Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên hà nội amsterdam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.3 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI MỸ HẠNH

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
HÀ NỘI – AMSTERDAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

HÀ NỘI - 201

1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................ i
Danh mục viết tắt .........................................................................................
ii
Mục lục ................................................................................................ iii
Danh mục các bảng ......................................................................................
vi
Danh mục các sơ đồ .....................................................................................


vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI
6
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ................................................................
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................
6
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................
6
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................
9
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................
12
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến HSG và bồi dưỡng HSG ........................
12
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý ................................ 14
1.3. Mục đích, tầm quan trọng và tiêu chí để đánh giá học sinh giỏi .............
20
1.4. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động
bồi dưỡng HSG ở trường THPT ................................................................21
1.4.1. Chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG tại các trường THPT...............
21
1.4.2. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
25
1.5. Các quy định của cơ quan quản lý về bồi dưỡng HSG ..........................
27
1.5.1. Các quy định của cơ quan quản lý về đào tạo, bồi dưỡng HSG
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................................................
27
1.5.2. Quy định về thành lập trường THPT chuyên ................................ 28

Tiểu kết Chương 1........................................................................................
34
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG Ở TRƯỜNG TRUNG
35
HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI- AMSTERDAM ......................
2.1. Khái quát về Trường THPT Hà Nội – Amsterdam................................
35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường THPT chuyên Hà
1


Nội – Amsterdam .........................................................................................
35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc đào tạo của trường THPT chuyên
Hà Nội – Amsterdam....................................................................................
36
2.1.3. Cơ sở vật chất của trường ................................................................38
2.1.4. Thành tích của nhà trường ................................................................
39
2.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên
Hà Nội- Amsterdam .....................................................................................
40
2.2.1. Đặc điểm của HS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam ...........
40
2.2.2. Nội dung bồi dưỡng ...........................................................................
42
2.2.3. Hình thức bồi dưỡng ..........................................................................
43
2.2.4. Điều kiện, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác bồi dưỡng HSG ...............

46
2.2.5. Sự phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội................................ 48
2.2.6. Về thi đua, khen thưởng ................................................................ 51
2.2.7. Đánh giá chung về công tác bồi dưỡng họa sinh giỏi của trường ..............
52
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường
THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ..............................................................
58
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm
quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên
Hà Nội- Amsterdam .....................................................................................
58
2.3.2. Thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG ....................
60
2.3.3. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi ...............................................................................
62
2.3.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá ................................................................63
2.3.5. Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường- gia đình và xã hội
trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ......................................................
65
2.4. Đánh giá chung về thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ................
65
2.4.1. Mặt mạnh ...........................................................................................
65
2.4.2. Mặt yếu ..............................................................................................
66
2.4.3. Bài học kinh nghiệm ...........................................................................
66

Tiểu kết Chương 2........................................................................................
67
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2


68
CHUYÊN HÀ NỘI- AMSTERDAM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................
3.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng định hướng ................................68
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục của trường THPT chuyên Hà
Nội- Amsterdam ...........................................................................................
68
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................
69
3.2. Các biện pháp cụ thể ............................................................................
71
3.2.1. Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường PTTH chuyên Hà NộiAmsterdam ................................................................................................71
3.2.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực ................................ 73
3.2.3. Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học
liệu để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ................................75
3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục ................................ 77
3.2.5. Nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng GV tham gia
bồi dưỡng HSG ............................................................................................
82
3.2.6. Cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để khuyến
khích học sinh và GV tham gia bồi dưỡng HSG ...........................................
90
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................

92
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ..............................
93
Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................
96
97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................
1. Kết luận ................................................................................................97
2. Khuyến nghị .............................................................................................
99
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................104

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và đó
dường như đã trở thành kim chỉ nam cho con đường phát triển đất nước. Thực
tế lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt
Nam nói riêng đã khẳng định được vai trò của “người tài”. Họ chính là lực
lượng khởi đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đem đến cho mỗi quốc gia
nền văn minh, tiến bộ không ngừng. Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước, nhất là trong nền kinh tế tri thức, vai trò của “người
tài” càng tăng lên gấp bội. Chính vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi
đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của
ngành giáo dục. Công tác này được xác định là một hoạt động mũi nhọn trong
việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đang được

Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm.
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính
sách nhằm phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho
đất nước. Ngân sách nhà nước cũng được ưu tiên dành cho giáo dục, đặc biệt
chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, GV, xây dựng, cải tạo,
nâng cấp hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy và học, đổi mới nội dung
chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học và bồi dưỡng nhân tài. Hệ
thống trường chuyên và trường chất lượng cao được đầu tư xây dựng, quan
tâm về nhiều mặt nhằm khuyến khích thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng HSG,
phát triển tài năng cho đất nước. Cụ thể hơn, ngày 24/6/2010, Thủ tướng
chính phủ đã ban hành quyết định và phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống
trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020” trong đó nhấn mạnh đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng HSG và sinh viên tài năng. Điều đó đã thể hiện rõ sự quan
tâm, chú trọng đặc biệt của nhà nước đến công tác bồi dưỡng HSG và tầm
quan trọng của công tác này đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời
đại hiện nay.
4


Với ý nghĩa đó, trong những năm qua ngành giáo dục Hà Nội nói
chung và trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nói riêng đã luôn chú
trọng đến công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG và đã đạt được không ít
những thành tích đáng tự hào. Có thể nói rằng ngay từ khi thành lập đến nay
trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn là một trong những lá cờ đầu
trong công tác đào tạo HSG mang lại thành tích cao cho thủ đô và cho đất
nước. Bản thân nhà trường cũng coi đào tạo HSG là nhiệm vụ then chốt của
mình. Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là
phải quản lý công tác bồi dưỡng HSG sao cho có hiệu quả và thành tích cao
nhất. Để làm được điều đó nhà trường, đặc biệt là những nhà quản lý phải luôn
luôn nghiên cứu, học hỏi và tìm ra những biện pháp quản lý công tác này một

cách khoa học, có hệ thống và hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ cấp bách để đáp
ứng nhu cầu phát triển của giáo dục nói riêng, của xã hội nói chung và của cả xu
thế hội nhập quốc tế đang diễn ra từng ngày trong cuộc sống ngày nay.
Xuất phát từ những lý do trên học viên lựa chọn nghiên cứu vấn đề:
“Quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội –
Amsterdam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những
biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà NộiAmsterdam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG.
3.2. Khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT
chuyên Hà Nội – Amsterdam.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường
THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác bồi dưỡng HSG.
5


4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội –
Amsterdam.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác bồi dưỡng HSG hiện nay như thế nào?
- Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý công tác bồi dưỡng HSG có
hiệu quả cao nhất tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam?
6. Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà NộiAmsterdam từ trước đến nay vẫn được coi là nhiệm vụ chiến lược của nhà

trường và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Sở GD&ĐT, UBND thành phố
Hà Nội và ban lãnh đạo của nhà trường. Trải qua gần ba mươi năm hình thành
và phát triển trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã đào tạo ra rất nhiều
HSG trong nhiều lĩnh vực. Những thành tích đáng tự hào của nhà trường
trong công tác bồi dưỡng HSG đã được thể hiện qua những tấm huy chương
vàng, bạc, đồng của học sinh đạt được trong các kì thi HSG quốc tế như
Olympic quốc tế các môn hóa học, vật lý, toán học, tiếng Nga. Những thành
tích đó còn được thể hiện qua những thành công, những giải thưởng, những
tấm huy chương khi học sinh của trường tham gia các cuộc thi khoa học quốc
tế như kỳ thi IJSO (Olympic khoa học trẻ quốc tế), ISEF (Hội thi khoa học
và kỹ thuật quốc tế), và rất nhiều giải cao trong các kỳ thi HSG quốc gia và
thành phố trong các môn học. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
của trường vẫn còn một số hạn chế nhất định, nếu có các biện pháp quản lý
phù hợp hơn nữa với đặc điểm và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường với tư cách là một trường chuyên thì kết quả bồi dưỡng
học sinh giỏi sẽ được nâng cao hơn nữa.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.
6


- Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của trường
giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tập trung nghiên cứu các tài liệu về lý luận quản lý giáo dục, quản lý
nhà trường, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của nhà
nước, của Bộ GD&ĐT và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. cụ

thể là:
- Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng HSG.
- Lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý bồi dưỡng
HSG.
- Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục HS, bồi dưỡng HSG.
- Một số quan điểm về HSG, đặc điểm học tập của HSG.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng HSG.
Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá
được sử dụng để xây dựng hệ thống các khái niệm của đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chủ yếu là thu thập, xử lý các dữ liệu, tìm hiểu thực trạng. Các phương
pháp cơ bản: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, nêu vẫn đề và đề xuất những giải
pháp kết hợp với trao đổi, phỏng vấn, điều tra, thử nghiệm. Cụ thể là:
+ Phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra
Mục đích của phiếu là tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt
động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
+ Phương pháp phỏng vấn
Mục đích là thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng của công tác
quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội –
Amsterdam
+ Phương pháp thống kê toán học
7


Sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu thập được nhằm phân
tích kết quả nghiên cứu cho chính xác, khách quan.
+ Phương pháp chuyên gia
Tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia trong nghiên cứu cơ sở lý luận,
xây dựng bộ phiếu khảo sát thực trạng. Đề nghị chuyên gia gợi ý các biện pháp
quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Vận dụng những lý luận khoa học quản lý giáo dục để phân tích, đánh
giá thực trạng bồi dưỡng HSG và thực trạng quản lý bồi dưỡng HSG ở trường
THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Từ đó khái quát hoá, hệ thống hoá và rút
ra những kết luận.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận nhằm từng bước nâng cao chất
lượng quản lý công tác bồi dưỡng HSG.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi
giúp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên
Hà Nội- Amsterdam. Qua đó giúp nhân rộng kinh nghiệm quản lý và bồi
dưỡng HSG cho các trường THPT khác.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng học học sinh
giỏi tại trường Trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại
trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam trong giai đoạn
2014 - 2016
8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Ngày nay các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt,
duy chỉ có một nguồn vô tận, đó là tri thức. Có thể nói tri thức là một tài sản
vô cùng quý giá, có giá trị lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Quốc gia
nào có nhiều nhân tài, nguồn lao động tri thức dồi dào và nguồn nhân lực phát
triển thì quốc gia đó sẽ có tốc độ phát triển nhanh và chiến thắng trong quá
trình hội nhập quốc tế. Thực tế là không phải cho đến tận ngày nay tầm quan
trọng của nhân tài và bồi dưỡng nhân tài mới được chú trọng, mà từ xưa việc
phát hiện và bồi dưỡng nhân tài đã có lịch sử nghiên cứu ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Trung Quốc vốn được biết đến là một đất nước Châu Á có nền văn hóa
đồ sộ và lâu đời nhất thế giới, từ xa xưa đã rất chú trọng đến việc phát hiện và
sử dụng hiền tài. Từ đời nhà Đường những trẻ em có tài đặc biệt mới được
đến sân Rồng để học tập và giáo dục bằng những hình thức đặc biệt. Giáo dục
thời cổ đại Trung Quốc mà thật ra chủ yếu là giáo dục của Nho gia do Khổng
Tử là người tiên phong, sáng lập và ổn định được cơ sở về Nho học. Và ngay
từ triều đại Tùy, Đường đã mở khoa thi để chọn nhân tài, việc này đã xúc tiến
sự phát triển rất lớn cho nền giáo dục Nho gia. Có thể nói giáo dục của Nho
gia thời cổ đại có rất nhiều thành tựu, vì quốc gia mà đào tạo nhân tài, vì xã
hội mà bồi dưỡng ra nhiều tinh anh đóng góp rất lớn cho sự phồn vinh của xã
hội. Sau thời Tùy, Đường, triều đình có mở khoa thi để chọn nhân tài “học mà
giỏi thì có thể làm quan”, chính vì thế con em nhà bình dân cũng có cơ hội để
trở thành quan lại. Điều đó cho thấy ngay từ thời xa xưa Trung Quốc đã ý
thức được tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Và thực
tế đã chứng minh chính những tài năng được phát hiện và bồi dưỡng đã trở
9




×