I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN HU TNG
ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI TộI TRộM CắP
TàI SảN THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN HU TNG
ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI TộI TRộM CắP
TàI SảN THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NGUYN KHC HI
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hữu Tùng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh bục biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI
VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM.......................................................................................... 9
1.1.
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN
BẢO ĐẢM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN....................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản ........................... 9
1.1.2. Phân loại các trƣờng hợp định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản ..... 14
1.1.3. Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản .............. 18
1.1.4. Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh đối với tội
trộm cắp tài sản .................................................................................. 19
1.2.
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH TỘI
DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN .................................. 20
1.2.1. Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản............. 20
1.2.2. Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản .......... 24
1.3.
CÁC GIAI ĐOẠN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN ................................................................................... 34
1.3.1. Thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng minh sự
thật của vụ án trộm cắp tài sản ........................................................... 35
1.3.2. So sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã làm rõ với quy định
của Điều 138 Bộ luật hình sự để xác định sự tƣơng đồng ................. 36
1.3.3. Đƣa ra kết luận về tội danh ngƣời đã thực hiện hành vi quy định
của Điều 138 Bộ luật hình sự ............................................................. 38
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VƯỚNG MẮC
TRONG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊNError! Bookmark not defined.
2.1.
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN ................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái NguyênError! Bookmark not d
2.1.2. Tình hình tổ chức, các điều kiện cụ thể của Tòa án nhân dân hai
cấp tỉnh Thái Nguyên ......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH
TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2015Error! Bookmark not d
2.2.1. Công tác thụ lý, giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dânError! Bookmark no
2.2.2. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong trƣờng hợp tội
phạm hoàn thành ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong các trƣờng hợp
đặc biệt ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.
MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƢỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC
NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN ............... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Một số hạn chế, vƣớng mắc ............... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nguyên nhân....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI
VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN .... Error! Bookmark not defined.
3.1.
NHỮNG YÊU CẦU BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ
CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP
TÀI SẢN ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Yêu cầu về chính trị - xã hội .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn .......... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Yêu cầu về lập pháp hình sự .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ĐỊNH
TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢNError! Bookmark not define
3.2.1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luậtError! Bookm
3.3.
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢNError! Bookm
3.3.1. Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán
bộ tƣ pháp và làm tốt công tác tổ chức, cán bộError! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, xử lý nghiêm
minh khi xét xử và trong việc áp dụng đúng các tình tiết liên
quan đến việc định tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự ............................ Error! Bookmark not defined.
3.4.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC ............ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtError! Bookmark not d
3.4.2. Giải pháp tăng cƣờng kiểm tra, tuần tra, giám sát và phát hiện, xử
lý kịp thời về trộm cắp tài sản ............ Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Giải pháp về tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên một số
lĩnh vực về an ninh trật tự và nâng cao vai trò của nhân dân trong
phòng ngừa tội trộm cắp tài sản ......... Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phƣơng ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NXB:
Nhà xuất bản
TAND: Tòa án nhân dân
TNHS: Trách nhiệm hình sự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.2. Số liệu về công tác thụ lý, giải quyết án hình sự
sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5
năm 2011 – 2015
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.3. Phân tích kết quả giải quyết các vụ án hình sự sơ
thẩm về tội trộm cắp tài sản trong tỉnh Thái
Nguyên từ 2011- 2015
Error!
Bookmark
not
defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số vụ án sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản
Error!
trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa Bookmark
bàn tỉnh Thái Nguyên 2011- 2015
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu
Trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, phán quyết của Tòa án có
ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến những vấn đề hết sức quan trọng
là tự do, danh dự, tài sản, nhân thân, thậm chí cả tính mạng con ngƣời.
Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 31
đã quy định: "1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi
được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật..." [24]. Để ra một bản án công minh, có căn cứ và
đúng pháp luật thì việc định tội danh và quyết định hình phạt là các hoạt
động mang tính quyết định.
Định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự
và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật; hỗ
trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ đƣợc thừa nhận chung
của luật hình sự quốc tế và luật hình sự trong Nhà nƣớc pháp quyền. Định tội
danh đúng còn là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, thời hạn tạm giam, khởi tố vụ án hình
sự, thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử... Ngƣợc lại định tội danh sai sẽ
dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực nhƣ: không bảo đảm đƣợc tính công
minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt do Tòa án quyết định, truy
cứu trách nhiệm hình sự ngƣời vô tội, bỏ lọt kẻ phạm tội, thậm chí xâm phạm
thô bạo danh dự và nhân phẩm, các quyền và tự do của công dân nhƣ là
những giá trị xã hội cao quý nhất đƣợc thừa nhận chung trong Nhà nƣớc pháp
quyền, cũng nhƣ xâm phạm pháp chế, đồng thời còn làm giảm uy tín và hiệu
lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, giảm hiệu quả của cuộc đấu
tranh phòng và chống tội phạm [9, tr.17-18].
1
Thái Nguyên là một tỉnh trung du, với dân số khoảng 1,2 triệu ngƣời.
Số liệu thực tiễn cho thấy trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, tại tỉnh
Thái Nguyên tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm đã giải quyết là 6.604 vụ, với
11.204 bị cáo, trong đó số vụ án về tội trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật
hình sự) là 1.316 vụ, với 1.924 bị cáo [30]. Nhƣ vậy có thể thấy tội trộm cắp
tài sản là loại tội chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án hình sự.
Trong thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh Thái
Nguyên đã không ngừng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng giải
quyết, xét xử các vụ án. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng trong các vụ án hình sự về tội này cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải
đƣợc làm rõ hơn để việc giải quyết các vụ án này đƣợc công minh, có căn cứ
và đúng pháp luật. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định cụ thể về các yếu tố
cấu thành tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên đây là những vấn đề
cơ bản, trong khi trên thực tế loại tội phạm này xảy ra có nhiều yếu tố tƣơng
đối phức tạp và đa dạng. Có khá nhiều trƣờng hợp khi tập hợp các dấu hiệu
thực tế của cấu thành tội phạm dễ gây lúng túng, chƣa thống nhất quan điểm,
dẫn đến định tội danh thiếu chính xác: Nhƣ dấu hiệu thuộc mặt chủ quan và
dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tội trộm cắp tài sản và tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản Những hạn chế này ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động
xét xử, giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tính
nghiêm minh của pháp luật.
Với lý do nêu trên, để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, học viên quyết định lựa chọn chủ
đề: “Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Viê ̣t
Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)” làm đề tài Luận
văn Thạc sĩ, với mong muốn góp phần mang lại những giá trị thiết thực
phục vụ trực tiếp cho công tác xử lý các vụ án hình sự, cụ thể là đối với tội
trộm cắp tài sản.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về định tội danh và về tội trộm cắp tài sản đã đƣợc đề cập
trong rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, tiêu biểu là:
Dưới góc độ giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, có thể kể đến
các công trình sau: 1) GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định
tội danh, Chƣơng I - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tái
bản 2007; 2) GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh,
Phần 2, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2000; 3) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về
định tội danh và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1999; 4) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Định tội
danh (Lý luận, Lời giải mẫu và 500 bài tập thực hành), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2011; 5) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chƣơng VI - Các tội xâm phạm sở
hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập
thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2003; 6) GS.TS. Võ Khánh Vinh, Giáo trình Lý luận chung về Định tội danh,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tái bản 2010; 7) PGS. TS. Lê Văn Đệ,
Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2005; v.v...
Dưới góc độ luận văn, luận án luật học, có một số công trình đề cập
đến vấn đề định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu: 1) Trần Thị
Phƣờng, Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh
Bình Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2011; 2) Bùi Quốc Hà, Định tội danh đối với tội cướp
tài sản theo luât ̣ hinh sự Viêt ̣ Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh
Đắk Lắk), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
3
2015; 3) Bùi Thị Nhung, "Định tội danh đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử địa
bàn tỉnh Nam Định)", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2015; v.v...
Dưới góc độ bài viết, đề tài khoa học, có thể kể ra: 1) GS.TSKH. Lê
Cảm, “Định tội danh - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án
nhân dân các số 3, 4, 5, 8, 11/1999; 2) TS. Nguyễn Ngọc Chí,"Yếu tố chức vụ,
quyền hạn trong các tội xâm phạm sở hữu"; "Một số vấn đề đồng phạm trong
các tội xâm phạm sở hữu"; "Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu"; "Vấn
đề định tội danh trong các tội xâm phạm sở hữu", Tạp chí Nhà nƣớc và pháp
luật, số 11, 6, 2, 8 năm 1997; 3) TSKH. Đào Trí Úc, "Tìm hiểu khái niệm và
những đặc trưng cơ bản của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam", Tạp chí
Nhà nƣớc và pháp luật, số 6, 2001; 4) Nguyễn Thị Hợp, Pháp luật về xác định
tội danh và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15/2011; v.v...
Nhƣ vậy, những bài nghiên cứu hoặc một số công trình sách báo đã nêu
mới chỉ khái quát đƣợc một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động định tội
danh và thực tiễn định tội; phân tích, đánh giá, nhận định một số nhận định
liên quan đến yếu tố định tội danh, đồng thời phân biệt với một số tội phạm
trong Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với
các tội xâm phạm sở hữu; v.v… Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu về vấn đề định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản và trên
một địa bàn cụ thể là địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội trộm cắp
tài sản, thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phân tích những kết
4
quả đã đạt đƣợc, những vấn đề còn hạn chế, từ đó đƣa ra các kiến nghị nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả của việc định tội danh đối với tội phạm này, qua
đó hạn chế oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn xét xử.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và
căn cứ của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản;
Thứ hai, phân tích làm rõ những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của
việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản đƣợc quy định tại điều 138 của
Bộ luật hình sự;
Thứ ba, đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011 đến
năm 2015, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản;
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định tội danh
đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nƣớc nói
chung, cũng nhƣ công tác đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh
đối với tội trộm cắp tài sản theo luâ ̣t hình sƣ̣ Viê ̣t Nam, đánh giá thực tiễn trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trên cơ sở
đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản, từ đó luận
chứng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối
với tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nƣớc nói chung.
Luận văn nghiên cứu về thực tiễn định tội danh đối với tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 05 năm (2011 - 2015)
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
5
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hƣớng của Đảng về chính sách
hình sự; quan điểm, đƣờng lối xử lý các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con ngƣời nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng;
những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo
và các bài viết trên các tạp chí trong nƣớc.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về
tội trộm cắp tài sản, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về công tác xét xử nói chung và xét xử tội trộm cắp tài
sản nói riêng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng pháp
luật, về cải cách tƣ pháp...Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn
đã sử dụng các phƣơng pháp đặc thù của khoa học luật hình sự nhƣ: phƣơng
pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết
định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án để phân tích các tri thức
khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Trong công cuộc cải cách tƣ pháp và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh nói chung và định tội danh
đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần
bổ sung vào kho tàng lý luận về định tội danh trong pháp luật hình sự Việt
Nam nói chung, lý luận về định tội danh đối với một tội phạm cụ thể - tội
6
trộm cắp tài sản nói riêng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con ngƣời.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong
việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, có căn cứ pháp
luật. Ngoài ra, luận văn còn cơ sở để đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp
luật hình sự Việt Nam liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh
đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các quyền và tự do của con ngƣời nói
riêng, phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình
sự. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên
cao học chuyên ngành Luật hình sự tại các cơ sở đào tạo.
6. Những đóng góp mới về khoa học
Học viên mong muốn nghiên cứu của mình sẽ có những đóng góp mới
về khoa học, đó là:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và
căn cứ của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản; phân tích làm rõ
những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với tội
trộm cắp tài sản;
Thứ hai, đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011 đến
năm 2015, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản;
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định
tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói
riêng, cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ công tác đấu tranh phòng, chống tội
trộm cắp tài sản.
7
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chƣơng với tên gọi nhƣ sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội trộm cắp
tài sản trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân của vƣớng mắc trong định tội
danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả
của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN
BẢO ĐẢM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
1.1.1. Khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản
Để nghiên cứu và làm rõ khái niệm này, nhiều nhà khoa học luật hình
sự đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về định tội danh:
GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng:
Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp
dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở
xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội
đƣợc thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình
sự quy định cấu thành tội phạm tƣơng ứng và mối liên hệ tƣơng
đồng giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ
thể của hành vi phạm tội bằng phƣơng pháp và thông qua các giai
đoạn nhất định [45, tr.20].
Còn theo quan điểm của TS. Dƣơng Tuyết Miên:
Định tội danh đƣợc hiểu là hoạt động thực tiễn của các cơ
quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và
một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để
xác định một ngƣời có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là
tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá
trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện [20, tr.9].
GS. TSKH Lê Cảm nhận định:
Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính
9
logic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự, cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự và đƣợc
tiến hành bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập
đƣợc và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đối chiếu, so sánh và
kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy
hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cụ thể tƣơng ứng do luật hình sự quy định [5, tr.11].
TS. Trịnh Quốc Toản cho rằng:
Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp
đồng nhất giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ
thể đã đƣợc thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể
tƣơng ứng đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Nói cách khác định
tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu của tội nào trong số các tội phạm đƣợc quy định
trong Bộ luật hình sự". "Định tội danh là một quá trình logic nhất
định, là hoạt động tƣ duy do ngƣời tiến hành tố tụng thực hiện. Nó
đồng thời cũng là một trong những hình thức hoạt động về mặt
pháp lý, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội đang đƣợc kiểm tra, xác định trong mối tƣơng quan
với các quy phạm pháp luật hình sự [36, tr.7-8]
Còn TS. Lê Văn Đệ đƣa ra khái niệm: “Định tội danh là việc xác định
và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành
vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dâu hiệu của cấu thành tội phạm
được pháp luật hình sự quy định" [37, tr.108]
Có thể nhận thấy, về cơ bản các nhà khoa học đều thống nhất ở một số
khía cạnh dƣới đây:
Một là, định tội danh là hoạt động nhận thức có tính logic của con
10
ngƣời về việc có sự phù hợp hay không phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho
xã hội, có lỗi, xảy ra trong thực tiễn với quy định của pháp luật hình sự về
một tội phạm cụ thể;
Hai là, định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, nếu đƣợc
thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và ngƣời có thẩm quyền
trong các cơ quan đó trên cơ sở quy định của pháp luật. Cũng có quan điểm
cho rằng bao gồm cả hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nếu hiểu
định tội danh theo nghĩa rộng;
Ba là, định tội danh là cơ sở cho việc quyết định hình phạt và giải quyết
các vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội
(trong trƣờng hợp định tội danh chính thức).
Từ cơ sở lý luận cùng với các quy định của Bộ luật hình sự có thể đƣa
ra khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản nhƣ sau:
Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản là hoạt động thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan có thẩm
quyền và người có thẩm quyền được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các
tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án để xác định, so sánh
và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành
vi phạm tội cụ thể trong thực tế đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cụ thể được quy định trong Điều 138 Bộ luật hình sự năm
1999 (khi áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 thì đƣợc quy định trong Điều
173), từ đó xác định một người có phạm tội trộm cắp tài sản hay không, và
phạm tội theo khoản nào của điều luật này, qua đó làm tiền đề phân tích,
đánh giá và ra quyết định về trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt đối với
người phạm tội.
Từ khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản phản ánh các
đặc điểm cơ bản sau đây:
11
* Một là, định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản là định tội danh đối
với một loại tội phạm cụ thể: trộm cắp tài sản.
Điều 138 Bộ luật hình sự quy định: "Người nào trộm cắp tài sản của
người khác có giá trị từ... thì...". Nhƣ vậy, hành vi khách quan của tội trộm
cắp tài sản là hành vi trộm cắp, là biểu hiện cơ bản của tội phạm. Hành vi
khách quan đặc trƣng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy đi tài sản
của ngƣời khác với mục đích chiếm đoạt tài sản đó. Lén lút có nghĩa là ngƣời
phạm tội có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình đối với ngƣời chủ sở
hữu hoặc ngƣời quản lý tài sản khi phạm tội. Trƣờng hợp ngƣời lấy tài sản chỉ
che giấu hành vi phạm tội của mình đối với ngƣời chủ sở hữu hoặc ngƣời
quản lý, bảo vệ tài sản nhƣng lại để ngƣời khác thấy đƣợc hành vi phạm tội
của mình thì vẫn phạm tội trộm cắp tài sản [43, tr.176].
Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định: "Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Còn Bộ luật dân sự năm 2015, có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, tại Khoản 1 Điều 105 quy định: "Tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản".
Vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng một nhu cầu
nhất định của con ngƣời, tồn tại dƣới một dạng nhất định, nằm trong sự chiếm
hữu của con ngƣời, có đặc trƣng giá trị và trở thành đối tƣợng của giao dịch
dân sự. Vật là một hình thức tài sản và có thể trở thành đối tƣợng tác động của
tội trộm cắp tài sản. Khi là đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản, vật
phải nằm trong sự chiếm hữu của con ngƣời.
Tài sản là đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản còn có thể là tiền,
giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền. Tiền bao gồm tiền Việt Nam và tiền nƣớc
ngoài. Những loại tiền cũ có giá trị văn hóa lịch sử khi bị trộm cắp không
đƣợc coi là tiền theo nghĩa này mà phải coi là vật nhƣ đã phân tích [16, tr.37].
Những giấy tờ có giá rất đa dạng. Tuy nhiên, phân tích Quy chế phát
12
hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số
02/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ngày 04 tháng 01
năm 2005, thì chỉ có giấy tờ có giá vô danh mới trở thành đối tƣợng tác động
của tội trộm cắp tài sản.
Có thể nhận thấy, không phải bất cứ tài sản nào cũng là đối tƣợng tác
động của tội trộm cắp tài sản. Có những tài sản mà tội phạm không thể lấy
trộm đƣợc, và có những tài sản không đƣợc coi là đối tƣợng tác động của tội
phạm. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đó là "Quyền tài sản". "Quyền tài sản" là một dạng tài sản vô
hình, không nhìn thấy đƣợc, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định với
một chủ thể cụ thể đƣợc pháp luật công nhận. "Quyền tài sản" phải đƣợc pháp
luật thừa nhận thì mới có giá trị. Do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái
phép, bị chiếm đoạt bởi ngƣời khác;
Thứ hai, tài sản là bất động sản có tính chất vật lý cố định, ví dụ nhƣ:
đất đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này là không dịch chuyển đƣợc bởi
ngƣời thực hiện hành vi trộm cắp, nên không thể là đối tƣợng tác động của tội
trộm cắp tài sản;
Thứ ba, một số loại tài sản nhƣ: tài sản vô chủ; tài sản bị rơi, bị bỏ
quên, thất lạc; tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài
sản đó; những giấy tờ có giá trị, nhƣng không trực tiếp chuyển thành tiền
đƣợc; tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt.
Thứ tư, tài sản là tài nguyên, thiên nhiên nhƣ không khí, gió biển, tài
nguyên trong lòng đất
* Hai là, định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản là hoạt động áp
dụng pháp luật, nếu chủ thể định tội danh là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và người có thẩm quyền
Hoạt động định tội danh do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và
13
ngƣời có thẩm quyền tiến hành phải tuân theo những thủ tục chặt chẽ theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Mọi sự vi phạm pháp luật tố tụng đều có
nguy cơ dẫn đến oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt ngƣời phạm tội, hạn chế
hiệu quả của cuộc đấu tranh. Để xác định tội danh chính xác và phù hợp với
các tình tiết thực tế khách quan của vụ án, phải căn cứ vào các quy định của
Bộ luật hình sự.
* Ba là, định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản liên quan đến vấn đề
chứng cứ đã được thu thập, kiểm tra, đánh giá
Đối với hình thức định tội danh chính thức, do trách nhiệm chứng minh
tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng nên định tội danh đối với tội
trộm cắp tài sản là hoạt động đƣợc tiến hành song song và tiếp liền với hoạt
động thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của các cơ
quan tiến hành tố tụng. Do đó, định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản gắn
liền với hoạt động chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội của các cơ quan
tiến hành tố tụng.
Đối với hình thức định tội danh không chính thức, các tình tiết của vụ
án đã đƣợc mặc nhiên coi là đúng và đã đƣợc chứng minh bằng các chứng cứ
mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đƣợc.
1.1.2. Phân loại các trường hợp định tội danh đối với tội trộm cắp
tài sản
Căn cứ vào chủ thể thực hiện việc định tội danh, GS.TSKH Lê Cảm
cho rằng, có hai hình thức định tội danh: định tội danh chính thức và định tội
danh không chính thức. Trong đó, định tội danh chính thức "là sự đánh giá về
mặt nhà nƣớc tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể do
các chủ thể đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền thực hiện". Còn định tội danh không
chính thức "là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước tính chất pháp lý
hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể" [9, tr.24]. Nhiều nhà khoa học cũng
14
đồng tình với quan điểm này, thừa nhận có hai hình thức định tội danh với
những đặc điểm về chủ thể và hậu quả pháp lý khác nhau.
Cũng nhƣ việc định tội danh nói chung, định tội danh đối với tội trộm
cắp tài sản có thể phân chia thành hai dạng định tội danh tƣơng ứng là định tội
danh chính thức và định tội danh không chính thức.
1.1.2.1. Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản
Nhƣ đã trích dẫn ở trên, định tội danh chính thức là sự đánh giá về mặt
nhà nƣớc tính chất pháp lý hình sự về một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ
thể đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền thực hiện.
Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản có các đặc điểm
cơ bản nhƣ sau:
Về chủ thể của định tội danh chính thức: Định tội danh chính thức đối
với tội trộm cắp tài sản do các chủ thể đƣợc nhà nƣớc ủy quyền thực hiện.
Việc ủy quyền này đƣợc quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
do nhà nƣớc ban hành, do đó chủ thể của dạng định tội danh này phải là ngƣời
có thẩm quyền trực tiếp tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Chủ thể của
dạng định tội danh này nhất thiết phải là những ngƣời có thẩm quyền trực tiếp
tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự cụ thể- Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, Hội thẩm [9, tr.23].
Định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản đƣợc tiến hành
trong tất cả các giai đoạn tố tụng, từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Định
tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản do nhiều chủ thể tiến hành và
trong rất nhiều các giai đoạn tố tụng khác nhau nhƣng không có nghĩa là đối
tƣợng phải gánh chịu hậu quả của hoạt động định tội danh đó là ngƣời phạm
tội trộm cắp tài sản. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định "không ai bị
coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật" [22, Điều 9].
15
Hiến pháp năm 2013 quy định "Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [24, Điều 31, Khoản 1]. Hiến pháp 2013
cũng khẳng định: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [24, Điều 102].
Nhƣ vậy, Hiến pháp đã khẳng định chức năng xét xử chỉ thuộc về Tòa
án chứ không thuộc bất kỳ cơ quan nhà nƣớc nào khác.
Về hậu quả pháp lý của định tội danh chính thức: Các hậu quả của việc
định tội danh do các chủ thể đã nêu trên đây tiến hành là không chỉ các hậu
quả pháp lý trách nhiệm hình sự nhƣ khởi tố vụ án hình sự, bắt đầu quá trình
điều tra, khởi tố bị can, truy tố hoặc (và) xét xử, v.v… mà còn là các hậu quả
pháp lý hình sự [9, tr.23-24].
Những đánh giá, những kết luận của chủ thể của định tội danh chính
thức là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án, để áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Là cơ sở để ra bản kết luận điều tra, bản cáo trạng và ra bản án. Hậu quả của
việc định tội danh chính thức đối với tội trộm cắp tài sản do những ngƣời có
thẩm quyền thực hiện là các hậu quả pháp lý trách nhiệm hình sự nhƣ: khởi tố
vụ án hình sự, bắt đầu quá trình điều tra, khởi tố bị can, truy tố hoặc xét xử.
Sau khi xác định có hành vi phạm tội cơ quan điều tra trong phạm vi quyền
hạn của mình phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh
thông tin và quyết định việc khởi tố vụ án trộm cắp tài sản nếu xác định chính
xác những dấu hiệu của tội phạm này hoặc không khởi tố vụ án hình sự nếu
có những căn cứ đƣợc quy định tại điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, đó là:
Không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; ngƣời thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chƣa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
ngƣời mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội
16