Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bị và câu bị động trong tiếng việt (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 11 trang )

"BỊ" VÀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIÉNG VIỆT
Lâm Minh H oa’

1. Dẩn nhập
1.1. Tiếng Việt có câu bị động hay không là một vấn đề cho đến nay giới ngôn
ngữ học Việt Nam vẫn còn nhiều kiến giải khác nhau. Trong khi khá nhiều ý kiến
phủ nhận sự tồn tại của câu bị động, cũng có những quan điểm khẳng định sự hiện
hữu của kiểu câu này trong tiếng Việt. Cả hai chiều ý kiến đối nghịch đó cùng gợi
mở ra những hướng đi tiếp trên con đường nghiên cứu về câu bị động tiếng Việt.
1.2. Lời giải cho câu bị động tiếng Việt cần khảo sát trên cả hai bình diện từ
ngữ và cấu trúc cú pháp.
Trên bình điện từ ngữ, vấn đề chủ yểu liên quan đến hai từ bị và được. Bài viết
này xin bàn riêng về từ bị mà tạm gác lại từ được.
Trên bình diện cấu trúc cú pháp, điều m ấu chốt là hiện tượng đảo ngược trật tự
diễn tổ của động từ làm vị ngữ trong câu cũng như sự đối lập về cẩu trúc cú pháp
giữa hai kiểu câu chủ động và bị động.
2. Từ bị trong tiếng Việt hiện đại
2.1.
Bị là một từ Hán Việt được du nhập từ tiếng Hán, nhưng mức độ ngữ pháp
hỏa của bị trong tiếng Việt hiện đại đã có phần khác biệt rõ rệt so với tiếng Hán.
- Trong tiếng Hán cổ,
(bị) vốn là một danh từ, chỉ cái chăn dùng để đắp (ý
nghĩa này vẫn được giữ nguyên trong tiếng Hán hiện đại), sau chuyển hóa thành
động từ với nghĩa "che phủ", "bao trùm", "trải khắp" như trong tổ hợp "trạch bị hậu
thế" (ân huệ trải khấp các đời sau), rồi chuyển dần sang nghĩa "mắc phải", "gặp phải"
như trong tổ hợp "bị tai'' (gặp phải tai vạ), "bị nạn" (gặp phải tai nạn), v.v... Chức năng
kết hợp với danh từ này được mở rộng tiếp sang hướng kết hợp với động từ. như "bị
xâm'' (bị xâm lược), "bị nhục" (bị sỉ nhục), v.v... Đây chính là một bước đệm quan
trọng để bị chuyển hóa thành một giới từ biểu thị nghĩa bị động trong tiếng Hán.
- Theo các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, kiểu câu bị động thường được gọi là
(câu chữ bị) trong tiếng Hán bẳt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ III


* GS., Trường Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương, Quảng Đông, Trung Quốc.

708


"BỊ" VÀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIỂNG VIỆT

trước Công nguyên, và quá trình hư hóa của từ bị kết thúc vào khoảng cuối đời nhà
Hán và được phát triển mạnh từ đó cho đến đời nhà Dường. Nhưng ngữ nghĩa
không may, bất lợi của "câu chữ bị" không phải do kiểu câu bị động mang lại, mà là
tàn tích của động từ bị tuy đã hư hóa nhưng vẫn được bảo lưu lại một phần1.
- Trong tiếng Hán hiện đại, khi diễn đạt nghĩa bị động, bị hiện hữu trong cả hai
dạng thức "bị N V" và "bị V". Có ý kiến cho ràng, từ bị trong dạng thức "bị V" là
bán động từ chứ không phải là giới từ như trong dạng thức "bị N V", bời giới từ chi
có thể hiện diện trước danh từ mà không thể được đặt trước động từ. Nhưng ý kiến
phản bác lại khẳng định rằng, dạng "bị V" chì là kết quả rút gọn của dạng "bị N v \
những tổ hợp như "bị bắt'1, "bị vậy", "bị cướp", v.v... trong tiếng Hán hiện đại nên
được coi như là từ tổ cổ định2.
Nếu tạm gạt những cách dùng mới xuất hiện trong vài ba năm trở lại đây như
"bị tăng trường'', "bị đại diện", "bị quyên góp", "bị từ thiện", "bị tham nhũng", v.v...
sang một bên, thì nói chung, bị trong tiếng Hán hiện đại chỉ còn được dùng với chức
năng của danh từ và giới từ, còn chức năng của động từ đã mất hẳn. Nói một cách
khác, chức năng động từ của bị đã ngữ pháp hóa (tức đã hư hóa) một cách triệt để.

2.2.
H iện nay, chưa đủ ngữ liệu đề xác định bị được du nhập vào tiếng V iệt từ
bao giờ. Theo sự khảo cứu của ông Nguyễn Kim Thản, hai câu thơ "Trời đã cỏ kho
vô tận, dành để nhi tôn khỏi bị vay" trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một
trong những câu cổ nhất xuất hiện dưới hình thức chữ nôm, và "Trịnh Hâm bị cả
nuốt rày, Thiệt trời báo ứng lẽ này rất ưng" trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình

Chiểu là cách dùng "lần đầu tiên mà ta gặp được trong các tác phẩm văn học cổ điển
Việt Nam cấu trúc bị SP "3. Giáo sư Đinh Văn Đức cho rằng, ý nghĩa tiếp thụ - bị
động cùa bị đặt trước động từ như "bị phạt", "bị ốm", v.v... chỉ được sử dụng phổ
biến từ thể kỷ XIX đến nay, còn "từ thế kỷ XIX trở về trước thì tình hình ngược lại:
bị còn ít được dùng, thay vào đó là việc sử dụng phải với tần số cao4.
- Trong tiếng Việt hiện đại, tuy có nhiều kiểu kết hợp khác nhau, nhưng xét
một cách sơ lược, bị chủ yếu dùng để đặt trước danh từ, động từ và cấu trúc chù vị
theo dạng thức "bị N", "bị V" và "bị N V ”.

1. Phạm Hiểu, Trương Dự Phong, 2003, Cương yếu lý luận ngừ pháp (bản tiếng Hán), Nxb
Dịch văn Thượng Hải, tr. 334.
2. Từ Đơn, 2004, Dan luận cú pháp tiếng Hán (bản tiếng Hán). Nxb Đại học Ngôn ngữ Bắc
Kinh, tr. 147.
3. Nguyễn Kim Thản, \999, Động từ trong tiếng F /^ ,N x b K h o a học xã hội, Hà Nội, tr. 197.
4. Dinh Văn Đức, 2001, Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 171.
7 09


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỬ T ư

+ B ị đặt trước danh từ hay một đoản ngữ danh từ có cùng chức năng ngữ pháp
cơ bản với danh từ theo dạng thức "bị N" là hiện tượng độc đáo của tiếng Việt so
với tiếng Hán hiện đại, như bị đòn, bị nợ, bị đạn, bị tai nạn, bị ton thương, bị một
phát sung lục, bị một lực cản vô hình, v.v... Trong hầu hết tất cả các tổ hợp này, bị
đều đảm nhận chức năng vị ngữ trong câu, chi phối m ột bổ ngữ danh từ hay đoản
ngữ danh từ, ví dụ:
- Lúc và cơm, tôi hay bị ảo giác.
(Nguyễn Ngọc Tư, Cảnh đồng bất tận)
-... Ông tướng bị tai biến não, muốn bước đi phải có hai người xốc nách.
(Trần Thùy M ai, c ổ nhân)

Chính vì thế, nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam coi bị là một động từ đích
thực. Tuy nhiên, ngay trong cấu trúc "bị N", nghĩa của bị đã khái quát hóa chứ nó
không còn mang trong mình một nghĩa cụ thể. Nếu muốn hiểu rõ ý nghĩa cụ thể của
bị trong câu, người tiếp ngôn vẫn phải dựa vào ngữ cảnh hoặc hiểu theo tiềm thức
ngôn ngữ. Và ữong khá nhiều trường hợp, người ta vẫn có thể thay thế bị bằng một
động từ khác mang nghĩa cụ thể hơn hoặc đặt thêm động từ đó vào sau bị, như trong
bảng sau:
N

V N

V N

B ị

Bị nợ

Mắc nợ

B ị mắc nợ

Bị Bệnh

Mắc Bệnh

Bị mắc Bệnh

Bị đạn

Trúng đạn


Bị trúng đạn

Bị tai nạn

Gặp tai nạn

B ị gặp tai nạn

...

...

...

Bị

Điều lý thú là, "bị" trong "bị thương" hay "bị một vết thương rất nặng" không
thể thay bằng một động từ khác; "bị bệnh" tuy có thể thay thế bằng "mắc bệnh"
hoặc diễn đạt bằng "bị mắc bệnh", nhưng trong cấu trúc "bị tai biển não" lại không
thể nói "mắc tai biến não" hoặc "bị mắc tai biến não", trừ phi đặt thêm từ "bệnh"
vào trước "tai biến não" thành "mac bệnh tai biến não" hoặc "bị mac bệnh tai biển
não". "Bị đòn" lại càng không thể được thay bằng "đánh đòn", bởi cấu trúc sau diễn
đạt một ngữ nghĩa hoàn toàn trái ngược với nghĩa tiếp thụ - bị động. Sự khác biệt
giữa "bị nợ" với "mắc nợ" cũng như các tổ hợp tương tự chính là tổ hợp trước mang
ngữ nghĩa tiếp thụ - bị động và nghĩa cùa "bị" khái quát hơn.
710


"BỊ" VÀ CÂU BI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT


Hiện tượng khái quát hóa về ngữ nghĩa được Giáo sư Đinh Văn Đức định
nghĩa là ngữ pháp hóa. Theo ông, bị là một trong những động từ tình thái - ngữ
pháp, "ở chúng, ý nghĩa từ vựng là rất ít, chúng đã ngừ pháp hóa nhưng lại chưa
trở thành những hư từ thực sự"1. Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Thản thì xếp bị
vào loại động từ nửa tác động, thuộc nhóm động từ biểu thị sự tiếp nhận, chịu
đựng2. Việc xếp bị vào loại động từ tình thái - ngừ pháp hay động từ nửa tác
động phán ánh một thực trạng là, từ bị trong tiếng Việt chưa hư hóa triệt để như
trong tiếng Hán.
+ Với dạng thức "bị V", khả năng kết hợp với động từ của bị trong tiếng Việt
cũng đa dạng hơn so với tiếng Hán. Bị trong tiếng Hán hiện đại thường chỉ có thể
đặt trước những động từ ngoại động, còn trong tiểng Việt, bên cạnh những tổ hợp bị
bắt, bị giết, bị mắng, bị xâm lược, bị phê bình, bị lật đổ, bị xỏa bỏ... do bị kết hợp
với động từ ngoại động mang lại, ta còn có thể bắt gặp hàng loạt hiện tượng bị đặt
trước những động từ nội động như bị chết, bị mệt, bị thiệt thòi, bị bẩt ngờ, v.v...
Nghĩa tình thái của bị được thể hiện rõ nét nhất trong các tổ hợp sau:
Trước động từ ngoại động

Trước động từ nội động

Nỏ bị mẹ mắng

Nó bị - mệt

Nó bị cô giáo phê bình

Nó bị - ngã

Nó bị người ta chê cười


Nó bị - thiệt thòi

Nó bị anh em hiểu nhầm

Nó bị - mất ngủ

...

...

Tuy nhiên, trong tiểng Việt, những tổ hợp bị kết hợp với động từ ngoại động
và động từ nội động có sự khác nhau về cấu trúc cú pháp. Người ta có thể đặt thêm
một danh từ giữa bị và động từ ngoại động, nhưng nỗi chung lại không thể đặt thêm
một danh từ giữa bị và động từ nội động.
Vì vậy, chúng ta có thể tạm xếp dạng thức bị kết hợp với động từ ngoại động
là "bị V I" và bị kết hợp với động từ nội độnE là "bị V2".
+ Khả năng bị đặt trước một cấu trúc chủ - vị theo dạng thức "bị N V" trong
tiếng Việt hiện đại cũng phong phú hơn so với tiếng Hán, Hãy xem các ví dụ sau:

1. Dinh Văn Đức, 2001, Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 139.
2. Nguyễn Kim Thản, 1999, Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 141.

711


VIỆT NAM HỢC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỬ T ư

- Hàng trăm công nhân và kỹ sư đã có mặt ở đấy từ những năm vùng này còn
bị máy bay M ỹ đánh phá rát.
(Nguyễn Minh Châu, Khách ở quê rà)

- Ối anh ơi, em bị thằng Phi nó lừa rồi.
(Ma Văn Kháng, Bóng đêm )
- Nó bị vợ thất nghiệp
Hai ví dụ trước cỏ cùng một kiểu cấu trúc như "câu chữ bị" trong tiếng Hán,
nhưng ví dụ sau cùng lại không thể có trong tiếng Hán hiện đại. Nguyên nhân chính
là "câu chữ bị" trong tiếng Hán chỉ cho phép sự hiện hữu của các động từ ngoại
động như "đánh phá, lừa", v.v... chứ không cho phép sự có mặt của những động từ
nội động như "thất nghiệp" .
2.3.
Như vậy, cả trong ba dạng thức "bị N", "bị V" và "bị N V", bị trong tiếng
Việt hiện đại đều mang những ngữ nghĩa và chức năng cú pháp độc đáo, có những
nét khác xa bị trong tiếng Hán hiện đại. Và các kiểu cấu trúc "bị N", "bị V" và "bị N
V" như trên sẽ cho hiện diện cả hai kiểu câu chủ động và bị động trong tiếng Việt.
3.

Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt

3.1. Câu bị động là một kiểu câu phổ quát cho nhiều ngôn ngữ trên thế giới,
tiếng Việt cũng không là ngoại lệ. Sự khác biệt giữa tiếng Việt với các thứ tiếng
Ẩn - Âu không nằm ở chỗ có hay không có câu bị động, mà thể hiện qua những
cách diễn đạt khác nhau của câu bị động.
3.2. Trong các ý kiến phủ nhận sự tồn tại của câu bị động tiếng Việt, có mấy
kiến giải đáng chú ý. Một là phủ nhận sự tồn tại về hình thức của câu bị động,
nhưng không phủ nhận ý nghĩa bị động, như khi đề cập đến vấn đề này, ông Cao
Xuân Hạo khẳng định: "không thể nào tưởng tượng ra một thứ tiếng không có cách
diễn đạt ý nghĩa bị động", nhưng trong tiếng Việt, "những ý nghĩa "bị động" được
diễn đạt bằng những câu "chủ động""2. Hai là phủ nhận việc gắn kết đơn giản giữa
câu bị động với từ bị, nhưng không phủ nhận sự tồn tại của cấu trúc bị động, như
ông Nguyễn Kim Thản từng cho rằng: "Tuy không dùng hư từ để biểu thị dạng bị
động nhưng tieng Việt lại dùng cấu trúc cú pháp để biểu thị ý nghĩa bị động"3. Và

ông đã đưa ra hai đặc điểm quan trọng của cấu trúc bị động trong tiếng Việt, một là

1. Dần theo: Nguyễn Văn Hiệp, 2008, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, tr. 333.
2. Cao Xuân Hạo, 2003, Nhân đọc lại một cuốn sách cũ, Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt,
Nxb Trè, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 145.
3. Nguyễn Kim Thản, 1999, Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 217.
712


"BỊ" VÀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT

"ý nghĩa bị động chỉ tồn tại ở những cấu trúc có động từ tác động"; hai là cấu trúc bị
động trong tiếng Việt "thường không có thành phần phụ biểu thị chủ thể của hoạt
động", ví dụ được dẫn có "Thuyền đầy xa", "Tóc cắt đã xong", v.v... . Ba là dù thừa
nhận sự tồn tại của câu bị động nhưng vẫn cho rằng "tiếng Việt không thích dùng
dạng bị động"2, hoặc cho rằng "trong vô số những công dụng cùa được và bị, ta chi
thấy có sự trùng hợp với "thái bị động" cùa tiếng Ảu châu khi nào bổ ngữ trực tiếp
của hai từ này là vị từ ngoại động trực tiếp - một tỉ lệ không đến 3,5% trong các câu
tiếng Việt có dùng được và bị", rồi đưa ra "những điều kiện tối thiểu của những kết
cấu bị động dùng đirợc (và bị)"3.
Những dẫn giải chưa đầy đù kể trên cho thấy, đa sổ quan điểm phủ nhận sự
tồn tại của câu bị động tiếng Việt trên thực tế chỉ là một sự phủ nhận tương đối, chứ
chưa hẳn là phủ nhận tuyệt đối.
3.3. Bên cạnh những ý kiến phủ nhận sự tồn tại của câu bị động, trong giới
ngôn ngữ học Việt Nam cũng không thiếu nhừng quan điểm khẳng định sự hiện hừu
của kiểu câu này trong tiếng Việt, như ông Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê,
cuổn Ngữ pháp tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia
Việt Nam, Giáo sư Hoàng Trọng Phiến, Giáo sư Diệp Quang Ban, Giáo sư Nguyễn
Minh Thuyết và Nguyền Văn Hiệp, v.v... Ở đây, chúng tôi không viện dẫn những

lập luận cụ thể của họ, mà chỉ nhẳc lại quan điểm rất đáng trân trọng của Giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp.
3.4. Trong cuốn Thành phần câu tiếng Việt, hai tác giả này coi câu bị động là
sự cải biên từ câu chủ động, và định nghĩa rằng "những kiến trúc trong đó chủ ngữ
ứng với đối tượng của hành động, hay nói chung là không ứng với kẻ hành động" là
kiến trúc bị động, kiến trúc bị động đối lập với kiến trúc xuất phát "ở đó từ chi kẻ
hành động đóng vai trò chủ ngữ", ví dụ được nêu để dẫn chứng là "Công nhân xây
dựng nhà mảy —* Nhà máy được công nhân xây dựng',A. Kiến giải này đã gặp nhau
với quan điểm của Chomsky về hai đặc tính cơ bản của câu bị động tiếng Anh.
Theo Chomsky, do sự chi phối của vị ngữ động từ trong câu, nên vị trí của chủ
ngữ câu bị động không thể dành cho vai tác thể (tức kè hành động), và vị trí của tân
ngữ (bổ ngữ) cũng không thể dành cho vai tiếp thể (tức kẻ tiếp nhận hay đối tượng

1. Nguyễn Kim Thản, Sđd, tr. 219-221.
2. Nguvễn Kim Thản, Sđd, tr. 222.
3. Cao Xuân Hạo, 2001, "Hai phép tính cộng và trừ trong ngôn ngữ học", Tạp chí Ngôn ngữ,
số 10, tr. 12.
4. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyền Văn Hiệp, 1998, Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr. 137.

713


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ TƯ

của hành động)1. Nói một cách khác, vai tác thể và tiếp thể vốn được đặt trên vị trí
chủ ngữ và tân ngữ (bổ ngữ) của câu chủ động nay phải đảo lại trật tự trong câu bị
động. Tiếng Việt tuy có nhiều nét khác về cách diễn đạt các quan hệ ngữ pháp so
vói tiếng Anh, nhưng cả tiếng Việt và tiếng Anh đều gặp nhau ở mô hình câu là
"SVO" (Chủ - Vị - Tân/ Bổ). Xét trên quan điểm này, ý kiến cho rằng câu bị động là

kết quả cải biên từ câu chủ động là thuyết phục.
"Đổi tượng của hành động" nêu trên được ông Nguyễn Văn Hiệp phát triển
thành khái niệm "bị thể" cùng với "kẻ hành động" được phát triển thành khái niệm
"tác thể"1. Đây là một đóng góp mới của ông về vấn đề câu bị động tiếng Việt.
3.5.

Xét trên phương diện dụng học, sự đối lập ữong tương ứng của cặp câu

"Tuấn đẩy Nam''/ "Nam bị Tuấn đẩy " như Nguyễn Văn Hiệp đã dẫn chứng là kết
quả lựa chọn điều được xác định để đề cập, tức đề ngữ câu. Khi tác thể được chọn
làm đề ngữ câu, ta sẽ có một câu chủ động, và khi tiếp thể được hoán ngôi thành bị
thể được chọn đảo lên làm đề ngữ câu, đó là câu bị động. Những cặp câu đối lập
này được sử dùng khá nhiều trong tiếng Việt, ngay cả trong cùng một bài viết của
một tác giả. Thử nêu vài ví dụ như sau:
Trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, khi tác thể là "cha tôi" được
chọn làm đề ngữ, tác giả viết " Với những đàn bà sau này, cha tôi tỉnh toán rất vừa

vặn, sao cho vừa đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng, và bỏ rơi họ đúng lúc",
nhưng khi bị thể là "chị" được chọn làm đề ngữ, tác giả lại viết "Chị không quên nỗi
ê chề bị bỏ lại bên đường" (cha tôi trong câu này bị tỉnh lược).
Câu "Sét đánh chết một học sinh đi gặt lúa" được một bài viết trên mạng đặt
làm tiêu đề, "sét" được chọn làm đề ngữ trong câu chủ động này, đến khi tường
thuật về quá trình xảy ra tai nạn, thì người gặp nạn được chọn làm đề ngữ câu:
"Cháu Ngô Văn Diện... đưa áo mưa cho người nhà đang gặt lúa trên đồng về thì bị

sét đánh chết"3.
Một ví dụ tương tự khác là, trong bài Viết cho người đàn bà bị con trai đảnh
man rợ, tác giả đã đưa ra hai câu đối lập: "Hai người đàn ông... nhốt một người đàn
bà đang là vợ mình, mẹ mình trong nhà để đảnh" và "Một người phụ nữ đã bị chòng
và con trai mình nhốt trong nhà, đánh tới mức gãy co...", câu trước chọn kẻ hành


1. Dần theo: Từ Kiệt, 2004, Nguyên tắc ngữ pháp phể quát và hiện tượng ngữ pháp tiếng Hán
(bản tiếng Hán), tr. 14.
2. Nguyễn Văn Hiệp, 2008, Cơ sở ngừ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 332.
3. P.A, 2012, Sét đánh chết một học sinh đi gặt lúa, />2012/9/179875.cand.
714


"BỊ" VÀ CÁU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT

động làm điều xác định đổ đề cập, câu sau thì chọn đối tượng của hành động làm
diều xác định đổ đề cập1.
Các phân tích trên cho thấy, việc lựa chọn kiểu câu chù động hay bị động được
quyết định bởi mục đích nói năng.
4. C âu bị động và câu chủ động tiếng Việt
4.1. Lẽ đương nhiên, câu bị động tiếng Việt được bàn đến ở đây không phải là
kiểu câu chỉ diễn đạt bằng ý nghĩa cùa từ bị (hay được), m à được diễn đạt bàng cả
một cấu trúc câu. Trong tiếng Việt hiện đại, kiểu câu này được tạo sinh bởi ba điều
kiện thiết yếu sau đây:
Điều kiện thứ nhất là câu có danh từ đóng vai tiếp thể được đảo lên trước, hoán
ngôi thành bị thể làm đề ngữ câu, danh từ chi tác thể có thể được giữ nguyên, cũng
có thể bị tỉnh lược;
Điều kiện thứ hai là vị ngữ trong câu phải là một động từ ngoại động;
Diều kiện thử ba là kiểu câu này được đánh dấu bằng từ dấu chỉ bị (hay được).
4.2. Những câu được cấu tạo theo dạng thức "bị N V" và "bị V I" sẽ được coi
là câu bị động trong tiếng Việt. Ví dụ:
- Sau này, một lần băng qua một đám cỏ đày, đến lượt tôi bị rắn cắn...
(Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đòng bất tận)
- Hơn ba mươi năm, trên đường cộng vụ, ông luôn bị những bóng hồng đe dọa.
(Trần Thùy Mai, c ố nhân)

- Tiếng rằng ngôi đền đã bị đảnh bom nhiều đợt chỉ còn một hàng bậc thềm
xây đá Thanh...
(Nguyễn Minh Châu, Khách ở quê ra)
- Cũng trong tháng ấy, hai người rong ngựa thồ bị bẳn chết và bị cướp hết tài
sản ở chân đèo nọ.
(Ma Văn Kháng, Bóng đêm )
Với kiểu câu bị động, "bị V I" trong hai ví dụ sau nên được coi là dạng rút gọn
của "bị N V", tức "bị đảnh bom" và "bị bắn chết" là dạng rút gọn của cấu trúc "bị
bọn Mỹ đánh bom" và "bị kẻ cướp bắn chết". Vậy có nghĩa là, chi có dạng thức "bị
N V" (hoặc ''được N V") mới được coi là câu bị động trong tiếng Việt.

1. Mi An, 2012, Viết cho người đùn bả bị con trai đánh man rợ , />trai-hay-phai/201209/Vict-cho-nguoi-dan-ba-bi-con- trai-đanh-man-ro-2187638/.

715


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ TƯ

4.3.
Để khẳng định thêm quan điểm coi bị là từ dấu chì trong dạng thức "bị N
V" và dạng rút gọn của nó là "bị V", ta có thể so sánh cấu trúc "bị N V" với "V N
V". Trong tiếng Việt, cấu trúc chủ - vị được đặt sau các động từ hành động, cảm
nghĩ, nói năng, cầu khiến như "dạy em hát", "biết em bận", "khuyên em đi", v.v... là
hiện tượng thường gặp. Điều này dễ gây ngộ nhận là cấu trúc chủ - vị đặt sau những
động từ nói trên có cùng một cấu trúc cú pháp với những cấu trúc chủ - vị được đặt
sau từ bị, và các cấu trúc chủ - vị đó đều là bổ ngữ trong câu. Bởi thế, bị được coi là
một động từ đích thực.
Trên thực tế, "bị N V" với "V N V" trong tiếng Việt là hai kiểu cấu trúc khác
nhau. Như trên đã phân tích, vai bị thể được đảo lên làm đề ngữ trong câu bị động
vốn là tiếp thể trong câu chủ động, khôi phục lại cấu trúc xuất phát của nó là một

điều dễ dàng, các câu được kiến tạo theo dạng "V N V" thì hoàn toàn khác, không
hề có một sự đối lập trong tương ứng ở dạng câu này. Xin so sánh các ví dụ trong
bảng sau:

Sự tương ứng giữa dạng chủ động và bị động

Cấu trúc bị N V
Tôi bị em chửi

Em chửi tôi (+)

•• •

•• •

Cấu trúc V N V
Tôi dạy em hát

Em hát tôi

(-)

Tôi biết em bận

Em bận tôi (-)

Tôi khuyên em nghỉ

Em nghỉ tôi (-)


• ••

...

Chúng tôi xếp vai bị thể đứng đầu câu bị động là đề ngữ chứ không xếp nó là
chủ ngữ, tuy đ | ngữ trong câu tiếng Việt nhiều khi trùng với chủ ngữ, vì theo chúng
tôi, một trong những khác biệt quan trọng nhất giữa đề ngữ với chủ ngữ trong tiếng
Việt (và cả tiếng Hán) là xem danh từ đó có phải là diễn tố trước của động từ làm vị
ngữ trong câu hay không. Với các động từ ngoại động, ở đây chi xét những động từ
song trị, trật tự N 1 tức diễn tố trước và N2 tức diễn tố sau của động từ trong cấu
trúc chìm là cố định. N hư các ví dụ nêu trên, "tôi" trong "Tôi bị em chửi" là N2 của
động từ "chửi", còn "tôi" trong "Tôi dạy em hát", "Tôi biết em bận", "Tôi khuyên em
nghỉ" là NI của các động từ "dạy, biết, khuyên". Thuộc tính của diễn tố trước và sau
động từ loại trừ khả năng cho rằng "bị N V" với "V N V" có cấu trúc ngang nhau, bị
716


"BỊ" VÀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT

trong cấu trúc "bị N V" không phải là một động từ đích thực mà là từ dấu chỉ của
câu bị động.
4.4.

Khẳng định chỉ mỗi dạng thức "bị N V" (hoặc "được N V") được coi là

câu bị động cũng có nghĩa là khẳng định các câu khác tuy có sự hiện diện của bị
phải được coi là câu chủ động. Trong tiếng Việt, các câu được cấu tạo theo dạng
thức "bị N" và "bị V2" đều là câu chủ động. Ví dụ:
- Ai cũng tin Phỉ bị tử hình là cái chắc.
(Ma Văn Kháng, Bóng đêm)

- Giọng nói chị không bị thirơng tích gì hết.
(Nguyễn Ngọc Tư, Cảnh đòng bất tận)
- Chị có biết vì sao chim bằng lại bị viễn thị như vậy không?
(Trần Thùy Mai, c ố nhăn)
- Thế rồi một lần thằng Dũng đã bị lạc trong vùng quầng sáng kia đến những
ba ngày.
(Nguyễn Minh Châu, Khách ở quê ra)
- Gần giải phóng thì ông cụ bị lộ.
(Ma Văn Kháng, Bỏng đêm)
- Với những người đàn ông khác, tôi bị rực lên như đứng trước mặt trời.
(Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận)
Bên cạnh đó, một sổ ít câu có vị ngữ là động từ ngoại động được kiến tạo theo
dạng thức "bị VI" vẫn phải coi là câu chủ động, như ''Không biết con có bị có con
không?" (Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận), lý do đom giản là từ "con" được đặt
trước vị ngữ "có" vẫn là N 1, tức diễn tố trước chứ không phải là N2 của động từ này.
Trên đây chúng tôi khẳng định dạng thức "bị V I" nên được coi là dạng rút gon
cùa "bị N V", và phần trước có đề cập đến sự khác biệt giữa cấu trúc bị kết hợp với
động từ ngoại động và động từ nội động thể hiện ở chỗ người ta có thể đặt thêm một
danh từ giữa bị và động từ ngoại động nhưng không thể đặt thêm một danh từ giừa
b ị và động từ nội động, danh từ đó chính là N2 của động từ ngoại động bị tỉnh lược
trong dạng rút gọn, khi cần thiết, người ta có thể khôi phục lại, tức đặt thêm từ đó
vào giữa bị và động từ. Động từ nội động không thể mang theo một N2 đóng vai bị
t hể, nên kiểu câu này phải được xếp vào câu chù động.
Trong cấu trúc "bị V" nêu trên, chúng tôi cho rằng nên coi cả khối bị và động
t ừ nội động làm vị ngữ trong câu.
717


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÂN THỬ T ư


5. Kết luận
Tuy là một từ Hán Việt, nhưng bị trong tiếng Việt vẫn chưa hư hóa triệt để,
vẫn mang trong mình một phần đặc tính của động từ, ý nghĩa và chức năng của bị vì
thế cũng phong phú và đa dạng hơn so với tiếng Hán hiện đại. Trong tiếng việt hiện
đại, bị vừa là từ dấu chỉ của câu bị động trong dạng thức "bị N V" và dạng rút gọn
của nó là "bị V I", vừa làm vị ngữ câu trong dạng thức "bị N " và "bị V2".
Để kết thúc bài này, chúng tôi xin dẫn lại một lập luận của Giáo sư Diệp
Quang Ban hơn mười năm trước đây là: "Việc xác định được một kiến trúc diễn đạt
ý nghĩa bị động là có ích và thậm chí cần thiết cho người Việt học tiếng Âu và cho
người Âu học tiếng V iệt"1, và xin nói thêm rằng, việc làm này còn có ích và cần
thiết cho cả người Việt học tiếng Trung cũng như người Trung Quốc học tiếng Việt.

Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Trọng Phiến, 1980, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban, 1984, cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, 1998, Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Kim Thản, 1999, Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đinh Văn Đức, 2001, Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 2002, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Cao Xuân Hạo, 2003, Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Hiệp, 2008, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích củ pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Thị Nhàn, 2009, Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ
trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Phạm Hiểu, Trương Dự Phong, 2003, Cương yếu lý luận ngữ pháp (bản tiếng Hán),
Nxb Dịch văn Thượng Hải.
11. Từ Đơn, 2004, Dần luận cú pháp tiếng Hán (bản tiếng Hán), Nxb Đại học Ngôn ngữ
Bắc Kinh.

12. Cao Thuận Toàn, 2004, Ba bình diện nghiên cứu ngữ pháp (bản tiếng Hán), Nxb
Học Lam.
1. Diệp Quang Ban, 2001, "Có phải trong ngôn ngữ học chỉ có cộng với trừ và bàn thêm về câu
bị động tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, số 13, tr. 10.

718



×