Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các hình thức khai thác và chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển cửa lò, nghệ an (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.87 KB, 15 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------

PHAN THỊ HOÀN

CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN HẢI
SẢN TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN
VEN BIỂN CỬA LÒ, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phan Thị Hoàn, tác giả của luận văn “Các hình thức khai thác và
chế biến hải sản trong cộng đồng ngư dân ven biển Cửa Lò, Nghệ An”. Tôi cam
đoan luận văn này là kết quả làm việc nghiêm túc của tôi trong một năm qua, từ
tháng 11-2007 đến tháng 12-2008. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự
không trung thực về thông tin hoặc nguồn thông tin được sử dụng trong luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2008

Phan Thị Hoàn


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới cán bộ, các gia đình ngư dân
– những con người miền biển chân chất và phóng khoáng - tại phường Nghi Thủy,
thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên


cứu, khảo sát thực địa. Tôi đặc biệt cảm ơn bác Nguyễn Hồng Hải – Chủ tịch hội
ngư dân phường – đã xem tôi như người nhà, đưa tôi đi gặp gỡ các cá nhân và hộ
gia đình trong phường, không quản ngại cái nắng hè gay gắt và gió Lào thiêu đốt
của miền Trung.
Nghiên cứu của tôi sẽ không thể được thực hiện một cách khoa học nếu
không có sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo: Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Duy
Thiệu, chân thành cảm ơn thầy.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới những người đi trước, bạn bè đã cho tôi những
lời khuyên, lời góp ý vô cùng bổ ích để hoàn thành bản luận văn.
Đặc biệt, tôi gửi lời cảm tạ tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên
cạnh hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành kết quả
nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của tất cả những ai quan tâm tới đề tài.
Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Phan Thị Hoàn


MỤC LỤC

TRANG

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ........................................................... 7
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 9
1. Lý do và mục đích chọn đề tài .................................................................................. 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 10
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Phạm vi ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng ............................................................. Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
5. Một số khái niệm như là công cụ nghiên cứu......... Error! Bookmark not defined.
6. Bố cục luận văn ...................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG I. CỬA LÒ – THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI .............................. 17
1. Về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi biển ................................................................ 17
1.1. Điều kiện địa hình, khí hậu .................................................................................. 17
1.2. Nguồn lợi biển ..................................................................................................... 19
1.3. Địa lý hành chính ................................................................................................. 20
2. Dân cư ..................................................................................................................... 21
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 21
2.2. Về văn hóa ........................................................................................................... 28


2.2.1. Đời sống vật chất .......................................................................................... 28
2.2.2. Tín ngưỡng, lễ hội......................................................................................... 29
3. Về tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................... 34
Tiểu kết ....................................................................................................................... 37
CHƢƠNG II. CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC NGUỒN LỢI HẢI SẢN CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN VEN BIỂN CỬA LÒ .................................................. 38
1. Nhận thức của ngư dân về môi trường tự nhiên và nguồn lợi hải sản.................... 38
1.2 Về chế độ thuỷ triều và sơ đồ nước mặt - nước đáy. ............................................ 39
1.3. Về mùa cá và làn nước của các loại hải sản ........................................................ 41
1.4. Những thay đổi trong nhận thức của ngư dân về môi trường tự nhiên và nguồn lợi
.................................................................................................................................... 42
2. Các hình thức khai thác và hệ thống ngư cụ........................................................... 43
2.1. Lưới rút ................................................................................................................ 47
2.2. Câu ....................................................................................................................... 50
2.3. Dạ......................................................................................................................... 52

2.3.1. Dạ bướm ....................................................................................................... 52
2.3.2. Dạ ván........................................................................................................... 53
2.3.3. Dạ cào........................................................................................................... 54
2.3.4. Dạ luồi .......................................................................................................... 54
2.3.5. Dạ va va ........................................................................................................ 54
2.4. Vó ánh sáng, Mành .............................................................................................. 55
2.5. Te ......................................................................................................................... 57
2.6. Bóng ghẹ .............................................................................................................. 57
3. Những thay đổi trong khai thác hải sản qua các thời kỳ ........................................ 58
4. Các hình thức tổ chức khai thác hải sản ................................................................. 66
4.1. Phân công lao động theo giới .............................................................................. 66
4.2. Tổ chức đánh bắt theo thuyền.............................................................................. 68
4.3. Tổ chức đánh bắt theo nhóm ............................................................................... 70
5. Các loại sản phẩm và mạng lưới phân phối sản phẩm ........................................... 71


Tiểu kết ....................................................................................................................... 76
CHƢƠNG III. CÁC HÌNH THỨC CHẾ BIẾN HẢI SẢN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢ
DÂN VEN BIỂN CỬA LÒ....................................................................................... 77
1. Tri thức về chế biến hải sản .................................................................................... 77
2. Các hình thức chế biến hải sản ............................................................................... 79
2.1. Các sản phẩm muối.............................................................................................. 79
2.1.1. Nước mắm ..................................................................................................... 79
2.1.2. Các loại ruốc ................................................................................................ 83
2.2. Các sản phẩm chế biến qua lửa ........................................................................... 86
2.2.1. Cá nướng ...................................................................................................... 86
2.2.2. Cá luộc và hun khói, tôm luộc ...................................................................... 87
2.3. Các sản phẩm chế biến không qua lửa ................................................................ 88
3. Những biến đổi trong nghề chế biến ...................................................................... 90
3.1. Về dụng cụ ........................................................................................................... 91

3.3. Về xây dựng và quảng bá thương hiệu ................................................................ 93
4. Tổ chức lao động trong chế biến hải sản ................................................................ 94
4.1. Các hình thức tổ chức lao động ........................................................................... 94
4.1.1. Tổ chức lao động theo hộ gia đình ............................................................... 95
4.1.2. Tổ chức lao động theo nhóm ........................................................................ 95
4.2. Vai trò của nữ giới trong nghề chế biến .............................................................. 98
5. Mạng lưới phân phối sản phẩm ............................................................................ 103
6. Mối quan hệ giữa khai thác và chế biến hải sản ................................................... 106
Tiểu kết ..................................................................................................................... 108
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 112
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 115
I. Một số định nghĩa về khai thác, chế biến hải sản và sản phẩm hải sản ................ 115
II. Một số thông tin về hiện trạng khai thác hải sản ở Việt Nam ............................. 118


III. Đề án phát triển kinh tế thủy sản thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 - 2010 có tính đến năm
2015 .......................................................................................................................... 128
IV. Hình ảnh ............................................................................................................. 140

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Bảng1 (Mục I.2.1): Thống kê về lao động việc làm của UBND phường Nghi
Thủy (tính đến 6 tháng đầu năm năm 2008).......................................Tr26
Bảng2 (Mục I.2.1): Thống kê chi tiết về các ngành nghề của phường Nghi
Thủy năm 2007....................................................................................Tr27
Bảng 3 (Mục II.2): Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về khai thác thuỷ sản theo
các
nghề
chính


Cửa
Lò..............................................................................................Tr43
Bảng 4 (Mục II.3): Thống kê về số lao động và tàu thuyền đánh bắt năm
2005

2007

Cửa
Lò...................................................................................................Tr63


Bảng 5 (Mục II.3): Thống kê về sản lượng đánh bắt hải sản (phân chia theo
loại
cụ
thể)
của
thị

Cửa

năm
2005...............................................................Tr66
Bảng 6 (Mục II.3): Sản lượng khai thác hải sản từ năm 2001 đến năm 2006 ở
Cửa
Lò.........................................................................................................................................Tr
66
Bảng 7 (Mục III. 4.1.1): Thống kê số lượng cơ sở chế biến và lao động
chuyên chế biến hải sản trên địa bàn thị xã Cửa Lò năm 2005 và
200..................Tr94

Sơ đồ
Sơ đồ 1 (Mục I.1.2): Sơ đồ các hướng gió và chiều nước mặt, nước
đáy...Tr38
Sơ đồ 2 (Mục II. 5): Mạng lưới phân phối hải sản đánh bắt được thông qua
những
người
đánh
bắt,
người
mua

bán.............................................................Tr75
Sơ đồ 3 (Mục III. 2.1.1): Quy trình sản xuất nước mắm vẩy cổ truyền......
Tr83
Sơ đồ 4 (Mục III.5): Mạng lưới thông tin sản phẩm từ chế biến tới người
tiêu
dùng......................................................................................................................Tr1
06


MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích chọn đề tài
Quản lý nguồn lợi hải sản để phát triển ngư nghiệp bền vững đang là vấn đề
bức thiết được đặt ra khi nguồn lợi này đang bị khai thác một cách quá mức và có
chiều hướng suy giảm nghiêm trọng1. Đây không chỉ là vấn đề cấp bách của nước
ta mà còn là của nhiều quốc gia có nguồn lợi biển trên thế giới. Để quản lý một
cách hiệu quả, điều quan trọng không phải là chỉ tìm hiểu bản thân nguồn lợi, mà
quan trọng là phải hiểu được chủ thể tiến hành các hoạt động khai thác nguồn lợi
đó – đó chính là ngư dân. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hoá của cộng đồng ngư
dân đóng một vai trò quan trọng đối với nhận thức chung của xã hội, đặc biệt là đối

với những nhà quản lý – người đưa ra và triển khai các chính sách và chiến lược
phát triển.
Tuy cùng lấy biển làm đối tượng khai thác chính nhưng không phải ngư dân
nơi nào cũng có cách ứng biến giống nhau trước môi trường đó. Ngoài những mẫu
số chung, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội,…
tạo nên cách ứng xử khác nhau trước môi trường lớn là biển cả. Cho nên, bức tranh
về văn hoá của các cộng đồng ngư dân là vô cùng phong phú và đa dạng, mang
màu sắc địa phương, vùng miền.
Để thích ứng với điều kiện tự nhiên, con người phải tạo ra những cách thức
khác nhau trong những môi trường sinh thái khác nhau. Nhưng liệu những cách
thức đó có vừa đảm bảo điều kiện sống, vừa đảm bảo không tác động xấu tới môi
trường tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững? Đó là một câu hỏi đáng được
quan tâm và cần trả lời.
Chính vì vậy, nghiên cứu về các hình thức khai thác và chế biến hải sản
trong cộng đồng ngư dân cũng là nghiên cứu về cách ứng phó của cư dân đó trước
môi trường tự nhiên biển cả, góp phần vào tìm hiểu văn hoá của ngư dân. Đồng
1

Xem thêm phụ lục số 2.


thời, tìm hiểu các thói quen về đánh bắt và chế biến để thấy được những ưu điểm
và hạn chế của các hình thức đó đối với đời sống dân cư cũng như đối với sự phát
triển bền vững nguồn lợi hải sản.
Cửa Lò nằm trong vùng biển tiếp nối giữa vịnh Bắc Bộ với các vùng biển
phía nam, ẩn chứa nhiều thành tố văn hóa tiếp xúc giữa hai khu vực: từ bắc vào và
từ nam lên, điều này đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm và đã đặt ra một câu
hỏi, phải chăng nơi đây đã từng có sự tiếp xúc với văn hóa Malayo-pôlynêdiêng?
Đây cũng là một điểm lý thú khi tìm hiểu và khám phá văn hóa của vùng đất ven biển này.
Ngư dân Cửa Lò, cũng như ngư dân ven biển nhiều nơi khác ở Việt Nam,

mặc dù không có xuất xứ từ dân biển, nhưng do nhiều hoàn cảnh đã cùng nhau
dựng làng, qua bao đời sinh sống ở môi trường ven biển, họ đã biết tận dụng môi
trường tự nhiên đó và tạo ra các cách thích ứng, đảm bảo cho lẽ sinh tồn. Cho nên,
việc tìm hiểu các phương thức khai thác và chế biến, bảo quản hải sản của ngư dân
ven biển Cửa Lò cũng là tìm hiểu khả năng thích ứng trước điều kiện tự nhiên của
ngư dân nơi đây, và quá trình đó đã tạo nên những nét văn hoá của ngư dân vùng
biển này, góp phần tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng trong tiểu vùng văn hoá xứ
Nghệ.
Ngoài ra, Cửa Lò đang dần trở thành một đô thị du lịch biển, với nhiều đổi
thay về kinh tế, xã hội. Điều đó đã, đang và sẽ có những tác động không nhỏ đối
với đời sống của cư dân vùng này nói chung, đối với ngư dân nói riêng. Sự phát
triển đó đã và sẽ có những tác động gì tới sinh kế truyền thống của ngư dân vùng
này vốn là khai thác, buôn bán và chế biến, bảo quản hải sản, nhằm phát huy tính
tích cực và hạn chế những tiêu cực trước những tác động của quá trình đô thị hoá
đối với đời sống ngư dân – đây cũng là vấn đề mà luận văn cố gắng tìm hiểu bước
đầu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung, các nghiên cứu về ngư dân ở Việt Nam chưa nhiều, nội dung
chủ yếu được hướng đến là văn hóa dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng, lễ hội. Trong
đó, phần nhiều là những công trình mang tính sưu tầm, hệ thống hóa nguồn tư liệu
dân gian, mà chưa có nhiều nghiên cứu sâu mang tính dân tộc học. Các hình thức
khai thác và chế biến, bảo quản hải sản cũng đã được điểm qua ở một số công


trình, tuy nhiên cũng chưa được khảo cứu kỹ lưỡng.
Với “Biển và người Việt cổ” [Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ; 1996], hai
tác giả đã dựa trên những cứ liệu của ngành khảo cổ học, những dấu tích của người
Việt cổ ở vùng ven biển trong các thời kỳ văn hóa từ tiền sơ sử, chứng minh sự gắn
bó của con người với biển cả ngay từ thời xa xưa. Tuy nhiên, trong thuở nguyên sơ
ấy, con người chỉ mới tiến tới vùng biển sát bờ với các hình thức khai thác đơn

giản và những sinh vật ven biển là một trong những nguồn thức ăn quan trọng cho
con người thời đó.
“Văn hóa dân gian làng ven biển” [Viện nghiên cứu văn hóa dân gian;
2000] được xuất bản vào năm 2000, là kết quả của đề tài “sưu tầm, nghiên cứu văn
hóa dân gian các làng ven biển ở Việt Nam”. Theo các tác giả, cộng đồng người
Việt không có nguồn gốc biển, mà cơ bản họ là cư dân sống ở vùng trước núi tràn
xuống khai thác đồng bằng lầy trũng rồi lấn biển và khai thác biển. Cùng với quá
trình phát triển cư dân và nam tiến, chất biển trong văn hóa của người Việt ngày
càng tăng lên. Trong phần giới thiệu ban đầu, công trình này cũng giới thiệu về các
dụng cụ đánh bắt và hình thức chế biến hải sản. Tuy nhiên, đó chỉ là những khái
lược chung chung ban đầu.
Tác giả Nguyễn Duy Thiệu với công trình “Cộng đồng ngư dân Việt Nam”
[Nguyễn Duy Thiệu; 2002] đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sự hình
thành, cơ cấu tổ chức xã hội và tổ chức đời sống tín ngưỡng trong cộng đồng ngư
dân ở Việt Nam. Ngoài ra, với những tư liệu điền dã, tác giả đã tái dựng nên thiết
chế xã hội truyền thống của một số cộng đồng ngư dân ở vùng Trung và Nam bộ.
Tác giả cũng giới thiệu một số hình thức khai thác hải sản của ngư dân ven cửa
sông, cửa biển, nhưng, đây chỉ là một nội dung nhỏ được tác giả đề cập tới trong
cộng đồng ngư dân ở Cửa Sót (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đây là một công trình mang
tính khái quát, chủ yếu có đi sâu hơn vào những địa bàn phía Bắc, vùng Nam trung
bộ cũng có được đề cập qua, còn vùng Nam bộ chưa được viết tới.
“Văn hóa tàu thuyền trong đời sống cư dân ở Việt Nam” [Đỗ Thị Thanh Thủy;
2005] là đề tài cấp Viện năm 2005 của Viện Văn hóa – Thông tin. Dựa trên những
tài liệu lịch sử, những tư liệu khảo sát điền dã, báo cáo cho ta cái nhìn tổng quát và
khá chi tiết về các loại tàu thuyền của cư dân khai thác thủy hải sải cũng như sự
gắn bó giữa nước – tàu thuyền – phong tục, tập quán trong văn hóa của cộng đồng
dân cư. Trong tài liệu này, các phương tiện khai thác hải sản, các hoạt động liên


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Diệp Trung Bình (1985), Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông
Bắc Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 2.
2. Nguyễn Dương Bình (2001), Một số vấn đề có liên quan đến cư dân ven
biển làm nghề cá ở miền bắc nước ta, T/c Dân tộc học, Số 1, tr3-9.
3. Breton. H (2005), An – Tĩnh cổ lục, Nxb Nghệ An, Trung tâm Văn hóa ngôn
ngữ Đông Tây, Nghệ An
4. Ngô Văn Doanh (2003), Tháp bà Pô Nagar - từ nơi thờ Siva đến đền thờ nữ
thần xứ biển Kauthara, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, tr36-39.
5. Trần Trí Dõi (2000), Về địa danh Cửa Lò, T/c Văn hóa dân gian, Số 3 (71).
6. Đảng bộ thị xã Cửa Lò (2004), Lịch sử Đảng bộ thị xã Cửa Lò, Nxb Nghệ
An.
7. Đảng ủy phường Nghi Thủy (2006), Lịch sử Đảng bộ phường Nghi Thủy,
Tập 1, Nxb Nghệ An.
8. Phạm Đình Đôn (2003), Phát triển kinh tế và vấn đề môi trường ven biển Cà
Mau, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, tr31-35.
9. Evans. G (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa châu Á – Tiếp cận nhân học,
Nxb Văn hóa dân tộc.
10.Ninh Viết Giao (2006), Nghệ An đất phát nhân tài, Nxb Trẻ.
11.Nguyễn Chu Hồi (2003), Hợp tác với ASEAN về môi trường biển, T/c
Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr11-14.
12. Đình Hy (Sở VHTT tỉnh Ninh Thuận) (2003), Về ngư nghiệp và ngư dân
Bình Thuận giữa thế kỷ 20, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr26-30.
13. Nguyễn Ngọc Lan (2003), Vai trò giới trong sản xuất và kiểm soát nguồn
lực của cộng đồng ngư dân ở Quảng Ninh (trường hợp xã Hùng Thắng – Tp
Hạ Long và xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn), T/c Nghiên cứu Đông Nam Á,
Số 6, Tr40-45.
14. Trần Hồng Liên (chủ biên) (2004), Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thành Lợi (2003), Thờ cá voi ở Tp Hồ Chí Minh, T/c Nghiên cứu


Đông Nam Á, Số 6, Tr52-57.
16. Phạm Thị Mùi (2003), Lễ cưới của người dân vạn chài xã Hùng Thắng
(Quảng Ninh), T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr46-51.
17. Nguyễn Anh Ngọc (2006), Làng Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long, Trong “Kỷ
yếu Hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2005”, Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam, Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học Xã hội.
18. Đào Phụng (1992), Địa chí Diêm Phố - Ngư Lộc, Sở VHTT Thanh Hóa.
19. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 2, Nxb
Thuận Hóa – Huế.
20. Nguyễn Trí Sơn (1999), Tìm hiểu văn hóa làng biển Nhượng Bạn (huyện
Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Chuyên
ngành Dân tộc học, Huế.
21. Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế (1994), Hiểu biết tối thiểu để khai thác thủy
sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Nxb Nông nghiệp.
22.Tạp chí văn hóa Nghệ An, Trung tâm văn hóa thông tin thể thao Thị xã Cửa
Lò (2007), Du lịch Cửa Lò, Nghệ An.
23. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La (1999), Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển
miền trung trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.
24.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Duy Thiệu (2001), Việc tổ chức đời sống tín ngưỡng trong cộng
đồng ngư dân ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 1 (199), Tr 27-33.
26. Nguyễn Duy Thiệu (2002), Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội.
27.Nguyễn Duy Thiệu (2003), Cộng đồng ngư dân thủy cư ở vùng biển Việt
Nam, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr3-10.

28.Nguyễn Duy Thiệu (2004), Quan hệ giữa văn hóa Việt với văn hóa Malayu
– qua cứ liệu nghiên cứu tại một số nhóm ngư dân, Tạp chí Văn hóa Nghệ
An, số 47, Tr31-33.
29. Nguyễn Duy Thiệu (2005), Tìm hiểu các cộng đồng ngư dân thủy cư ở Việt
Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Tr13-21.


30.Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Trẻ.
31. Đào Tam Tỉnh (2004), Vài nét văn hóa sông biển Cửa Lò, Tạp chí Văn hóa
Nghệ An, số 47, tháng 4, Tr7-9.
32.Võ Sĩ Tuấn (T.S Viện Hải dương học Nha Trang) (2003), Hợp tác vì môi
trường biển Đông, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, Tr15-25.
33. Đỗ Thị Thanh Thủy (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Báo cáo Văn hóa tàu thuyền
trong đời sống cư dân ở Việt Nam, Viện văn hóa Thông tin.
34. Viện nghiên cứu văn hóa dân gian (2000), Văn hóa dân gian làng ven biển,
Nxb Văn hóa dân tộc.
35.Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ (1996), Biển với người Việt cổ, Nxb Văn
hóa – Thông tin.
36. Trần Quốc Vượng (2000), Việt Nam và biển Đông, T/c Văn hóa dân gian,
Số 3(71).
37.Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn học, Hà Nội.
38.Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
39. Nguyễn Đăng Vũ (2002), Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng
Ngãi, Luận án Tiến sĩ.
40. Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò (2006), Báo cáo Hội thảo khoa học “Sự
hình thành và mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững du lịch Cửa Lò”, Thị
xã Cửa Lò.

II. TIẾNG ANH
1. Acheson, J.M. (1981), Anthropology of fishing, Annual Review of
Anthrolology, Tài liệu của tác giả.
2. Kleinen. J, “Stealing from the Gods”- fisheries and local use of natural
resources in Vietnam 1800 – 2000, Tài liệu của tác giả.
3. McGoodwind, J.R. (2001), Understanding the cultures of fishing
communities: a key to fisheries management and food security, FAO
Fishieries Technical Paper, No.401. Rome, FAO. Hoặc trên website


/>4. Venkatesh Salagrama (2006), Trends in poverty and livelihoods in coastal
fishing communities of Orissa State, India, FAO Fisheries Technical Paper.
No. 490, />5. Williams. S, Women's role in fishing communities: the cases of Koko, Delta
State in Nigeria, />III. WEBSITES
1. Bộ Thủy sản, Trang thông tin khoa học – công nghệ - kinh tế thủy sản, của
Trung tâm tin học thủy sản />2. Trang thông tin điện tử Nghệ An: />3. Trang tin tức Nghệ An: />4. The world fish center />


×