Đăng
Vang, PGS.TS. Nguyễn Huy Đạt, PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn, PGS.TS. Hoàng
Văn Tiệu đã giúp tôi có định hướng tốt ngay từ khi xây dựng đề cương nghiên
cứu đến khi hoàn thiện luận án tiến sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh, Trường Đại
học Hà Tĩnh, nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi, cử tôi đi học, giúp
đỡ, khuyến khích để tôi có động lực tốt phấn đấu học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thu Quyên, các học viên thạc sĩ,
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên về sự hợp tác
nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Chăn nuôi đã cung cấp con giống,
Công ty Ngôi sao Hy Vọng (Hope Star) Thái Nguyên đã cung cấp các nguyên
liệu thức ăn giúp tôi thực hiện tốt các thí nghiệm.
Đặc biệt, tôi xin dành tình cảm, biết ơn trân trọng nhất những người thân
yêu của tôi trong gia đình nhỏ của mình, cùng bạn bè, người thân của tôi, đã
giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành Luận án này.
NCS.Võ Văn Hùng


iii

MỤC LỤC

1.1.1. Năng lượng.........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ......................................................
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Aa
CP
Cs
Cys
DCP
DE
ĐVT
ECH4
EN
FCR
FE
GE
HI
KLBQ
Lys
ME
Met
n
NCNL
NL
NE

NEm
NRC
P
PI
SEM
T
TN
UE
W0,75

Nghĩa đầy đủ
Axit amin
Protein thô
Cộng sự
Cystine
Dicalcium Phosphate
Năng lượng tiêu hóa
Đơn vị tính
Năng lượng khí tiêu hóa
Chỉ số kinh tế
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Năng lượng thô trong phân
Năng lượng thô
Năng lượng sinh nhiệt
Khối lượng bình quân
Lysine
Năng lượng trao đổi
Methionine
Số mẫu
Nhu cầu năng lượng

Năng lượng
Năng lượng thuần
Năng lượng thuần cho duy trì
Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ
Xác xuất thống kê
Chỉ số sản xuất
Sai số của số trung bình
Nhiệt độ môi trường (oC)
Thí nghiệm
Năng lượng trong nước tiểu
Khối lượng trao đổi


v
DANH MỤC BẢNG
1.1.1. Năng lượng.........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ......................................................
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
1.1.1. Năng lượng.........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ......................................................
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................


1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Mức năng lượng trao đổi (kcal ME) và protein thô trong thức ăn (%
CP) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi xây dựng khẩu phần cho gia
cầm người ta luôn hết sức chú trọng. Tuy nhiên, chất lượng protein thô phụ
thuộc vào số lượng và tỷ lệ các axit amin trong đó, đặc biệt số lượng và tỷ lệ
các axit amin thiết yếu.
Vì thế, theo đa số các nhà khoa học, việc nghiên cứu tỷ lệ giữa ME với
các axit amin trong khẩu phần sẽ cho kết quả chính xác hơn so với tỷ lệ giữa
năng lượng trao đổi với % protein thô trong khẩu phần (Nguyễn Duy Hoan,
2010 [13]). Ngoài ra, một hướng tiếp cận mới của một số tác giả nước ngoài
trong nghiên cứu về axit amin cho gà thịt là tính tỷ lệ (methionine +
cystine)/lysine trong khẩu phần, vì lysine và methionine là hai axit amin (aa)
giới hạn đầu tiên và thứ hai trong hầu hết các loại thức ăn cho gà. Theo
hướng nghiên cứu này, nhiều tác giả đã công bố kết quả cho đối tượng gà
broiler nuôi chuồng kín (Claudia và cs. (2011) [58]; Mingbin và cs. (2011)
[76]; Mohsen Farkhoy và cs. (2012) [77]; Fernando và cs. (2014) [59] ...). Ở
Việt Nam, trong những năm gần đây, bên cạnh phát triển mạnh chăn nuôi gà
broiler bằng các giống ngoại nhập năng suất cao thì phương thức chăn nuôi
chuồng hở, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết khí hậu theo mùa
vụ, với các nhóm đối tượng gà lai từ các giống gà lông mầu ngày càng có
tính phổ biến. Tiêu chuẩn ăn cho nhóm đối tượng gà thịt này chưa có tài liệu
nào công bố và khuyến cáo.
Hơn nữa, từ trước tới nay, nguyên liệu thức ăn cung cấp năng lượng
chính trong khẩu phần nuôi gà thịt ở nước ta là ngô nhập khẩu. Trong khi đó,
Việt Nam là nước nông nghiệp, sản phẩm chủ đạo là thóc, gạo. Theo Vũ Duy
Giảng (2012) [3], xét về dinh dưỡng và giá, thóc gạo hoàn toàn khả thi trong


2
việc thay thế ngô hay hạt mì trong khẩu phần thức ăn cho lợn và gia cầm. Nếu

Nhà nước có chiến lược và tập trung chỉ đạo vấn đề này thì sự phụ thuộc của
ngành thức ăn chăn nuôi vào nguồn ngô nhập khẩu sẽ giảm mạnh; người nuôi,
người sản xuất, chế biến thức ăn và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rõ rệt
đối với chiến lược này. Xác định rõ hiệu quả kỹ thuật và kinh tế khi sử dụng
thóc, gạo thay thế ngô trong thức ăn nuôi gà thịt theo mức dinh dưỡng mới
xác định mang ý nghĩa thực tiễn và góp phần cung cấp cơ sở căn cứ khoa học
cho các quyết định, chính sách liên quan.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác
định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine +
cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương
Phượng) theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam”.
2. Mục tiêu
Xác định được mức lysine/ME, protein thô thích hợp trong khẩu phần
nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).
Xác định được tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine thích hợp trong khẩu
phần nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ khác nhau ở miền
Bắc Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xác định mức dinh dưỡng tối ưu cho gà F 1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)
thông qua mức protein thô, lysine/ME và tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine
thích hợp trong khẩu phần là phương pháp có tính khoa học, tính thực tiễn và
tính khả thi cao; đồng thời kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng
các công thức thức ăn cho gà Ri lai nuôi thịt ở miền Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng gà thịt
lông mầu đang được nuôi phổ biến là gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).


3
Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà do gà được sử

dụng thức ăn cân đối các axit amin quan trọng với protein và năng lượng.
Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và
các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai bằng việc sử dụng thức
ăn có mức protein thô, lysine/ME và (methionine + cystine)/lysine hợp lý.
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông hộ, trang trại chăn nuôi gà thịt
lông mầu có thể ứng dụng kết quả để sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Góp phần cung cấp cơ sở căn cứ khoa học cho các nhà quản lý ra quyết
định, chính sách liên quan đến thay thế một phần ngô trong khẩu phần nuôi gà
thịt lông mầu bằng gạo lật.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Công bố tỷ lệ lysine/ME, tỷ lệ protein thô thích hợp trong khẩu phần
chăn nuôi gà thịt F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng).
Công bố tỷ lệ (methionine+cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần
thức ăn chăn nuôi gà thịt F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền
Bắc Việt Nam.
Công bố khả năng sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần chăn
nuôi gà F1(♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mức dinh dưỡng tối ưu mới
khuyến cáo.

Chương 1


4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về năng lượng, protein và axit amin
1.1.1. Năng lượng
Đối với dinh dưỡng vật nuôi, năng lượng chính là nhiệt lượng sinh ra

trong quá trình đốt cháy các hợp chất hữu cơ và biểu thị bằng calori. Calori
(cal) là nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1 g nước từ 16,5 đến 17,5 oC. Cal có
các bội số là kilocalori (kcal = 1.000 cal) và megacalori (Mcal = 1.000 kcal).
Joule (J) cũng là đơn vị biểu thị năng lượng và hiện nay đang được nhiều
nước sử dụng. Có thể chuyển đổi calori sang joule, 1cal = 4,184 J. Joule cũng
có các bội số tương ứng là KJ (1.000 J) và MJ (1.000 KJ) (Lê Đức Ngoan, Dư
Thanh Hằng, 2014 [33]). Khi đốt các chất hữu cơ trong máy đo nhiệt lượng
(Bomb calorimeter), 1 g protein thu được 5,65 kcal, 1 g gluxit thu được 4,1
kcal, 1 g mỡ thu được 9,3 kcal (Vũ Duy Giảng, Bùi Văn Chính, 2000 [5]).
Đối với gà, khi ăn thức ăn vào, năng lượng thô (GE) trong thức ăn sẽ
được chuyển thành năng lượng trao đổi (ME), năng lượng phân (FE), năng
lượng nước tiểu (UE) và năng lượng khí đường tiêu hóa (ECH 4). Tuy nhiên, ở
gà, các sản phẩm khí là rất ít và khó xác định. Còn giá trị năng lượng tiêu hóa
(DE) không được sử dụng một cách phổ biến trong khẩu phần vì phân và
nước tiểu được thải ra đồng thời, do đó rất khó để tách biệt phân và nước tiểu
ra để xác định năng lượng tiêu hóa. ME sẽ được chuyển thành năng lượng
sinh nhiệt (HI) và năng lượng thuần (NE). Sự chuyển hóa năng lượng trong
cơ thể gà có thể được tóm tắt theo sơ đồ của Sibbald, 1982 (dẫn từ McNab và
Boorman, 1999 [74]) như sau:
NL thô (GE)
↓ →
NL tiêu hóa (DE)
↓ →
NL trao đổi (ME)
↓ →
NL thuần (NE)

NL phân (FE)
NL nước tiểu (UE) và khí đường tiêu hóa ECH4
NL sinh nhiệt cơ thể (HI)


Như vậy, nếu không tính tới năng lượng trong khí tiêu hóa thì:


5
ME = GE - (FE + UE) (Bùi Đức Lũng, 1995 [28], Hoàng Văn Tiến,
1995 [39], Nguyễn Duy Hoan và cs., 1999 [14]).
Về vai trò của năng lượng, chúng ta thấy rằng, nó rất cần thiết cho sự duy
trì, sinh trưởng, phát triển cơ thể và tạo sản phẩm. Mỗi hoạt động sống của cơ
thể động vật đều gắn liền với quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng. Quá
trình này đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dưỡng để bù đắp vào chỗ vật chất của
cơ thể (lipit, protein, carbohydrate) đã bị đốt cháy, tạo ra năng lượng tích luỹ
cho cơ thể lớn lên và phát triển được (Nguyễn Duy Hoan và cs., 1999 [14]).
Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì đối với gà thịt
Để cung cấp đầy đủ, chính xác khẩu phần cho gia cầm thì yếu tố đầu
tiên là xác định mức năng lượng thích hợp, cần thiết cho nhu cầu duy trì các
hoạt động, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng cho duy trì của
gia cầm bao gồm năng lượng cho trao đổi chất cơ bản và năng lượng cho
hoạt động tối thiểu.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động sống bình thường phụ thuộc vào mức
độ hoạt động của gia cầm. Theo Singh và Panda (1988) [84], trong điều kiện
nuôi dưỡng bình thường thì năng lượng cho hoạt động của gia cầm bằng 50%
năng lượng trao đổi cơ bản, từ quan điểm này tác giả đã đưa ra công thức tính
nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (NEm) là:
NEm = 83 × W0,75

(NEm tính bằng kcal, W là khối lượng cơ thể, tính

bằng kg; W0,75 là khối lượng trao đổi, tính bằng kg).
Nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản là nhu cầu dưỡng chất để bù đắp cho

sự tiêu hao năng lượng, đây là các chất dinh dưỡng phân giải lúc đói trong điều
kiện tiêu chuẩn, không vận động, không làm việc. Năng lượng trao đổi chất cơ
bản là mức năng lượng cần thiết để đảm bảo sự sống, được dùng cho hoạt động
như hô hấp, tuần hoàn của máu, hoạt động thần kinh, hoạt động của các cơ
quan trong điều kiện không kích thích, năng lượng để điều hòa thân nhiệt, sự
biến dưỡng của các mô như biểu bì, lông và sự sản xuất các kích thích tố và


6
enzyme (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996 [42]). Trong thực tiễn sản xuất, người
ta thường tính nhu cầu năng lượng cho 1 kg khối lượng trao đổi (W 0,75), trị số
70 kcal ± 15% và ít biến động giữa các loài. Đối với gà, theo McDonald và cs.,
1995 (dẫn từ Nguyễn Đức Hưng, 2006 [19]), nhu cầu năng lượng trao đổi cơ
bản cho 1 kg khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg W0,75 là 86 kcal/ngày.
Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lượng trao đổi cho duy
trì. Dựa vào đó, ta có thể tính được nhu cầu năng lượng duy trì của gà đối với
khối lượng khác nhau.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nuôi dưỡng, phương
pháp dựa vào cân bằng năng lượng, phương pháp dựa vào cân bằng nitơ và
carbon, phương pháp dựa vào nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản để xác
định nhu cầu năng lượng cho duy trì (Từ Quang Hiển và cs., 2001 [11]).
Trong thực tế, người ta tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng, năng lượng
khẩu phần ăn vào dùng cho cả duy trì và tăng khối lượng, loại trừ năng lượng
cho tăng khối lượng thì biết được năng lượng cho duy trì. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, tăng khối lượng không phải do năng lượng (do sự tích
nước), cho nên phải kết hợp với kỹ thuật giết mổ thịt so sánh để xác định sự
thay đổi về năng lượng của cơ thể (Lê Đức Ngoan, 2002 [32]).
Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng sản xuất đối với gà thịt
Theo Bùi Đức Lũng (1995) [28], có thể tính nhu cầu năng lượng cho
tăng khối lượng theo công thức:

Pt (0,3 x 5,7 + 0,05 x 9,5)
MEtt =
0,82
Trong đó:
MEtt: Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng/ngày
Pt: Số g tăng khối lượng/ngày
0,3: % protein trong thịt


7
5,7: Số kcal/g protein
0,05: % mỡ trong thịt
9,5: Số kcal/g mỡ
0,82: Hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
Trong thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu năng lượng của gà thịt rất khác nhau,
không chỉ là sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng chuyển thành nhiệt mà còn do sự
thay đổi về số lượng năng lượng được tích lũy và phân chia năng lượng tích
lũy đó thành protein và mỡ (Mac Leod, 1999, dẫn từ Nguyễn Đức Hưng,
2006) [19]). Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [15], ở gia
cầm cứ tăng 1 g khối lượng cơ thể, cần sử dụng 4 kcal. Với tỷ lệ tiêu hóa là
80%, gia cầm tăng được 1 g khối lượng cơ thể cần cung cấp năng lượng 5
kcal ME. Như vậy, để đơn giản việc tính nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng
ta có thể áp dụng công thức sau:
∆P x 4
ME (kcal)

=
0,8

Trong đó:


∆P là tăng khối lượng hàng ngày (g)
4 là số kcal/1g tăng khối lượng
0,8 là hiệu suất sử dụng thức ăn cho tăng khối lượng

Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng trao đổi chung cho cả duy trì và
sản xuất đối với gà thịt
Công thức tính nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng, gà thịt (dẫn theo
Trần Thanh Vân và cs., 2015 [47]) là:
NCNL (kcal/ngày) = P x {140 - (2,0 x T oC)} + 5∆P
Trong đó:
P là khối lượng gà (kg).
∆P là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
T là nhiệt độ môi trường (oC)
P x {140 - (2,0 x T oC)} là năng lượng trao đổi duy trì


8
Theo Wu và Han, 1982 (dẫn từ Nguyễn Đức Hưng, 2006 [19]), nhu cầu
năng lượng của gà thịt là:
ME = 128,5 BW0,75 + 2,5 W (đối với gà 0 - 4 tuần tuổi)
ME = 128,5 BW0,75 + 3,8 W (đối với gà 5 - 10 tuần tuổi)
Trong đó:

ME là năng lượng trao đổi (kcal/ngày)
BW là khối lượng cơ thể (kg)
W là tăng khối lượng của gà (g/ngày)

Theo Larbier và Leclercq, 1993 (dẫn từ Nguyễn Đức Hưng, 2006 [19]),
nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà broiler có thể tính theo công thức:

ME = 100 W0,75 + 14,4 (Pr) + 11,0 (Lip)
Trong đó:

ME: Năng lượng trao đổi cho gà tăng khối lượng (kcal/ngày)
W: Khối lượng cơ thể (kg)
Pr: Số protein tăng (g/ngày)
Lip: Số mỡ tăng (g/ngày)

Theo Hoàng Văn Tiến (1995) [39], nhu cầu năng lượng của gà thịt là:
ME = [105 + 4,6 (25 - T)]Pm0,75 + 10,4L + 14,0Pr
Trong đó:

ME là số kcal ME cần thiết/con/ngày
Pm là khối lượng trung bình (kg)
L là lượng mỡ tích lũy (g/ngày)
Pr là lượng protein tích lũy (g/ngày)
T là nhiệt độ, nếu dưới 25 oC

1.1.2. Protein
Protein là một nhóm các hợp chất đại phân tử sinh học, cùng với
polysaccharit, lipit và axit nucleic, tạo nên các hợp phần chủ yếu của cơ thể
sống. Một cách cụ thể, protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự
xác định các axit amin. Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng
bậc nhất trong cơ thể sống. Về mặt số lượng, protein chiếm không dưới
50% khối lượng khô của tế bào. Từ lâu người ta đã biết rằng protein tham
gia mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. Ngoài vai trò là thành phần
chính trong cấu trúc của tế bào và mô, protein còn có nhiều chức năng
phong phú khác quyết định những đặc điểm cơ bản của sự sống như sự



9
truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các chất. Thật vậy, các
emzyme, kháng thể chống lại bệnh, các hormone dẫn truyền các tín hiệu
trong tế bào, ... đều có bản chất protein. Ngày nay, khi hiểu rõ vai trò to lớn
của protein đối với cơ thể sống, người ta càng thấy rõ tính chất duy vật và ý
nghĩa của định nghĩa thiên tài của Engel P.: "Sự sống là phương thức tồn
tại của những thể protein" (Hồ Trung Thông và cs., 2006 [36]).
Protein có 9 vai trò sinh học, gồm: Vai trò tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận
chuyển, vận động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa
trao đổi chất và cung cấp năng lượng (Trần Tố và Cù Thị Thúy Nga, 2008 [42]).
Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gà thịt là một chỉ số quan trọng có
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm. Người
ta cho rằng, 20 - 25% sức sản xuất của gà thịt ảnh hưởng trực tiếp bởi dinh
dưỡng protein (Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002 [10]). Protein là thành
phần chính của dây chằng, lông, da, các cơ quan và các hệ cơ. Do protein được
sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên
đưa vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì tốc độ sinh trưởng và
điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các
cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [19]). Khi không có
đủ protein trong thức ăn thì trao đổi chất bị phá hủy, có thể làm cho sự sinh
trưởng chậm lại dẫn tới giảm năng suất, sản lượng sản phẩm, mặt khác, khả
năng chống chịu bệnh cũng bị giảm. Thức ăn quá thừa protein cũng thể hiện
xấu ở sức khỏe của gia cầm. Khi thừa protein trong khẩu phần thì trong cơ thể
tích lũy một lượng đáng kể các sản phẩm độc như amoniac, các muối amon,
axit uric, ure, các amin và các chất khác (Vũ Duy Giảng và cs., 1997 [6]).
Phương pháp xác định nhu cầu protein đối với gà nuôi thịt
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng
trưởng và cho tổng hợp lông. Theo Singh và Panda (1998) [84], nhu cầu
protein tổng thể như sau:
0,0016 x P (g) + (0,18 x ∆P (g)) + (0,04 hoặc 0,07 x ∆P x 0,82)



10
Pr (g) =
0,64
Trong đó:
Pr (g): Nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày)
P: Khối lượng cơ thể (g/con)
∆P: Tăng khối lượng (g/con/ngày)
0,0016: Nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 g khối lượng cơ thể
0,18: Tỷ lệ protein trong thịt là 18%
0,04: Tỷ lệ lông gà so với P gà dưới 4 tuần là 4%
0,07: Tỷ lệ lông gà so với P gà từ 4 tuần tuổi là 7%
0,82: Tỷ lệ protein trong lông là 82%
0,64: Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt
Nhu cầu protein còn được xác định bằng phương pháp nuôi dưỡng.
Người ta tiến hành nuôi gà với các mức protein trong khẩu phần khác nhau.
Theo dõi các chỉ tiêu sản xuất của gà thịt để xác định mức dinh dưỡng phù
hợp với hướng lựa chọn ứng dụng trong chăn nuôi. Trong giới hạn cho phép,
protein trong khẩu phần càng cao thì gà sẽ có khả năng sinh trưởng nhanh
hơn, FCR giảm, nhưng xét về mặt hiệu quả kinh tế thì phải căn cứ vào điều
kiện cụ thể của từng khẩu phần, giá nguyên liệu thức ăn.
1.1.3. Axit amin
Axit amin (aa) là chất hữu cơ mà phân tử chứa ít nhất một nhóm
carboxyl (- COOH) và ít nhất một nhóm amin (- NH 2), trừ prolin chỉ có nhóm
NH (thực chất là một axit imino). Trong phân tử các aa tồn tại trong tự nhiên,
các nhóm - COOH và - NH 2 đều gắn với carbon ở vị trí α. Hầu hết các aa thu
nhận được khi thủy phân protein đều ở dạng L-α. Như vậy, các aa chỉ khác
nhau ở mạch nhánh (gốc R) (Hồ Trung Thông và cs., 2006 [36]).
Theo quan điểm dinh dưỡng, người ta chia 20 loại aa thường gặp trong

protein thành 2 nhóm: Aa không thay thế hay còn gọi là aa thiết yếu và aa
thay thế hay còn gọi là aa không thiết yếu. Axit amin thiết yếu là aa mà cơ
thể động vật không tổng hợp, chuyển hóa được hoặc tổng hợp, chuyển hóa
không đủ đáp ứng nhu cầu sinh trưởng hoặc sinh sản một cách tối ưu. Có 8


11
- 10 loại aa thiết yếu tùy theo từng loại động vật. Đối với gia cầm, có 9 - 10 loại
aa thiết yếu là: Arginine (đối với gà con), histidine, leucine, isoleucine, lysine,
methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Axit amin không
thiết yếu là những aa mà cơ thể có thể tổng hợp, chuyển hóa được và đủ đáp
ứng nhu cầu của chúng. Axit amin không thiết yếu gồm: Glicine, alanine,
proline, serine, aspargine, glutamine, aspartate, glutamate. Một số aa không
được xếp vào nhóm không thay thế hay nhóm thay thế mà chúng được xếp vào
nhóm bán thay thế hay bán thiết yếu, bao gồm: Arginine, cysteine, tyrosine (Hồ
Trung Thông và cs., 2006 [36]).
Lysine là một trong 10 aa thiết yếu, quan trọng hàng đầu đối với cơ
thể gia cầm. Nó có tác dụng làm tăng sinh trưởng, tăng sức sản xuất trứng,
cần thiết cho tổng hợp nucleproteit hồng cầu, cho sự trao đổi bình thường
của azot, tạo sắc tố melanin của lông, da. Nếu thiếu lysine sẽ làm đình trệ
sự phát triển, giảm năng suất trứng, thịt của gia cầm, làm giảm lượng hồng
cầu, huyết sắc tố và tốc độ chuyển hóa canxi, phot pho, gây còi xương,
thoái hóa cơ, làm rối loạn hoạt động sinh dục. Methionine là loại aa có
chứa lưu huỳnh (S), nó cũng là một trong những aa quan trọng hàng đầu,
cùng với lysine, hai aa này có giới hạn thứ nhất trong khẩu phần của gia
cầm có chứa protein nguồn gốc từ thực vật. Methionine có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của gia cầm, điều hòa chức năng của gan và tuyến tụy, do
đó có tác dụng điều hòa trao đổi lipit, chống mỡ hóa gan, tham gia tạo nên
serine. Nếu khẩu phần thiếu methionine làm cho gia cầm mất tính thèm ăn,
thoái hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan, rụng lông, giảm phân giải chất độc

hại sinh ra trong quá trình trao đổi chất. Cùng với choline và betain,
methionine là chất cho chủ yếu các nhóm methyl đối với các phản ứng
methyl hóa khi tạo ra creatin, etanamin, cacnozin, noandrenalin, nicotiamit,
anxerin, choline, adrenalin. Cystine và cysteine có liên quan chặt chẽ và
tương hỗ với nhau, đồng thời hai aa này tham gia vào nhiều phản ứng trao
đổi chất trong cơ thể. Cystine được hình thành từ hai phân tử cystein nối lại


12
với nhau bởi liên kết disunfit (- S - S-). Cysteine là nguồn nguyên liệu quan
trọng để tạo ra các protein tham gia vào thành phần của các mô khung (mô
tựa) và mô bảo vệ. Đây là aa có chứa lưu huỳnh, mà các aa có chứa lưu
huỳnh đều có vai trò quan trọng trong việc loại trừ một số sản phẩm có hại
được tạo ra trong quá trình trao đổi chất, bảo vệ gan và tham gia vào thành
phần của các ete dietilic. Ngoài ra, các aa có chứa lưu huỳnh đều làm vật
liệu ban đầu để tạo ra taurin và bằng cách đó chúng liên quan tương hỗ với
sự trao đổi axit mật, điều đó cũng đồng nghĩa với việc liên quan đến sự trao
đổi chất béo. Cystine phòng ngừa cho gà con khỏi chứng loạn dưỡng mô cơ
do thiếu vitamin E gây nên (Nguyễn Duy Hoan (2010) [13]).
Khả năng sinh trưởng của gà thịt liên quan mật thiết với hàm lượng các
axit amin không thay thế trong khẩu phần (Skinner và cs., 1991 - dẫn từ
Nguyễn Đức Hưng, 2006 [19]). Khẩu phần ăn của vật nuôi hầu hết đều đáp
ứng đủ số lượng aa không thiết yếu hoặc đủ số lượng amin cho sự tổng hợp
các aa không thiết yếu, kể cả trong trường hợp hàm lượng protein trong khẩu
phần thấp, do đó sự quan tâm trong dinh dưỡng là dành cho các aa thiết yếu
(Hồ Trung Thông và cs., 2006 [36]).
Nhu cầu của gia cầm về protein thô đơn thuần chỉ có giá trị với điều kiện
là đủ aa thiết yếu. Các khẩu phần dù giống nhau về protein thô, cũng có thể
rất khác nhau về giá trị sinh học của protein (BV). Để xác định nhu cầu một
aa thiết yếu nào đó thì phải tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng (Lê Đức Ngoan,

2002 [32]).
Theo Từ Quang Hiển và cs. (2013) [9], về nguyên lý, các phương pháp
xác định nhu cầu axit amin của gà thịt cũng giống như các phương pháp áp
dụng cho gia súc khác. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác biệt trong
kỹ thuật tiến hành nghiên cứu. Người ta thường xác định nhu cầu các axit
amin chủ yếu trong các thí nghiệm khi cho gia cầm ăn các khẩu phần với tập
hợp nhất định các thức ăn nhưng thiếu hụt các axit amin cần nghiên cứu, hoặc


13
lập khẩu phần với các mức khác nhau của các axit amin cần nghiên cứu. Các
kết quả được xác định dựa vào trạng thái sinh lý, sinh trưởng, sản lượng và khả
năng cân bằng nitơ... Mức axit amin tối ưu trong khẩu phần là mức trạng thái sinh
lý gia cầm tốt nhất, năng suất đạt tối đa và tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu đạt cao nhất.
Theo Từ Trung Kiên và cs. (2014) [22] các phương pháp xác định nhu
cầu axit amin gồm: Xác định theo tốc độ sinh trưởng, theo cân bằng nitơ và
thông qua phân tích axit amin của protein cơ thể con vật.
Về công thức tính toán nhu cầu axit amin cũng đã được một số tác giả
nghiên cứu hoặc khuyến cáo sử dụng. Nguyễn Duy Hoan (2010) [13] cho
biết, tại Trường Đại học Tổng hợp bang Meriland (Mỹ), người ta đề ra
phương pháp xác định nhu cầu về các aa của gà để duy trì sự sống và để tạo ra
sản phẩm theo tổng số các aa có chứa lưu huỳnh. Tomas, 2006 (dẫn từ
Nguyễn Duy Hoan, 2010 [13]) đã tiến hành tính toán nhu cầu methionine +
cystine bằng công thức sau:
(C2 + 1,50 - 5)
R=

+ (0,65C + 3,58)G

500

Trong đó: R: Mức tiêu chuẩn một ngày đêm về methionine + cysteine
cho một gà con (mg).
C: Hàm lượng nitơ (%) trong phần thân tính theo %
vật chất khô.
G: Tăng khối lượng trung bình một ngày đêm (g).
Xác định nhu cầu axit amin theo mức khuyến cáo
Schutte và De Jong, 2008 (dẫn từ Nguyễn Duy Hoan, 2010 [13]) đã đề
xuất một số tỷ lệ aa được cho là hợp lý, thể hiện tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ axit amin thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của
khẩu phần cho gà thịt (%)


14
Baker,
Axit amin
Lysine
Methionine
Methionine+cystine
Threonine
Arginine
Valine
Isoleucine
Leucine
Tryptophan
Histidine

NRC, 1994

Austic,


CVB,
1996
1-42
ngày
100
38
73
65
105
80
66
16
-

1993, 1996
1-21
21-42

1-21

21-42

1994
1-21

ngày
100
36
72
67

105
77
67
109
16
32

ngày
100
45
82
73
114
82
73
109
18
32

ngày
100
38
72
74
110
82
73
109
18
32


ngày
100
38
72
62
96
69
65
92
18
24

ngày
100
36
75
70
108
80
69
109
19
32

Nguồn: Schutte và De Jong, 2008 - dẫn từ Nguyễn Duy Hoan, 2010 [13]
1.2. Mối quan hệ giữa năng lượng, protein và axit amin
1.2.1. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và protein thô đối với gà thịt
Năng lượng và protein có mối tương quan nhất định. Khi thiếu năng
lượng trao đổi, cơ thể sẽ phân giải protein để cung cấp năng lượng, do đó, hệ

số chuyển hóa thức ăn cho đơn vị sản phẩm tăng lên. Khi thừa năng lượng
trao đổi, cơ thể sẽ tăng cường tích lũy mỡ (Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm,
2002 [10]). Gia cầm nuôi thịt chỉ có thể tăng khối lượng ở mức cao khi tỷ lệ
ME/CP nằm trong khả năng tự điều chỉnh của chúng. Vì vậy, tỷ lệ ME/CP
(Kcal/CP%) trong thức ăn quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng lớn đến tăng
khối lượng, sử dụng các chất dinh dưỡng của thức ăn và chất lượng sản phẩm
(Jackson và cs., 1982 - dẫn từ Từ Quang Hiển và cs., 2013 [9]).
Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85% năng lượng tích lũy trong
mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein. Khi mức năng lượng ăn vào
thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động, trong khi protein được tích lũy
(Boekholt và cs., 1994 - dẫn từ Nguyễn Đức Hưng, 2006 [19]). Gà sinh
trưởng tốt với mức năng lượng 2.800 kcal/kg và mức protein 23%, 22%, 18%
ứng với giai đoạn khởi động, sinh trưởng và kết thúc. Khi tăng năng lượng


15
trong khẩu phần sẽ làm tăng lượng mỡ. Khi tăng protein khẩu phần sẽ làm
tăng tỷ lệ nước và protein trong thịt nhưng làm giảm lượng mỡ và năng lượng
trong thịt (Baghel, Pradhan (1989) [56]).
Tỷ lệ ME/CP tăng dần theo giai đoạn phát triển của gà. Ở giai đoạn đầu,
tỷ lệ này thường thấp vì mật độ ME thấp và % CP lại cao so với giai đoạn
sau; ngược lại, giai đoạn sau mật độ ME tăng lên nhưng % CP lại giảm trong
khẩu phần so với giai đoạn trước. Nhìn chung, yêu cầu mật độ dinh dưỡng
cho gà thịt ở giai đoạn trước vẫn cao hơn giai đoạn sau trong khẩu phần.
Kamran và cs. (2008) [65] khẳng định rằng, nuôi gà thịt khẩu phần có CP
thấp với tỷ lệ ME/CP không đổi đã ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng. Từ
Quang Hiển và cs. (2013) [9] cho biết, các nước thường quy định tỷ lệ
ME/CP (kcal/CP%) vào khoảng 130 - 150 cho gà thịt giai đoạn đầu và 160 170 vào giai đoạn sau (nuôi theo 2 giai đoạn). Còn NRC (1994) [80] thì
khuyến cáo, tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn của gà thịt để tăng khối
lượng trung bình giai đoạn khởi động là: 139 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP:

23%); giai đoạn sinh trưởng là: 160 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 20%); giai
đoạn kết thúc là: 178 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 18%). Hãng Ross broiler,
2009 (dẫn từ Từ Quang Hiển và cs., 2013 [9] ) khuyến cáo tỷ lệ ME/CP
(kcal/CP%) trong thức ăn của gà thịt để tăng khối lượng cao giai đoạn khởi
động là: 138 - 121 (ME: 3.025 kcal/kg TĂ; CP: 22 - 25%); giai đoạn sinh
trưởng là: 149 - 136 (ME: 3.125 kcal/kg TĂ; CP: 21 - 23%); giai đoạn kết thúc
là: 168 - 152 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 19 - 21%).
Thời gian gần đây, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về ME và CP cho
các đối tượng gà khác nhau: Mbajiorgu và cs. (2011) [71] đã nghiên cứu trên
gà Venda bản địa và thấy rằng, tỷ lệ ME/CP 62 MJ ME/kg protein (tương
đương 148 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho lượng ăn vào và sinh trưởng; ME/CP
63 MJ ME/kg protein (tương đương 150 kcal ME/1% CP) là tối ưu cho FCR
giai đoạn 1 - 42 ngày tuổi; ME/CP 60 MJ ME/kg protein (tương đương 143,6


16
kcal ME/1% CP) là tối ưu cho sinh trưởng và FCR của gà trống giai đoạn 43 91 ngày tuổi; tuy nhiên, ME/CP: 62 MJ ME/kg CP (tương đương 148 kcal
ME/1% CP) là tối ưu cho lượng ăn vào của gà trống giai đoạn 43 - 91 ngày
tuổi. Kết quả khẳng định, ME/CP: 62 MJ ME/kg CP (tương đương 148 kcal
ME/1% CP) là tối ưu cho lượng ăn vào mà không phân biệt lứa tuổi và tính
biệt của gà. Moosavi và cs. (2012) [78] đã nghiên cứu trên gà Ross 308 và kết
luận nuôi gà thịt ME thấp và CP thấp đã giảm sự tăng trưởng, nhưng chỉ tiêu
thịt không bị ảnh hưởng. Haunshi và cs. (2012) [60] đã nghiên cứu để đánh giá
ảnh hưởng năng lượng trao đổi (ME) và hàm lượng protein thô (CP) khác nhau
trên gà Aseel giai đoạn 1 - 56 ngày tuổi. Nghiên cứu kết luận rằng, việc cung
cấp ME 2.600 kcal/kg và 16% CP sẽ là lý tưởng cho sự phát triển tối ưu của gà
trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để có được FCR tốt hơn, chế độ dinh dưỡng
khẩu phần ME 2.800 kcal/kg và 16% CP sẽ là lý tưởng. Lqbal Z. và cs. (2014)
[68] đã nghiên cứu và kết luận rằng, tiêu thụ thức ăn của gà broiler giảm, trong
khi đó FCR được cải thiện khi mật độ dinh dưỡng khẩu phần tăng lên. CP và

ME có thể giảm tương ứng tới 19,3% và 2771 kcal/kg thức ăn, mà không làm
giảm khả năng sản xuất của gà thịt (tăng khối lượng, chất lượng thịt).
1.2.2. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và axit amin đối với gà thịt
Giữa nhu cầu từng loại axit amin và hàm lượng protein thô tổng số trong
khẩu phần có quan hệ qua lại. Nếu tỷ lệ các axit amin trong protein cân đối
với nhu cầu vật nuôi thì protein bị oxy hóa để thành năng lượng sẽ thấp. Nếu
hàm lượng protein thô cao nhưng không cân đối các axit amin, đặc biệt là axit
amin thiết yếu thì nhu cầu từng loại axit amin cũng sẽ thay đổi. Do đó, nhu
cầu axit amin được biểu thị theo năng lượng (ví dụ: g axit amin/MJ ME).
Lysine là axit amin được sử dụng để xác định nhu cầu cho các axit amin thiết
yếu còn lại dựa vào tỷ lệ của chúng trong protein lý tưởng (Lê Đức Ngoan,
Dư Thanh Hằng, 2014 [33]). Vì vậy, đa số các nhà khoa học cho rằng, việc
nghiên cứu tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi với các axit amin trong khẩu phần
sẽ cho kết quả chính xác hơn so với tỷ lệ giữa năng lượng với % protein thô.


17
Tuy nhiên, việc nghiên cứu này đòi hỏi rất công phu và tốn kém nên rất khó
thực hiện (Nguyễn Duy Hoan, 2010 [13]).
Nếu axit amin thiết yếu trong khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ sinh
trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn thấp. Với các khẩu phần cùng lượng
axit amin thiết yếu, gà sẽ có cùng lượng axit amin ăn vào mà không phải
cùng lượng năng lượng (Skinner và cs., 1991 - dẫn từ Nguyễn Đức Hưng,
2006 [19]).
Heinrichs, 2009 (dẫn từ Nguyễn Duy Hoan, 2010 [13]) đã đề xuất tỷ lệ
ME/lysine của gà 1 - 21 ngày tuổi là 2728, gà 22 - 42 ngày tuổi là 2900, 43 56 ngày tuổi là 3494. Còn Leeson, Summers (2008) [67] khuyến cáo mức
lysine (g)/năng lượng trao đổi (Mcal) đối với gà broiler giống Hubbard là 2,47
g/Mcal; đối với gà broiler giống Cobb là 2,68 g/Mcal; đối với gà broiler giống
Ross là 2,80 g/Mcal.
1.2.3. Mối quan hệ giữa các axit amin với nhau và các axit amin với

protein
Giữa các axit amin có sự tương tác với nhau. Ở gà, nhu cầu lysine tăng
khi khẩu phần thấp methionine, arginine và vitamin nhóm B. Sự tương tác
gây ra do sự chuyển đổi một axit amin này thành một axit amin khác. Nếu
khẩu phần thiếu cystine hoặc dạng cystein trao đổi của nó thì cystine sẽ được
tổng hợp từ methionine. Do đó, nhu cầu methionine phục thuộc vào hàm
lượng cysteine hoặc cystine trong khẩu phần và hai axit amin này luôn luôn đi
chung với nhau. Vì vậy, thuật ngữ: "Nhu cầu methionine cộng cystine" được
sử dụng. Tuy nhiên, methionine lại không được tổng hợp từ cystine, vì vậy
methionine phải luôn luôn có mặt một phần để đáp ứng nhu cầu của con vật.
Phenylalanine và tyrosine có quan hệ tương tự. Ở gà, glycine và serine có thể
chuyển đổi cho nhau. Nếu protein được sử dụng cho sản sinh năng lượng thì
nhu cầu axit amin cũng sẽ thay đổi. Axit amin được sử dụng nhiều nhất trong
thiết lập nhu cầu dinh dưỡng là lysine. Trong thực tế, các axit amin trong
khẩu phần luôn vượt ra ngoài tỷ lệ mong muốn, vì vậy sử dụng bị thiếu hụt so


×