ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
LÊ TUẤN DŨNG
BẢN THỂ LUẬN CỦA AUGUSTINO
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
LÊ TUẤN DŨNG
BẢN THỂ LUẬN CỦA AUGUSTINO
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Tôn Giáo học
Mã số: 60 22 03 09
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quang Hƣng
Hà Nội - 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI BẢN THỂ
LUẬN CỦA AUGUSTINO............................................................................. 7
1.1 Bối cảnh lịch sử.......................................................................................... 7
1.2 Những tiền đề tƣ tƣởng của bản thể luận Augustino .......................... 12
1.2.1 Học thuyết ý niệm của Platon ................................................................ 12
1.2.2 Học thuyết của Philon d’Alexandrie ...................................................... 24
1.2.3 Học Thuyết của Plotin............................................................................ 26
1.2.4 Kinh Thánh ............................................................................................. 30
1.3 Vài nét về thân thế, sự nghiệp của Augustino và tác phẩm Tự thuật. 47
CHƢƠNG 2. THẦN LUẬN CỦA AUGUSTINO ...................................... 56
2.1 Khái niệm về bản thể luận...................................................................... 56
2.2 Quan niệm về Chúa trời ......................................................................... 62
2.2.1 Quan hệ đức tin - lý trí ........................................................................... 63
2.2.2 Chúa trời và Christ ................................................................................ 67
CHƢƠNG 3. QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI VÀ CON NGƢỜI CỦA
AUGUSTINO................................................................................................. 85
3.1 Quan niệm về thế giới ............................................................................. 85
3.1.1 Vũ trụ luận và thuyết sáng thế ............................................................... 93
3.1.2 Quan niệm về thời gian ........................................................................ 980
3.2 Tồn tại ngƣời ......................................................................................... 853
3.2.1 Con người hiện thực............................................................................... 93
3.2.2 Bản chất của con người ....................................................................... 908
3.3 Một số đánh giá ..................................................................................... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 113
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung cổ là khoảng thời gian mà loài người từ lúc kết thúc thời cổ đại
cụ thể là từ khi đế quốc Roma tan rã vào năm 476 đến khi bắt đầu thời cận đại
với việc xâm chiếm Constantinopolis vào năm 1453 của đế chế Ottoman.
Thời kỳ trung cổ là giai đoạn mà tôn giáo cụ thể là Kitô giáo đậm đặc nhất và
trở thành nội dung chính của triết học trung cổ, một thời kỳ hoàng kim của
Kitô giáo tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa phương Tây. Phạm vi của
triết học trung cổ rộng hơn triết học kinh viện nhiều. Nếu như triết học kinh
viện chỉ thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ IX thì giai đoạn trước đã là một quá
trình dọn dẹp từ từ một cách có hệ thống cho triết học kinh viện bằng tư tưởng
của các giáo phụ. Vậy là có thể chia triết học trung cổ thành hai thời kỳ chính
là triết học thời kỳ các giáo phụ và triết học kinh viện. Cả hai thời kỳ này triết
học đều mang đậm bản sắc của Kitô giáo. Chúng ta có thể coi triết học trung
cổ là những học thuyết tư tưởng triết học của phương Tây từ Augustino, đặc
biệt với khẩu hiệu: “Hãy hiểu để mà tin và hãy tin để mà hiểu”. Một câu nói
thể hiện sự thống nhất cũng như những vấn đề đặt ra trong sự giải quyết mối
quan hệ giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giáo và triết học. Điều này cũng thể
hiện sự tương hỗ, bổ trợ cho nhau giữa triết học và tư tưởng Kitô giáo nơi lý
trí của những con người vĩ đại bổ sung những tri thức đại diện cho cái “Biết”
để củng cố “Đức tin” bền vững. Triết học gắn kết với đức tin tôn giáo và đức
tin tôn giáo ngược lại cũng vậy và sự gắn kết giữa tri thức và đức tin của các
Kitô hữu trung cổ trên điều kiện là một sự thống nhất về mặt tư tưởng. Đây
cũng là đặc điểm tư tưởng của thời đại này và không có gì quan trọng hơn sự
thống nhất này. Các quan niệm về: sự tồn tại của Chúa Trời, về nguồn gốc
của vũ trụ, sự sắp xếp hoàn hảo và tuyệt diệu của tạo hóa, nguồn gốc của con
người hay ý nghĩa và trách nhiệm trong cuộc đời của con người, về ý nghĩa
lịch sử… tất cả đều chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các quan niệm thần
1
học. Như chính Karl Jaspers khẳng định đó là nếu như có ở đâu đó thì chính ở
đây cho tới giờ tôn giáo là trật tự bền vững và có nội dung phong phú và được
hiện thực với sự trợ giúp của lý trí, không phải nhờ những huấn thị trực tiếp,
mà nhờ những con người có đức tin, bởi sự nghiêm túc và đáng tin cậy của
những con người có đức tin.
Augustino là một người sống trong thời kỳ trung cổ và đã là con người
thì bao giờ cũng vẫn là sản phẩm của thời đại khi mình sinh ra. Ông là đỉnh
cao của triết học thời kỳ các giáo phụ. Người ta đã nói về Augustino là một
một trong những người đã làm rạng danh và vẻ vang nhất cho nhân loại. Chắc
chắn người là một trong nhũng bậc vĩ nhân lớn nhất của giáo hội. Bằng chứng
đó là sự cao thượng về tinh thần và luân lý trong đời sống Kitô. Sự thánh
thiện siêu quần của Augustino từ khi trở lại, đã được các nhân chứng về đời
người xác nhận, nhất là thánh Possidius, hoan hỉ mô tả các nhân đức của
người. Cả sách Tự Thuật cũng cho thấy lòng mến Thiên Chúa của người ảnh
hưởng đến độc giả như thế nào, nơi ông vượt trội nhất đó là đức ái là linh hồn
của sự trọn lành.
Việc tìm hiểu tư tưởng của Augustino không chỉ giúp chúng ta hiểu
thêm về nhưng giá trị tư tưởng của ông để lại cho cả nhân loại mà còn giúp
hiểu thêm về con người cũng như xã hội Tây Âu thời trung cổ. Một giai đoạn
là cầu nối từ thời cổ đại đến thời cận đại. Có một giai đoạn mà người ta cho
rằng trung cổ là thời kỳ đêm tối không hơn không kém về mặt tư tưởng và
tiến trình phát triển tư tưởng của nhân loại, nhưng giờ đây người ta thấy rằng
con người trong thời kỳ trung cổ có phong độ triết học phong phú hơn nhiều,
sinh động hơn nhiều và rất cá tính. Người trung cổ đã đề cập đến nhiều vấn đề
triết học đích thực, với những phương pháp quan điểm đặc trưng của triết học
cũng như tôn giáo với mong muốn chinh phục và hướng tới chân lý khách
quan với một khát vọng cao đẹp. Thời gian trôi đi gắn liền với sự vận động
của tạo hóa, tất cả đã là quá khứ thì không thể trở về, nhưng những giá trị
2
vĩnh hằng trong triết học trung cổ thì chúng ta phải trân trọng, phải hiểu rõ
thêm và làm sống lại chúng một cách hợp lý trong bối cảnh lịch sử mới. Có
những giá trị tư tưởng của thời trung cổ vẫn còn ẩn dấu, nhưng nếu nó mang
giá trị nhân văn sâu sắc với định hướng cao cả là đưa con người tiến ngày
càng gần hơn đến những chân lý đến những giá trị đạo đức tuyệt đối thì
những tư tưởng đó sẽ không bao giờ biến mất. Chính vì thế, tôi lựa chọn đề
tài “Bản thể luận của Augustino” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về triết học trung cổ,
trong đó có đề cập đến nội dung tư tưởng thần học của Thánh Augustino. Tuy
nhiên một công trình chuyên khảo cứu về vấn đề bản thể luận của Augustino
cũng như toàn bộ nội dung tư tưởng của ông thì chưa có.
- Các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Augustino ở Việt Nam:
Hiện tại ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về tư tưởng của
Augustino còn hạn chế, chủ yếu tư tưởng của ông được trình bày trong các
giáo trình lịch sử triết học, do vậy thiếu những công trình chuyên khảo. Cuộc
đời cũng như tư tưởng của Augustino được trình bày trong các tác phẩm như:
Lê Tôn Nghiêm (2000): Lịch sử triết học Tây Phương.
Đây là công trình khảo cứu công phu của tác giả về lịch sử triết học từ
thời khai nguyên triết lý Hi Lạp đến thời trung cổ. Trong đó có những trình
bày và luận giải sâu sắc về cuộc đời và tư tưởng của Thánh Augustino.
Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2006): Đại cương
lịch sử triết học phương Tây.
Một bức tranh triết học từ thời Hi Lạp cổ đại đến tư tưởng của L.
Phoiơbắc đã được trình bày trong tác phẩm. Trong tác phẩm có đề cập đến
tổng quan cuộc đời cũng như tư tưởng của Augustino với những vấn đề cơ
bản như: Về sự nhận thức Chúa trời, về linh hồn hay tình yêu …
Đỗ Minh Hợp (2010): Lịch sử triết học đại cương.
3
Với sự cẩn thận, tỉ mỉ và những kiến giải sâu sắc tác giả đã đưa tới cho
người đọc một bức tranh sống động về lịch sử phát triển của các trào lưu tư
tưởng triết học ở cả phương Đông và Phương Tây. Ở phần triết học Trung cổ,
tất nhiên không thể thiếu được phần triết học thời kỳ các giáo phụ mà chúng
ta tìm thấy tổng quan bức tranh triết học của Augustino ở đây.
Piô Phan Văn Tình (2010): Triết học thượng cổ Tây phương ảnh hưởng
trên KiTô giáo.
Để trả lời cho câu hỏi triết lý thượng cổ Hi Lạp đã ảnh hưởng trên các
triết gia Kitô giáo như thế nào? Đâu là mức độ mà các triết gia Kitô giáo chịu
ảnh hưởng từ các triết gia thời thượng cổ Hi Lạp. Tác giả đã trình bày tổng
quan tư tưởng của đại diện cho các triết gia từ thời tiền Socrates đến thời
trung cổ về các vấn đề như: Vũ trụ quan, nhân sinh quan, Thượng đế. Trong
đó tư tưởng của Augustino được trình bày một cách khái quát nhưng cũng
không kém phần sinh động, đầy đủ và hấp dẫn.
- Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.
Trong số các giáo phụ, Augustino là một người trội vượt hẳn. Các tác
phẩm của ông đem lại một cách nhìn toàn diện về triết lý Kitô giáo. Các học
giả ở nhiều quốc gia khác nhau đã nghiên cứu các trước tác của ông. Do nhiều
hạn chế, luận văn không thể lược thảo một cách hệ thống các công trình
nghiên cứu về triết học của Augustino ở nước ngoài. Luận văn tập trung vào
các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng
Việt như:
Johannes Hirschberger: Lịch sử triết học, (người dịch: Nguyễn Quang
Hưng, Nguyễn Chí Hiếu).
Đây là tác phẩm được các tác giả dịch thuật từ nguyên bản tiếng Đức,
có độ tin cậy cao. Xuyên xuốt tác phẩm đó là tư tưởng của các triết gia trong
suốt chiều dài lịch sử với tính tôn giáo được thể hiện rõ nét. Trong đó cuộc
đời, vai trò của Augustino trong bức tranh triết học nói chung và Triết lý Kitô
giáo nói riêng được trình bày chân thực và rõ ràng.
4
Trác Tân Bình: Lý giải tôn giáo (2007) (người dịch: Trần Nghĩa
Phương)
Toàn bộ tác phẩm này đề cập đến bốn phương diện: Tôn giáo là gì, lịch
trình của tôn giáo, nghiên cứu tôn giáo và nghiên cứu về Kitô giáo. Đây là
một tác phẩm quan trọng trình bày về các yếu tố của tôn giáo một cách hoàn
bị và chi tiết chứa đựng một nội dung lớn về tri thức triết học và tôn giáo.
Xuyên suốt tác phẩm là sự trình bày về nhiều vấn đề khác nhau, đưa ra tư
tưởng của nhiều triết gia khác nhau. Trong đó có tư tưởng triết học của
Augustino với nội dung ngắn gọn, súc tích và rất sâu sắc.
Hans Kung (2010): Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo, (người dịch:
Nguyễn Nghị)
Đây là một tác phẩm thiên về khuynh hướng Thần học, Hans Kung,
nhà tư tưởng Thiên Chúa Giáo đương đại khi phân tích tư tưởng tôn giáo thế
giới đã từng nêu ra thuyết hệ thống ba sông lớn và lấy đó làm cơ sở để xây
dựng nên tôn giáo học địa chính trị của mình. Tư tưởng của Augustino được
trình bày với những điều mới mẻ và đưa ra những điểm tích cực và hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn.
Mục đích của luận văn là làm rõ quan niệm bản thể luận trong triết học
của Augustino.
Nhiệm vụ của luận văn.
Để thực hiện mục đích trên luận văn hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích bối cảnh ra đời bản thể luận của Augustinô.
- Phân tích nột dung cơ bản, giá trị và hạn chế của triết học Augustino
trên phương diện bản thể luận trong triết học của ông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu.
- Luận văn tập trung nghiên cứu bản thể luận trong triết học của
Augustino.
Phạm vi nghiên cứu.
5
- Augustino là tác giả của một công trình đồ sộ gồm nhiều tác phẩm.
Tuy nhiên luận văn tập trung nghiên cứu bản thể luận của Augustino qua tác
phẩm: Tự thuật (Confessiones).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận:
Luận văn đã sử dụng thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải quyết
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương
pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp nghiên
cứu văn bản…
6. Đóng góp của luận văn.
Luận văn hệ thống lại những tư tưởng bản thể luận trong triết học của
Augustino và những điểm tích cực và hạn chế trong tư tưởng bản thể luận của
ông.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy những nội dung triết học có liên quan đến tư tưởng triết học của
Augustino.
6
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI BẢN THỂ
LUẬN CỦA AUGUSTINO
1.1 Bối cảnh lịch sử
Về mặt thời gian chúng ta có thể xác định thời trung cổ ở Châu Âu bắt
đầu khi đế chế Roma tan rã vào năm 476 cho đến khi bắt đầu thời cận đại cới
việc xâm chiếm Constantinopolis vào năm 1453 của đế chế Ottoman. Những
năm đầu công nguyên ở các nước Tây Âu đã có sự biến chuyển căn bản trong
xã hội. Đó là sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự ra đời của chế độ
phong kiến, do những sự đấu tranh giai cấp quyết liệt diễn ra trong thời kỳ
khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ kết hợp với nó là các cuộc tấn công
của nhiều bộ lạc khác nhau.
Một loạt các nhà nước phong kiến vốn là các tỉnh thành của đế quốc La
Mã đã hình thành như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức…
Có thể chia thời kỳ trung cổ thành ba giai đoạn đó là: giai đoạn sơ kỳ,
giai đoạn trung kỳ và giai đoạn hậu kỳ.
Trong giai đoạn sơ kỳ Trung cổ về mặt xã hội, một số gia tộc thượng
lưu Rôma diệt vong trong khi số còn lại tham gia vào Giáo hội nhiều hơn các
sự vụ thế tục. Các giá trị gắn với nền học thức và giáo dục Rôma hầu như
biến mất, và trong khi năng lực biết đọc biết viết vẫn là quan trọng, nó lui
xuống thành một kĩ năng thực dụng hơn là một dấu hiệu về vị thế tinh hoa.
Trong thế kỉ 4, Thánh Hieronymus (mất năm 420) thuật lại giấc mơ thấy
Thượng Đế khiển trách ông vì đã dành nhiều thời gian đọc Cicero hơn là Kinh
Thánh. Đến thế kỉ 6, Thánh Gregorius của Tours (mất năm 594) cũng có một
giấc mơ tương tự, nhưng ở đây là bị trừng trị vì học tốc ký. Vào cuối thế kỉ 6,
những phương tiện chính cho giảng truyền của Giáo hội đã chuyển sang âm
nhạc và mỹ thuật thay vì sách. Hầu hết các nỗ lực trí thức hướng vào việc bắt
chước nền học vấn cổ điển, nhưng một vài tác phẩm độc đáo cũng được sáng
7
tác, bên cạnh những bài hát truyền khẩu mà nay đã thất truyền. Các tác phẩm
của Sidonius Apollinaris (mất. 489), Cassiodorus (mất khoảng 585), và
Boethius (mất khoảng 525) là tiêu biểu cho thời kỳ này.
Những thay đổi cũng diễn ra trong dân thường, khi mà văn hóa quý tộc
tập trung vào những bữa yến tiệc lớn tổ chức ở các sảnh đường thay vì những
mối quan tâm tới nghệ thuật. Trang phục giới thượng lưu thường đính rất
nhiều trang sức vàng. Các vị vua và lãnh chúa xây dựng một giới thân cận
quanh mình gồm những chiến binh tạo nên xương sống của quân đội. Trong
giới tinh hoa các mối ràng buộc thân tộc đóng vai trò quan trọng, bên cạnh
các phẩm hạnh như trung thành, dũng cảm, và danh dự. Những mối ràng buộc
này dẫn đến sự thịnh hành của các mối hận thù truyền kiếp (bởi nghĩa vụ trả
thù cho người thân) trong xã hội quý tộc. Hầu hết các mối hận thù này kết
thúc với những khoản bồi thường mạng người. Phụ nữ tham gia vào xã hội
quý tộc chủ yếu trong vai trò là vợ và mẹ, nhất là vị trí mẹ của một nhà cầm
quyền đặc biệt nổi bật ở Gallia, Trong xã hội Anglo-Saxon ít khi có những ấu
vương khiến cho vai trò thái hậu yếu ớt hơn, nhưng bù lại ở đây các nữ tu
viện trưởng nắm quyền rộng rãi ở các tu viện. Chỉ ở Ý dường như phụ nữ
luôn được xem là ở dưới sự bảo vệ và kiểm soát của đàn ông.
Xã hội nông thôn ít được ghi chép lại hơn nhiều so với giới quý tộc.
Hầu hết thông tin có được đến từ khảo cổ học; chỉ một vài ghi chép chi tiết về
đời sống nông dân trước thế kỉ 9 còn sót lại. Hầu hết những mô tả này gián
tiếp xuất hiện trong các đạo luật hoặc từ con mắt của những tác giả thuộc giới
thượng lưu. Những hình mẫu chiếm hữu đất ở phương Tây không đồng nhất;
một vài khu vực có đất đai rất phân tán, nhưng ở những nơi khác những điền
trang lớn lại phổ biến. Những sự khác biệt này cho phép một sự đa dạng
những nếp sống khác nhau, một số do những quý tộc địa chủ thống trị trong
khi một số cộng đồng có rất nhiều quyền tự trị. Quy mô định cư cũng rất khác
nhau: một số nông dân sống trong những làng lớn có tới 700 cư dân; số khác
8
sống trong những trang trại cách biệt nhau; và cả những vùng hai hình thức
trên trộn lẫn với nhau. Không giống như thời Mạt kỳ Rôma, không có sự chia
cách sắc nét nào giữa vị trí pháp lý của nông dân tự do và quý tộc, và một gia
đình nông dân tự do có thể nâng mình lên qua vài thế hệ nhờ phục vụ trong
quân đội để trở thành một lãnh chúa quyền lực.
Đời sống và văn hóa thành thị thay đổi mạnh mẽ trong sơ kỳ Trung cổ.
Mặc dù các thành phố ở nước Ý vẫn có người cư trú, chúng co lại đáng kể về
quy mô. Chẳng hạn Rôma, giảm từ dân số hàng trăm nghìn người xuống còn
khoảng 30 nghìn vào cuối thế kỉ 6. Các đền thờ Rôma cải thành nhà thờ Công
giáo và các tường thành vẫn được duy trì. Ở Bắc Âu, các thành phố cũng thu
hẹp, trong khi các công trình dân sự và các tòa nhà công cộng bị hủy hoại làm
vật liệu xây dựng. Sự thành lập của những vương quốc mới cũng tạo ra sự
phát triển ở những thị trấn được chọn làm thủ đô. Mặc dù từng có những cộng
đồng người Do Thái trong nhiều thành phố Roma, họ chịu đựng những thời kì
ngược đãi sau khi đế quốc cải sang đạo Kitô. Chính thức mà nói họ được
khoan dung, nhưng luôn chịu những áp lực cải đạo và có những thời kì bị xua
đuổi tới những vùng khác.
Về thương mại giai đoạn này mạng lưới giao thông giữa các miền Địa
trung Hải bị chia cắt do các cuộc di dân và các cuộc chinh phục của Hồi giáo.
Các sản phẩm thời kỳ này thường là các sản phẩm ở địa phương mà người
dân dùng chúng để trao đổi mua bán với nhau, đó là các sản phẩm bằng gốm
và các sản phẩm thủ công tinh xảo khác.
Sơ kỳ trung cổ cũng là khoảng thời gian mà Kitô giáo đang trong thời
kỳ đầu của sự phát triển. Thời kỳ này cũng là khoảng thời gian hình thành nên
những hệ thống triết học của các giáo phụ, trong đó nổi bật hơn cả là tư tưởng
của Augustino. Triết học các giáo phụ là từ ngữ được dùng để chỉ những giả
thiết, những lý do và những cơ cấu có tính cách triết lý chứa đựng trong
những sáng tác của những nhà tư tưởng thuộc Kitô giáo lúc khởi thủy, nhằm
9
biện hộ cho sự chân thực của Ki tô giáo trong bối cảnh mà tôn giáo này luôn
bị chính quyền của đế quốc Roma bách hại.
Thời kỳ đầu, Kitô giáo xuất hiện dưới hình thức cộng đoàn nhỏ theo
kiểu tổ chức công xã núp dưới bóng của đạo Do Thái. Trong các cộng đoàn
nhỏ này, tài sản là của chung. Mọi người cùng nhau cầu nguyện và bẻ bánh
gọi là thông công, về sau nó phát triển thành một tôn giáo độc lập. Những nhà
truyền giáo nhiệt thành đã không quản ngại gian khổ, kể cả tính mạng mình,
đi phát triển đạo ra các quốc gia quanh vùng, kể cả ở Roma là trung tâm của
đế chế.
Do tính chất chống áp bức, lúc đầu Kitô giáo được đông đảo quần
chúng lao động nghèo khổ tin theo. Sau này có thêm nhiều tầng lớp khác theo
đạo, trong đó có các thương nhân và tầng lớp trung lưu, họ đã mang vào trong
đạo tư tưởng của giai cấp họ nhằm thỏa hiệp với chế độ và tình trạng xã hội
đương thời.
Khi những cộng đoàn nhỏ tan rã, những cộng đoàn mới ra đời, tài sản
tăng thêm cần có người cai quản, phân phối. Cộng đoàn lớn cần phải có người
tổ chức, hướng dẫn thực hiện các nghi lễ phụng vụ cũng như trong đời sống
đạo. Đó là điều kiện cho hàng giáo phẩm đầu tiên của Kitô giáo hình thành.
Vào cuối thế kỷ II đầu thế III đã có chức Tổng giáo phụ.
Kitô giáo sơ kỳ luôn bị đế quốc Roma đàn áp. Cuộc hỏa hoạn từ 18-24
tháng 7 năm 64 sau công nguyên tại Roma, bạo chúa Nero đã lấy đó làm cớ
để bách hại đạo. Hàng ngàn tín đồ đã bị tiêu diệt. Hành động của Nero mở
đầu cho thời kỳ tàn sát tín đồ Kitô giáo kéo dài hai thế kỷ rưỡi.
Từ năm 192, Roma bước vào cuộc khủng hoảng về mọi mặt: Chính thể
quân phiệt, kinh tế văn hóa xã hội suy đồi. Đứng trước một giáo hội trên
đường phát triển, các hoàng đế Roma hoặc thỏa hiệp hoặc bách hại trên toàn
quốc. Riêng các năm từ 212 đến 249, từ 260 đến 298, tình hình lắng dịu vì các
10
vua nhu nhược, vì đạo tổ hợp hoặc vì cần các tín hữu góp phần chống lại man
dân.
Chiếu chỉ Septimus 202 cấm theo đạo, dạy đạo. Decius (khoảng 201251) chủ trương giam hậu, dụ dỗ bắt lao động nặng và phát thẻ xông hương.
Thời Valerius (257-260) cho quan địa phương thu tài sản. Nhưng từ năm 298,
giáo hội trải qua cơn hồng thủy thời Diocletianus khi ra lệnh bách hại đạo
hàng loạt ở các địa phương.
Đầu thế kỷ thứ IV các hoàng đế Roma đã thay đổi thái độ với Kitô giáo
vì thấy đế quốc không còn sự hỗ trợ nào tốt hơn là những tín đồ Kitô giáo. Để
tránh nguy cơ bị suy sụp, giữ được tình hình ổn định đế quốc Roma đã tiến
hành một loạt cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có việc nhận thức
lại Kitô giáo.
Năm 313, hoàng đế Constantinus cùng một hoàng đế Đông phương là
Licinius đã ký chiếu chỉ Milan cho Kitô giáo tự do hoạt động. Cho đến năm
325, giáo hội Kitô giáo được chính thức thành lập và trở thành chỗ dựa của đế
quốc Roma. Năm 357, hoàng đế Constantinus trước lúc qua đời đã chịu phép
rửa tội. Đây là hoàng đế Roma đầu tiên theo Kitô giáo.
Vào cuối thế kỷ IV, Kitô giáo đã chính thức trở thành quốc đạo của đế
quốc Roma. Nếu như trước đây, nhà nước đàn áp Kitô giáo thì nay tất cả
những tôn giáo, tín ngưỡng ngoài Kitô giáo đều bị dẹp bỏ. Năm 319, hoàng
đế cấm thực hành ma thuật và bói ruột thú. Năm 326, Constantinus cấm dâng
lễ tế thần. Năm 392, hoàng đế trưng thu các đền thờ ngoại giáo hoặc phá hủy.
Năm 395, những ai theo lạc giáo đều bị tước quyền công dân. Nhiều đền thờ
thánh ngoài Kitô giáo trong đế quốc Roma hoặc bị phá hoặc được sửa chữa
thành thánh đường Kitô giáo.
Từ năm 423 trở đi, tại miền Đông đế quốc Roma các tôn giáo thờ thần
chấm dứt hoạt động, các đền thờ thần ngoài Kitô giáo cũng bị đóng cửa. Kitô
11
giáo từ đây trở thành tôn giáo duy nhất tồn tại trong đế quốc Roma, có điều
kiện hình thành và tổ chức giáo hội.
Từ thế kỷ IV, đế quốc Roma rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng. Nô lệ, dân lao động nghèo nổi lên khởi nghĩa liên tục ở nhiều vùng
khác nhau trong đế quốc, chính quyền Roma không thể nào đàn áp nổi. Năm
476, đế chế Roma vốn tồn tại từ năm 753 trước công nguyên đã bị sụp đổ.
Sau khi đế chế Roma sụp đổ, giáo hội lợi dụng thời cơ củng cố thế lực,
mở rộng phạm vi ảnh hưởng bằng cách tách dần khỏi sự kiểm tỏa của đế quốc
Byzantine và mua chuộc các tiểu vương quốc và các bộ lạc lúc đó vẫn bị xem
là man di.
Các giáo phụ đầu tiên, trong đó có thánh Augustino sống trong khoảng
thời gian này với rất nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phải đưa
ra những hệ thống lý luận nhằm chứng minh cho chân lý Kitô giáo phù hợp
với lẽ phải và lòng tin, biến Kitô giáo trở thành một tôn giáo phổ quát cho
mọi người. Giữa triết học và thần học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng ở các giáo phụ, tư tưởng của họ thiết yếu có tính cách thần học hơn
triết học. Triết học được dùng để làm phương tiện hoặc là để đối chiếu hoặc là
để minh chứng thêm cho những chân lý tôn giáo.
1.2 Những tiền đề tƣ tƣởng của bản thể luận Augustino
1.2.1 Học thuyết ý niệm của Platon
Một trong những việc Augustino phải làm trong quá trình xây dựng thế
giới quan Kitô giáo của mình là chứng minh rằng những giá trị văn hóa Hi
Lạp – La Mã cổ đại nói chung, triết học khoa học nói riêng không còn thích
hợp nữa trong hoàn cảnh lịch sử mới. Giờ đây mọi nẻo đường tư duy triết học
và khoa học đều hướng đến một chân lý duy nhất mà việc nhận thức yêu cầu
phải có cả lý trí và đức tin, trong đó đức tin đóng vai trò quyết định. Để thực
hiện nhiệm vụ này Augustino tổng kết, hệ thống và đánh giá các tư tưởng
trong quá khứ.
12
Có thể nói tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học của
Augustino là triết học cổ đại và Kinh thánh. Trong đó triết học cổ đại ông đã
chịu ảnh hưởng nhiều của triết học Platon và phái Platon mới, ở phái Platon
mới ông đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi triết học của Plotin.
Từ học thuyết Ý niệm của Platon Augustino đã làm sáng tỏ bức màn bí
mật, thần thoại che kín vũ trụ khả niệm, yếu tính trùng với trí năng của thiên
chúa mà ta gọi là Ngôi Lời. Do đó tất cả những gì hiện hữu, chỉ hiện hữu bằng
cách thâm nhập vào ý niệm của Ngôi Lời. Ngôi Lời là suối nguồn của mọi
thực tại. Nhờ sự vật, ta có thể hiểu được vẻ đẹp của Ngôi Lời. Vẻ đẹp của sự
vật chỉ là dấu tích vẻ đẹp của Thiên Chúa, sự hoành tráng thể hiện thông qua
vẻ đẹp của tạo vật thể hiện quyền năng của Thiên Chúa.
Học thuyết ý niệm của Platon thường được coi là nền tảng trong tư
tưởng của Platon. Mục đích của học thuyết là trình bày về thực tại, nghĩa là về
nguồn gốc của thực tại và thực tại là gì. Việc chính yếu ở đây là Platon muốn
xác định thế nào là một thực tại hay một hữu thể. Theo ông, những gì giác
quan vật lý của chúng ta đem lại thường hay thay đổi và không thể xem đó là
các thực tại, giác quan của chúng ta đem lại hình ảnh về thế giới khi thế này
khi thế khác. Vậy Platon cho rằng chỉ những gì là đối tượng của lý trí của ta
thì mới đáng gọi là thực tại, là hữu thể vì những yêu sách của lý trí đòi hỏi
những đối tượng phải trường tồn, luôn luôn đồng tính với chính mình. Vậy
trong trần gian này, trong thế giới vật lý này khó có thể tìm được những gì có
tính cách trường tồn và đồng hóa với chính mình như vậy. Những đặc điểm
nêu trên chỉ có ở một lí giới bên ngoài, siêu việt, tại đây mới có được những
thực tại lý tưởng thường tồn và luôn luôn đồng tính với chính mình.
Qua sự kế thừa học thuyết tri thức từ Socrate và trên căn bản này Platon
đã xây dựng nên học thuyết về thực tại của ông và cũng từ đây chúng ta nhận
thấy một khuynh hướng rõ ràng trong ông đó là khuynh hướng duy niệm. Có
thể nói Platon đã xây dựng một siêu hình học hoàn toàn mới mẻ đặc biệt của
13
riêng ông từ tri thức luận của Socrate. Ở Platon tri thức không phải là một tác
động của cảm giác, tri thức không phải một thường kiến và tri thức cũng
không phải là là một phán quyết. Tri thức phải là một tác động xây trên nền
tảng của thực tại hay Hữu thể, hơn thế nếu hữu thể và thực tại được cấu tạo
bằng những tương quan luận lý thì tri thức còn phải là hình ảnh chân thực của
những tương quan ấy.
Ở tri giác Platon cho rằng, tri thức không thể căn cứ trên những cảm
tưởng của cảm giác mà là trên sự suy luận về chúng, cảm tưởng thuần túy
không thể đem đến chân lý được về thực tại được. Tri thức là một thế giới
mênh mông huyên bí, vượt ra ngoài cảm giác nhất thời, cá biệt của con người.
Tại thường kiến Platon chủ trương những thường kiến thường không
dựa trên quy luật tri thức. Chúng có thể đúng và cũng có thể sai. Trong một
trường hợp này thì chúng đúng, những chúng có thể sai trong nhiều trường
hợp khác. Vậy là tính phổ quát đã không tồn tại ở thường kiến không được
xây dựng trên quy luật. Giống như một quan tòa và luật sư, họ có thể xử đúng
trong một vụ việc mà họ không trực tiếp chứng kiến, nhưng kiến thức trực
tiếp về vụ việc là thứ không có ở đây. Vậy tri thức phải căn cứ vào điều gì?
Platon cho rằng tri thức phải căn cứ trên thực tại hay Hữu thể, đó là cái luôn
luôn trường tồn. Cũng tại điểm này, Platon đã khéo léo kế thừa học thuyết tri
thức luận của Socate thành học thuyết về các ý niệm và nói về Platon là nói
về học thuyết ý niệm. Ông không chỉ xây dựng một siêu hình học cho riêng
mình mà còn tạo tiền đề cho những kế thừa biến đổi trong học thuyết của các
giáo phụ sau này và đặc biệt là Augustino.
Trong huyền thoại hầm núi, những ý nghĩa căn bản về thực tại đã được
nói ra. Câu chuyện giả tưởng có một cái hang, trong hang là một số người bị
nhốt trong trạng thái, tay, chân, cổ đều bị xích, họ không thể nào nhúc nhích
hoặc di chuyển được, họ chỉ nhìn được những gì xuất hiện trước mắt, trong
hang có một ngọn lửa cháy sáng trên cao, đó là ánh sáng giúp họ nhìn được
14
những gì xuất hiện phía trước. ngoài kia là một con đường với một bức tường
ngăn cách. Mọi người đi lại trên con đường và bóng của họ in lại trên bức
tường trong ánh sáng mặt trời. Những tù nhân bị giam hãm đã tưởng rằng cái
họ nhìn được là thực tại, nhưng họ đã nhầm đó chỉ là những cái bóng. Một
ngày kia, một người thoát khỏi sự giam cầm, anh ta bước ra ngoài hang và
biết rằng những gì mình đã từng coi là thực tại chỉ là những hình bóng. Sau
những phút đầu bị lóa mắt bởi ánh sáng mặt trời, anh ta đã nhìn thấy những gì
là sự thực mà hàng ngày vẫn in bóng trên bức tường.
Qua huyền thoại này Plaon đã phân biệt vạn vật thành hai thế giới, một
là thế giới vật giới được tượng trưng bằng đời sống trong hầm núi, hai là thế
giới lí giới được tượng trung bằng đời sống dưới ánh sáng mặt trời. Những
bóng in trên tường hầm là những gì các tù nhân coi là thực tại, nhưng sự thực
đó chỉ là các ảo ảnh. Kiến thức của mọi người trong hầm núi đều là những ảo
tưởng, những thường kiến và sai lầm. Cuộc sống dưới ánh sáng mặt trời là lý
giới, những thực tại mà anh ta thấy là những lý tưởng và lý tưởng của những
lý tưởng, hay ý niệm cao nhất được tượng trưng là mặt trời. Nguồn ánh sáng
rực rỡ đó là cái Thiện, nhờ sự soi sáng của cái thiện mà mọi thực tại thành
thực tại.
Vậy là những ý niệm của lý giới mới thực sự là những thực tại đích
thực. Những ý niệm thực tại hơn những sự vật khả giác của thế giới vật giới.
Những ý niệm là những gì duy nhất thực sự tồn tại và những sự vật khả giác
chỉ có một thực tại vay mượn từ thực tại của những ý niệm. Điều này nói lên
rằng với Platon hay xa hơn về trước đó là Parmenide thì thực tại là những gì
đơn nhất và luôn luôn ở tình trạng đơn nhất, những gì biến dịch thì không bao
giờ là thực tại. Các sự vật khả giác chỉ là những bắt chước, những ẩn dụ, mô
phỏng, chúng luôn luôn, biến dịch và bất toàn ngược lại những ý niệm là mẫu
mực, là mô phạm hằng cửu theo đó mà các sự vật khả giác được cấu tạo nên.
Một điều đặc biệt là thế giới những ý niệm cũng có tôn ti đẳng cấp. nếu ở các
15
sự vật khả giác của thế giới vật giới, tồn tại những sự vật bất toàn nhất đến
các sự vật cảm giác hoàn hảo nhất, thì ở lý giới, các ý niệm hạ đẳng liên đới
với những ý niệm thượng đẳng và cứ thế đi lên đến ý niệm cao nhất, đó là ý
niệm của các ý niêm, đó là cái Thiện. Cái Thiện thì bao hàm và thâu tóm tất
cả.
Theo nguyên ngữ: danh từ học thuyết những ý niệm được dịch từ tiếng
châu Âu: Theory of ideas hay of Forms. Tất cả những lối dịch này thoát thai
từ nguyên ngữ Hi Lạp đã được chính Platon dùng bằng danh từ Idein, từ này
có nghĩa là tác động nhìn xem, do đó mới có những danh từ như idea và Eidos
có nghĩa là: ý tưởng, ý niệm, lý tưởng, lý niệm hay linh niệm. Có lẽ khó có lối
dịch nào là hoàn hảo cả vì qua lối hiểu của Platon idea hay Eidos có ý nghĩa
khá phức tạp. Với triết học của Platon theo nghĩa triết lý Idea có nghĩa là hình
thúc, hay loại các sự vật bao hàm lý trí và trí khôn, đó là một mô phạm hằng
cửu và bất biến, còn theo nghĩa luân lý nó là ý niệm chung tổng quát của sự
vật được rút ra qua sự quan sát và phân tich bằng ý chí của con người.
Học thuyết ý niệm của Platon là một khoa học về những trực giác tiên
thiên và về lý luận, đây là khoa học về lý tưởng và biện chứng pháp là
phương pháp của khoa học này.
Theo Platon có một sự liên hệ gần gũi giữa toán học với biện chứng
pháp. Toán học theo ông là một khoa học với những trực giác tiên thiên, do
đó khoa học này sẽ hướng dẫn con người vươn tới những đối tượng khả tri,
tuy nhiên đạt tới tột đỉnh của khả tri thì Toán học chưa. Với việc xem xét
những tương quan giữa cái lớn và cái nhỏ, toán học chỉ đem lại cho chúng ta
những tương quan tương đối, còn biện chứng pháp xét cả nhứng tương quan
để nhờ đó vươn tới một cái gì bên ngoài chúng và tuy toán học lĩnh hội được
những gì của thực tại nhưng vẫn là như trong giấc mơ. Biện chứng pháp chỉ
xây dựng trên những khái niệm khi mà phương pháp này đã vượt ra khỏi mọi
tiền đề để vươn tới một khởi điểm không tiền đề. Bằng biện chứng pháp, tư
16
tưởng lý luận đạt được khởi điểm này ở chỗ nó không chấp nhận những tiền
đề kia là tối hậu, đó chỉ là khởi điểm để vươn tới những gì là khởi điểm đích
thực là nguyên lý của mợi sự. Vậy là biện chứng pháp vươn tới nguyên lý tối
hậu của mọi sự vật, vì vậy nó là kết quả duy nhất sau khi đã bỏ tất cả những
giả thuyết và tiền đề. Biện chứng pháp đạt được nhưng tri thức yếu tính của
sự vật, cái gì luôn luôn đồng tính với chính mình, tri thức vua của mọi tri
thức.
Có thể nói biện chứng pháp của Platon là vận hành của trí khôn con
người trong tiến trình của nó để vươn tới trí thức tuyệt đối. Vì vậy Platon cói
đây là khoa học cao siêu nhất.
Theo nội dung có thể nói bản chất của những ý niệm trong học thuyết
những ý niệm của Platon đó là:
Ý niệm là nguyên nhân được cơi như mô phạm cho những sự vật mà sự
cấu thành của chúng đã được ghi trên bản tính của chúng từ đời đời.
Trong thế giới vật chất có những đặc tính của sự vật như: cứng, mềm
dẻo, dễ cháy… nhứng đặc tính này tồn tại mà không thể tách rời khỏi vật
chất. Những đặc tính không thể hiện hữu biệt lập, bên ngoài bản chất, vì đặc
tính phải mượn thực tại từ những bản chất. Trong khi đó, bản chất có thực tại
của riêng mình.
Đới với Platon, bản chất hay bản thể là cái gì tự mình có tất cả thực tại
của mình, nó là nguồn suối cho các thực tại khác, là nền tảng cho mọi cái
khác. Từ Substance bắt nguồn từ tiếng La Tinh, Substance có nghĩa là đứng
dưới làm nền tảng. Vậy trước hết, những ý niệm là những bản thể mà nó là
thuộc tính cho tất cả vạn vật, bản thân nó không chịu có một nền tảng nào
khác ngoài nó cả. Ý niệm có tính cách vững chắc và tôn trọng sự đồng tính
với chính mình.
Đây là những kiến thức mà triết lý Kitô giáo đã kế thừa cho những sự
luận giải Chúa trời của mình.
17
Tiếp đó, những ý niệm đều có tính cách phổ biến, ở đây ý niệm không
phải là một sự vật đặc thù nào cả. Ví dụ: ý niệm về con hổ, ở đây không phải
là một con hổ cụ thể nào cả mà đó là khái niệm tổng quát về hổ, về tất cả con
hổ.
Những ý niệm chắc chắn không phải là một sự vạt cụ thể, không có ở
thực tại vũ trụ, vì nếu có ở thực tại vũ trụ thì chúng ta có thể gặp những ý
niệm này rồi. Những ý niệm là những phổ biến niệm. Con người ai cũng có
hoạt động tư duy, suy nghĩ về thế giới xung quanh. Nhưng những ý niệm
cũng không phải của riêng một ai cả, hay của một thượng đế nào đó trên kia.
Những ý niệm thì tự nội và không lệ thuộc vào một bộ óc chủ tri nào.
Tồn tại một cách đơn nhất, bất biến bất diệt không lệ thuộc vào không
gian hay thời gian và là yếu tính của muôn vật cũng là những bản chất của
nhứng ý niệm. Nói tóm lại với những đặc tính trên, rõ ràng Platon đã chủ
trương trình bày những ý niệm vượt trên những sự vật khả giác và cấu thành
nên thế giới của nhũng ý niệm. Những ý niệm này là nguyên nhân làm cho sự
vật hiện hữu, nên chúng cũng là đối tượng tri thức cho con người.
Nếu như các triết gia trước Socrate đã giải thích thế giới này dựa trên
những nguyên chất, hành chất sơ bản. Theo đó, một đàng vũ trụ được cấu tạo
bằng những nguyên chất sơ bản duy nhất nào đó trong các hành chất hữu hình
mà giác quan của ta cảm nhận được như: nước, khí lửa… Một đằng vũ trụ
được cấu thành từ nhiều hành chất hợp lại, nghĩa là thay vì xây dựng tất cả sự
hình thành và phát triển của vạn vật trên một nguyên chất trường tồn duy nhất
điển hình như trường Phái Êlê, các triết gia đi sau muốn phân tán các nguyên
chất trường tồn thành nhiều hành chất.
Platon không đồng tình với quan điểm này khi ông cho rằng: những gì
là của thế giới vật chất không phải là thế giới của thực tại đích thực thì cũng
không thể là thế giới của nguyên nhân đích thực được. Nguyên nhân đích thực
18
chỉ có trong thế giới khả tri, vì nguyên nhân đích thực không là gì khác hơn lý
tưởng.
Theo những đặc tính trên thì rõ ràng Platon đã chủ trương có một thế
giới những ý niệm không thay đổi, siêu việt, không thể bị tiêu diệt, một thế
giới tự nội, không bao giờ chấp nhận một cái gì từ ngoài vào. Một thế giới
không bao giờ biến đổi thành cái khác chỉ được lãnh hội bằng lý trí, trí khôn
của con người. Đối lập với thế giới những ý niệm đó là thế giới của những sự
vật khả giác đầy phi thực, luôn luôn thay đổi và không bao giờ vững chắc và
được lĩnh hội bằng cảm giác.
Một số học giả cho rằng lập trường nhị nguyên của Platon là rõ ràng,
khi nghiên cứu học thuyết ý niệm của ông với một bên là thế giới biến dịch
của những sự vật theo thời gian và một bên là thế giới hàng cửu trường tồn
của những ý niệm, trong thế giới ý niệm thì ý niệm cao nhất đó là cái Thiện.
Nhưng có phải chỉ có những ý niệm về những sự vật tốt đẹp hay không hay
còn có cả ý tưởng về những sự vật xấu xí, có thể chúng đã tương quan với
nhau không?
Bên cạnh quan niệm về bản thể luận nêu trên, quan niệm về con người
cũng là một phần quan trọng trong triết học của Platon và cũng là tiền đề ảnh
hưởng đến quan niệm về con người của Augustino sau này. Platon qua niệm
con người được chia thành hai phần đó là thể xác và linh hồn. Trong đó linh
hồn thì bất tử và thể xác thì chết đi và tan biến theo thời gian. Linh hồn thì bất
tử và trải qua nhiều tiền kiếp, đó cũng là lý di tri thức hiện diện trong linh
hồn. Qua nhiều kiếp sống khác nhau linh hồn đã có những tri thức nhất định
trong cuộc sống và việc ở kiếp này của con người đó là hồi niệm lại những tri
thức ấy nhờ linh hồn bất tử của mình. Vậy là tri thức nói chung theo Platon
chỉ là một sự hồi nhớ lại, và tiến trình phát triển của tri thức con người là một
tiến trình lâu dài, nó gợi đến những gì bí ẩn, xa xăm ở tiền kiếp, nơi mà linh
hồn đã tồn tại từ giờ khai sinh. Nếu như tri thức theo tư tưởng của Socrate chỉ
19
là tri thức trong phạm vi luận lí, thì dưới ảnh hưởng của Pythagore, Platon cho
rằng tri thức còn là tri thức toán học. Có thể nói hồi niệm là việc khám phá về
tri thức tiên thiên và thấy được tính độc lập của tri thức.
Platon coi sự kết hợp giữa thân xác và linh hồn nơi con người là một sự
kết họp uyển chuyển, thể xác được coi như một cỗ xe lăn và là hình thức biểu
hiện bên ngoài của linh hồn, con người thật sự chính là linh hồn còn thể xác
chỉ là cái bóng, thể xác nói cho cùng như là một nhà tù giam hãm linh hồn.
Nơi thế xác những dục vọng bắt nguồn và xuất hiện sự tham lam ăn uống
hàng ngày, thói kiêu căng ngạo mạn, những sự vui mừng quá thể hay những
nỗi buồn sợ hãi. Khó có thể suy ngẫm một cách hợp lý khi linh hồn bị giam
hãm trong thể xác như vậy. Platon cho rằng chính những ham muốn của cải,
dục vọng bắt nguồn từ nhu cầu của thể xác là nguyên nhân cho chiến tranh và
trạng thái mâu thuẫn giữa con người với con người. Cần phải thoát khỏi sự
rằng buộc của thể xác càng lớn càng tốt. Linh hồn cần giữ được sự tinh khiết
của chính linh hồn. Vậy là toàn bộ sự quan tâm của Platon vào con người tập
trung vào linh hồn. Vậy linh hồn xuất hiện do đâu, dưới một lớp vỏ thần bí
Platon cho rằng linh hồn con ngươi do Thượng đế tạo ra. Tuy nhiên linh hồn
con người không phải được tạo ra bằng linh hồn thế giới, như một bộ phận
của linh hồn thế giới. Cũng với những thành tố như nhau tạo hóa đã tạo nên
linh hồn thế giới và linh hồn con người nhưng với cách thức pha trộn khác
nhau. Ông quan niệm mỗi linh hồn cư ngụ trên những vì sao, mỗi linh hồn là
một cá thể và có bao nhiêu linh hồn thì cũng có bấy nhiêu các vì sao. Tạo hóa
cũng ban cho linh hồn một số phận bất di bất dịch, có năng lực tiếp nhận chân
lý và giá trị qua đây định hướng cho các loài sinh vật. Tạo hóa đưa linh hồn
đến những tồn tại hữu hình, đó là thân xác con người, linh hồn giúp con người
lớn lên, trưởng thành. Để rồi khi thân xác chết đi thì thượng đế lài tiếp nhận
linh hồn. Một chuyến hành trình mới lại bắt đầu với linh hồn.
20
Phải khẳng định rằng, từ những gì trên đây, bản chất của cả linh hồn
con người và linh hồn thế giới đều mang bản chất tinh thần vô hình, phi vật
chất, siêu trần thế. Cả hai đều do thượng đế tạo nên, khi kết hợp với thể xác
linh hồn sinh ra các tri giác cảm tính. Linh hồn có ba bộ phận đó là: lý trí hay
còn gọi là linh hồn lý trí tồn tại dưới dạng tư tưởng thuần túy, phi cảm tính,
linh hồn ý chí, cơ sở cho tính tự trọng, gan dạ và hi vọng và cuối cùng là linh
hồn cảm xúc bản năng, cơ sở của những khát vọng ham muốn hay không ham
muốn, nhu cầu tình cảm, ăn uống và nhu cầu được an tâm. Mặc dù linh hồn
có nhiều bộ phận như trên nhưng Platon khảng định cấu tạo nên con người chỉ
bằng một linh hồn duy nhất. Từng bộ phận của linh hồn sẽ phân tán trên từng
bộ phận của cơ thể con người. Có thể nói, sự quan tâm của Platon phần lớn
dành cho linh hồn lý trí còn phần linh hồn ý chí hay linh hồn cảm xúc không
được ông quan tâm nhiều.
Ở Platon, linh hồn không chỉ là một thực thể tinh thần, mà công là
nguyên lý vẫn động của sự sống. Có hai dạng vận động thường được quan
niệm đó là vận động cơ học và vận động tùy hứng. Vận động cơ học là vận
động yêu cầu cần một cú hích từ bên ngoài còn vận động tùy hứng thì đã có
sẵn xung lực vận động, tức là tự vận động. Trong thế giới vật chất này, nơi
nào có sự sống thì nơi đó có tự vận động, điều này thể hiện không chỉ ở con
người mà còn ở thế giới các loài động vật và thực vật. Sự tự vận động này có
được theo Platon là do có linh hồn.
Vậy là linh hồn không chi thuần túy là tin thần, mà linh hồn còn là
nguyên lý của sự sống nữa. Bên cạnh vai trò tâm lý linh hồn còn đóng vai trò
là vũ trụ luận, linh hồn là nền tảng cho sự sống trên thế gian này và thậm chí
còn là nền tảng cho sự vận động trong thế gian này. Tự vận động giờ đây
được coi là khởi nguyên, cái tâm lý được coi là cái khởi nguyên tự vận động.
Có nhiều quan điểm khác nhau về quan niệm con người của Platon,
trong đó đặc biệt là nguồn gốc, vai trò và bản chất của linh hồn. Sự bất tử của
21
linh hồn xuất phát từ chính bản thân nó gợi cho chúng ta liện tưởng đến sự
chứng minh bản thể luận cho sự tồn tại của Thượng đế. Những suy tư bất hủ
của Platon đã được các nhà tư tưởng sau này quay về, tìm hiểu và kế thừa, gọt
dũa bổ xung thêm những điều mới mẻ, lý thú. Dưới nhiều hình thức khác
nhau, tư tưởng của Platon còn sống mãi đến tận ngày nay. Đặc biệt là quan
niệm linh hồn, xuất phát từ một thế giới khác và là bản chất của con người,
quan niệm này thật gần gũi với quan niệm của Kitô giáo.
Trong tư tưởng của Platon mà nơi đây đặt nền tảng cho sự phát triển
của những tư tưởng của các triết gia trường phái Platon mới sau này, đặc biệt
là Plotin, triết gia rất có ảnh hưởng đến tư tưởng của Augustino, không thể
không đề cập đến quan niệm về Chúa trời.
Với Platon, tôn giáo dường như là lĩnh vực của trái tim, tuy nhiên Chúa
trời không chỉ là đối tượng của đức tin mà còn là đối tượng của tri thức nữa.
Có hai cách thức để khẳng định sự tồn tại của Chúa trời. Đó là cách thức vật
lý và cách thức biện chứng dẫn tới chứa trời.
Trong cách thức vật lý tới Chúa trời, từ xuất phát điểm về quan niệm
của vận động Platon cho rằng: vận động là một điều không thể bàn cãi, nhưng
vận động như đã nói ở trên đó là tự vận động tức là tự sự vật đã có xung lực
vận động hay vận động nhờ xung lực từ bên ngoài. Tất cả mọi vận động nhờ
cái khác, nhờ xung lực từ bên ngoài thì cuối cùng cũng phải quay về với sự tự
vân động đầu tiên. Cái tự vận động phải là cái có trước. Từ sự hiển nhiên vận
động này ta suy ra trong thế giới có nguồn gốc vận động. Đó là linh hồn, khi
mà linh hồn có trước thể xác. Các nhà triết học trước Socrate đã không nhận
thấy điều này và học đã đi vào ủng hộ chủ nghĩa vô thần. Theo Platon, linh
hồn nào tốt thì sẽ tạo nên những vận động có trật tự, được sắp xếp. Linh hồn
nào xấu thì những vận động xuất phát từ nó thường tùy tiện, lộn xộn. Có
những linh hồn thống trị, tạo nên sự vận động của vũ trụ, đây là những linh
hồn tốt và được sắp xếp quy củ. Linh hồn tối cao nhất mà từ đó được vận
22