I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
V TH L HNG
CáC TộI PHạM Về MạI DÂM
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
V TH L HNG
CáC TộI PHạM Về MạI DÂM
TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: TS. TRNH TIN VIT
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Lệ Hằng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ
MẠI DÂM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM....................... 8
1.1.
KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI
PHẠM VỀ MẠI DÂM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........ 8
1.1.1. Khái niệm các tội phạm về mại dâm .................................................... 8
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về mại dâm trong luật
hình sự Việt Nam ............................................................................... 13
1.2.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM
1945 CHO ĐẾN NAY VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM ............ 15
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước pháp
điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ............... 15
1.2.2. Giai đoạn từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự năm
1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................... 19
1.2.3. Giai đoạn từ khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm
1999 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 ............................. 23
1.3.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỘI PHẠM VỀ
MẠI DÂM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................ 25
1.3.1. Pháp luật hình sự Thái Lan ................................................................ 25
1.3.2. Pháp luật hình sự Nhật Bản ................................................................ 27
1.3.3. Pháp luật hình sự Trung Quốc ........................................................... 28
Chương 2: CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .. Error! Bookmark not defined.
2.1.
CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hình phạt ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.
THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh
Thái Nguyên ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình xét xử các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái NguyênError! Bookm
2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn xét xử các
tội phạm về mại dâm .......................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂMError! Bookmark n
3.1.
SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂMError! Bookmark not d
3.1.1. Về phương diện lí luận ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Về phương diện thực tiễn ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Về phương diện lập pháp ................... Error! Bookmark not defined.
3.2.
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂMError! Bookmark not de
3.2.1. Nhận xét chung................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung .................. Error! Bookmark not defined.
3.3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC
TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM ............... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, tiếp tục rà soát và ban
hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luậtError! Bookmark no
3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân
dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung các văn
bản pháp luật liên quan đến các tội phạm về mại dâmError! Bookmark not defi
3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ
quan tư pháp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tăng cường phối hợp
giữa các cơ quan, ban, ngành trong công tác đấu tranh phòng,
chống các tội phạm về mại dâm ......... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 31
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm phạm các tội về
Error!
mại dâm so với các tội phạm nói chung trên địa bàn Bookmark
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 05 năm (2011 not
2015)
defined.
Bảng 2.2: Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội chứa mại
Error!
dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành Bookmark
niên so với các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh
not
Thái Nguyên trong thời gian 05 năm (2011 - 2015)
defined.
Bảng 2.3: Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm phạm các tội
Error!
về mại dâm so với các tội xâm phạm an toàn công Bookmark
cộng, trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Thái
not
Nguyên trong thời gian 05 năm (2011 - 2015)
defined.
Bảng 2.4: Tình hình giải quyết đối với các tội phạm về mại
Error!
dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian Bookmark
05 năm (2011 - 2015)
not
defined.
Bảng 2.5: Kết quả xét xử đối với các tội phạm về mại dâm
Error!
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 05 Bookmark
năm (2011- 2015)
not
defined.
Bảng 2.6: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các tội
Error!
phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bookmark
trong thời gian 05 năm (2011 - 2015)
not
defined.
Bảng 2.7: Tỷ lệ tái phạm các tội phạm nói chung và các tội
Error!
phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Bookmark
trong thời gian 05 năm (2011- 2015)
not
defined.
Bảng 2.8: Độ tuổi của bị cáo phạm các tội về mại dâm trên địa
Error!
bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 05 năm (2011- Bookmark
2015)
not
defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1: So sánh số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm
Error!
phạm các tội về mại dâm so với các tội phạm nói Bookmark
chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời
not
gian 05 năm (2011 - 2015)
defined.
Biểu đồ 2.2: So sánh số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm
phạm các tội về mại dâm so với các tội xâm phạm
Error!
an toàn công cộng, trật tự công cộng trên địa bàn Bookmark
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 05 năm (2011 not
2015)
defined.
Biểu đồ 2.3: Tình hình giải quyết đối với các tội phạm về mại
Error!
dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời Bookmark
gian 05 năm (2011 - 2015)
not
defined.
Biểu đồ 2.4: So sánh kết quả xét xử đối với các tội phạm về
Error!
mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời Bookmark
gian 05 năm (2011- 2015)
not
defined.
Biểu đồ 2.5: So sánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
của các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian 05 năm (2011 2015)
Biểu đồ 2.6:
Error!
Bookmark
not
defined.
So sánh tỷ lệ tái phạm các tội nói chung trên địa bàn
Error!
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 05 năm (2011- Bookmark
2015)
not
defined.
Biểu đồ 2.7: So sánh tỷ lệ tái phạm các tội về mại dâm trên địa
Error!
bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 05 năm Bookmark
(2011- 2015)
Biểu đồ 2.8:
not
defined.
So sánh độ tuổi của bị cáo phạm các tội về mại
Error!
dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời Bookmark
gian 05 năm (2011- 2015)
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử xã hội loài người, mại dâm đã xuất hiện ngày càng trở
nên phổ biến và trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xã hội
ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì các
dịch vụ xã hội và các ngành giải trí xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với đó
là các tệ nạn xã hội khác như: cờ bạc, ma túy, trộm cắp, mại dâm... cũng
không ngừng gia tăng.
Trước tình hình đó, ngày 17/3/2003, Ủy ban thường vụ Quốc Hội đã
thông qua Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2003, quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm. Ngày 10/5/2011, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình
hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này đã khẳng
định quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng cũng như ý
nghĩa của công tác này trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang có nguy cơ lan
rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Trong thời gian qua, công tác quản lý, điều hành đã có những chỉ đạo
mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác phòng, chống mại dâm, làm rõ trách
nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương, chỉ đạo xử lý nghiêm các
địa bàn để xảy ra tình trạng mại dâm gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Nhưng tệ nạn này ngày càng diễn biến phức tạp, xuất hiện những đối tượng
và hình thức hoạt động mại dâm mới: gái gọi, du lịch tình dục, người nước
ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán
dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook.....
1
Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phòng,
chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội, trong toàn quốc số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người,
trong đó tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng Sông Hồng: 3.679
người, Đông Bắc: 913 người, Bắc Trung Bộ: 887 người, Đông Nam Bộ:
3.200 người, Đồng bằng Sông Cửu Long: 1.374 người, các khu vực khác là:
1.189 người [2, tr.1]. Tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là
hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó. Các
phương thức hoạt động mại dâm cũng rất đa dạng với nhiều hình thức biến
tướng và sử dụng các thủ đoạn mới như mại dâm "trá hình" lợi dụng các dịch
vụ: nhà nghỉ, vũ trường, karaoke, cà phê, tẩm quất, massage,... để lợi dụng sự
ham chơi, đua đòi của một số học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và
việc buông lỏng quản lý của gia đình, nhà trường, các đối tượng tội phạm đã
dụ dỗ, lôi kéo thậm chí còn dùng cả thủ đoạn ép buộc các học sinh chưa đến
tuổi thành niên bán dâm.
Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội, nguy cơ lây
lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS do quan hệ tình dục không an toàn cao: Tỷ lệ
người nhiễm HIV qua đường tình dục là 45,3%; tỷ lệ nhiễm trong nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới là 3,9% [2, tr.1]. Tệ nạn mại dâm cũng làm gia
tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy.... hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích
mại dâm, tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ vị thành niên vì mục đích mại dâm
có xu hướng gia tăng.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục,
y tế của cả nước nói chung và của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng.
Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, là nơi tụ hội các nền
văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi
2
phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Chính những lợi thế và dư địa chí đã tạo
cho Thái Nguyên một khả năng giao lưu giữa các vùng thuận lợi, từ Thái
Nguyên có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng hệ thống giao thông thuận tiện
và đa dạng. Vì thế mà Thái Nguyên phát triển kinh tế - xã hội tương đối toàn
diện, bền vững với hệ thống giao thông phát triển, với nhiều khu công nghiệp
lớn, kim ngạch xuất khẩu tăng đồng thời đây là nơi thu hút được nhiều nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, là nơi tập trung nhiều khu vui chơi, giải trí, nhiều nhà
hàng, khách sạn, đặc biệt là các loại hình dịch vụ phát triển rất mạnh.
Chính những điều kiện trên cũng là một trở ngại đối với tỉnh Thái
Nguyên trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bởi lẽ,
chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội rất phức tạp như: sự phân
hóa giàu nghèo ngày càng lớn, Công nhân về làm việc tại khu công nghiệp
ngày một đông (riêng khu công nghiệp Samsung gần 70.000 công nhân)…
Trong khi công tác quản lý còn nhiều bất cập khiến cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm về mại dâm gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, tình hình tội phạm đang có xu hướng tăng cả về tính
chất phức tạp và số vụ xảy ra cùng với sự thay đổi về cơ cấu tội phạm. Tính
chất hoạt động tội phạm hình sự vừa tinh vi, vừa manh động. Trong đó diễn
biến của tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng phức
tạp. Các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ lệ cao
trong số các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và ngày
càng có chiều hướng gia tăng. Số người phạm tội rất đa dạng về thành phần
xã hội, độ tuổi và cả trình độ. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống các
tội phạm về mại dâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra không
chỉ với những cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội và
của mỗi người dân.
3
Xuất phát từ thực trạng nói trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài
"Các tội phạm về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực
tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Tệ nạn mại dâm đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn, ảnh hưởng xấu
đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, trật tự an toàn xã hội, phá vỡ
hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa tương lai giống nòi của dân tộc. Do vậy
việc nghiên cứu về các tội phạm về mại dâm đã và đang trở thành mối quan
tâm của Đảng và Nhà nước cũng như nhiều nhà khoa học... Cho đến nay, đã
có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, nhưng
đáng chú ý là một số công trình khoa học sau:
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao,
2001 "Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đấu tranh phòng và chống các
tội phạm về tình dục" của tập thể tác giả là ThS. Nguyễn Quang Lộc, PGS.TS.
Trần Văn Độ, TS. Từ Văn Nhũ và Nguyễn Văn Liên; Luận án tiến sĩ, có công
trình nghiên cứu của tác giả Trần Hải Âu “Tệ nạn mại dâm- Thực trạng và
các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa”, Học viện Cảnh sát nhân dân,
Hà Nội, 2004; Nguyễn Thị Ngọc Hoa “Quản lý nhà nước về phòng và chống
tệ nạn mại dâm ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2013; Nguyễn Hoàng Minh “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức”, Học
viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2010.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa “Tội mua dâm
người chưa thành niên trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật- Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2012; Vũ Thị Hồng Hạnh "Tội môi giới mại dâm trong luật
hình sự Việt Nam- Trên cơ sở nghiên cứu số liệu thực tiễn địa bàn thành phố
Hà Nội”, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
Về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau:
GS.TSKH. Lê Cảm (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các
4
tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; GS.TS.Võ Khánh Vinh,
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Giáo dục Hà
Nội, 2001; công trình nghiên cứu; "Ma túy, mại dâm, cờ bạc - tội phạm thời
hiện đại" của tập thể tác giả là GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình
Khánh, TS. Nguyễn Thị Kim Liên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003;
"Pháp luật về phòng, chống mại dâm ở các nước trên thế giới" của PGS.TS.
Nguyễn Trung Tín...
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã
có một số công trình nghiên cứu tội phạm về mại dâm dưới góc độ tội phạm
học hoặc nghiên cứu riêng rẽ từng tội mà chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu nhóm tội phạm này trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Thái
Nguyên. Vấn đề mại dâm nói chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng
hiện nay đang là mối hiểm họa đối với con người, nguy cơ lây lan các bệnh xã
hội, tác động xấu đến môi trường văn hóa, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng
đến trật tự, an toàn xã hội, gây bức xức trong dư luận. Như vậy, có thể khẳng
định việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Các tội phạm về mại dâm trong
luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)" là
đòi hỏi khách quan, cần thiết vừa có tính lý luận và có tính thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp lý về các
tội phạm về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, tổng kết, đánh giá về tình
hình tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian 5 năm (2011
- 2015). Trên cơ sở đó tác giả đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và kiến
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam về loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó: Các tội
5
phạm về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn
tỉnh Thái Nguyên).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các tội phạm về mại dâm
dưới góc độ lí luận pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong thời gian 5 năm (2011 - 2015).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh về tội phạm
và phòng ngừa tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
so sánh, phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu... nhằm phân tích tổng
hợp làm sáng tỏ các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề
cần nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học, đồng bộ
và có hệ thống ở cấp độ thạc sĩ luật học về những vấn đề liên quan đến các tội
phạm về mại dâm dưới góc độ pháp lý hình sự. Kết quả của luận văn góp
phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về các tội phạm về mại dâm trong
khoa học luật hình sự Việt Nam.
Trên cơ sở số liệu thực tiễn, luận văn phân tích và đánh giá tình hình
xét xử các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
5 năm (2011 - 2015), từ đó luận văn đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật và
kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về mại dâm.
6
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội phạm về mại dâm trong luật
hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam
và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội
phạm về mại dâm.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI
PHẠM VỀ MẠI DÂM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm các tội phạm về mại dâm
Tội phạm nói chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng đã ảnh
hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Để bảo vệ các giá trị văn
hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì mỗi quốc gia đều đưa ra những chính
sách, pháp luật để quản lý, nhằm giảm thiểu tới mức tối đa tác hại của tệ nạn
xã hội. Các hành vi như chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người
chưa thành niên đã xâm phạm đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, các giá
trị đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, lan truyền
những loại bệnh xã hội, ảnh hưởng đến tương lai, giống nòi của dân tộc, hạnh
phúc của mỗi gia đình, trật tự, an toàn xã hội không được bảo đảm. Để xác
định chính sách hình sự và yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống các
tội phạm này, việc tìm hiểu khái niệm các tội phạm về mại dâm là cần thiết.
Trước hết, để có cơ sở xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể với ý
nghĩa là mô hình pháp lý của từng loại tội phạm thì cần tìm hiểu khái niệm
về tội phạm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định
về khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
8
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa [38, tr. 5].
Như vậy, khái niệm về tội phạm nói chung bao gồm các dấu hiệu sau:
1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội; 2) Được quy định trong Bộ luật hình
sự; 3) Do người có đủ điều kiện về chủ thể thực hiện; 4) Có lỗi cố ý hoặc vô ý;
5) Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Để hiểu như thế nào là các tội phạm về mại dâm, trước hết cần đi sâu
tìm hiểu khái niệm của 3 tội về mại dâm bao gồm: Tội chứa mại dâm, tội môi
giới mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên.
* Khái niệm về tội chứa mại dâm
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, hiện nay ở Việt Nam có nhiều quan
điểm khác nhau về tội chứa mại dâm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng:
Tội chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh
thần cho hoạt động mại dâm được thực hiện [64, tr. 515].
Quan điểm thứ hai cho rằng:
Tội chứa mại dâm là hành vi cho thuê, cho mướn địa điểm
hoặc tạo các điều kiện vật chất khác cho hoạt động mại dâm; bố trí
người canh gác, bảo vệ cho hoạt động mại dâm; nhận gái mại dâm
là người làm thuê, là nhân viên để che mắt các nhà chức trách và
cho hoạt động bán dâm [3, tr. 603].
9
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Tội chứa mại dâm là hành vi cho thuê
chỗ, cho mượn chỗ, bố trí chỗ, bố trí gái mại dâm, tạo điều kiện cho người
mua dâm, bán dâm hoạt động” [3, tr. 606].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội
chứa mại dâm là hành vi chứa mại dâm. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh
phòng, chống mại dâm năm 2003 thì: “chứa mại dâm là hành vi sử dụng,
thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc
mua dâm, bán dâm” [55, tr. 2].
Như vậy, mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội chứa
mại dâm nhưng nhìn chung các quan điểm trên đều có những điểm chung đó
là: Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn
địa điểm, phương tiện để tạo điều kiện cho người mua, bán dâm hoạt động.
Do đó, trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật
hình sự năm 1999 và tổng hợp các quan điểm khoa học khác nhau, theo chúng
tôi, có thể đưa ra khái niệm về tội chứa mại dâm như sau: Tội chứa mại dâm
là hành vi tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố
ý thực hiện, xâm phạm đến trật tự công cộng.
* Khái niệm về tội môi giới mại dâm
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm tội môi giới mại dâm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: "Tội môi giới mại dâm là hành vi làm
trung gian bằng cách dụ dỗ hoặc dẫn dắt cho hoạt động mại dâm giữa người
mua dâm và người bán dâm" [64, tr. 518].
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ,
dẫn dắt, làm trung gian cho người mua dâm và người bán dâm gặp nhau để
mại dâm" [3, tr. 610].
10
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ
hoặc dẫn dắt mại dâm" [3, tr. 605].
Theo quy định tại khoản 1 Điều 255 Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội
môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. Theo quy định tại
Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì: “Môi giới mại dâm là
hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện
việc mua, bán dâm" [55, tr. 2].
Như vậy, cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội môi
giới mại dâm nhưng các quan điểm trên đều có những điểm chung đó là: Môi
giới mại dâm đều là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm nói chung và tổng hợp các quan điểm
khoa học khác nhau, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về tội môi giới
mại dâm như sau: Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của
người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực
hiện, xâm phạm đến trật tự công cộng.
* Khái niệm về tội mua dâm người chưa thành niên
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm tội dâm người chưa thành niên.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: "Mua dâm người chưa thành niên là
hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm dưới 18
tuổi để được giao cấu" [35, tr. 375].
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Mua dâm người chưa thành niên là sự
thỏa thuận trả tiền hoặc vật chất khác cho người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18
tuổi để thực hiện hành vi giao cấu với người đó" [56].
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định "Mua dâm là
hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm
để được giao cấu" [55, tr. 1].
11
Điều 256 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng không mô tả cụ thể khái niệm
tội mua dâm người chưa thành niên mà chỉ nêu tội danh theo hành vi khách
quan của tội phạm.
Như vậy, cũng như khái niệm tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm
thì tội mua dâm người chưa thành niên cũng có rất nhiều quan điểm khác
nhau nhưng tựu chung lại các quan điểm đó đều có những điểm chung là:
Mua dâm người chưa thành niên đều là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất
khác để thực hiện hành vi giao cấu.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm nói chung và tổng hợp các quan điểm
khoa học khác nhau, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về tội mua dâm
người chưa thành niên như sau: Tội mua dâm người chưa thành niên là hành
vi thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 18 tuổi nhằm giao cấu với người đó, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện, xâm phạm đến trật
tự công cộng.
Như vậy, từ những khái niệm đơn lẻ nghiên cứu về các tội phạm, dưới
góc độ nghiên cứu tổng thể thì có 02 quan điểm như sau:
Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm: Tội phạm mại dâm bao gồm các
hành vi về hoạt động mua bán tình dục được quy định và điều chỉnh bằng
pháp luật hình sự, tội phạm về mại dâm bao gồm các hành vi sau:
Chứa mại dâm: là hành vi sử dụng, thuê, mượn, cho mượn
địa điểm, phương tiện để mua bán dâm.
Môi giới mại dâm: là hoạt động dụ dỗ, dẫn dắt, làm trung
gian để các đối tượng gặp nhau thực hiện hành vi mua bán dâm.
Mua dâm người chưa thành niên: là hành vi thỏa thuận trả
tiền hoặc vật chất khác để được giao cấu với người chưa thành niên.
Mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm, là hành vi chuyển
12
giao phụ nữ, trẻ em để thực hiện hành vi mại dâm nhằm thu lợi
nhuận [65, tr. 609-610].
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Thuật:
Tội phạm mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
liên quan đến mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình
sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý xâm phạm đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn
minh xã hội chủ nghĩa, đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con
người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội [41, tr. 409].
Về cơ bản, chúng tôi đồng ý với các quan điểm nêu trên khi cho rằng
tội phạm về mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến lĩnh vực
mua bán tình dục, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý. Qua nghiên cứu các vụ án cụ thể cho thấy tội phạm về mại dâm
bao gồm nhiều hành vi khác nhau nên không thể dùng cụm từ “tội phạm mại
dâm” mà phải dùng cụm từ “các tội phạm về mại dâm” mới bao hàm hết các
hành vi thuộc nhóm tội này.
Như vậy, trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định tại khoản 1,
Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 và tổng hợp các quan điểm khoa học khác
nhau, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm các tội phạm về mại dâm đang
nghiên cứu như sau: Các tội phạm về mại dâm là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội liên quan đến mua bán tình dục, được quy định trong Bộ luật hình
sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm
phạm đến trật tự công cộng, đạo đức xã hội, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
con người bao gồm các hành vi như: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua
dâm người chưa thành niên.
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về mại dâm trong
luật hình sự Việt Nam
Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn
13
mực xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống
văn hóa và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của nhân dân. Đồng thời, đó còn là một hiện tượng xã hội tồn tại một
cách khách quan trong đời sống xã hội gắn với những điều kiện kinh tế, xã
hội nhất định. Môi trường kinh tế đã làm nảy sinh ra các tệ nạn xã hội và
cũng chính sự thay đổi của môi trường kinh tế đã tác động trực tiếp làm tăng
hoặc giảm đi các tệ nạn xã hội.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới , đời số ng chiń h tri ,̣ kinh tế xã
hô ̣i có nhiề u khởi sắ c với những biế n đổ i quan tro ̣ng
. Tuy nhiên, trong quá
trình chuyển đổi cơ chế bên cạnh những mă ̣t ma ̣nh , mă ̣t tić h cực của kinh tế
thị trường đã tạo cho nền kinh tế phát triển đa dạng , năng đô ̣ng thì đồ ng thời
cũng bộc lộ những tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như
: Xu hướng
thực du ̣ng, quá coi trọng đồng tiề n... Đó là những điề u kiê ̣n làm cho tê ̣ na ̣n xã
hô ̣i ngày càng phát triể n.
Cùng với các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, ma túy thì mại dâm là một
hiện tượng nhức nhối của đời sống xã hội. Tệ nạn mại dâm xuất hiện rất sớm
trong lịch sử xã hội loài người và là hiện tượng phổ biến không chỉ riêng ở Việt
Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, từ những nước văn minh cho đến các nước
lạc hậu, đe dọa đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn thề giới.
- Về sức khỏe: Hoạt động mại dâm thường dẫn đế n suy kiê ̣t về sức khỏe
của đối tượng, hầu hết gái ma ̣i dâm đều bị mắc các bê ̣nh xã hô ̣i như: giang mai,
lâ ̣u, các bệnh viêm nhiễm đường tình dục… đã ảnh hưởng tới sự phát triển giống
nòi, đến thế hệ tương lai, và hơn nữa ma ̣i dâm gắ n liề n với nhiễm HIV/ AIDS.
- Về kinh tế : Một số ít những người đi vào con đường ma ̣i dâm là do
hoàn cảnh khó khăn còn lại hầu hết là lười lao đô ̣ng . Tê ̣ na ̣n ma ̣i dâm đã làm
ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động , nguồ n lực ta ọ ra của cải vật chất cho xã
hội, đồng thời ngân sách nhà nước phải chi phí cho ho ̣ khám chữa bê ̣nh , dạy
nghề , tạo công ăn việc làm…
14
- Về xã hội : Mại dâm làm phương hại đến đạo đức, lối sống, thuần
phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa, làm tha hóa
mô ̣t bô ̣ phâ ̣n dân cư và mô ̣t số cán bô ,̣ đảng viên, công chức và viên chức Nhà
nước. Cụ thể: Đối tượng mua dâm không có nghề nghiệp ổn định, làm ăn tự
do là 75,7%; cán bộ, công nhân viên chức là 3%; 80% đối tượng chủ chứa,
môi giới có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi; trên 40% chủ chứa là phụ nữ [2, tr. 1].
Mại dâm làm mấ t an toàn xã hô ̣i vì có liên quan đế n những hành vi vi
phạm pháp luật và là điều kiện làm nảy sinh các sai phạm khác
; đồ ng hành
với mại dâm là nghiện hút , cờ ba ̣c, trô ̣m cắ p ... Bởi vâ ̣y, viê ̣c ngăn chă ̣n , bài
trừ tê ̣ na ̣n ma ̣i dâm đã và đang trở thành mô ̣t trong những ưu tiên hàng đầ u
không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước ta mà còn là của toàn xã hô ̣i.
Đứng trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương
chính sách nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm nói
chung và các tội phạm về mại dâm nói riêng. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
(Điều 202- Tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm), Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 (Điều 254 tội chứa mại dâm, Điều 255 tội môi giới mại dâm, Điều 256
tội mua dâm người chưa thành niên), Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Điều
327 tội chứa mại dâm, Điều 328 tội môi giới mại dâm, Điều 329 tội mua dâm
người dưới 18 tuổi) đã quy định các tội phạm về mại dâm, tạo cơ sở pháp lý quan
trọng góp phần đấu tranh phòng, ngừa có hiệu quả loại tội phạm này.
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 CHO
ĐẾN NAY VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam
dân chủ Cộng hòa ra đời. Đây là thời kỳ cách mạng còn non trẻ, nhà nước ta
phải đương đầu với rất nhiều thử thách và khó khăn: Vừa phải đối phó với thù
15