Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc khmer huyện trà cú tỉnh trà vinh (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……………………………………………

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER HUYỆN TRÀ CÚ
TỈNH TRÀ VINH

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã ngành

: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. Vũ Việt Hằng

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào
dân tộc Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan


rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng qui định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆU

i


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, với sự nỗ lực
của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học, đến nay
tôi đã hoàn thành luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc
Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh”.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học của tôi:
TS. Vũ Việt Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức, thông tin quan trọng về ngành
Kinh tế học mà tôi đã theo đuổi.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Quý Thầy Cô, các
bạn sinh viên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp,
đặc biệt trong quá trình điều tra để lấy dữ liệu sơ cấp phục vụ cho luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày


tháng

năm 2015

Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Diệu

ii


TÓM TẮT
Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer
huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh” nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
gia đình nông thôn dân tộc Khmer và dân tộc Kinh, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng
cao thu nhập cho hộ gia đình Khmer nói riêng và thu nhập của hộ gia đình nông thôn ở
huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh nói chung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng cho địa phương.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo
luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các vấn đề liên quan
đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia
đình trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu
hợp lệ là 300, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi qui
tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mức sống của người dân tại các xã của huyện Trà Cú
tỉnh Trà Vinh ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hộ gia đình có mức thu nhập
khá thấp. Nguồn thu nhập chính của phần lớn hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nông vì thế
mức thu nhập tương đối thấp và bấp bênh. Bên cạnh đó, phân tích hồi qui với sự trợ giúp
của phần mềm Stata 13, kết quả còn cho thấy, thu nhập bình quân của hộ gia đình đồng bào

dân tộc Khmer và dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Nghề nghiệp của chủ
hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu, giới tính của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, số hoạt
động tạo thu nhập, kinh nghiệm của chủ hộ, diện tích đất sản xuất. Riêng đối với đồng bào
dân tộc Khmer thì ngoài các nhân tố trên thì yếu tố tham gia Lễ hội có tác động mạnh mẽ
đến thu nhập bình quân của hộ. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc Kinh còn có thêm các yếu tố
vay vốn, tham gia đoàn thể, tiếp cận chính sách cũng tác động đến thu nhập của hộ.
Qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cho hộ gia đình, chính
quyền địa phương tham khảo để có những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao thu
nhập cho hộ gia đình ở huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, góp phần xây dựng và phát triển kinh
tế.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3

1.7. Kết cấu luận văn ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 5
2.1. Các khái niệm ............................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình ........................................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm về hộ nông dân ...................................................................................... 6
2.1.3. Khái niệm về thu nhập ............................................................................................ 6
2.1.4. Thu nhập hộ gia đình ............................................................................................ 7
2.1.5. Đặc trưng của kinh tế hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer ............................... 8
2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan đến thu nhập hộ gia đình .................................... 11
2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 11
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 12
2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị ....................................................................................... 14
2.3.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước .......................................................................... 14
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị................................................................................ 15
2.3.3. Điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu so với các nghiên cứu trước ............... 16
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ................................................ 17
2.4.1. Nghề nghiệp của chủ hộ ...................................................................................... 18
2.4.2. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................................... 18
2.4.3. Số nhân khẩu trong hộ ........................................................................................ 19
2.4.4. Giới tính của chủ hộ ............................................................................................ 19
2.4.5. Tỷ lệ phụ thuộc .................................................................................................... 20
2.4.6. Số hoạt động tạo thu nhập .................................................................................. 20
2.4.7. Kinh nghiệm của chủ hộ ...................................................................................... 20
2.4.8. Vay vốn ................................................................................................................ 21
iv


2.4.9. Qui mô diện tích đất sản xuất ............................................................................. 21
2.4.10. Tham gia đoàn thể ............................................................................................. 22
2.4.11. Tiếp cận chính sách ........................................................................................... 22

2.4.12. Tín ngưỡng tôn giáo .......................................................................................... 22
2.4.13. Tham gia Lễ hội ................................................................................................ 23
2.4.14. Thành phần dân tộc ........................................................................................... 23
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ ...................................................... 24
3.1. Tổng quan tỉnh Trà Vinh ............................................................................................ 24
3.2. Kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh (từ 2008 đến 2013) .................................................... 26
3.3. Lịch sử hình thành huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh ....................................................... 30
3.4. Thực trạng Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, Y tế, Giáo dục huyện Trà Cú........................ 31
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 33
4.1. Qui trình nghiên cứu ................................................................................................... 33
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 35
4.3. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 37
4.3.1. Đo lường biến phụ thuộc .................................................................................... 37
4.3.2. Đo lường các biến độc lập .................................................................................. 37
4.4. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 42
4.4.1. Nguồn dữ liệu thu thập ........................................................................................ 42
4.4.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu ......................................... 43
4.5. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................................... 43
4.6. Qui trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ............................................................................. 44
4.7. Phân tích dữ liệu ......................................................................................................... 44
4.7.1. Mã hóa dữ liệu .................................................................................................... 44
4.7.2. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu...................................................... 45
4.7.3. Phân tích hồi qui ................................................................................................. 45
4.7.4. Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu ........................................................... 45
Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 48
5.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................... 48
5.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................................. 49

5.2.1. Thống kê mô tả .................................................................................................... 49
5.2.2. Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến của mô hình ........................ 67
5.2.3. Phân tích kết quả hồi qui .................................................................................... 68
5.2.4. Sự khác biệt giữa thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ....... 73
5.2.5. Phân tích mức độ phù hợp của mô hình ............................................................. 74
5.2.6. Giải thích các biến có ý nghĩa trong 3 mô hình .................................................. 75
5.2.7. Giải thích các biến không có ý nghĩa trong 3 mô hình ....................................... 81
v


Tóm tắt chương 5 ................................................................................................................... 86
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 87
6.1. Kết luận....................................................................................................................... 87
6.2. Đóng góp của luận văn ............................................................................................... 87
6.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 88
6.4. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 1: Dàn bài thảo luận nhóm ................................................................................... 97
PHỤ LỤC 2: Danh sách thảo luận nhóm đợt 1 ..................................................................... 98
PHỤ LỤC 3: Danh sách thảo luận nhóm đợt 2 ..................................................................... 98
PHỤ LỤC 4: Bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................................... 99
PHỤ LỤC 5: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 1 .............................................. 103
PHỤ LỤC 6: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 2 .............................................. 104
PHỤ LỤC 7: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến mô hình 3 .............................................. 105
PHỤ LỤC 8: Kết quả hồi qui mô hình 1 ............................................................................. 106
PHỤ LỤC 9: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi mô hình 1 ............................................. 107
PHỤ LỤC 10: Kết quả hồi qui mô hình 2 ........................................................................... 108
PHỤ LỤC 11: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi của mô hình 2 ..................................... 109
PHỤ LỤC 12: Kết quả hồi qui mô hình 2 với sai số chuẩn mạnh hơn (robust) .................. 110
PHỤ LỤC 13: Kết quả hồi qui mô hình 3 ........................................................................... 111

PHỤ LỤC 14: Kiểm tra phương sai sai số thay đổi của mô hình 3 ..................................... 112
PHỤ LỤC 15: Kết quả hồi qui mô hình 3 với sai số chuẩn mạnh hơn (robust) .................. 113
PHỤ LỤC 16: Kết quả kiểm định T-test ............................................................................. 114
PHỤ LỤC 17: Mô tả dữ liệu theo nghề nghiệp của chủ hộ ................................................. 115
PHỤ LỤC 18: Thu nhập với trình độ học vấn của chủ hộ .................................................. 116
PHỤ LỤC 19: Thu nhập với số nhân khẩu trong hộ ........................................................... 117
PHỤ LỤC 20: Thu nhập với giới tính của chủ hộ ............................................................... 118
PHỤ LỤC 21: Thu nhập với tỷ lệ phụ thuộc ....................................................................... 119
PHỤ LỤC 22: Thu nhập với số hoạt động tạo thu nhập ...................................................... 120
PHỤ LỤC 23: Thu nhập với kinh nghiệm của chủ hộ ........................................................ 121
PHỤ LỤC 24: Thu nhập với qui mô diện tích đất ............................................................... 122
PHỤ LỤC 25: Thu nhập với vay vốn từ các định chế chính thức ....................................... 123
PHỤ LỤC 26: Thu nhập với tham gia đoàn thể .................................................................. 124
PHỤ LỤC 27: Thu nhập với tiếp cận chính sách ................................................................ 125
PHỤ LỤC 28: Thu nhập với số lần tham gia Lễ hội của chủ hộ ......................................... 126
PHỤ LỤC 29: Kiểm định phân phối chuẩn phần dư của mô hình 3 bằng PP đồ thị........... 126
PHỤ LỤC 30: Kiểm định phân phối chuẩn phần dư của mô hình 3 bằng PP số học ......... 127
PHỤ LỤC 31: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 1 (Dân tộc Khmer) ....................... 127
PHỤ LỤC 32: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 2 (Dân tộc Kinh) .......................... 127
PHỤ LỤC 33: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 3 (Kinh+Khmer) .......................... 127
vi


PHỤ LỤC 34: Ma trận tương quan ...................................................................................... 129

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ


Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị ................................................................................ 16
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh ........................................................................ 24
Đồ thị 3.1: Mô tả tốc độ tăng trưởng của GDP và các ngành .............................................. 27
Đồ thị 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .................................................................... 28
Đồ thị 3.3: Chuyển dịch cơ cấu lao động và thu nhập của lao động ................................... 29
Đồ thị 3.4: Đóng góp vào 1% tăng trưởng GDP của các ngành .......................................... 30
Hình 4.1: Qui trình nghiên cứu ............................................................................................ 35
Đồ thị 5.1: Thu nhập của hộ gia đình .................................................................................. 52
Đồ thị 5.2: Thu nhập với nghề nghiệp của chủ hộ .............................................................. 54
Đồ thị 5.3: Thu nhập với trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................... 55
Đồ thị 5.4: Thu nhập với số nhân khẩu trong hộ ................................................................ 56
Đồ thị 5.5: Thu nhập với giới tính của chủ hộ .................................................................... 57
Đồ thị 5.6: Thu nhập với tỷ lệ phụ thuộc ............................................................................ 58
Đồ thị 5.7: Thu nhập với số hoạt động tạo thu nhập .......................................................... 59
Đồ thị 5.8: Thu nhập với kinh nghiệm làm việc của chủ hộ ............................................... 60
Đồ thị 5.9: Thu nhập với việc vay vốn từ các định chế chính thức .................................... 61
Đồ thị 5.10: Thu nhập với qui mô diện tích đất sản xuất ................................................... 62
Đồ thị 5.11: Thu nhập với tham gia đoàn thể ..................................................................... 63
Đồ thị 5.12: Thu nhập với việc tiếp cận chính sách ........................................................... 64
Đồ thị 5.13: Thu nhập với số lần tham gia Lễ hội .............................................................. 65

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình ........................ 14
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Trà Vinh .......................................... 26
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh qua các năm .......................................................... 27

Bảng 4.1: Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình và kỳ vọng dấu .................................... 41
Bảng 4.2: Mẫu nghiên cứu tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh ................................................ 44
Bảng 5.1: Thống kê mô tả tổng hợp các biến trong mô hình 1 (Dân tộc Khmer) .............. 50
Bảng 5.2: Thống kê mô tả tổng hợp các biến trong mô hình 2 (Dân tộc Kinh) ................. 51
Bảng 5.3: Thống kê mô tả tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 52
Bảng 5.4: Thu nhập của hộ gia đình ................................................................................... 53
Bảng 5.5: Thống kê số hộ nghèo và cận nghèo tại huyện Trà Cú ...................................... 54
Bảng 5.6: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 .................. 55
Bảng 5.7: Thu nhập với tín ngưỡng tôn giáo của chủ hộ .................................................... 67
Bảng 5.8: Bảng hệ số VIF của 3 mô hình ........................................................................... 68
Bảng 5.9: Bảng kết quả hồi qui của mô hình 1 ................................................................... 70
Bảng 5.10: Bảng kết quả hồi qui sau khắc phục phương sai sai số thay đổi của MH 2 ...... 71
Bảng 5.11: Bảng kết quả hồi qui sau khắc phục phương sai sai số thay đổi của MH3 ...... 73
Bảng 5.12: Bảng tổng hợp kết quả hồi qui của 3 mô hình ................................................. 74
Bảng 5.13: Kiểm định thu nhập trung bình của 2 dân tộc Khmer và Kinh (T-test) ............ 75

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CSXH

: Chính sách xã hội

DTTS


: Dân tộc thiểu số

ĐVT

: Đơn vị tính

GDP

: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

Ha

: Héc-ta

HTX

: Hợp tác xã

OLS

: Ordinary Least Squares (Phương pháp bình phương bé nhất)

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


UBND

: Ủy ban nhân dân

VHLSS

: Vietnam Household Living Standards Survey
(Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam)

VIF

: Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai)

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nội dung chương 1 giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực
tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu luận văn sẽ được trình bày ở phần cuối
chương.

1.1. Đặt vấn đề
Trà Cú là huyện nghèo của tỉnh Trà Vinh, huyện có 46.133 hộ dân; số hộ là người
Khmer là 28.756 hộ, chiếm 62,3% số hộ dân toàn huyện. Tổng số hộ nghèo của huyện là

9.757 hộ, trong đó 7.170 hộ nghèo là người Khmer, chiếm 73,5% hộ nghèo toàn huyện và
2,7% so với toàn tỉnh là 13,96% (theo Quyết định Số 116/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 01
năm 2014).
Những năm qua, Đảng bộ huyện Trà Cú xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo
thực hiện Nghị quyết Trung Ương VII (phần 2) khóa IX về công tác dân tộc, Nghị quyết 06
của Tỉnh ủy Trà Vinh về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer… đã làm chuyển biến
đáng kể về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân
4,28%/năm; thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách cử tuyển, miễn giảm học phí, đào
tạo nghề, giải quyết việc làm...; tỷ lệ đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ là người Khmer
không ngừng nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; các Lễ hội truyền
thống, bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy…
Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội, đời sống bà con
Khmer ở huyện Trà Cú đã được nâng cao về mọi mặt, số hộ Khmer nghèo giảm bình quân
hàng năm từ 3 - 4%. Đời sống của đồng bào Khmer không ngừng được cải thiện, không còn
hộ đói, hộ nghèo được giảm dần, nhiều hộ mua được tư liệu sản xuất cơ giới, phương tiện
sinh hoạt gia đình và xây cất được nhà ở khang trang; bộ mặt nông thôn vùng đồng bào
Khmer không ngừng đổi mới.
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên đời sống kinh tế - xã hội
của dân tộc đồng bào Khmer thường không ổn định. Những năm qua, mặc dù lãnh đạo tỉnh
Trà Vinh đã có nhiều cố gắng để thực hiện các chính sách nhằm ổn định và nâng cao đời
sống cho đồng bào dân tộc Khmer, nhưng do những hạn chế về trình độ văn hóa, nguồn lực

1


tài chính và một số nguyên nhân khách quan nên nhiều gia đình đồng bào dân tộc Khmer
còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng
bào dân tộc Khmer huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết nhằm phản ánh rõ hơn
thực trạng thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, ổn định đời sống của đồng bào

dân tộc Khmer huyện Trà Cú. Từ đó, có sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu
nhập và là căn cứ khoa học cho các cơ quan ban ngành hữu quan trong việc hoạch định các
chính sách có liên quan đến an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Khmer huyện Trà Cú nói
riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các mục tiêu sau đây:
- Tìm ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer tại
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Tìm ra những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Kinh tại
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào
dân tộc Khmer và dân tộc Kinh tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời 03 câu hỏi sau đây để đạt mục tiêu đề ra:
1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer tại huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh?
2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Kinh tại huyện Trà
Cú, tỉnh Trà Vinh?
3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là đồng bào dân tộc Khmer và dân tộc Kinh tại huyện Trà
Cú, tỉnh Trà vinh.

2



- Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, về
một số nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer và dân tộc Kinh, được
tập trung chủ yếu tại 4 xã: Đôn Châu, Đôn Xuân, Đại An và Hàm Giang.
- Về thời gian: thời gian dự kiến thực hiện đến hoàn chỉnh đề tài từ 01/06/2014 đến
30/11/2014.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp hộ gia đình dân tộc Khmer và dân tộc
Kinh bằng hệ thống bảng câu hỏi, thông qua việc kế thừa các nghiên cứu trước, từ đó tiến
hành tổng hợp, phân tích trên nền tảng thống kê mô tả, mô hình hồi qui đa biến để tiến hành
nghiên cứu.

1.6. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer
và dân tộc Kinh tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, từ đó mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết
và thực tiễn cho các cơ quan quản lý và các hộ dân tại địa phương. Kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ là cơ sở khoa học thiết thực giúp chính quyền địa phương, các hộ gia đình tham
khảo để có những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao thu nhập của đồng bào dân tộc
Khmer nói riêng và các hộ gia đình nông thôn tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh nói chung.

1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 6 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi
nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn
của đề tài nghiên cứu.

3



Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến thu nhập. Nêu lại tổng
quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ gia đình và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Trà Vinh và huyện Trà Cú.
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu đối tượng nghiên cứu, trình bày các vấn đề liên quan đến
phương pháp nghiên cứu, cách thu thập số liệu, xác định cỡ mẫu, mô hình nghiên cứu chính
thức và qui trình nghiên cứu.
Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ, phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu,
phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
của đồng bào dân tộc Khmer và dân tộc Kinh tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính chất gợi ý
nhằm nâng cao thu nhập của đồng bào dân tộc Khmer và dân tộc Kinh tại huyện Trà Cú tỉnh
Trà Vinh. Đồng thời cuối chương này cũng nêu ra những hạn chế của nghiên cứu cũng như
đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

4



×