Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Nghiên cứu xác định mức protein thô lysinenăng lượng trao đổi và tỷ lệ (methionine + cystine)lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.85 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. VÕ VĂN HÙNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC PROTEIN THÔ,
LYSINE/NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ
(METHIONINE+CYSTINE)/LYSINE THÍCH HỢP
TRONG KHẨU PHẦN GÀ RI LAI (♂RI X ♀LƯƠNG PHƯỢNG)
THEO MÙA VỤ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thanh Vân - ĐH Thái Nguyên
2. TS. Trần Quốc Việt - Viện Chăn nuôi Quốc gia

NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN THANH VÂN
2.TS. TRẦN QUỐC VIỆT

Phản biện 1: …………………………..
Phản biện 2: …………………………….
Phản biện 3: …………………………….



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá cấp Trường,
họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi ... giờ ... ngày … tháng … năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:


Thư viện Quốc gia Việt Nam



Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên



Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mức năng lượng trao đổi (kcal ME) và protein thô trong thức ăn
(% CP) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi xây dựng khẩu phần
cho gia cầm người ta luôn hết sức chú trọng. Tuy nhiên, chất lượng
protein phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ các axit amin trong đó, đặc
biệt số lượng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu.
Vì thế, theo đa số các nhà khoa học, việc nghiên cứu tỷ lệ giữa
ME với các axit amin trong khẩu phần sẽ cho kết quả chính xác hơn so
với tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi với % protein thô trong khẩu phần
(Nguyễn Duy Hoan, 2010). Ngoài ra, một hướng tiếp cận mới của một

số tác giả nước ngoài trong nghiên cứu về axit amin cho gà thịt là tính
tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine trong khẩu phần, vì lysine và
methionine là hai axit amin (aa) giới hạn đầu tiên và thứ hai trong hầu
hết các loại thức ăn cho gà. Theo hướng nghiên cứu này, nhiều tác giả
đã công bố kết quả cho đối tượng gà broiler nuôi chuồng kín. Ở Việt
Nam, trong những năm gần đây, bên cạnh phát triển mạnh chăn nuôi
gà broiler bằng các giống ngoại nhập, năng suất cao thì phương thức
chăn nuôi chuồng hở, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết
khí hậu theo mùa vụ, với các nhóm đối tượng gà lai từ các giống gà
lông màu ngày càng có tính phổ biến. Tiêu chuẩn ăn cho nhóm đối
tượng gà thịt này chưa có tài liệu nào công bố và khuyến cáo.
Hơn nữa, từ trước tới nay, nguyên liệu thức ăn cung cấp năng
lượng chính trong khẩu phần nuôi gà thịt ở nước ta là ngô nhập khẩu.
Trong khi đó, Việt Nam là nước nông nghiệp, sản phẩm chủ đạo là thóc,
gạo. Theo Vũ Duy Giảng (2012), xét về dinh dưỡng và giá, thóc gạo
hoàn toàn khả thi trong việc thay thế ngô hay hạt mì trong khẩu phần thức
ăn cho lợn và gia cầm. Nếu Nhà nước có chiến lược và tập trung chỉ đạo
vấn đề này thì sự phụ thuộc của ngành thức ăn chăn nuôi vào nguồn ngô
nhập khẩu sẽ giảm mạnh; người nuôi, người sản xuất, chế biến thức ăn và
người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi rõ rệt đối với chiến lược này. Xác
định rõ hiệu quả kỹ thuật và kinh tế khi sử dụng thóc gạo thay thế ngô
trong thức ăn nuôi gà thịt theo mức dinh dưỡng mới xác định mang ý
nghĩa thực tiễn và góp phần cung cấp cơ sở căn cứ khoa học cho các
quyết định, chính sách liên quan.


2
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu xác định mức protein thô, lysine/năng lượng trao đổi và tỷ lệ
(methionine + cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần gà Ri lai (♂

Ri x ♀ Lương Phượng) theo mùa vụ ở miền Bắc Việt Nam”.
2. Mục tiêu
Xác định được mức lysine/ME, protein thích hợp trong khẩu phần
nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng); xác định được tỷ lệ (methionine +
cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần nuôi gà F 1 (♂ Ri x ♀ Lương
Phượng) theo mùa vụ khác nhau ở miền Bắc Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xác định mức dinh dưỡng tối ưu cho gà F 1 (♂ Ri x ♀ Lương
Phượng) thông qua mức protein thô, lysine/ME và tỷ lệ (methione +
cystine)/lysine thích hợp trong khẩu phần là phương pháp có tính khoa
học, tính thực tiễn và tính khả thi cao; đồng thời kết quả nghiên cứu làm
cơ sở cho việc xây dựng các công thức thức ăn cho gà Ri lai nuôi thịt ở
miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình
nuôi gà thịt lông màu đang được nuôi phổ biến là gà F 1 (♂ Ri x ♀
Lương Phượng). Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi gà
do gà được sử dụng thức ăn cân đối các axit amin quan trọng với
protein và năng lượng. Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
để phục vụ giảng dạy và các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai bằng việc sử dụng
thức ăn có tỷ lệ protein thô, lysine/ME và (methionine + cystine)/lysine
hợp lý. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông hộ, trang trại chăn nuôi
gà thịt lông màu có thể ứng dụng kết quả để sản xuất, kinh doanh mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Góp phần cung cấp cơ sở căn cứ khoa học
cho các nhà quản lý ra quyết định, chính sách liên quan đến thay thế một
phần ngô trong khẩu phần nuôi gà thịt lông màu bằng gạo lật.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Công bố mức lysine/ME, tỷ lệ protein thô thích hợp trong khẩu
phần, tỷ lệ (methionine+cysteine)/lysine thích hợp trong khẩu phần thức

ăn chăn nuôi gà thịt F1 (♂Ri x ♀Lương Phượng) theo mùa vụ. Công bố
khả năng sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần chăn nuôi gà
F1(♂Ri x ♀Lương Phượng) theo mức dinh dưỡng tối ưu mới khuyến cáo.


3
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 102 trang với 22 bảng số liệu kết quả, 10 biểu đồ, 4
bảng sơ đồ thí nghiệm, 86 tài liệu tham khảo, 18 phụ lục. Kết cấu luận
án gồm phần mở đầu 3 trang; tổng quan tài liệu 29 trang; đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 11 trang; kết quả và thảo luận 58 trang; kết
luận và đề nghị 1 trang.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về năng lượng, protein và axit amin
1.1.1. Năng lượng
Singh và Panda (1988) đã đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng
thuần cho duy trì (NEm) là: NEm = 83 × W 0,75 (W là khối lượng cơ thể,
tính bằng kg). Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82 % năng lượng
trao đổi cho duy trì, còn năng lượng cho hoạt động sống bình thường
bằng 50 % năng lượng trao đổi cơ bản. Dựa vào đó, ta có thể tính được
nhu cầu năng lượng duy trì của gà đối với khối lượng khác nhau.
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phương pháp nuôi dưỡng,
phương pháp dựa vào cân bằng năng lượng, phương pháp dựa vào cân
bằng nitơ và carbon, phương pháp dựa vào nhu cầu năng lượng cho trao
đổi cơ bản để xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì (Từ Quang Hiển
và cs, 2001).
1.1.2. Protein
Do protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó
phải được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu

cầu thì tốc độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh
hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể
(Nguyễn Đức Hưng, 2006). Theo Singh và Panda (1998), nhu cầu
protein tổng thể như sau:
0,0016 x P (g) + (0,18 x ∆P (g)) + (0,04 hoặc 0,07 x ∆P x 0,82)
Pr (g) =
0,64
Trong đó: Pr (g): Nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày); P: Khối
lượng cơ thể (g/con); ∆P: Tăng khối lượng (g/con/ngày.)


4
1.1.3. Axit amin
Lysine là một trong 10 aa thiết yếu, quan trọng hàng đầu đối với
cơ thể gia cầm. Methionine là loại aa có chứa lưu huỳnh (S), nó cũng
là một trong những aa quan trọng hàng đầu, cùng với lysine, hai aa
này có giới hạn thứ nhất trong khẩu phần của gia cầm có chứa
protein nguồn gốc từ thực vật. Cystine và cysteine có liên quan chặt
chẽ và tương hỗ với nhau, đồng thời hai aa này tham gia vào nhiều
phản ứng trao đổi chất trong cơ thể (Nguyễn Duy Hoan (2010).
1.2. Mối quan hệ giữa năng lượng, protein và axit amin
1.2.1. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và
protein thô đối với gà nuôi thịt
Khi thiếu năng lượng trao đổi, cơ thể sẽ sử dụng protein vào mục
đích năng lượng, do đó, tiêu tốn thức ăn cho đơn vị sản phẩm tăng lên.
Khi thừa năng lượng trao đổi, cơ thể sẽ tăng cường tích lũy mỡ (Từ
Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002). Gia cầm nuôi thịt chỉ có thể tăng
khối lượng ở mức cao khi tỷ lệ ME/CP nằm trong khả năng tự điều
chỉnh của chúng. Vì vậy, tỷ lệ ME/CP (Kcal/CP %) trong thức ăn quá
cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng lớn đến tăng khối lượng, sử dụng các

chất dinh dưỡng của thức ăn và chất lượng sản phẩm (Jackson và cs,
1982 - dẫn từ Từ Quang Hiển và cs, 2013).
1.2.2. Mối quan hệ giữa năng lượng trao đổi và axit
amin đối với gà thịt
Nếu tỷ lệ các axit amin trong protein cân đối với nhu cầu vật nuôi
thì protein bị oxy hóa để thành năng lượng sẽ thấp. Nếu hàm lượng
protein thô cao nhưng không cân đối các axit amin, đặc biệt là axit amin
thiết yếu thì nhu cầu từng loại axit amin cũng sẽ thay đổi. Vì lý do đó,
nhu cầu axit amin được biểu thị theo năng lượng. Lysine là axit amin
được sử dụng để xác định nhu cầu cho các axit amin thiết yếu còn lại
dựa vào tỷ lệ của chúng trong protein lý tưởng (Lê Đức Ngoan, Dư
Thanh Hằng, 2014). Vì vậy, đa số các nhà khoa học cho rằng, việc
nghiên cứu tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi với các axit amin trong khẩu
phần sẽ cho kết quả chính xác hơn so với tỷ lệ giữa năng lượng với %
protein thô (Nguyễn Duy Hoan, 2010).


5
1.2.3. Mối quan hệ giữa các axit amin với nhau và các
axit amin với protein
Nếu khẩu phần thiếu cystine hoặc dạng cystein trao đổi của nó thì
cystine sẽ được tổng hợp từ methionine. Do đó, nhu cầu methionine phụ
thuộc vào hàm lượng cysteine hoặc cystine trong khẩu phần và hai axit
amin này luôn luôn đi chung với nhau. Vì vậy, thuật ngữ nhu cầu
"methionine cộng cystine" được sử dụng. Tuy nhiên, methionine lại
không được tổng hợp từ cystine, vì vậy methionine phải luôn luôn có
mặt một phần để đáp ứng nhu cầu của con vật. Axit amin được sử dụng
nhiều nhất trong thiết lập nhu cầu dinh dưỡng là lysine (Lê Đức Ngoan,
2002). Gà broiler ăn khẩu phần có tỷ lệ protein thô thấp (18 % CP giai
đoạn khởi động và 16 % giai đoạn kết thúc) có bổ sung axit amin tốt

hơn so với gà ăn khẩu phần có tỷ lệ protein thô 20 % ở giai đoạn khởi
động và 18 % ở giai đoạn kết thúc nhưng không được bổ sung axit amin
(Querubin và cs, 1989).
1.3.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ lysine/năng
lượng trao đổi và (methionine + cystine)/lysine đối với gà thịt
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Một số tác giả nghiên cứu các mức dinh dưỡng này như Mbajiorgu
và cs (2011), Araujo và cs (2005), Plumstead và cs (2007), MCoLa,
Florica Cola (2014), Claudia và cs (2011), Mingbin và cs (2011),
Mohsen Farkhoy và cs (2012), Fernando và cs (2014), Hesabi A. và cs
(2006), Marcos và cs (2006), Javad Nasr (2012), Mehrdad Bouyeh
(2012), Ogunbode và cs (2014). Chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá
theo mùa vụ khác nhau.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đối với tỷ lệ lysine/ME hoặc (methionine + cystine)/lysine cho gà
thịt, chúng ta thấy rất ít các đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số
nghiên cứu không tính các tỷ lệ này cụ thể nhưng bản chất của nó vẫn là
các yếu tố đó. Một số tác giả nghiên cứu các mức này như Lã Văn Kính
và cs, 1993 (dẫn từ Lã Văn Kính, Huỳnh Thanh Hoài, 2003), Trần Quốc
Việt và cs (2000), Lâm Thái Hùng (2014).
1.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chăn nuôi gà
Một số công trình nghiên cứu cho rằng, mùa vụ ảnh hưởng đến khả
năng sản xuất của gà. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2007), Nguyễn Đức


6
Hùng (2008), Nguyễn Thị Thúy Mỵ và cs (2009), Đỗ Võ Anh Khoa và
Lưu Hữu Mãnh (2012)... đã nghiên cứu các nội dung này.
1.5. Một số thông tin liên quan đến đề tài
15.1. Khả năng sản xuất của gà Ri lai Lương Phượng

Có khá nhiều công trình nghiên cứu trên đối tượng gà Ri x
Lương Phương, trong đó chủ yếu tập trung vào việc khảo sát khả
năng sản xuất hoặc tác động một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng
của gà. Mức dinh dưỡng sử dụng thí nghiệm cũng khác nhau.
1.5.2. Sơ lược khí hậu miền Bắc Việt Nam
Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với 4 mùa rõ rệt (Cổng Thông tin Chính phủ, 2016). Ở tỉnh
Thái Nguyên, nhiệt độ trung bình của là 25°C; chênh lệch giữa
tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1:
15,2°C) là 13,7°C (, 2014).
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gà thí nghiệm là gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng) nuôi từ một
ngày tuổi, mua giống tại Viện Chăn nuôi Quốc gia. Thức ăn chăn nuôi
được phối trộn từ các nguyên liệu phổ biến mua trên thị trường, phân
tích mẫu tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại xã Quyết Thắng - TP. Thái Nguyên - tỉnh
Thái Nguyên, từ 6/2014 đến 6/2016.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
2.3.1.1.Bố trí thí nghiệm 1: Xác định mức lysine/ME, protein thô thích
hợp trong khẩu phần chăn nuôi gà F1 (Ri x Lương Phượng).
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu thí nghiệm hai yếu tố chéo
nhau, hoàn toàn ngẫu nhiên. Yếu tố thứ nhất là tỷ lệ protein thô (% CP)


7

trong thức ăn, gồm 3 mức.Yếu tố thứ hai là mức lysine/ME, gồm 3
mức. (Methione + cystine)/lysine duy trì ổn định 82%. Tiến
hành trên 270 con gà, chia thành 3 giai đoạn là 1 - 21, 22 - 49, 50 - 84
ngày tuổi, theo hình thức nuôi nhốt (nuôi trên nền có độn chuồng, mật
độ 5 con/m2). Gà được phân thành 9 nghiệm thức (9 lô), mỗi nghiệm
thức có 30 con, chia thành 3 đơn vị thí nghiệm (lặp lại 3 lần), mỗi đơn
vị thí nghiệm có 10 con (đồng đều trống, mái). Thí nghiệm bố trí theo
sơ đồ tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

30

Lô 5
TBTB
30

Lô 6
TBC
30

3

3

Lô thí nghiệm
Protein-lys/ME

Lô 1
T-T


Lô 2
T-TB

Lô 3
T-C

Lô 4
TB-T

Số gà TN

30

30

30

Số lần lặp lại

3

3

3

Lô 7
C-T

Lô 8
C-TB


Lô 9
C-C

30

30

30

3

3

3

3

Mức dinh dưỡng (Yếu tố thí nghiệm)
Giai đoạn 1 (1 - 21 ngày tuổi)
Protein thô (%)

20

20

20

21


21

21

22

22

22

Lys/ME (g/Mcal)

3,79

4,21

4,63

3,79

4,21

4,63

3,79

4,21

4,63


Giai đoạn 2 (22 - 49 ngày tuổi)
Protein thô (%)

18

18

18

19

19

19

20

20

20

Lys/ME (g/Mcal)

3,34

3,72

4,10

3,34


3,72

4,10

3,34

3,72

4,10

Giai đoạn 3 (50 - 84 ngày tuổi)
Protein thô (%)

16

16

16

17

17

17

18

18


18

Lys/ME (g/Mcal)

2,90

3,22

3,55

2,90

3,22

3,55

2,90

3,22

3,55

Ghi chú: T: mức thấp; TB: mức trung bình; C: mức cao; chữ
cái in hoa trước thể hiện mức protein, chữ cái in hoa sau thể hiện mức
lysine/ME trong khẩu phần của lô thí nghiệm.
2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ
(methione + cystine)/lysine trong khẩu phần đến sức sản


8

xuất thịt của gà F1 (Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Đông Xuân và vụ Hè - Thu.
Thí nghiệm được bố theo kiểu thí nghiệm nhân tố hoàn toàn ngẫu
nhiên, tại vụ nóng (Hè - Thu) và vụ lạnh (Đông - Xuân); mỗi vụ đã được
tiến hành trên 120 con gà, chia thành 3 nghiệm thức (3 lô), mức
(methionine + cystine)/lysine của lô 1, 2, 3 lần lượt là 100 %, 105 % và
110 % so với mức thích hợp đã chọn tại thí nghiệm 1; mỗi nghiệm thức
chia thành 4 đơn vị thí nghiệm (4 lần lặp lại), mỗi đơn vị thí nghiệm có
10 con (đồng đều trống, mái); chia thành 3 giai đoạn nuôi là 1 - 21, 22 49, 50 - 84 ngày tuổi, theo hình thức nuôi nhốt trên nền có độn chuồng,
mật độ 5 con/m2.
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 và 3
Lô TN

Lô 1

Lô 2

Số gà thí nghiệm
40
40
Số lần lặp lại
4
4
(met+cys)/lys (% so
với khuyến cáo của TN
100
105
1)
Giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi
ME (Mcal/kg)
3,00

3,00
Protein thô %
21,00
21,00
Lysine %
1,26
1,26
(Met+Cys) %
1,04
1,09
(Met + Cys)/Lys (%)
82,54
86,51
Giai đoạn 22 - 49 ngày tuổi
ME (Mcal/kg)
3,05
3,05
Protein thô %
19,00
19,00
Lysine %
1,14
1,14
(Met+Cys) %
0,93
0,98
(Met + Cys)/Lys (%)
81,58
85,96
Giai đoạn 50 - 84 ngày tuổi

ME (Mcal/kg)
3,10
3,10
Protein thô %
17,00
17,00
Lysine %
1,00
1,00

Lô 3
40
4
110

3,00
21,00
1,26
1,14
90,48
3,05
19,00
1,14
1,02
89,47
3,10
17,00
1,00



9
Lô TN
(Met+Cys) %
(Met + Cys)/Lys (%)

Lô 1

Lô 2

Lô 3

0,82
82,00

0,86
86,00

0,90
90,00

Ghi chú: Xác định tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine: Mức (met + cys)/lys thích
hợp được khuyến cáo là A. Mức (met + cys)/lys thích hợp của TN tại lô 1 là A x 100 %. Mức
(met + cys)/lys tại lô 2 theo chuẩn 105 % là A x 105 % (%), trong đó mức lys (%) được giữ
nguyên như mức khuyến cáo (ký hiệu là L) nên mức met + cys là {(A x 105 %) x L}%. Tương
tự như vậy, xác định mức 110 % của met + cys là {(A x 110 % ) x L}%.

2.3.1.3. Bố trí thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các khẩu phần khác nhau
(trên nền gạo lật và ngô), theo mức dinh dưỡng mới đến khả năng sản
xuất thịt của gà F1 (Ri x Lương Phượng).
Thí nghiệm đã được bố theo kiểu thí nghiệm nhân tố (% của gạo

lật) hoàn toàn ngẫu nhiên. Số gà thí nghiệm là 150 con, từ 1 đến 84
ngày tuổi, được phân thành 5 nghiệm thức (5 lô), mỗi nghiệm thức 30
con, chia thành 3 đơn vị thí nghiệm (3 lần lặp lại), mỗi đơn vị thí
nghiệm 10 con, đồng đều trống, mái; gà được nuôi với diện tích 5
con/m2, trên nền chuồng có đệm lót; gà được cho ăn với 5 mức tỷ lệ gạo
lật khác nhau ứng với 5 lô (lô 1: 0 %; lô 2: 25 %; lô 3: 50 %; lô 4: 75
%; lô 5: 100 % so với khối lượng ngô trong khẩu phần của lô có mức
dinh dưỡng thích hợp (lô 5) ở thí nghiệm 1). Chế độ dinh dưỡng được
áp dụng theo kết quả tại thí nghiệm 1.
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4
Lô TN
Lô I Lô II Lô III Lô IV
Số gà thí nghiệm
30
30
30
30
Số lần lặp lại
3
3
3
3
% gạo lật thay thế ngô ở lô 5 của
0
25
50
75
thí nghiệm 1
% gạo lật so với khẩu phần
Giai đoạn 1 (1 - 21 ngày tuổi)

0,00 14,70 29,20
43,70
Giai đoạn 2 (22 - 49 ngày tuổi) 0,00 14,99 29,99
44,98
Giai đoạn 3 (50 - 84 ngày tuổi) 0,00 17,12 34,24
51,36

Lô V
30
3
100
58,40
59,97
68,49


10
2.3.1.4. Bố trí thí nghiệm 5: Khảo sát khả năng sản xuất thịt của gà F 1
(♂ Ri × ♀ Lương Phượng) theo mức dinh dưỡng mới khuyến cáo, trong
điều kiện sản xuất nông hộ tại Thái Nguyên.
Gà thí nghiệm 5 đã được chia thành 3 ô chuồng, mỗi ô chuồng 200
con, không tách trống mai (theo tự nhiên khi ấp nở). Gà được chia thành
3 giai đoạn nuôi là 1 - 21, 22 - 49, 50 - 84 ngày tuổi, theo hình thức nuôi
nhốt trên nền có độn chuồng, mật độ 7 con/m 2. Mức dinh dưỡng và
khẩu phần theo khuyến cáo thí nghiệm 1, thể hiện tại bảng 2.4.
Bảng 2.4. Mức dinh dưỡng nuôi gà thí nghiệm 5
Thành phần dinh
dưỡng
ME (Mcal/kg)
Protein thô %

Lysine %
(Met + Cys) %

Giai đoạn 1 21 ngày tuổi
3,00
21,00
1,26
1,04

Giai đoạn 22 49 ngày tuổi
3,05
19,00
1,14
0,93

Giai đoạn 50 84 ngày tuổi
3,10
17,00
1,00
0,82

2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng, lượng ăn vào, hệ số chuyển hóa thức
ăn (FCR), chi phí thức ăn, chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế, tỷ lệ thân thịt,
tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực, thịt đùi + thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được cập nhật, quản lý ở phần mềm Excel, xử lý bởi phần
mềm Minitab 16.
Ghi chú: Trong tất cả các bảng kết quả: n: Số mẫu; SEM: Sai số của số

trung bình;T: thấp, TB: trung bình, C: cao; P: xác suất; các giá trị trung bình
trong hàng hoặc cột cùng một tính trạng có ít nhất một số mũ mang chữ cái
giống nhau thì không sai khác nhau, với P>0,05.

Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thí nghiệm 1: Xác định mức lysine/ME, protein thô thích hợp
trong khẩu phần chăn nuôi gà F1 (Ri x Lương Phượng)
3.1.1. Kết quả thí nghiệm 1


11
3.1.1.1. Kết quả thí nghiệm 1, giai đoạn 1 (1 - 21 ngày tuổi)
Kết hợp cả việc phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố và đồng
thời của các yếu tố đến các chỉ tiêu, thấy rằng mức dinh dưỡng thích
hợp nhất chăn nuôi gà giai đoạn 1 là lô 5 hoặc lô 4.
3.1.1.2. Kết quả thí nghiệm 1, giai đoạn 2 (22 - 49 ngày tuổi) và cộng
dồn đến 49 ngày tuổi
Kết hợp việc phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố CP,
lysine/ME với ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố thì thấy rằng,
lô 5 (CP trung bình - lysine/ME trung bình) là lô có các chỉ tiêu
tốt nhất ở giai đoạn 2 và giai đoạn 1 - 49 ngày tuổi.
3.1.1.3. Kết quả thí nghiệm 1, giai đoạn 3 (50 - 84 ngày tuổi) và
toàn kỳ (1 - 84 ngày tuổi)
Kết hợp cả ảnh hưởng của từng yếu tố và ảnh hưởng đồng
thời của hai yếu tố, thấy rằng, các chỉ tiêu tốt nhất trong giai đoạn 3
là lô 4 (CP trung bình, lysine/ME thấp) hoặc lô 6 (CP trung bình,
lysine/ME cao).
Kết quả thí nghiệm 1 toàn kỳ ( 1 - 84 ngày tuổi)
Qua bảng 3.9, chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của từng yếu tố

CP và lysine/ME đến một số chỉ tiêu toàn kỳ như sau:
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của từng yếu tố protein, lys/ME
trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu toàn kỳ (1 - 84 ngày tuổi), n =9
Chỉ tiêu
Yếu
tố

Tỷ lệ
nuôi
sống
(%)

Khối lượng
gà lúc
84 ngày
tuổi (g/con)

Tăng
khối
lượng
(g/con/
ngày)

Lượng
ăn vào
(g/con/
ngày)

FCR


Chi phí
thức ăn
(đ/kg
tăng KL)

PI

30714

49,19c

EN

Ảnh hưởng của CP
T

100

1482,57c

17,25c

60,68a

3,52a

1,61b


12

Chỉ tiêu
Yếu
tố

Tỷ lệ
nuôi
sống
(%)

Khối lượng
gà lúc
84 ngày
tuổi (g/con)

Tăng
khối
lượng
(g/con/
ngày)

Lượng
ăn vào
(g/con/
ngày)

TB

98,9

1551,26b


18,07b

C

100

1635,67a

SEM

0,64

P

0,39

FCR

Chi phí
thức ăn
(đ/kg
tăng KL)

PI

56,25b

3,13b


29569

57,15b

1,93a

19,08a

56,50b

2,96b

31000

60,56a

2,09a

17,43

0,21

1,04

0,06

524,3

1,21


0,07

0,000

0,000

0,012

0,000

0,153

0,000

0,000

EN

Ảnh hưởng của lys/ME
T

100

1545,93

18,01

58,61

3,26


30686

55,64

1,82

TB

98,9

1565,78

18,24

57,36

3,17

30034

57,44

1,91

C

100

1557,8


18,14

57,46

3,19

30563

57,81

1,9

SEM

0,64

17,43

0,21

1,04

0,06

524,3

1,21

0,07


P

0,39

0,724

0,744

0,647

0,68

0,653

0,416

0,570

Ảnh hưởng của CP: Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô có CP
thấp và cao đều đạt 100 %, ở các lô có CP trung bình là 98,9 %,
không có sự sai khác nhau giữa các lô thí nghiệm. Khối lượng sống
(sinh trưởng tích lũy) của gà ở các lô có CP thấp, trung bình và cao theo
quy luật tăng dần, lần lượt là 1482,57; 1551,26 và 1635,67 g/con. So
sánh các cặp đôi của các lô thí nghiệm đều sai khác nhau. Tăng khối
lượng cũng theo quy luật như khối lượng sống, ở các lô có CP thấp,
trung bình và cao lần lượt là 17,25; 18,07 và 19,08 g/con/ngày. So sánh
các cặp đôi của các lô thí nghiệm đều sai khác nhau. Lượng ăn vào ở các
lô có CP thấp là cao nhất (60,68 g/con/ngày), sai khác với các lô có CP
trung bình (56,25 g/con/ngày) và cao (56,50 g/con/ngày). Các lô có CP

trung bình và cao không sai khác nhau về lượng ăn vào. FCR của các lô
có CP thấp là 3,52 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, cao hơn và sai khác
với các lô có CP trung bình (3,13 kg thức ăn/kg tăng khối lượng) và cao
(2,96 kg thức ăn/kg tăng khối lượng). Các lô có CP trung bình và cao


13
không sai khác nhau. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cao nhất là ở
các lô có CP cao (31000 đ), rồi đến các lô có CP thấp (30714 đ), thấp
nhất là các lô có CP trung bình (29569 đ). Tuy nhiên, sự sai khác giữa
các lô không có ý nghĩa thống kê (P = 0,153 >0,05). PI của lô có CP
thấp là 49,19, thấp nhất và sai khác với các lô có CP trung bình (57,15)
và cao (60,56); các lô có CP trung bình thấp hơn và sai khác với các lô
có CP cao. EN của các lô có CP thấp là 1,61, thấp nhất và sai khác với
các lô có CP trung bình (1,93) và cao (2,09), các lô có CP trung bình và
cao không sai khác nhau.
Như vậy, qua phân tích cho thấy, nếu dựa vào ảnh hưởng của
CP thì các lô có CP trung bình có các chỉ tiêu tốt nhất.
Ảnh hưởng của lysine/ME như sau: Không có sự ảnh hưởng
của lysine/ME đến tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu toàn kỳ. Trong đó,
đang lưu ý là chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng tiết kiệm
nhất là các lô có CP trung bình (30034 đ), còn các lô có CP thấp là
(30686 đ), các lô có CP cao là (30563 đ). Quá trình phân tích, đánh giá
trên cho thấy, lô có CP trung bình, lysine/ME trung bình có các chỉ tiêu
tốt nhất, chọn lô có mức dinh dưỡng thích hợp nhất cho gà là mức dinh
dưỡng của lô này.
Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố thí nghiệm đến các chỉ
tiêu nghiên cứu toàn kỳ (trừ các chỉ tiêu mổ khảo sát) được trình bày tại
bảng 3.10.
Theo bảng này, chúng ta thấy rằng: Tỷ lệ nuôi sống của gà ở

các lô đạt 100 %, ngoài trừ lô 5 chỉ đạt 96,7 %, không có sự sai khác
giữa các lô thí nghiệm. Khối lượng sống của gà tại thời điểm 84 ngày
tuổi ở lô 3 thấp nhất (1451 g/con), sai khác với lô 8 (1634 g/con) và
lô 9 (1683 g/con); lô 1 (1501 g/con) và lô 2 (1496 g/con) thấp hơn và
sai khác với lô 9; các cặp lô khác không có sự sai khác nhau. Quy
luật của khối lượng sống là tăng dần từ lô 1 đến lô 9. Tăng khối
lượng tuyệt đối của gà toàn kỳ (giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi) giống với
quy luật của của khối lượng sống. Lô 3 là lô thấp nhất ( 16,87
g/con/ngày), sai khác với lô 8 (19,06 g/con/ngày) và lô 9 (19,63
g/con/ngày). Lô 1 (17,48 g/con/ngày) và lô 2 (17,40 g/con/ngày)
thấp hơn và sai khác với lô 9. Các cặp lô khác không có sự sai khác
nhau về tăng khối lượng tuyệt đối.


14
Bảng 3.10. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP và lys/ME đến
một số chỉ tiêu toàn kỳ (1 - 84 ngày tuổi)


Chỉ tiêu
Lượng
ăn
vào
FCR
(g/con/ng
ày)

Số

CP,

%

Lys/
ME

Tỷ lệ
nuôi
sống
(%)

KL
lúc 84
ngày
tuổi
(g/con)

Tăng
khối
lượng
(g/con/
ngày)

Chi phí
thức ăn
(đ/kg
tăng
KL)

PI


EN

1

T

T

100

1501bc

17,48bc

61,17

3,50ab

30341

50,12bc

1,66ab

2

T

TB


100

1496bc

17,40bc

60,33

3,47ab

30272

50,29bc

1,67ab

3

T

C

100

1451c

16,87c

60,52


3,59a

31529

47,09c

1,50b

4

TB

T

100

1547abc

18,02abc

57,89

3,21abc

30011

56,15abc

1,87ab


5

TB

TB

96,70

1567abc

18,27abc

55,74

3,09bc

29206

57,28abc

1,97ab

6

TB

C

100


1540abc

17,93abc

55,14

3,08bc

29490

58,33abc

1,98ab

7

C

T

100

1590abc

18,54abc

56,77

3,06bc


31707

60,76ab

1,93ab

8

C

TB

100

1634ab

19,06ab

56,01

2,94c

30624

65,04a

2,14ab

9


C

C

100

1683a

19,63a

56,72

2,89c

30669

68,00a

2,22a

SEM

1,11

30,2

0,36

1,8


0,1

908

2,43

0,13

P

0,47

0,001

0,001

0,187

0,000

0,582

0,000

0,018

Lượng ăn vào của gà tính toàn kỳ (g/con/ngày) không có sự sai
khác giữa các lô thí nghiệm. FCR (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) của
lô 3 cao nhất (3,59), sai khác với lô 5 (3,09 ), lô 6 (3,08), lô 7 (3,06), lô
8 (2,94) và lô 9 (2,89); FCR của lô 1 (3,50) và lô 2 (3,47) cao hơn và sai

khác với lô 8 và lô 9. Các cặp lô khác không sai khác nhau về FCR toàn
kỳ. Chi phí thức ăn/kg tăng tăng khối lượng ở các lô thí nghiệm không
có sự sai khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng chi phí thấp là lô 5 (29206 đ),
lô 6 (29490 đ), lô 4 (30011 đ). PI của lô 3 thấp nhất (47,09) sai khác với
lô 7 (60,76), lô 8 (65,04) và lô 9 (68); PI của lô 1 là 50,12, lô 2 là 50,29,
thấp hơn và sai khác với lô và lô 9. Các cặp lô khác không sai khác
nhau. EN của lô 3 là 1,50, thấp nhất và sai khác với lô 9 (2,22). Các cặp
lô khác không sai khác nhau về EN.


15
Như vậy, qua phân tích trên cho thấy, lô 5 là lô có mức dinh
dưỡng thích hợp nhất vì tất cả các chỉ tiêu không sai khác với các lô có
chỉ tiêu tốt nhất, trong khi đó chi phí thức ăn thấp nhất.
3.1.1.4. Kết quả khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 1
Bảng 3.12. Ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố CP
và lys/ME
đến kết quả khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 1, lúc
84 ngày tuổi, n = 6

CP,
Lys/ME
%

Thân
thịt

Thịt
đùi


1

Thấp

Thấp

78,40a

19,4

14,89

34,29

1,45

2

Thấp

TB

77,20ab

21,05

14,24

35,29


1,53

Cao

71,79

ab

21,15

14,61

35,76

0,59

75,85

ab

20,41

15,28

35,69

0,97

ab


Số

3
4

Thấp
TB

Thấp

Chỉ tiêu (%)
Thịt
Thịt
ngực
ngực+đùi

Mỡ
bụng

5
6

TB
TB

TB
Cao

77,63
75,77ab


21,13
19,37

15,44
18,37

36,57
37,74

1,97
1,45

7

Cao

Thấp

70,77b

22,81

16,72

39,53

1,7

ab


77,49
77,91ab

20,77
20,73

15,3
15,28

36,07
36,01

1,68
1,81

SEM

1,63

0,88

1,22

1,44

0,51

P


0,012

0,245

0,409

0,371

0,669

8
9

Cao
Cao

TB
Cao

Theo bảng 3.12, không có sự ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố
CP và lysine/ME đến chỉ tiêu khảo sát thân thịt của gà thí nghiệm, ngoại
trừ chỉ tiêu tỷ lệ thân thịt chỉ có lô 7 cao hơn và sai khác với lô 1.
3.1.2. Tổng hợp thảo luận mức dinh dưỡng thích hợp
Nhu cầu dinh dưỡng cho gà phát triển theo quy luật, mức dinh
dưỡng càng cao thì gà có xu hướng tăng khối lượng tốt hơn. Cụ thể đến
84 ngày tuổi, nhóm lô 7, 8, 9 có xu hướng tăng khối lượng tốt nhất,
nhóm lô 1, 2, 3 có xu hướng tăng khối lượng thấp nhất, nhóm lô 4, 5, 6
tăng khối lượng ở mức trung bình. Lô 9 tăng khối lượng cao nhất, sai
khác với lô 1, 2, 3. Như vậy, nếu dựa vào tăng khối lượng thì sự lựa



16
chọn lô thức ăn thích hợp nhất chúng ta nên loại trừ các lô 1, 2, 3. Xét
về hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), đến 84 ngày tuổi, lô 1, 2, 3 kém
nhất, sai khác với lô 8, 9 cho nên không chọn các lô này làm mức dinh
dưỡng thích hợp cho gà. Lô 7 là lô có tỷ lệ thân thịt kém nhất, sai khác
với lô 1, nhưng không sai khác với các lô khác nên chỉ tiêu kết quả mổ
khảo sát chưa có cơ sở để đánh giá, chọn lô thức ăn thích hợp. Căn cứ
chỉ số sản xuất (PI), thì chúng ta không nên chọn lô 1, 2, 3. Về chi phí
thức ăn cho một kg tăng khối lượng (đ/kg tăng khối lượng) đến 84 ngày
tuổi, các lô không sai khác nhau, nhưng xu hướng tiết kiệm chi phí tốt
nhất theo thứ tự lô 5, 6, 4 …
Khi phân tích từng yếu tố thí nghiệm, cũng thấy rằng, mặc
dù CP và lysine/ME không ảnh hưởng đến chi phí thức ăn/kg tăng
khối lượng nhưng xu hướng chi phí thức ăn thấp thuộc về các lô có
CP trung bình, lysine/ME trung bình (TB-TB, tức lô 5).
Như vậy, xét về mặt tổng thể chúng ta nên chọn lô 5 là lô
thức ăn có mức dinh dưỡng thích hợp nhất cho gà F 1 (Ri x Lương
Phượng) vì lô này tất cả các chỉ tiêu không sai khác với các lô có chỉ
tiêu tốt nhất, mà các lô có các chỉ tiêu tốt là những lô có mức dinh
dưỡng cao hơn, nhưng chi phí thức ăn cho tăng khối lượng có xu
hướng giảm nên chăn nuôi có hiệu quả kinh tế hơn.
Mức dinh dưỡng của lô 5 được cho là ở mức trung bình, cụ
thể là: lysine/ME: 4,21 - 3,72 - 3,22 (lysine: 12,63 - 11,35 - 9,98
g/kg thức ăn; ME: 3,00 - 3,05 - 3,10 Mcal/kg thức ăn); protein: 21
- 19 - 17 %; methionine + cystine: 1,04 - 0,93 - 0,82 %, ứng với
các giai đoạn nuôi 1 - 21 ngày tuổi, 22 - 49 ngày tuổi và 50 - 84
ngày tuổi.
Mức dinh dưỡng này tương đồng tiêu chuẩn theo quy định
của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2265:2007 [42] về thức ăn hỗn hợp

cho gà, nên có thể ứng dụng trong các nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi.
Sự lựa chọn lô thí nghiệm có mức dinh dưỡng thích hợp nhất
của chúng tôi đồng quan điểm với Nguyễn Duy Hoan (2010). Tác giả
cho rằng: Khi nhu cầu của protein và các axit amin được cung cấp
đầy đủ, thì gà có khả năng sinh trưởng, sinh sản tối đa. Tuy nhiên,
việc đạt được sinh trưởng, sinh sản tối đa không phải lúc nào cũng
đảm bảo thu nhập kinh tế tối đa, đặc biệt khi các nguồn protein có
giá cao. Nếu có thể chấp nhận năng suất giảm, nồng độ protein và


17
các axit amin của khẩu phần được phép giảm một chút (trong phạm
vi cho phép) để có thu nhập kinh tế cao nhất, phù hợp với điều kiện
cụ thể, là vấn đề cần được các nhà khoa học quan tâm giải quyết.
3.1.3. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 1
Trong 9 lô thức ăn, lô 5 là lô có mức dinh dưỡng thích hợp
để chọn làm khẩu phần cho gà F 1 (Ri x Lương Phượng) vì chi phí
thức ăn/kg tăng khối lượng thấp nhất, trong khi các chỉ tiêu khác
không có sự sai khác với các lô có các chỉ tiêu tốt nhất, mà những lô
có các chỉ tiêu tốt nhất là những lô có mức dinh dưỡng cao hơn. Cụ
thể mức dinh dưỡng thích hợp là: lysine/ME: 4,21 - 3,72 - 3,22
(lysine: 12,63 - 11,35 - 9,98 g/kg thức ăn; ME: 3,0 - 3,05 - 3,1
Mcal/kg thức ăn); protein: 21 - 19 - 17 %; methionine + cystine: 1,04
- 0,93 - 0,82 %, ứng với các giai đoạn nuôi 1 - 21 ngày tuổi, 22 - 49
ngày tuổi và 50 - 84 ngày tuổi.
3.2. Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ (methionine
+ cystine)/lysine trong khẩu phần đến sức sản xuất thịt của gà F 1
(Ri x Lương Phượng) nuôi vụ Đông - Xuân và vụ Hè - Thu.
Tại bảng 3.15 và 3.16 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu theo dõi của gà

thí nghiệm 2 (vụ Đông - Xuân) và thí nghiệm 3 (vụ Hè - Thu) không có
sự sai khác nhau, mức độ chênh lệch nhau của các chỉ tiêu trong cùng
một thí nghiệm không đáng kể.
Xét về chi phí thức ăn, tại vụ Đông - Xuân, lô 1 có xu hướng thấp
hơn lô 2 và lô 2; tại vụ Hè - Thu cũng tương tự, lô 1 có xu hướng tiết
kiệm thức ăn hơn. Mặt khác, lô 1 trong cả hai thí nghiệm này có mức
dinh dưỡng thấp hơn lô 2 và lô 3. Do vậy, mức (methionine +
cystine)/lysine ở lô 1 đã đáp ứng được cho vật nuôi cả vụ Đông - Xuân và
Hè - Thu. Nghĩa là, trong 3 lô thí nghiệm nên chọn mức dinh dưỡng của
lô 1 để ứng dụng vào sản xuất vì hiệu quả kinh tế hơn và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường do dư thừa chất dinh dưỡng.
3.2.1. Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu sức sản xuất gà thí nghiệm 2 (vụ Đông - Xuân)
và thí nghiệm 3 (vụ Hè - Thu), giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi, n = 4
TT
1

Chỉ tiêu
Tỷ lệ nuôi sống đến



Vụ
ĐX

1
97,50

2
100


3
100

SEM

P

1,44

0,405


18

TT

Chỉ tiêu



Vụ
1

2

3

SEM


P

84 ngày tuổi (%)

HT

100

100

100

-

-

2

Tỷ lệ nuôi sống đến
84 ngày tuổi (%)

ĐX

97,50

100

100

1,44


0,405

HT

100

100

100

-

-

3

Khối lượng gà lúc
84 ngày tuổi (g/con)

ĐX

1.830,00

1.819,00

1.779,00

44,20


0,708

HT

1.673,80

1.691,80

1.642,00

44,44

0,730

4

Tăng KL tuyệt đối đến 84
ngày tuổi (g/con/ngày)

ĐX

21,30

21,20

20,80

0,52

0,762


HT

19,50

19,70

19,10

0,53

0,760

Lượng ăn vào giai đoạn 1 84 ngày tuổi (g/con/ngày)

ĐX

68,43

70,23

66,77

1,16

0,162

HT

57,65


58,81

57,36

1,82

0,838

ĐX

3,20

3,30

3,20

0,07

0,591

HT

3,00

3,00

3,00

0,05


0,735

5

6

FCR đến 84 ngày tuổi

7

Chi phí thức ăn/kg tăng
đến 84 ngày tuổi (đ)

ĐX

29.120,00

30.040,00

29.190,00

657,00

0,566

HT

26.522,00


27.006,00

27.090,00

413,60

0,596

8

Chỉ số sản xuất (PI)
đến 84 ngày tuổi

ĐX

64,50

64,40

64,80

2,86

0,095

HT

66,10

65,90


63,70

2,03

0,670

9

Chỉ số kinh tế (EN)
đến 84 ngày tuổi

ĐX

2,20

2,20

2,20

1,41

0,925

HT

2,49

2,45


2,35

0,10

0,627

Ghi chú: ĐX: vụ Đông - Xuân, HT: vụ Hè -Thu

*Thảo luận về mức sử dụng tỷ lệ (methionine +
cystine)/lysine trong khẩu phần:
Tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine trong khẩu phần ở kết quả
nghiên cứu khá cao, chúng tôi rằng nó phù hợp với điều kiện thời tiết
khí hậu ở miền Bắc Việt Nam. Bởi vì trong điều kiện stress nhiệt, tăng
trưởng của gà thịt giảm so với nhiệt độ thích hợp, đặc biệt với các khẩu
thấp methionine ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Do vậy, nên dùng
những khẩu phần giàu methionine, tránh dùng những khẩu phần nghèo
methionine mới đưa lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.


19
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát thân thịt gà khi giết mổ thí nghiệm 2
(vụ Đông - Xuân) và thí nghiệm 3 (vụ Hè - Thu), lúc 84 ngày tuổi, n = 8
Chỉ tiêu (%)



SEM

P


77,26

0,53

0,505

79,22

79,6

0,06

0,524

20,82

20,75

19,45

0,65

0,265

HT

21,58

21,31


20,82

0,6

0,659

ĐX

16,1

15,61

16,14

0,43

0,63

HT

16,27

16,98

17,13

0,47

0,405


Tỷ lệ thịt đùi

ĐX

36,92

36,36

35,59

0,74

0,45

+ thịt ngực

HT

37,85

38,29

37,95

0,69

0,894

ĐX


1,91

2,33

1,92

0,4

0,705

HT

1,26

0,61

0,85

0,35

0,431

Tỷ lệ thân thịt

Tỷ lệ thịt đùi

Tỷ lệ thịtt ngực

Tỷ lệ mỡ bụng


Vụ

1

2

3

ĐX

76,94

77,85

HT

80,19

ĐX

3.2.2. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 2 và 3
Với 3 mức tỷ lệ (methionine + cystine)/lysine trong khẩu phần khác
nhau không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sức sản suất toàm kỳ của gà lai F1
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng) cả vụ Đông - Xuân và vụ Hè - Thu. Tỷ lệ
(methionine + cystine)/lysine thích hợp là 82,54; 81,58 và 82,00 %, ứng
với giai đoạn 1 - 21, 22 - 49, 50 - 84 ngày tuổi. Cụ thể hơn: (methionine +
cystine)/lysine: 1,04 % /1,26 % trong thức ăn, ứng với giai đoạn gà từ 1 21 ngày tuổi (ME 3,00 Mcal/kg thức ăn, tỷ lệ protein thô 21 %);
(methionine + cystine)/lysine: 0,93 % /1,14 % trong thức ăn (ME 3,05
Mcal/kg thức ăn, tỷ lệ protein thô 19 %), ứng với giai đoạn gà từ 22 - 49
ngày tuổi; (methionine + cystine)/lysine: 0,82 %/1,00 %, ứng với giai đoạn

gà từ 50 - 84 ngày tuổi (ME 3,10 Mcal/kg thức ăn, tỷ lệ protein thô 17 %).
3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các khẩu phần khác nhau (trên
nền gạo lật và ngô), theo mức dinh dưỡng mới đến khả năng sản
xuất thịt của gà F1 (Ri x Lương Phượng).


20
3.4.1. Kết quả và thảo luận thí nghiệm 4
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu sức sản xuất của gà thí nghiệm 4,
đến 84 ngày tuổi (n=3)
M

Chỉ tiêu NC

Đơn vị
tính

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lô 4

Lô 5

Khối lượng cơ thể

g/con


1611,20

1599,60

1611,40

1572,40

1687,10

47,60

18,74

18,61

18,75

18,29

19,67

0,57

100

100

100


100

100

-

61,20

60,10

58,50

56,80

58,50

1,27

-

3,30a

3,20a

3,10ab

3,10ab

3,00b


0,05

đ/kg tăng
KL

25870a

27410ab

28350bc

30030cd

30370d

390

Chỉ số sản xuất (PI)

-

57,40

57,70

60,10

58,90


66,20

2,52

Chỉ số kinh tế
(EN)

-

2,20

2,10

2,10

2,00

2,20

0,12

Tăng khối lượng
Tỷ lệ nuôi sống
Lượng ăn vào

g/con/ngà
y
%
g/con/ngà
y


Hệ số chuyển hóa
thức ăn (FCR)
Chi phí thức ăn

SEM

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát thân thịt gà thí nghiệm 4,
lúc 84 ngày tuổi (n=6)
Chỉ tiêu (%)

M

SEM

P

77,80

0,87

0,90

20,60

20,30

0,56

0,40


15,60

15,80

16,00

0,75

1,00

36,90

35,10

36,40

36,30

1,09

0,74

1,41

0,89

1,37

1,88


0,47

0,70

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lô 4

Lô 5

Tỷ lệ thân thịt

78,20

77,00

77,40

77,00

Tỷ lệ thịt đùi

19,50

20,70


19,50

Tỷ lệ thịt ngực

15,80

16,20

Tỷ lệ thịt đùi + ngực

35,30

Tỷ lệ mỡ bụng

1,56

Các chỉ tiêu khối lượng bình quân, tăng khối lượng tuyệt đối, tỷ lệ
nuôi sống, lượng ăn vào, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực, thịt đùi, mỡ bụng
của gà thí nghiệm đến 84 ngày tuổi không có sự sai khác (P > 0,05). Tuy
nhiên, lượng ăn vào có xu hướng giảm từ lô 1 đến lô 5; tại lô 5, khối
lượng bình quân, tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn các lô khác, mặc dù

P
0,5
5
0,5
5
0,2
1

0,0
1
0,0
0
0,1
7
0,6
2


21
không có ý nghĩa thống kê. Điều đáng chú ý là, chỉ tiêu hệ số chuyển hóa
thức ăn (FCR) có sự sai khác (P = 0,007). FCR của lô 1, 2, 3, 4 và 5 lần
lượt là: 3,3; 3,2; 3,1; 3,1; 3,0. FCR của lô 5 (100 % gạo lật) có sự sai
khác, thấp hơn lô 1 (0 % gạo lật) và lô 2 (25 % gạo lật), các lô thí nghiệm
khác không có sự sai khác. Như vậy, khi tăng tỷ lệ gạo lật so với ngô
trong khẩu phần thì FCR giảm.
Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng có sự sai khác giữa các lô thí
nghiệm (P = 0,00). Lô 1 sai với lô 3, 4 và 5; lô 2 sai khác với lô 4 và 5.
Các lô khác không có sự sai khác. Như vậy, khi tăng tỷ lệ gạo lật trong
khẩu phần thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng tăng lên. Mặc dù lô 2 có
mức chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cao hơn lô 1 nhưng sự sai khác
này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Do đó, có thể sử dụng gạo lật
thay thế ngô ở mức 25 % so với khối lượng ngô trong khẩu phần, với giá
hiện tại.
3.4.2. Kết quả tính toán giả sử khi giá gạo lật giảm bằng giá ngô
Do thị trường biến động, tại thời điểm chúng tôi nghiên cứu, giá
gạo lật cao gấp 1,47 lần so với ngô, nên chúng ta giả sử giá gạo lật và
ngô có sự thay đổi, bằng nhau, kết quả tính toán, phân tích một số chỉ
tiêu được thể hiện tại bảng 3.17, thấy rằng, các chỉ tiêu chi phí thứ ăn,

Một số chỉ tiêu sức sản xuất của gà thí nghiệm 4 được trình bày
tại bảng 3.17. Qua bảng 3.17, chúng ta thấy, FCR và chi phí thức ăn có
sự sai khác ở một số lô thí nghiệm, các chỉ tiêu khác không có sự ảnh
hưởng bởi yếu tố thí nghiệm.
Tại bảng 3.19, thấy rằng, PI, EN không sai khác nhau giữa các
lô thí nghiệm. Như vậy chứng tỏ, xét về mặt kinh tế, nếu giá ngô bằng
với giá gạo lật thì chúng ta có thể sử dụng gạo lật thay thế một phần
hoặc hoàn toàn ngô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà F 1(♂ Ri x ♀
Lương Phượng).
Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu của gà thí nghiệm đến 84 ngày tuổi
giả sử giá gạo lật giảm bằng giá ngô, n=3


22
M
Chỉ tiêu NC

SEM

P

25140

370

0,49

58,90

66,20


2,52

0,17

2,30

2,60

0,13

0,21

Lô 1

Lô 2

Lô 3

Lô 4

Lô 5

Chi phí thức ăn (đ/kg
tăng khối lượng)

25870

25990


25660

25950

Chỉ số sản xuất (PI)

57,40

57,70

60,10

Chỉ số kinh tế (EN)

2,20

2,20

2,30

3.4.3. Kết quả chính đạt được từ thí nghiệm 4
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy: FCR và chi phí thức ăn/kg
tăng khối lượng có sự sai khác nhau giữa các lô thí nghiệm. FCR của lô
5 thấp hơn lô 1 và lô 2, các lô khác không có sai khác thống kê (P =
0,01). Tuy nhiên, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng tăng dần từ lô 1
đến lô 5 (lô 1 sai khác với lô 3, 4,5; lô 2 sai khác với lô 4, 5; lô 3 sai
khác với lô 5; P = 0,00). Các chỉ tiêu khác không có sự sai khác giữa
các lô thí nghiệm.
Khi phân tích, giả sử giá gạo lật bằng giá ngô thì các chỉ tiêu về
kinh tế (PI, EN, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng) không có sự sai

khác nhau giữa các lô thí nghiệm.
Do vậy, xét về mặt kỹ thuật, có thể sử dụng gạo lật thay thế ngô
một phần hoặc hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi gà F 1 (♂ Ri x ♀
Lương Phượng). Xét về mặt kinh tế, với giá nguyên liệu hiện tại (gạo
lật cao gấp 1,47 lần ngô), nếu sử dụng gạo lật thay ngô thì chỉ nên thay
thế ở mức 25 % so với khối lượng ngô trong khẩu phần.


23
3.5. Thí nghiệm 5. Khảo sát khả năng sản xuất thịt của gà F 1 (♂ Ri × ♀
Lương Phượng) theo mức dinh dưỡng mới khuyến cáo, trong điều kiện
sản xuất nông hộ tại Thái Nguyên
3.5.1. Kết quả và thảo luận
3.5.1.1. Một số chỉ tiêu sản xuất của gà thí nghiệm 5, giai đoạn
1 - 84 ngày tuổi
Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu sản xuất của gà thí nghiệm 5,
giai đoạn 1 - 84 ngày tuổi
Chỉ tiêu

Tỷ lệ nuôi sống
(%)

Khối lượng
bình quân lúc 84
ngày tuổi (g/con)
Tăng khối lượng
tuyệt đối
(g/con/ngày)

FCR


PI

EN

Ô
chuồng

n

Kết quả

Kết quả so với lô 5
thí nghiệm 1* (%)

1

200

96,00

99,28

2
3
Cả 3 ô
1
2
3
Cả 3 ô

1
2
3
Cả 3 ô
1
2
3
Cả 3 ô
1
2
3
Cả 3 ô
1
2
3
Cả 3 ô

200
200
600
56
55
54
165
56
55
54
165
1
1

1
3
1
1
1
3
1
1
1
3

98,00
97,00
97,00
1576,6
1500,30
1515,40
1531,1
18,33
17,42
17,6
17,79
3,03
3,17
3,08
3,09
58,13
53,77
55,4
55,77

2,51
2,27
2,35
2,38

101,34
100,31
100,31
100,61
95,74
96,71
97,71
100,33
95,35
96,33
97,37
98,06
102,59
99,68
100,00
101,48
93,87
96,72
97,36
127,41
115,23
119,29
120,81

Ghi chú: (*): lô 5 của thí nghiệm 1 là lô có mức dinh

dưỡng thích hợp, căn cứ để thực hiện thí nghiệm 5; n: số
mẫu (n của tỷ lệ nuôi sống, khối lượng, tăng khối lượng là
số con; n của FCR, PI, EN là số ô chuồng).


×