Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Chiếc chiếu trong văn hóa nam bộ (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.89 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

TRẦN TUYẾT HẬN

CHIẾC CHIẾU
TRONG VĂN HÓA NAM BỘ
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN AN

TRÀ VINH, NĂM 2015


TÓM TẮT LUẬN VĂN
- Đề tài: Chiếc chiếu trong văn hóa Nam Bộ.
- Tác giả Luận văn: Trần Tuyết Hận. Khóa 2 đợt 2, thời gian đào tạo: Từ năm
2013 - 2015. Nơi học: Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang và Trường Đại học
Trà Vinh. Ngành học: Văn hóa học.
- Giáo viên hướng dẫn: Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan An.
- Địa điểm nghiên cứu: Tác giả đi khảo sát ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng,
Kiên Giang, Cà Mau dưới góc độ nghiên cứu văn hóa học, xã hội học và lịch sử...
theo phương pháp khảo sát, điền dã, gặp gỡ các ông, bà, cô, chú, anh, chị ở các vùng
nông thôn và thành thị một số tỉnh nói trên ở Nam Bộ. Trong công trình này, tác giả
cố gắng khái quát những giá trị vật chất và tinh thần của chiếc chiếu trong đời sống
văn hóa cư dân Nam Bộ.


- Nội dung tóm tắt:
Chiếc chiếu là một vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con
người Nam Bộ từ bao đời nay. Ở vùng đất mới có nhiều dân tộc cùng cộng cư chung
sống ngay từ thời đất đai còn hoang hóa, con người Nam Bộ đã biết tận dụng cây lác
từ thiên nhiên để dệt nên những chiếc chiếu để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Sau đó, nghề thủ công dệt chiếu xuất hiện, làm ra nhiều sản phẩm chiếu khác nhau
và chất lượng ngày càng được nâng cao theo thời gian.
Về giá trị vật chất của chiếc chiếu, đa phần người dân Nam Bộ đều biết đến.
Chiếu được xem như một phương tiện sinh hoạt hàng ngày: Chiếu để ngồi, nằm, đắp,
gối đầu, chiếu dùng để tiếp khách... và là một phương tiện mưu sinh. Những tác dụng
đó đã làm nên hệ thống giá trị vật chất của chiếc chiếu. Nó thật sự rất hữu dụng với
các đặc tính mềm mại, dễ giặt, dễ xếp gọn,...
Về giá trị tinh thần, chiếc chiếu xuất hiện hầu như suốt quá trình phát triển của
đời người. Chiếu dùng trong sinh nở, để trải giường tân hôn và dùng để đắp hay quấn

- iii -


thi hài người chết. Chiếu còn là vật dụng rất giá trị trong một số lễ tục như: Tục thờ
cúng tổ tiên, lễ hội đình, lễ hội Nguyễn Trung Trực. Trải chiếu để quỳ lạy, khấn vái
tổ tiên, thần thánh với ý niệm kiêng cử những thứ dơ bẩn khi thực hiện các nghi thức
thiêng liêng. Chiếc chiếu còn có ý nghĩa đặc biệt trong lễ hội Nguyễn Trung Trực một anh hùng dân tộc. Trong văn học dân gian Nam Bộ, chiếc chiếu xuất hiện rất
nhiều trong ca dao, tục ngữ, thơ ca, câu đố với vai trò là vật biểu trưng cho tình cảm
lứa đôi trong mảng ca dao trữ tình. Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh chiếc chiếu
để nói lên những cung bậc cảm xúc trong tình yêu đôi lứa: Tỏ tình, nhớ thương, hờn
giận... Qua nghệ thuật của văn học dân gian Nam Bộ, chiếc chiếu còn là biểu tượng
văn hóa cho hạnh phúc vợ chồng, là vật chứng của tình yêu. Đặc biệt, hình ảnh chiếc
chiếu còn được sử dụng trong ca dao, câu đố như là một biểu tượng về thân phận con
người mà chủ yếu là thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Một số từ ngữ
thường dùng để chỉ thân phận người phụ nữ như: Manh chiếu, chiếu rách, chiếu hoa...

Chiếc chiếu thật sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thường ngày và đời
sống văn hóa tinh thần của con người Nam Bộ. Chiếu là phương tiện sinh hoạt và
được sử dụng như một thói quen mà trong nhiều trường hợp không có vật dụng gì có
thể thay thế được. Chiếu xuất hiện trong văn học dân Nam Bộ với mức độ tương đối
nhiều vừa mang nét tự nhiên, phù hợp với tính cách con người Nam Bộ vừa là một
vật đặc trưng vùng miền. Cuộc sống hiện đại, có thể chiếu được sử dụng ít đi, nhưng
những giá trị của chiếc chiếu vẫn mãi trường tồn trong ký ức của con người Nam Bộ
nói riêng, người Viêt Nam nói chung./.

- iv -


SUMMARY
Subject : The projection of Southern culture
Author Topic: Chen Han. Lock 2 phase 2, the duration of training: from 2013
- 2015. Place of Study: Community College of Hau Giang and Tra Vinh University.
Discipline: Cultural Study.
Instructor: Prof. Dr. Phan An
Study sites: The author surveyed in the province of Hau Giang, Soc Trang,
Kien Giang and Ca Mau perspective, cultural studies, social studies and history ...
according to the survey methodology, fieldwork and meet the grandparents, aunt,
uncle, brother, sister in rural areas and urban aforementioned provinces in the South.
In this work, the author tries to generalize the material values and the spirit of the
cultural life of the projector in southern residents.
Contents summary
The projection is a familiar objects in everyday life of people from the South
for centuries. In new areas where many ethnic and community living residence from
the land was wild, man made the most of Southern natural rush to weave mats to cater
to everyday life. Then craft mat appearance, making many different lighting products
and quality are increasingly improving with time.

Regarding the value of the projection material, most people are aware of the
South. Screening is seen as a means of daily activities: Screening for sitting, lying,
cover, pillow, mat for seating ... and is a means of livelihood. These effects system
that made the material value of the slideshow. It was really useful with soft features,
easy to wash, easy to stow, ...
Regarding spiritual values, mats appear almost throughout the development of
human life. Projectors used in childbirth, to cover the wedding bed and used to cover
or wrap the corpses of the dead. Screening is also very valuable items in some rites

-v-


such as ancestor worship, family festivals, festivals Nguyen Trung Truc. Mat to bow,
pray ancestors, gods with the notion of abstinence dirty things while performing
sacred rites. The projector also has a special significance in the festival Nguyen Trung
Truc - a national hero. In folklore South, a lot compares appear in folk songs,
proverbs, poetry, riddles as objects symbolizing conjugal affection in lyrical folk
array. The author has borrowed folk picture mats to voice emotions of love couples:
Be love, miss, anger ... Through the art of Southern folklore, the projector also is a
cultural icon for the happy couple, the physical evidence of love. In particular, the
projection image can also be used in folk songs, riddles as a symbol of the human
condition which mainly body parts women under feudalism. Some words commonly
used to refer to women as body parts: Manh projector, projector tear, flower mat ...
The projector really important significance in everyday life and cultural life of
the human spirit of the South. Screening is a means of living and be used as a habit
which in many cases do not have items can be replaced. Appeared in literary projection
southern people with relatively moderate levels of natural bore, in accordance with the
Southern personality and as a regional characteristic. Modern life, the projector can be
used less and less, but the value of mats lasting forever remain in the memories of the
Southern people in particular and Vietnam in general man.


- vi -


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
SUMMARY ...............................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................1
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .....................................................................3
3.1. Đối tượng ......................................................................................................3
3.2. Mục đích .......................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..........................................................3
6.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
6.2. Nguồn tư liệu ................................................................................................4
7. Bố cục luận văn ...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ...............5
1.1. Khái niệm .........................................................................................................5
1.1.1. Văn hóa ......................................................................................................5
1.1.2. Văn hóa vật chất ........................................................................................6
1.1.3. Văn hóa tinh thần .......................................................................................6
1.2. Nam Bộ và văn hóa vùng Nam Bộ ...................................................................7
1.2.1. Đặc điểm vùng đất, tính cách con người Nam Bộ .....................................7

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng Nam Bộ .......................................................7
1.2.1.2. Lịch sử hình thành...............................................................................8

- vii -


1.2.1.3. Quá trình hình thành cộng đồng các tộc người Nam Bộ ....................9
1.2.1.4. Tính cách người Nam Bộ ..................................................................10
1.2.2. Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ ............................................................12
1.3. Nghề dệt chiếu ở Nam Bộ ..............................................................................15
1.3.1. Tổ nghề dệt chiếu.....................................................................................15
1.3.2. Một số làng nghề dệt chiếu ở Nam Bộ ....................................................16
1.3.2.1. Xóm chiếu ở Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh ...............................16
1.3.2.2. Chiếu Cần Đước ................................................................................17
1.3.2.3. Chiếu Định Yên ................................................................................17
1.3.2.4. Chiếu Tà Niên ...................................................................................18
CHƯƠNG 2: CHIẾC CHIẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT...20
2.1. Chiếc chiếu như một phương tiện sinh hoạt ...................................................20
2.1.1. Chiếu để ngồi, nằm, đắp, gối đầu ............................................................20
2.1.2. Chiếu để tiếp khách .................................................................................23
2.2. Chiếc chiếu như một phương thức mưu sinh ................................................25
2.2.1. Nghề dệt chiếu .........................................................................................25
2.2.2. Chiếu là sản phẩm hàng hóa ....................................................................28
CHƯƠNG 3: CHIẾC CHIẾU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN...33
3.1. Chiếu trong nghi lễ vòng đời ..........................................................................33
3.1.1. Chiếu trong sinh nở..................................................................................33
3.1.2. Chiếu trong hôn nhân...............................................................................34
3.1.3. Chiếu trong tang ma .................................................................................37
3.2. Chiếu trong lễ hội ...........................................................................................38
3.2.1. Chiếu trong thờ cúng tổ tiên ....................................................................38

3.2.2. Chiếu trong lễ hội đình ............................................................................41
3.2.3. Chiếu trong lễ hội Nguyễn Trung Trực ...................................................44
3.3. Chiếu trong văn học dân gian Nam Bộ ..........................................................45
3.3.1. Biểu tượng chiếc chiếu trong tình yêu, hôn nhân ....................................46
3.3.2. Chiếu là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ ...................................60

- viii -


KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
PHỤ LỤC

- ix -


-1MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiếu là một sản phẩm thủ công thiết yếu, một vật
dụng không thể thiếu trong các gia đình dân cư Nam Bộ.
Người Việt Nam chúng ta đều quen thuộc với vật phẩm này.
Chiếu gắn bó với con người suốt cuộc đời, từ khi cất tiếng
khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Chiếu dùng
để nằm, để ngồi, để đắp, để gối đầu, để trải đón khách quý,
cúng kỵ, đờn ca tài tử. Chiếu trải trong các buổi giỗ chạp
gia đình. Chiếu trải giường nằm cho các đôi vợ chồng trẻ
bước vào cuộc sống hôn nhân…
Khi đời sống xã hội phát triển hiện đại thì nệm cao
su, nệm mút đã dần thay thế cho chiếc chiếu truyền thống.
Tuy nhiên, chiếu vẫn có giá trị vật chất và tinh thần nhất

định trong đời sống con người:
“Dù cho nệm gỗ chăn bông
Đâu bằng tấm chiếu tỏ lòng em trao”.
Nam Bộ - khu vực cực nam của Việt Nam, nơi có hai
mùa mưa nắng, đất đai bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt,
khí hậu ôn hòa, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Nhiều nơi
trồng được lác (cói) - một nguyên liệu để dệt chiếu. Văn hóa
Nam Bộ vốn mang đặc trưng không hòa lẫn với bất kỳ vùng
nào. Việc nghiên cứu chiếc chiếu gắn với văn hóa sẽ góp
phần cung cấp tư liệu tìm hiểu về một vật phẩm quen thuộc
trong cuộc sống người dân Nam Bộ, giúp chúng ta hiểu hơn
về đặc điểm văn hóa vùng Nam Bộ, góp phần bảo tồn và
phát huy văn hóa Nam Bộ. Mặt khác, gia đình ngoại tôi


-2trước đây đã từng dệt chiếu để làm kế sinh nhai, ngay từ nhỏ
hình ảnh chiếc chiếu đã đi vào tiềm thức tôi như một kỉ
niệm. Vì vậy tôi chọn đề tài “Chiếc chiếu trong văn hóa
Nam Bộ” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, nghiên cứu về làng nghề truyền thống ở
Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Xung
quanh về nghề và làng nghề dệt chiếu có một số tài liệu giới
thiệu sơ lược trong một khuôn khổ nhất định.
Quyển Các ngành nghề Việt Nam của tác giả Vũ
Ngọc Khánh giới thiệu về các bách nghệ tổ sư các ngành
nghề Việt Nam, trong đó có nói đến vị tổ nghề dệt chiếu
Phạm Đôn Lễ.
Quyển Hỏi đáp về Nghề truyền thống Việt Nam của
Hồ Châu cung cấp thêm những tư liệu về các nghề truyền

thống ở Việt Nam nói chung. Tác giả giới thiệu về làng
chiếu Hới và tổ nghề Phạm Đôn Lễ.
Quyển Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam - Nghề
Mây tre đan, nghề dệt chiếu, dệt thảm, làm quạt giấy cổ
truyền của Bùi Văn Vượng viết về nghề, làng nghề mây tre
đan, dệt thảm, làm quạt giấy,.. trong đó nghề dệt chiếu được
khai thác ở khía cạnh làng nghề trên cả nước. Công trình
giới thiệu nhiều làng nghề dệt chiếu tiêu biểu, kỹ thuật dệt
chiếu, tuy nhiên tác giả chưa phân tích các giá trị văn hóa
của chiếc chiếu.
Quyển Nghề truyền thống Hậu Giang do Nhâm
Hùng biên soạn giới thiệu về các làng nghề như: Nghề chằm
lá lợp nhà, nghề đan cần xé, nghề hầm than, nghề đánh bắt


-3cá đồng, nghề đóng ghe xuồng… Riêng nghề dệt chiếu, tác
giả tập trung vào kỹ thuật dệt chiếu.
Đến Luận văn Thạc sĩ của Thạch Thị LinĐa Nghề
dệt chiếu truyền thống của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh đã
bước đầu nghiên cứu đến giá trị vật chất và tinh thần của
nghề dệt chiếu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
Đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào
viết về các giá trị của chiếc chiếu trong văn hóa Nam Bộ.
Tuy nhiên, có một số quyển sách có đề cập đến việc bảo tồn
và phát huy làng nghề truyền thống nói chung.
Các công trình trên là tài liệu quý báu mà tác giả
Luận văn tham khảo cùng với việc khảo sát, đi điền dã để
thu thập thêm tư liệu cho đề tài. Luận văn là công trình giới
thiệu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về giá trị
vật chất và tinh thần của chiếc chiếu.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu về chiếc chiếu, sơ lược nghề dệt
chiếu và tập trung vào các giá trị văn hóa vật chất (là phương
tiện sinh hoạt và phương thức mưu sinh) và giá trị tinh thần
(trong nghi lễ vòng đời người, lễ hội và văn học dân gian).
3.2. Mục đích
- Tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành và
phát triển của nghề dệt chiếu ở Nam Bộ.
- Nghiên cứu giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của
chiếc chiếu.
- Khẳng định vai trò của chiếc chiếu trong đời sống
văn hóa con người Nam Bộ.


-44. Phạm vi nghiên cứu
Chiếc chiếu được sử dụng phổ biến trong các gia đình
cư dân Nam Bộ. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
về giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của chiếc chiếu tại
một số tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang,
Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp và Tp. Hồ Chí Minh để khái
quát nên giá trị của chiếc chiếu trong văn hóa Nam Bộ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học, Luận văn góp phần khẳng định
và bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của chiếc
chiếu ở Nam Bộ.
Về ý nghĩa thực tiễn, với kết quả nghiên cứu, Luận
văn là tư liệu giới thiệu về chiếu, nghề dệt chiếu và vai trò,
ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa của cư dân vùng đất
Nam Bộ Việt Nam, có thể ứng dụng trong một số cơ quan

như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng ở các tỉnh
mà tác giả Luận văn khảo sát.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận liên ngành
Bằng phương pháp này, người nghiên cứu kết hợp
kiến thức về dân tộc học, sử học để tìm hiểu về lịch sử hình
thành nghề dệt chiếu.
- Phương pháp điền dã
Nhằm thu thập những số liệu, thông tin liên quan về
giá trị vật chất và tinh thần của chiếc chiếu tại địa phương
Hậu Giang và một số vùng ở Nam Bộ; sưu tầm, kết hợp
phỏng vấn sâu để làm phong phú thêm nội dung Luận văn.


-5- Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh, đối chiếu để làm nổi bật giá trị của chiếc
chiếu trong đời sống văn hóa người dân Nam Bộ nói riêng,
người dân Việt Nam nói chung.
6.2. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng tư liệu từ sách, báo tạp chí và các
trang mạng Internet có liên quan đến đề tài. Và đặc biệt là
các tư liệu điều tra điền dã của tác giả Luận văn tại một số
tỉnh như: Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Trà
Vinh, Long An, Đồng Tháp và Tp. Hồ Chí Minh vào tháng
7 - 8 năm 2015.
7. Bố cục luận văn
Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn
gồm có 3 phần:
Phần mở đầu

Phần nội dung nghiên cứu: Gồm 3 chương
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn
- Chương 2: Chiếc chiếu trong văn hóa vật chất
- Chương 3: Chiếc chiếu trong văn hóa tinh thần
Phần kết luận


-6CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Ở chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và cơ sở thực tiễn bao gồm các khái niệm về: Văn
hóa, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần; tìm hiểu về Nam
Bộ và văn hóa vùng Nam Bộ và Nghề dệt chiếu ở Nam Bộ.
1.1. Khái niệm
1.1.1. Văn hóa
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa nhưng tác giả Luận
văn chọn khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm để làm cơ
sở nghiên cứu đề tài: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
1.1.2. Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất là toàn bộ những sáng tạo vật chất
của con người để phục vụ, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của mình. Giá trị văn hóa vật chất của chiếc chiếu chính
là lợi ích từ việc sử dụng chiếu đem lại và nó còn là một sản
phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu mưu sinh của con người.
1.1.3. Văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần là nói chung những ý nghĩ, tình
cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con

người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. Chiếc
chiếu trong tiềm thức con người Nam Bộ đã trở thành những
biểu tượng văn hóa trong ca dao Nam Bộ và trong những


-7nghi thức thiêng liêng lễ hội đình, lễ hội Nguyễn Trung
Trực, thờ cúng tổ tiên…
Giá trị văn hóa vật chất và giá trị văn hóa tinh thần
của chiếc chiếu đã làm nên giá trị văn hóa của nó trong đời
sống văn hóa cư dân Nam Bộ.
1.2. Nam Bộ và văn hóa vùng Nam Bộ
1.2.1. Đặc điểm vùng đất, tính cách con người Nam Bộ
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng Nam Bộ
Luận văn giới thiệu về điều kiện tự nhiên vùng Nam
Bộ như: Vị trí địa lý, sông ngòi, khí hậu…
Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và
chính là Nam Kỳ lục tỉnh từ trước thời thực dân. Nam Bộ là
một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc
Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ).
Nam Bộ theo ranh giới địa lý hiện tại bao gồm các tỉnh,
thành: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương,
Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng
Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang.
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng,
phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp
biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một
phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng

dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao.
Mật độ sông ngòi, kinh rạch dày đặc. Ở Nam Bộ có
hai nhóm sông chính Tiền giang và Hậu giang.


-81.2.1.2. Lịch sử hình thành
Nam Bộ có lịch sử hình thành khoảng 300 năm, từ thế
kỉ I đến thế kỉ VII thì địa bàn Nam Bộ ngày nay thuộc Vương
quốc Phù Nam và cư dân Phù Nam - chủ nhân của nền văn
hóa Óc Eo. Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và
có quan hệ mật thiết với nền văn hóa Mã Lai đa đảo.
Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XII, vùng đất Thủy Chân
Lạp bị bỏ hoang, không có dấu vết của con người cư trú.
Phải từ khoảng đầu thế kỉ XIII, một số ít người Khmer đến
đây sống theo từng nhóm nhỏ thì nơi này mới bắt đầu có
dấu vết của con người cư trú. Rồi đến thế kỉ XVI, XVII cư
dân Việt mới từ Đàng Trong, sau đó từ miền Trung rồi miền
Bắc vào lập nghiệp ngày một đông tại Nam Bộ. Từ đó phát
triển vùng đất Nam Bộ như ngày nay.
1.2.1.3. Quá trình hình thành cộng đồng các tộc
người Nam Bộ
Người Việt đến khai phá vùng đất Nam Bộ vào
khoảng thế kỉ thứ XVI. Người Khmer đến vùng này khai
phá sớm hơn người Việt khoảng 2 - 3 thế kỉ và sau đó là
người Hoa. Trong số những lưu dân mới đến vùng Đồng
bằng sông Cửu Long có cả người Chăm. Người Chăm đến
vùng An Giang, Tây Ninh muộn hơn các tộc người trước
đó, mãi đến đầu thế kỉ XIX, họ mới định cư tại đây.
1.2.1.4. Tính cách người Nam Bộ
Luận văn khái quát một số tính cách của con người

Nam Bộ:
- Lòng yêu nước;
- Năng động, sáng tạo;


-9- Hào phóng, hiếu khách;
- Trọng nhân nghĩa;
- Bộc trực, thẳng thắn…
1.2.2. Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ
Về đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ, tác giả giới thiệu
những nét nổi bật của văn hóa Nam Bộ: Văn hóa các tộc
người; Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với tốc độ nhanh
chóng; là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngưỡng đan
xen cùng tồn tại; Ứng xử với thiên nhiên (ăn, mặc, ở, đi lại)
và đặc điểm về sự phát triển của dòng văn hóa bác học nhất
là của người Việt ở đây.
1.3. Nghề dệt chiếu ở Nam Bộ
1.3.1. Tổ nghề dệt chiếu
Tổ nghề dệt chiếu ở Việt Nam là ông Phạm Đôn Lễ,
người làng Hải Triều, tỉnh Thái Bình. Ở Nam Bộ, các dân
tộc Kinh, Hoa, Khmer có thói quen khấn vái tổ nghề dệt
chiếu nói chung “ngay ông Tổ phù hộ”. Đối với người
Khmer, trong tâm thức của họ tổ nghề dệt chiếu chính là
“ông bà tổ tiên” đã truyền dạy nghề cho họ.
1.3.2. Một số làng nghề dệt chiếu ở Nam Bộ
Luận văn giới thiệu về: Xóm chiếu ở Gò Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh; Chiếu Cần Đước; Chiếu Định Yên; Chiếu
Tà Niên.
1.3.2.1. Xóm chiếu ở Gò Vấp, Thành phố Hồ
Chí Minh

Ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh có hai xóm
chuyên nghề trồng lác và dệt chiếu: xóm Cát và xóm Bến
Hải. Nghề dệt chiếu ở đây tuy chưa có truyền thống lâu đời


- 10 nhưng lại nổi tiếng bởi chiếu dệt tại đây có chất lượng cao,
mẫu mã đẹp và do đó, được nhiều người tiêu dùng khắp nơi
ưa chuộng.
1.3.2.2. Chiếu Cần Đước
Địa danh Cần Đước được nhiều người nhắc đến bởi
nơi đây có nghề dệt chiếu lâu đời, sản phẩm bền đẹp và được
bán rộng khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, kể cả
Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai (Sài Gòn - Chợ lớn xưa).
1.3.2.3. Chiếu Định Yên
Ở bên bờ sông Hậu, Định Yên - một xã của huyện
Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp có nghề dệt chiếu thủ công
nổi tiếng. Nghề dệt chiếu ở Định Yên có từ lâu đời. Nhưng
không ai ở đây biết nghề dệt chiếu của quê hương mình xuất
hiện từ bao giờ và ai là người khởi xướng ra nghề này.
Về chất lượng và mỹ thuật, chiếu Định Yên có phần
hơn hẳn chiếu của các vùng khác ở Đồng bằng sông Cửu
Long, nhất là vùng sông Tiền, sông Hậu. Chính cái “trội” ấy
đã tạo thế và lực cho nghề chiếu ở Định Yên đứng vững
trước thử thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường, trong khi
nghề dệt chiếu của các địa phương khác bị lao đao, có nơi
không sản xuất được nữa.
Đặc biệt, ở Định Yên có chợ chiếu đêm với cách thức
hoạt động độc đáo và vẫn được duy trì bao năm qua.
1.3.2.4. Chiếu Tà Niên

Trên đất miền Tây Nam Bộ có nhiều nơi làm chiếu
lác (chiếu cói), nhưng chiếu đẹp và nổi tiếng như Tà Niên


- 11 quả không nhiều. Còn riêng tỉnh Kiên Giang, chiếu Tà Niên
được thừa nhận là bền đẹp hàng đầu.
Dân Tà Niên sản xuất chiếu cũng theo mùa như làm
ruộng. Đồng đất của làng có đủ khả năng cung cấp nguyên
liệu lác cho nghề dệt chiếu trong làng.
Tiểu kết chương 1
Văn hóa là một khái niệm rộng, có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Ở đây, tác giả Luận văn chọn
định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm để làm cơ sở
nghiên cứu, tập trung vào giá trị vật chất và giá trị tinh thần
của chiếc chiếu.
Vùng đất Nam Bộ sau thời kỳ hoang hóa đã được con
người khai phá, cải tạo thành vùng đất tốt tươi, trù phú. Trong
điều kiện thiên nhiên ưu đãi nhưng cũng không ít hiểm nguy,
các tộc người Việt, Hoa, Khmer đã chung sống hòa thuận,
chinh phục thiên nhiên phục vụ cho đời sống của mình. Từ
đó đã hình thành nên nét tính cách riêng của con người Nam
Bộ: Yêu nước nồng nàn, năng động, sáng tạo; hào phóng,
hiếu khách; trọng nhân nghĩa; bộc trực, thẳng thắn…
Văn hóa Nam Bộ với những nét đặc trưng: Là văn
hóa các tộc người; Quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với
tốc độ nhanh chóng; Là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín
ngưỡng đan xen cùng tồn tại; Ứng xử với thiên nhiên để
sinh sống và phát triển.
Qua tìm hiểu về vùng đất, con người và đặc trưng văn
hóa Nam Bộ, người nghiên cứu có những cơ sở nhất định

xác định được nghề dệt chiếu xuất hiện ở vùng đất này là
phù hợp và cần thiết, phục vụ cho đời sống của con người.


- 12 Tổ nghề dệt chiếu - Phạm Đôn Lễ là một người tài cao, đức
độ đã có công giúp người dân cải thiện khung dệt chiếu để
tăng năng suất và chất lượng chiếu. Từ đó nghề dệt chiếu
ngày càng phát triển và nhân rộng khắp mọi miền.
Ở Nam Bộ có nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng:
Xóm chiếu ở Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, chiếu Tà
Niên (tỉnh Kiên Giang), chiếu Định Yên (tỉnh Đồng Tháp),
chiếu Cần Đước (tỉnh Long An)…Một số làng nghề dệt
chiếu được giới thiệu để chúng ta có cái nhìn tổng quát về
kỹ thuật dệt chiếu và đời sống của những người sống ở làng
nghề. Sản phẩm chiếu ở mỗi nơi có một đặc điểm riêng và
mang đặc trưng của địa phương đó nhưng tựu chung lại đây
là một nghề truyền thống của người Việt ở Nam Bộ, có lịch
sử từ lâu đời, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ dệt.


- 13 CHƯƠNG 2
CHIẾC CHIẾU TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA VẬT CHẤT
Chương 2, tác giả nghiên cứu về những giá trị vật
chất của chiếc chiếu. Chiếu được xem như một phương tiện
sinh hoạt và phương thức mưu sinh.
2.1. Chiếc chiếu như một phương tiện sinh hoạt
2.1.1. Chiếu để ngồi, nằm, đắp, gối đầu
Trong đời sống hàng ngày, cả người Việt, Hoa,
Khmer đều sử dụng chiếu để ngồi, nằm, đắp, gối đầu. Sự ra

đời của chiếc chiếu đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản và
thiết yếu của con người Nam Bộ. Chiếu được dùng để trải
ngồi ăn cơm, nghỉ ngơi.
Dùng chiếu trải nằm ngủ thì rất êm do nó mềm mại
và còn thoáng mát. Chiếu vừa tiện dụng, giá cả lại không
cao nên người ta còn dùng để đắp thay mền vừa ấm lại
không ngộp thở.
Ở những vùng nông thôn nghèo khó, thiếu thốn trước
đây, chiếc chiếu được xem như người bạn đồng hành trong
những ngày mưa bão. Dùng chiếu đắp rất ấm, thay thế được
mền mà lại thoáng không ngộp thở cho dù chúng ta có đắp
bịt bùng lại.
Gối đầu bằng chiếu cũng là một thói quen của người
Nam Bộ ở vùng nông thôn xưa.
Có tác dụng gần giống như chiếu là đệm, nóp nhưng
chiếc chiếu vẫn được sử dụng phổ biến hơn.


- 14 2.1.2. Chiếu để tiếp khách
Chiếu còn được dùng để trải tiếp khách, vừa lịch sự,
sạch sẽ thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà đối với khách. Việc
chọn chiếu trải cho khách ngồi cũng thể hiện tính cách hiếu
khách của người Nam Bộ.
2.2. Chiếc chiếu như một phương thức mưu sinh
2.2.1. Nghề dệt chiếu
Nghề dệt chiếu phù hợp cho phụ nữ nông thôn và là
nghề sinh sống thứ hai sau nghề làm ruộng.
Ngày nay, nghề dệt chiếu đã dần mờ nhạt nhưng một
số làng nghề truyền thống vẫn được duy trì. Bởi lẽ, công
việc này giúp cho không ít người ổn định việc mưu sinh và

niềm yêu thích nghề “cha truyền con nối”. Không chỉ người
Việt, cả người Khmer, Hoa đều biết và làm nghề dệt chiếu.
2.2.2. Chiếu là sản phẩm hàng hóa
Không chỉ là phương tiện sinh hoạt hàng ngày mà
chiếu còn trở thành một loại sản phẩm hàng hóa để trao đổi
mua bán do nhu cầu ngày càng cao của con người. Chiếc
chiếu còn được dùng làm quà tặng như một sản vật của quê
hương. Không ít những du khách nước ngoài hiếu kì do vẻ
đẹp bên ngoài của chiếc chiếu và còn sử dụng được trong
sinh hoạt hàng ngày nên họ đã mua về vừa để dùng, vừa làm
quà tặng cho người thân, bạn bè.
Ở Nam Bộ, chợ chiếu đêm ở Định Yên (Đồng Tháp)
là nơi diễn ra hoạt động mua bán chiếu lớn nhất vùng. Chiếu
là sản phẩm chính của chợ chiếu đêm này. Người người tấp
nập, chiếu thì nhiều vô kể. Nó được xem là công việc mưu
sinh của người dân nơi đây. Cả người Việt, Hoa, Khmer đều


- 15 xem chiếu là một sản phẩm hàng hóa, họ đều có nhu cầu
trao đổi mua bán và sử dụng chiếu như một phương tiện để
kiếm sống.
Tiểu kết chương 2
Chính do điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ,
chiếc chiếu ra đời và trở thành phương tiện sinh hoạt quan
trọng, gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của cư dân
vùng đất mới này. Chiếu được dùng để trải ngồi ăn cơm,
nghỉ ngơi, tiếp khách đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của
con người. Dùng chiếu trải ngủ thì rất êm do nó mềm mại
và còn thoáng mát. Chiếu vừa tiện dụng, giá cả lại không
cao nên người ta còn dùng để đắp thay mền vừa ấm lại

không ngộp thở. Gối đầu bằng chiếu cũng là một thói quen
của người Nam Bộ ở vùng nông thôn xưa.
Bên cạnh chiếu, chúng ta còn biết đến cái nóp, tấm
đệm cũng là những vật dụng gần gũi, quen thuộc của con
người Nam Bộ. Tuy nhiên, chiếc chiếu vẫn có những giá trị
vật chất đặc biệt hơn so với nóp, đệm. Chiếu phục vụ cho
sinh hoạt hàng ngày, đồng thời còn là một phương tiện mưu
sinh của cả người Việt, Khmer, Hoa ở Nam Bộ.
Với những giá trị sử dụng phục vụ được nhu cầu thiết
yếu của con người trong đời sống hàng ngày, kể cả tính kinh
tế, chiếc chiếu đã mang một giá trị văn hóa vật chất độc đáo.


- 16 CHƯƠNG 3
CHIẾC CHIẾU TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN
Chương 3, tác giả viết về giá trị của chiếc chiếu trong
đời sống văn hóa tinh thần gồm: Chiếu trong nghi lễ vòng
đời người, chiếu trong lễ hội và chiếu trong văn học dân gian
Nam Bộ.
3.1. Chiếu trong nghi lễ vòng đời
3.1.1. Chiếu trong sinh nở
Sinh nở là giai đoạn khởi đầu cho một sự sống mới,
là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Người Nam Bộ rất xem trọng việc mang thai và sinh nở.
Người phụ nữ mang thai được chăm sóc chu đáo trong suốt
hơn chín tháng ròng. Trước ngày hạ sinh, người nhà thường
chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: Khăn, quần áo
cho trẻ sơ sinh, tã lót,… và không thể thiếu những tấm chiếu
manh mới cho trẻ, chiếu cỡ lớn cho mẹ. Dùng chiếu cho bé

nằm vừa sạch sẽ, ấm, tránh được rôm sảy lại phù hợp cho
việc nằm lửa của mẹ.
3.1.2. Chiếu trong hôn nhân
Chiếu dùng để trải giường cô dâu, chú rễ với ý muốn
mong mỏi mọi điều tốt lành, may mắn đến với hai vợ chồng.
Người được chọn để trải chiếu phải có cuộc sống hôn nhân
hạnh phúc, con cháu đầy đàn. Nhiều phong tục trong hôn
nhân có liên quan đến chiếu như làm quà cầu hôn; lễ quét
chiếu, cuốn chiếu của người Khmer…


- 17 3.1.3. Chiếu trong tang ma
Trong nghi lễ tang ma, chiếu cũng được dùng cho
người chết nằm, đắp, kể cả quấn thi hài. Mặc dù ngày nay,
người ta ít dùng chiếu để quấn thi hài người chết khi tẩm
liệm nhưng phong tục này còn rất nhiều người biết đến nhất
là người dân ở vùng nông thôn nghèo.
3.2. Chiếu trong lễ hội
Chiếu còn xuất hiện trong lễ hội như trong thờ cúng
tổ tiên, lễ hội đình và lễ hội Nguyễn Trung Trực.
3.2.1. Chiếu trong thờ cúng tổ tiên
Trong những ngày giỗ chạp, dòng họ, anh em gần xa
đều tập trung về cúng ông bà, sau khi cúng vái xong, mọi
người lại ngồi xúm xích bên nhau trò chuyện trên những
chiếc chiếu sạch sẽ và êm mát. Điều đáng nói ở đây là việc
dùng chiếu trải trong những dịp cúng kỵ, vái lạy của con
người Nam Bộ và cả dân tộc Việt Nam rất phổ biến, như
một thói quen. Có lẽ không chỉ tiện dụng mà chiếc chiếu
còn mang ý nghĩa thiêng liêng khác thuộc về cảm nhận tâm
linh, nó là thứ vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ

dân gian Nam Bộ.
3.2.2. Chiếu trong lễ hội đình
Trong nghi lễ cúng đình, người ta đều sử dụng chiếu
trải để khấn vái, bày tỏ lòng ngưỡng vọng, tôn kính. Cho
đến ngày nay, chiếu vẫn là vật dụng không có gì thay thế để
trải trong các lễ hội đình. Ở đây, chiếc chiếu không chỉ có
giá trị vật chất mà nó đã mang giá trị tinh thần từ sự kiêng
kỵ dơ bẩn khi khấn vái các vị thần.


×