Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.28 KB, 12 trang )

Mục lục
Phần I: Phần mở đầu
1.Lý do chon đề tài.
2.Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.Phạm vi nghiên cứu.
4.Phương pháp nghiên cứu.
5.Nhiệm vụ của đề tài.
Phần II: Nội dung.
Chương I
Vài nét về vấn đề lý luận chung của công tác quản lý, xây dựng thúc đẩy phong trào
bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng đầu giỏi trong nhà
trường.
I/Vai trò của chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường.
II/Mục đích của việc quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng
học sinh giỏi trong nhà trường.
Chương II
Những kinh nghiệm quản lý, xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
trong nhà trường để nâng cao số lượng, chất lượng đầu giỏi trong học sinh.
I/Thực trạng vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường và quá trình
xây dựng, thúc đẩy việc bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.
II/Những nguyên nhân-Kinh nghiệm quản lý xây dựng, thúc đẩy công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi.
III/Một vài ý kiến đề xuất.
Phần III/Nhận xét – Đánh giá của nhà trường và phòng giáo dục – Đào tạo Hiệp
Hòa.
1
Đề tài: “Quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học
sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng học sinh giỏi trong
nhà trường”
Phần I
Phần mở đầu.


1/Lý do chọn đề tài:
Quan điểm lãnh đạo của Đảng ta là: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục
là quốc sách hàng đầu nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài”, đặc biệt năm học này là năm học thứ 2 thực hiện cuộc vận động “Hai không” với
4 nội dung của bộ giáo dục và đào tạo, với mục đích khẳng định là chống tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống hiện tượng học sinh ngồi nhầm
lớp, nâng cao thực chất chất lượng dạy và học, bên cạnh việc quan trọng là đẩy mạnh
việc nâng cao chất lượng đại trà, ngành giáo dục cũng đã đề cao yêu cầu việc bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước, đã được cụ thể hóa ở từng cấp học, bậc học.
Ở bậc THCS chính là việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo nguồn nhân tài cho
các cấp học tiếp theo.
Nhận thức rõ vấn đề này, trên cơ sở bản thân còn trẻ, có lòng nhiệt tình say mê
công tác chỉ đạo, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường.
Trong những năm học trước, thực trạng về phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi
trong nhà trường còn yếu, còn chưa được kích thích có nhiều lý do trong đó phải kể
đến là: Đội ngũ giáo viên chưa thực sự yêu nghề, nhiệt tình trong công việc. Nhiều
giáo viên trẻ trình độ kiến thức có nhưng chưa mạnh dạn lao vào cuộc, coi việc bồi
dưỡng học sinh giỏi còn nhẹ. Mặt khác là một trường nhỏ số lượng học sinh chỉ dao
động trên dưới 300 học sinh. Chính vì vậy để chọn được một đội tuyển HSG cho các
môn học trong nhà trường thực chất là vất và khó khăn.
Thứ nhất là:
Sảy ra hiện tượng một em được chọn tham gia bồi dưỡng nhiều môn.
2
Thứ hai là:
Khó đảm bảo chọn đủ số lượng HSG ở các môn học mà Phòng giáo dục tổ
chức thi.
Tuy nhiên, tất cả những khó khăn khi làm công tác quản lý chúng ta biết phân
tích từng nguyên nhân, chúng ta sẽ tìm được biện pháp khắc phục cho các nguyên
nhân đó, hơn nữa nếu khó mà chúng ta quyết tâm vào cuộc dành kết quả thì chúng ta
sẽ hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn.

Từ năm học 2006-2007 sở GD, Phòng giáo dục đưa công thức tính kết quả học
sinh giỏi của các trường thật cụ thể, khoa học và đánh giá thi đua của các trường căn
cứ chính vào kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, BGH các nhà trường phấn khởi hết
mình xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mình và coi
đây là một nhiệm vụ quan trọng.
Mặt khác đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục hyuyện nhà trẻ nhiều kinh
nghiệm đã có sự chỉ đạo cụ thể rõ ràng, khích lệ động viên và tạo điều kiện cho các
nhà trường để thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi khá thuận lợi.
Một lý do nữa phải nói đến là trong hai năm trở lại đây nhận thức của cấp ủy
đảng, chính quyền và nhân dân trong Xã Hùng Sơn về vấn đề mũi nhọn của thầy, trò
đã có sự chuyển biến sâu sắc.
Họ quan tâm đầu tư cả vật chất, tinh thần cho việc bồi dưỡng của thầy và kết
quả học tập của trò. Đây là điều kiện thuận lợi để công tác quản lý việc bồi dưỡng học
sinh giỏi của nhà trường được củng cố và phát triển.
Về phía quản lý trong nhà trường, ban giám hiệu luôn xác định rõ muốn tiếp
tục duy trì sự phát triển của nhà trường con đường tốt nhất và phải làm trước tiên là
vấn đề chất lượng giáo dục trong đó chất lượng đầu giỏi của thầy và đặc biệt của trò
đóng vai trò là then chốt, để nhằm khẳng định năng lực lãnh đạo quản lý của mình và
sự nhìn nhận của các cấp quản lý đặc biệt là nhân dân địa phương.
Từ những lý do cơ bản trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý, xây dựng,
thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao số lượng, chất lượng HSG
3
trong nhà trường. Có nhiều vấn đề cần trao đổi tuy nhiên trong khuôn khổ là sáng
kiến kinh nghiệm tôi chỉ xin đưa ra vài lý do cơ bản nêu trên.
2/Đối tượng nghiên cứu.
Kinh nghiệm trực tiếp quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường,
kinh nghiệm của các trường bạn.
Kinh nghiệm của các thế hệ quản lý đi trước.
Giáo viên bồi dưỡng và các em học sinh trong đội tuyển.
3/Phạm vi nghiên cứu.

Trường THCS Hùng Sơn và một số trường lân cận.
4/Phương pháp nghiên cứu.
Đọc các văn bản chỉ đạo, quản lý công tác bồi dưỡng HSG của phòng giáo dục
và đào tạo Hiệp Hòa, Sở GD & ĐT Bắc Giang.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi .
Trao đổi với các thế hệ quản lý đi trước, những thầy cô giáo nhiều năm kinh
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả trong và ngoài nhà trường. Một số kinh
nghiệm quản lý chỉ đạo của bản thân trong quá trình công tác.
5/Nhiệm vụ của đề tài.
Trao đổi vài nét về sự khó khăn trong công tác thành lập đội tuyển HSG.
Những kinh nghiệm của bản thân trong công tác chỉ đạo, xây dựng, thúc đẩy
nâng cao số lượng, chất lượng HSG trong nhà trường.
*
* *
Trước khi đi vào phần chính của đề tài như đã nói ở trên, đề tài này mới chỉ
dừng lại ở mức độ. Với đặc điểm là trường nhỏ do vậy chỉ trao đổi những khó khăn
trong công tác thành lập đội tuyển HSG và những biện pháp xây dựng phong trào,
thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả. Chắc chắn sẽ còn nhiều vấn
đề xung quanh việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Với nội dung như vậy mà thời gian,
không gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
4
Phần thứ II
Chương I: Vài nét về vấn đề lý luận chung của công tác quản lý xây dựng,
thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả.
* * * * * * *
Quản lý nói chung là quá trình điều khiển, điều hành một hay nhiều lĩnh vực
nhất định nhằm hướng tới mục đích và đúng ý chí của người quản lý.
Quản lý xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng HSG đạt số lượng, chất
lượng tốt thì vấn đề đặt ra ở đây là quản lý gì? Xây dựng gì? Thúc đẩy gì? Để có kết
quả tốt.

Thứ nhất:
Trước hết là quản lý: Nhiệm vụ đặt ra ở đây là vấn đề quản lý con người (Thầy
dạy và trò học ).
Quản lý hồ sơ kế hoạch và nội dung các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.
Quản lý về thời gian bồi dưỡng và kết quả bồi dưỡng từng tháng. Quản lý về chế độ
bồi dưỡng, kinh phí cho người dạy…
Thứ hai:
Về xây dựng: Là xây dựng chương, trình kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
Xây dựng ai dạy, ai học, học ở đâu?
Xây dựng thời gian dạy và học môn nào? Thời gian cụ thể cho từng tuần.
Xây dựng việc soạn các chuyên đề bồi dưỡng theo môn ở từng khối lớp.
Xây dựng nguồn kinh phí để thưởng cho thầy và trò đạt kết quả.
Xây dựng chương trình khảo sát, kiểm tra đánh giá sự tiến triển của học sinh
trong quá trình học tập.
Thứ ba:
Về thúc đẩy: Là thúc đẩy việc tăng cường động viên, nhắc nhở, quán triệt thầy,
trò tham gia học tập, giảng dậy chuyên tâm đúng kế hoạch.
Thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh bằng việc tăng cường trao đổi riêng với thầy
bồi dưỡng và trò học tập.
5

×