Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Chuyển giao công nghệ cao trong các dự án tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

MAI ANH TUẤN

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO
TRONG CÁC DỰ ÁN TẠI
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

MAI ANH TUẤN

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO
TRONG CÁC DỰ ÁN TẠI
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. BÙI XUÂN PHONG



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này đƣợc hình thành và phát triển từ những
số liệu khảo sát do tôi thực hiện hoặc có trích dẫn nguồn rõ ràng, phƣơng án
giải quyết vấn đề dựa trên quan điểm của chính cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng
dẫn của GS. TS. Bùi Xuân Phong. Nội dung của công trình nghiên cứu này
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn

Mai Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Khoa Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đƣợc sự đồng ý của Thầy giáo hƣớng dẫn
GS.TS. Bùi Xuân Phong, tôi đã hoàn thành luận văn “Chuyển giao công nghệ
cao trong các dự án tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia”.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Bùi Xuân
Phong đã hƣớng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo và các học
viên lớp QH-2014-E/3B, ngƣời đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô
cùng có ích trong thời gian học tập vừa qua.
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban
Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu và sâu rộng,
giúp tôi tiếp cận tƣ duy khoa học, nâng cao trình độ và nhận thức hỗ trợ và
hữu ích phục vụ cho công tác và cuộc sống.

Xin gửi tới Ban Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Ban
Công nghệ thông tin và Ban Kỹ thuật của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
lời cám ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thu thập số liệu, khảo
sát hiện trạng cũng nhƣ tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn
của mình. Do tính mới của đề tài cũng nhƣ hạn hẹp về thời gian nghiên cứu,
luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong đƣợc
sự góp ý chỉ bảo của thầy cô, các bạn bè và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2017.
Tác giả luận văn

Mai Anh Tuấn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO.......................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 8
1.1.3. Kết luận về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ....... 10
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ ............................................. 11
1.2.1. Khái niệm cơ bản về công nghệ và chuyển giao công nghệ ......... 11
1.2.2. Năng lực công nghệ ...................................................................... 14
1.2.3. Chuyển giao công nghệ ................................................................. 18

1.2.4. Các hoạt động chuyển giao công nghệ ......................................... 21
1.2.5. Đặc điểm của chuyển giao công nghệ cao ................................... 22
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not

defined.
2.1. Quy trình nghiên cứu ..................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.1. Mô hình nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Bước 1: Xác định vấn đề ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Bước 2: Nghiên cứu lý luận ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Bước 3: Thu thập dữ liệu ................ Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Bước 4: Phân tích dữ liệu ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Bước 5: Đề xuất giải pháp .............. Error! Bookmark not defined.


2.1.7 Bước 6: Tổng hợp, kết luận.............. Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2.1. Số liệu thứ cấp................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Số liệu sơ cấp .................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3.1. Phương pháp phân tích so sánh ...... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phương pháp phân tích định tính ... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TRONG
CÁC DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Giới thiệu khái quát về EVNNPT .. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của EVNNPTError! Bookmark not
defined.
3.2. Sự phát triển của công nghệ cao trong lĩnh vực truyền tải điện . ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.2.1. Công nghệ cao trong lĩnh vực truyền tải điện tại Thế giới.... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Công nghệ cao trong lĩnh vực truyền tải điện tại Việt Nam .. Error!
Bookmark not defined.
3.3. Các công trình ứng dụng khoa học công nghệ cao đã thực hiện ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3.1. Hệ thống lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ........ Error!
Bookmark not defined.


3.3.2. Hệ thống thông tin vận hành lưới truyền tải điệnError! Bookmark
not defined.
3.3.3. Hệ thống tự động hóa TBA ............. Error! Bookmark not defined.
3.4. Thực trạng công tác đầu tƣ xây dựngERROR!

BOOKMARK

NOT

DEFINED.

3.4.1. Công tác xây dựng mới ................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Công tác sửa chữa lớn, cải tạo nâng cấpError!


Bookmark

not

defined.
3.4.3. Đề án thành lập Trung tâm Tự động hóa và CNTT ............... Error!
Bookmark not defined.
3.5. Thực trạng công tác vận hành ........ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.5.1. Thực trạng công tác nghiệm thu ..... Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Thực trạng công tác bảo dưỡng sửa chữaError! Bookmark not
defined.
3.5.3. Thực trạng công tác tiếp nhận, làm chủ công nghệ .............. Error!
Bookmark not defined.
3.6. Hiện trạng nhân sự trong quá trình chuyển giao công nghệ cao ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
3.6.1. Đội ngũ quản lý ............................... Error! Bookmark not defined.
3.6.2. Công tác vận hành .......................... Error! Bookmark not defined.
3.6.3. Công tác sửa chữa, mở rộng ........... Error! Bookmark not defined.
3.6.4. Công tác cải tiến, làm chủ .............. Error! Bookmark not defined.
3.7. Tổng kết hiện trạng và các vấn đề cần giải quyếtERROR! BOOKMARK
NOT DEFINED.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO TRONG
CÁC DỰ ÁN CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
......................................................................... Error! Bookmark not defined.


4.1. Hoàn thiện bộ máy, chính sách công nghệERROR! BOOKMARK

NOT


DEFINED.

4.1.1. Truyền thông mục tiêu ứng dụng công nghệ caoError! Bookmark
not defined.
4.1.2. Hoàn thiện thể chế .......................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Lựa chọn công nghệ phù hợp với ngành truyền tải điện ....... Error!
Bookmark not defined.
4.1.4. Quy hoạch khu vực công nghệ ........ Error! Bookmark not defined.
4.2. Nâng cao năng lực công nghệ ........ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.2.1. Chuẩn hóa mặt bằng tri thức các đơn vị trong EVNNPT...... Error!
Bookmark not defined.
4.2.2. Áp dụng quản trị tri trức ................. Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Công tác tổ chức nhân sự và đào tạoError!

Bookmark

not

defined.
4.2.4. Bổ sung cơ sở vật chất .................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Nâng cao chất lƣợng các công tác liên quan áp dụng cho dự án công
nghệ cao. ............................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.3.1. Chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật về tài sản và công nghệ. Error!
Bookmark not defined.
4.3.2. Công tác chuyển giao công nghệ. ... Error! Bookmark not defined.
4.4. Tổng hợp các vấn đề cần giải quyết và giải pháp thực hiện ....... ERROR!
BOOKMARK NOT DEFINED.
4.5. Lộ trình thực hiện giải pháp ........... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 24
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CGCN

Chuyển giao công nghệ

2

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4


CSDL

Cơ sở dữ liệu

5

DCS

Distributed Control System (Hệ thống điều
khiển phân tán)

6

DN

Doanh nghiệp

7

ĐKMT

Điều khiển máy tính

8

ĐTXD

Đầu tƣ xây dựng


9

ĐZ

Đƣờng dây tải điện

10

ERP

Enterprise resource planning (hệ thống lập
kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp)

11

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt nam

12

EVNICT

Trung tâm Viễn thông và CNTT - EVN

13

EVNNPT

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia


14

FDI

15

FMIS/MMIS

Foreign Direct Investment (đầu tƣ trực tiếp
từ nƣớc ngoài)
Financial Management Information System /
Material Management Information System –
hệ thống thông tin quản lý tài chính / vật tƣ

i


16

GIS

Geographics Information System – hệ thống
thông tin địa lý

17

HIS

Historical Information System – hệ thống

thông tin lịch sử

18

HMI

Human Machine Interface – giao diện ngƣời
máy

19

HTĐK

Hệ thống điều khiển

20
21
22

High-Voltage Direct Current / Flexible AC
HVDC/FACTs Transmission Systems – hệ thống truyền tải
xoay chiều linh hoạt.
Inter-Control Center Communications
ICCP
Protocol – giao thức truyền tin giữa các
trung tâm điều khiển
International Electrotechnical Commission –
IEC
Tổ chức kỹ thuật điện quốc tế


23

IED

Intelligent Electronic Device – thiết bị điện
thông minh

24

IoT

Internet of Things

25

IP

Internet Protocol

26

KPI

Key Performance Indicator

27

MBA

Máy biến áp


28

OEM

Original Equipment Manufacturer

29

OJT

On Job Training

30

PTC1,2,3,4

Power Transmision Company No 1, 2, 3, 4 Công ty Truyển tải điện 1, 2, 3, 4.

31

QLDA CCTD

Quản lý dự án các công trình điện

32

QLVH

Quản lý vận hành

ii


33

R&D

Research and Development – Nghiên cứu và
phát triển

34

RTU

Remote Terminal Unit – thiết bị đầu cuối

35

SCADA

Supervisory control and data acquisition –
giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu

36

SCL

Sửa chữa lớn

37


SGAM

Smart Grid Architecture Model - mô hình
lƣới điện thông minh

38

SXKD

Sản xuất kinh doanh

39

TBA

Trạm biến áp

40

TĐH

Tự động hóa

41

TSCĐ

Tài sản cố định


42

TTĐK

Trung tâm điều khiển

43

UAV

Unmanned Aerial Vehicle – thiết bị bay
không ngƣời

44

WAN

Wide Area Network – mạng diện rộng

45

WIPO

World Intellectual Property Organization –
tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Danh mục đối tƣợng phỏng vấn trao đổi

30

2

Bảng 3.1

Vài trò các đơn vị trong công tác đầu tƣ xây dựng

53

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3


Số lƣợng lao động trong công tác sửa chữa

61

5

Bảng 3.4

Tổng hợp hiện trạng và các vấn đề cần giải quyết

64

6

Bảng 4.1

7

Bảng 4.2

8

Bảng 4.3

Nhân sự Viễn thông và Công nghệ thông tin tại
EVNNPT

Các hệ thống ERP thƣờng đƣợc sử dụng trong
lĩnh vực điện

Tổng hợp các vấn đề cần giải quyết và giải pháp
Lộ trình áp dụng giải pháp chuyển giao công
nghệ cao

iv

60

73
80
81


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Nguồn gốc ngữ nghĩa của công nghệ

10

2


Hình 1.2

Các yếu tố cấu thành công nghệ

11

3

Hình 1.3

Phân loại mức độ của năng lực công nghệ

14

4

Hình 1.4

5

Hình 1.5

Ma trận đánh giá năng lực công nghệ

16

6

Hình 1.6


Các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ

17

7

Hình 1.7

8

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

23

9

Hình 2.2

Các câu hỏi giúp lựa chọn vấn đề nghiên cứu

24

10

Hình 3.1

11


Hình 3.2

Kết quả thiết bị kiểm tra cách điện online

45

12

Hình 3.3

Sử dụng thiết bị bay không ngƣời lái

46

13

Hình 3.4

Ứng dụng công nghệ rửa sứ hotline

47

14

Hình 3.5

Thử nghiệm trung tâm điều khiển xa

48


15

Hình 3.6

Các bƣớc đánh giá năng lực công nghệ của
quốc gia / ngành

Các hình thức chủ yếu chuyển giao công nghệ
từ nƣớc ngoài

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia

Lộ trình phát triển hạ tầng CNTT 10 năm của
EVNNPT

v

Trang

15

18

35

49



STT

Hình

Nội dung

16

Hình 3.7

17

Hình 3.8

18

Hình 3.9

19

Hình 3.10

20

Hình 3.11 Thống kê hệ thống điều khiển trên lƣới truyền tải

21

Hình 3.12


22

Hình 4.1

Mô hình kiến trúc lƣới điện thông minh

70

23

Hình 4.2

Giám sát luồng công suất của hệ thống WAMS

71

24

Hình 4.3

25

Hình 4.4

Kế hoạch ứng dụng CNTT trong các hoạt động
của EVNNPT giai đoạn 2016-2020
Các giải pháp an ninh thông tin trong TTĐKX
Mô hình hệ thống thông tin vận hành lƣới
truyền tải điện
Các giai đoạn chủ yếu và các đơn vị có tác động

việc chuyển giao

HT điều khiển các hãng đang áp dụng trên lƣới
EVNNPT

Định vị sự cố lƣới điện bằng phƣơng pháp sóng
truyền
Mô hình tham chiếu của hạ tầng đám mây

vi

Trang
49
50
51

54
56
57

71
72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (sau đây viết tắt là EVNNPT) là
doanh nghiệp đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 100% vốn điều lệ,
hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc

thành lập theo Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11 tháng 4 năm 2008 của Hội
đồng quản trị EVN (nay là Hội đồng thành viên EVN).
Tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ
Tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng Quốc gia
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đề cập “Phát triển
năng lƣợng quốc gia phù hợp với xu hƣớng hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên trong nƣớc kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài
nguyên nƣớc ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lƣợng quốc gia
trong điều kiện mở, thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu”.
Ngay từ khi thành lập, cho tới nay, lãnh đạo EVNNPT đã chỉ đạo rất
mạnh mẽ về việc đầu tƣ và ứng dụng Khoa học Công nghệ cho các hoạt động
nâng cao hiệu quả, tăng năng suất lao động của Tổng công ty. Các dự án đầu tƣ
tại EVNNPT mang đặc điểm là ứng dụng khoa học công nghệ cao trên thế giới
nhƣ: Điều khiển xa, bảo vệ đƣờng dây và máy biến áp, định vị sự cố lƣới, giám
sát dầu online, các sensors thu thập số liệu vận hành, Ứng dụng công nghệ Ảo
hóa trong quản trị và cấp phát tài nguyên hệ thống Công nghệ thông tin…
Thực tế tại EVNNPT, việc đầu tƣ các dự án công nghệ cao đang hiện
nay phụ thuộc vào năng lực của nhà thầu tƣ vấn (phần lớn là nhà thầu tƣ vấn
trong nƣớc); các công trình công nghệ cao sau khi đƣợc nhà thầu trong và
ngoài nƣớc hoàn thiện thì EVNNPT chủ yếu chỉ vận hành đƣợc theo chỉ dẫn,


chƣa làm chủ đƣợc công nghệ. Do vậy việc cải tiến nâng cấp, tự sửa chữa,
tính toán tối ƣu cho hệ thống lƣới điện chƣa đƣợc thực hiện trơn tru.
Với tầm nhìn vƣơn lên hàng đầu châu Á về dịch vụ truyền tải điện và
mục tiêu chiến lƣợc là xây dựng hệ thống truyền tải điện Quốc gia đồng bộ,
hiện đại; EVNNPT đã ban hành lộ trình công nghệ thông tin 10 năm nhằm
hƣớng đến “lƣới điện thông minh” thông qua việc ứng dụng khoa học công
nghệ vào công tác truyền tải điện. Với việc đề xuất khung giải pháp chuyển
giao công nghệ cao không chỉ góp phần làm chủ công nghệ, nâng cấp cải tiến

công nghệ mà còn qua đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ truyền tải điện, cải
thiện các chỉ số năng suất chủ yếu (KPI) về truyền tải điện năng.
Tính đến nay, tại Tập đoàn điện lực Việt nam nói chung và Tổng công
ty Truyền tải điện Quốc gia nói riêng chƣa có một công trình nghiên cứu nào
về việc nâng cao chất lƣợng chuyển giao công nghệ đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt và áp dụng.
Nhằm nâng cao chất lƣợng công tác chuyển giao công nghệ, trong đó
tập trung vào chuyển giao công nghệ cao đối với các dự án của EVNNPT, Tôi
xin đề xuất việc chọn tên đề tài “Chuyển giao công nghệ cao trong các dự án
tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia” để làm luận văn tốt nghiệp của
mình. Với mong muốn sản phẩm sau cùng không những có giá trị về mặt lý
luận, chứng minh tính hợp lý của những kiến thức đã học đƣợc mà còn vận
dụng vào thực tiễn của đơn vị mình, góp phần thu hẹp khoảng cách về công
nghệ trong và ngoài nƣớc. Đề tài này là cần thiết, phù hợp với trình độ phát
triển của EVNNPT và phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo và phù hợp
với bối cảnh ứng dụng công nghệ cao hiện nay tại EVNNPT.
Câu hỏi của học viên đối với vấn đề nghiên cứu:
Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu Nội dung Đề tài, về bản chất
là trả lời đƣợc hai câu hỏi lớn.


- Câu hỏi thứ nhất, Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ
trong các công trình công nghệ cao của Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia
hiện nay nhƣ thế nào?
- Câu hỏi thứ hai, Cần xây dựng giải pháp chuyển giao công nghệ cao
áp dụng trong các dự án công nghệ tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng công tác chuyển giao công nghệ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyển giao công

nghệ cao trong các công trình công nghệ tại Tổng công ty Truyền tải điện
Quốc gia giai đoạn 2016-2020.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ thứ nhất: Nghiên cứu lý thuyết về chuyển giao công nghệ
cao; tìm hiểu các loại dự án có tính chất công nghệ cao tại Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia; các loại hình công nghệ cao có khả năng áp dụng
trong giai đoạn 2016-2020.
Nhiệm vụ thứ hai: Xác định phƣơng pháp nghiên cứu; xác định hƣớng
tiếp cận, cách thức tiến hành nghiên cứu; phƣơng pháp thu thập, xử lý dữ liệu.
Nhiệm vụ thứ ba: Phân tích, đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ
trong các công trình công nghệ cao của Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia
hiện nay; các khó khăn vƣớng mắc đối với hoạt động chuyển giao công nghệ
hiện nay.
Nhiệm vụ thứ tƣ: Đề xuất giải pháp chuyển giao công nghệ áp dụng
trong các dự án công nghệ cao tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc để nâng
cao chất lƣợng công tác chuyển giao công nghệ cao của Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là công tác chuyển giao
công nghệ trong các công trình công nghệ cao của Tổng công ty truyền tải
điện Quốc gia.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian:
Luận văn giới hạn nghiên cứu vào các công trình công nghệ cao, có yếu
tố nhập khẩu công nghệ của nƣớc ngoài của Tổng công ty Truyền tải điện
Quốc gia dự kiến áp dụng trong giai đoạn 2016-2020.
Về không gian:

Các dự án thuộc phạm vi nghiên cứu bao gồm những dự án ứng dụng
công nghệ mới vào công tác sản xuất của EVNNPT bao gồm:
- Dự án xây dựng trung tâm điều khiển xa, dự án nâng cấp hệ thống
điều khiển bảo vệ trong TBA.
- Dự án trang bị các hệ thống thông tin phục vụ sản xuất bao gồm: Hệ
thống giám sát dầu online, Hệ thống định vị sự cố lƣới điện, hệ
thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, tích hợp GIS, quan trắc giám
sát và cảnh báo sét…
- Dự án xây dựng trung tâm dữ liệu, mạng WAN, hệ thống giám sát
mạng truyền dẫn và mạng WAN…
- Dự án trang bị hệ thống an ninh thông tin, quản lý tài sản, ERP…
Những dự án không bao gồm trong phạm vi nghiên cứu là:
- Dự án xây dựng đƣờng dây tải điện
- Dự án xây nhà điều hành
- Dự án trang bị các thiết bị phổ biến, vật tƣ dự phòng…
- Các dự án mở rộng, lắp MBA, tụ bù, thay MBA, …


4. Những đóng góp của Luận văn nghiên cứu:
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu và đề xuất giải pháp tổng
quát để nâng cao chất lƣợng chuyển giao công nghệ cao từ vấn đề thể chế,
con ngƣời, văn hoá doanh nghiệp cho đến yếu tố kỹ thuật chuyên sâu trong
quá trình chuyển giao công nghệ.
Về lý luận:
- Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận về chuyển
giao công nghệ cao trong các dự án của một doanh nghiệp.
- Luận văn đã đƣa ra các nhận định về mối tƣơng quan lẫn nhau giữa
chất lƣợng công tác chuyển giao công nghệ cao, quản trị tri thức và
năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
Về thực tiễn:

- Luận văn đã phác hoạ bức tranh tổng quát về chuyển giao công nghệ
cao tại EVNNPT và các yếu tố, con ngƣời tác động đến quá trình
chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp.
- Luận văn đã đƣa ra ba nhóm giải pháp về (i) thể chế chính sách, (ii)
nâng cao năng lực công nghệ và (iii) nhóm giải pháp khác là có cơ
sở và giá trị tham khảo.
- Luận văn đã đề xuất các công tác cụ thể kèm theo lộ trình thực hiện
phải giải quyết trong thực tiễn tại EVNNPT để nâng cao chất lƣợng
chuyển giao công nghệ cao.
5. Kết cấu của luận văn:
Phần mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về chuyển
giao công nghệ cao.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.


Chƣơng 3. Thực trạng chuyển giao công nghệ cao trong các dự án tại
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Chƣơng 4. Giải pháp chuyển giao công nghệ cao trong các dự án của
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Kết luận
Tài liệu tham khảo


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CAO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo tờ Bangkok Post thì khoảng cách công nghệ giữa các nƣớc
ASEAN đã cản trở việc hình thành cộng động thƣơng mại điện tử. Nghiên

cứu của IBM đã chỉ ra rằng Singapore là nƣớc phát triển nhất về thƣơng mại
điện tử và có khả năng sử dụng nó để cạnh tranh với các đối thủ trên toàn thế
giới. Nhƣng những nƣớc thành viên mới nhất - Campuchia, Lào, Myanmar và
Việt Nam - thì vẫn đang trong giai đoạn đầu của thƣơng mại điện tử và xây
dựng một chiến lƣợc công nghệ thông tin quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra
nguyên nhân của việc thực hiện kế hoạch hình thành cộng đồng điện tử của
các nhà lãnh đạo ASEAN khởi xƣớng năm 1999 không mấy tiến triển là do
các nƣớc mới gia nhập thiếu khả năng thu nhập kiến thức công nghệ. Việc tụt
hậu về công nghệ đƣợc coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cản trở phát triển
chung cũng nhƣ làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia đối với các nƣớc khác
trên thị trƣờng thế giới.
Hiện nay cả trong và ngoài nƣớc đều đã có một số các nghiên cứu về
chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao từ các nƣớc phát triển đến các
nƣớc đang phát triển.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhóm tác giả Arne M Ragossnig (UTC UmweltTechnik und
GeoConsulting ZT GmbH, Vienna, Austria) và Goran Vujić (Faculty of
Technical Sciences, Department of Environmental Engineering, University of
Novi Sad, Serbia) đã có công trình nghiên cứu về các thách thức trong chuyển
giao công nghệ từ các nƣớc đã phát triển đến các nƣớc đang phát triển trong


lĩnh vực xử lý chất thải. Nhóm tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra các thách thức
bao gồm: lo lắng về những rủi ro có thể gặp phải, chi phí cao và ngƣời dân ở
các nƣớc đang phát triển chƣa sẵn sàng chấp nhận trả phí cao cho việc xử lý
chất thải.
Trên trang mạng www.researchgate.net, xuất phát từ câu hỏi của
Mohamed Benmerikhi về “Tại sao nhiều nƣớc đang phát triển không thành công
trong chuyển giao công nghệ”. Nhiều nhà nghiên cứu đã trả lời cho câu hỏi trên
và chung quy có nhiều điểm tƣơng đồng về: thiếu công tác nghiên cứu khoa học,

chảy máu chất xám. Trong đó phần lớn các ý kiến đều cho rằng chảy máu chất
xám là vấn đề chủ yếu của việc chuyển giao không thành công.
Sudeep Basu, PhD, and Reggie Taylor, Association of University
Technology Managers trong tác phẩm “Technology Transfer Practice
Manual” đã đƣa ra nghiên cứu về việc sử dụng tƣ vấn trong quá trình chuyển
giao công nghệ, đƣa ra luận điểm về tổng chi phí sở hữu đủ để thuê tƣ vấn,
chỉ ra các công đoạn mà tƣ vấn có thể tạo ra giá trị.
Nhóm tác giả Mostafa Jafari, Peyman Akhavan, Abbass Rafiei (20122014) trong tác phẩm “Technology Transfer Effectiveness in Knowledgebased
Centers: Providing A Model Based On Knowledge Management” đã nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hƣởng chuyển giao công nghệ và ảnh hƣởng giữa quản trị tri
thức với năng lực chuyển giao công nghệ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chủ đề chuyển giao công nghệ cũng có nhiều công trình
nghiên cứu nhƣ:
ThS. Phan Tú Anh (2006) đã nghiên cứu về chuyển giao công nghệ
ThS Phan Tú Anh cho rằng công nghệ dù là kiến thức song vẫn có thể đƣợc
mua, đƣợc bán. Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo nên nó…


công nghệ hàm chứa trong bốn thành phần: Kỹ thuật, Kỹ năng con ngƣời,
Thông tin và Tổ chức.
TS. Nguyễn Đăng Minh (2016) trong giáo trình quản trị công nghệ tại
áp dụng trong Trƣờng đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng
Công nghệ bao gồm công nghệ cứng và công nghệ mềm; hàm chứa trong bốn
thành phần: Máy móc, Kiến thức, Kỹ năng, Phƣơng pháp.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng chuyển giao
công nghệ tại Việt nam, Thực trạng chuyền giao công nghệ các dự án FDI nhƣ
Luận văn của tác giả Nguyễn Đoan Trang thực hiện năm 2004: Chuyển giao
công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp; Tác giả nghiên
cứu với mục đích nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ

chuyển giao qua các dự án FDI. Nội dung đƣợc đề cập chủ yếu liên quan đến
các vấn đề chuyển giao công nghệ ở tầm vĩ mô thuộc các dự án FDI.
Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 7/2015, tr. 58-62 đã nêu
ra một số vấn đề về tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam,
trong đó nhấn mạnh vấn đề chính sách của pháp luật và các chính sách về đào
tạo nhân lực, thông tin truyền thông còn hạn chế. Tác giả đã để xuất các kiến
nghị cơ bản về hoàn thiện hệ thống pháp lý và đào tạo nhân lực chuyên sâu.
Theo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc chuyển giao công nghệ tại các Doanh nghiệp hiện đang gặp
nhiều trở ngại. Trong đó nhấn mạnh yếu tố DN chƣa đánh giá đầu đủ vài trò
của đầu tƣ phát triển công nghệ trong chiến lƣợc phát triển bền vững, yếu tố
kỹ năng còn yếu nên không tránh khỏi những thất bại trong thƣơng trƣờng
chuyển giao công nghệ.
Theo Tạp chí Khoa học& công nghệ Việt Nam, số 8/2015, tr. 43-47,
2015, Những yế u tố mang đến sự tự chủ về công nghệ của một số nước Đông
Á, Tác giả ngoài việc nhấn mạnh công nghệ luôn là yếu tố đóng vai trò then


chốt trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các nền
kinh tế thì còn chỉ ra các yếu tố mang đến sự tự chủ về công nghệ cho các
nƣớc Đông Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tác giả cũng cho
rằng việc thƣơng thảo mua quyền sử dụng công nghệ và làm chủ công nghệ
giúp cho các Quốc gia Đông Á giảm thiểu thời gian tự chủ công nghệ so với
Quốc gia sở hữu công nghệ. Để làm đƣợc việc đó, tác giả cũng đƣa ra hai yếu
tố chủ chốt là phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và các chính sách hỗ trợ
chuyển giao phù hợp.
1.1.3. Kết luận về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
Qua trên cho thấy các công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế rất
đa dạng, phong phú về nội dung, cách tiếp cận. Mặc dù đa số các nghiên cứu
đều đƣa ra thực trạng và có một số nghiên cứu đƣa ra các lý do thách thức;
tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa thể áp dụng ngay đƣợc vào bối cảnh của

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia do tồn tại các khoảng cách về công
nghệ tiếp nhận, đặc thù của ngành và cả sự phù hợp của các vấn đề giữa các
công trình nghiên cứu với hiện trạng của EVNNPT.
Lĩnh vực truyền tải điện đang tiếp bƣớc trên con đƣờng CNH-HĐH vẫn
là một điểm hút của tiếp nhận công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt là các
công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin… Vấn đề chuyển
giao công nghệ vẫn là vấn đề cần xem xét và nghiên cứu cụ thể hơn. Chính vì
vậy, đề tài luận văn “Chuyển giao công nghệ cao trong các dự án tại Tổng
công ty Truyền tải điện Quốc gia” do học viên lựa chọn là một nghiên cứu
nhằm tìm hiểu thêm cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn về chuyển giao công
nghệ cao tại EVNNPT.


1.2. Cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ
1.2.1. Khái niệm cơ bản về công nghệ và chuyển giao công nghệ
1.2.1.1. Công nghệ
Theo Khoản 2 điều 3 của Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11
thì Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm
công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Hình 1.1: Nguồn gốc ngữ nghĩa của Công nghệ
(Nguồn: Tác giả minh họa lại từ />Xét về mặt ngữ nghĩa thì công nghệ (technology) bao gồm techno
(công nghệ) và logy (nghiên cứu, học) có thể hiểu gốc của nhóm từ liên quan
đến khoa học và công nghiệp, Công nghệ là đối tƣợng nghiên cứu có hệ
thống, Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử
dụng những nghiên cứu và xử lý một cách hệ thống và có phƣơng pháp.
Theo khái niệm gốc của technology thì bao gồm máy móc thiết bị (phần
cứng) và các KNOW-HOW (phần mềm) để đạt đƣợc mục đích hoặc chức
năng cụ thể.
ThS. Phan Tú Anh (2006) đã nghiên cứu biên soạn giáo trình quản trị

công nghệ áp dụng trong Học viên Bƣu chính Viễn thông. Về chuyển giao
công nghệ ThS Phan Tú Anh cho rằng công nghệ dù là kiến thức song vẫn có
thể đƣợc mua, đƣợc bán. Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo


×