Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tại ủy ban nhân dân thành phố trà vinh (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.01 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

TRANG

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUY TRÌNH

11

MỘT CỬA HÓA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về cơ chế một cửa

11

1.1.1. Cơ chế

11

1.1.2. Cơ chế một cửa

11

1.2. Cơ sở pháp lý về việc thực hiện một cửa hóa thủ

13

tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã
1.2.1. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp xã



13

1.2.2. Nguyên tắc, phạm vi áp dụng và quy trình thực

14

hiện cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã
1.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

19

1.3.1. Thủ tục hành chính

19

1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính

20

1.3.3. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

21

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện một cửa

22

hóa thủ tục hành chính
1.4.1. Thể chế về cơ chế một cửa


22

1.4.2. Vai trò của người đứng đầu cơ quan

23

1.4.3. Năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức

23

1.4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Bộ

24

phận tiếp nhận và trả kết quả
1.4.5. Chế độ kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện cơ

25

chế một cửa
1.4.6. Chính sách đãi ngộ đối với công chức làm việc

26

tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1.5. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế một cửa ở một số
đơn vị hành chính cấp xã

26



1.5.1 Việc thực hiện cơ chế một cửa tại một số đơn vị

26

hành chính cấp xã
1.5.2. Bài học kinh nghiệm
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỘT CỬA HÓA

30
32

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
XÃ TỈNH TRÀ VINH
2.1. Chủ trƣơng về thực hiện cơ chế một cửa tại Ủy

32

ban nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh
2.2. Tình hình thực hiện quy trình một cửa hóa thủ tục

37

hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh
2.2.1. Vị trí pháp lý của Bộ phận tiếp nhận và trả kết

37

quả cấp xã

2.2.2. Tình hình thực hiện quy trình một cửa hóa thủ

37

tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh
2.2.3. Mức độ hài lòng của người dân về việc thực hiện

45

cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh
2.3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện cơ chế một

47

cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh
2.3.1. Ưu điểm

47

2.3.2. Nhược điểm

52

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

56

QUY TRÌNH MỘT CỬA HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Ở CẤP XÃ TỈNH TRÀ VINH
3.1. Chủ trƣơng, phƣơng hƣớng của Ủy ban nhân dân


56

tỉnh Trà Vinh về tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa thủ tục
hành chính
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình một cửa hóa thủ
tục hành chính ở cấp xã tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 – 2020

57


3.2.1. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực

58

hiện một cửa hóa thủ tục hành chính
3.2.2. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng

60

hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; không ngừng
hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính một cửa
ở cấp xã trên địa bàn
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc giải

63

quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
3.2.4. Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ


67

chuyên môn (đặc biệt là cán bộ công chức dân tộc Khmer), đáp
ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa
3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong

71

việc thực hiện một cửa hóa thủ tục hành chính
3.2.6. Việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế một

72

cửa hóa cần đặc biệt chú ý đến các địa phương có đông đồng bào
Khmer sinh sống.
3.3. Một số kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Trà

75

Vinh, các sở, ban, ngành có liên quan
3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh

75

3.3.2. Kiến nghị đối với Sở Nội vụ

76

KẾT LUẬN


78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81


DANH MỤC CÁC BẢNG
1. Bảng 2.1. Các lĩnh vực thực hiện một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp
xã tỉnh Trà Vinh
2. Bảng 2.2. Đánh giá của người dân vềcơ sở vật chất tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả
3. Bảng 2.3. Các kênh thông tin mà người dân biết đến các thủ tục
hành chính
4. Bảng 2.4. Đánh giá của người dân về thái độ giao tiếp của cán bộ,
công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
5. Bảng 2.5. Đánh giá của người dân về mức độ thành thạo chuyên
môn của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
6. Bảng 2.6. Kết quả giải quyết hồ sơ của người dân
7. Bảng 2.7. Sự hài lòng của người dân về kết quả nhận được
8. Bảng 2.8. Người dân có được Ủy ban nhân dân xã khảo sát sự hài
lòng về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
1. Hình 2.1. Sự đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả
2. Hình 2.2. Bảng niêm yết các thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân
dân xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú
3. Hình 2.3. Sự đánh giá của người dân về giao tiếp của công chức tại

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
4. Hình 2.4. Sự đánh giá về mức độ thành thạo chuyên môn của công
chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
5. Hình 2.5. Sự hài lòng của người dân về kết quả nhận được
6. Hình 2.6. Kết quả giải quyết hồ sơ của người dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cơ chế một cửa được xem là giải pháp có tính đột phá khi thực hiện cải
cách thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa theo Quyết định số 93/2007/QĐTTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã được
triển khai đến hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực hiện cơ
chế này đã mang đến những kết quả khả quan: góp phần làm thay đổi cơ bản
mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với các tổ chức, cá nhân trong xã hội;
nền hành chính nhà nước chuyển dần sang nền hành chính phục vụ; giảm bớt
tình trạng các tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần ở nhiều bộ phận; tăng
cường trách nhiệm của cán bộ, công chức; xây dựng cơ chế giám sát của nhân
dân, các chủ thể khác trong xã hội đối với quá trình thực hiện công vụ của nền
hành chính. Có thể thấy với các thành tựu như trên thì việc tiếp tục thực hiện
và cải tiến cơ chế một cửa theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg là việc làm
hết sức cần thiết.
Tại tỉnh Trà Vinh, cơ chế một cửa đã được triển khai đối với tất cả các
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ủy ban nhân dân cấp
huyện và cấp xã. Trong đó, cấp xã tại Trà Vinh đã triển khai cơ chế một cửa
ngay khi có chủ trương của các cấp lãnh đạo. Với quy định cơ bản: việc tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ được thực hiện tại một đầu mối đó là Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả, đã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết thủ tục hành
chính nhanh chóng, hạn chế tình trạng sách nhiễu, quan liêu trong thực hiện

công vụ; nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm phụ vụ của cán bộ, công
chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế cần được nhìn nhận
và khắc phục: vẫn còn hồ sơ giải quyết trễ hẹn, một số thủ tục hành chính còn
rườm rà, khó thực hiện, năng lực và tinh thần làm việc của một bộ phận cán
bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ vẫn còn một số hạn chế.


2

Với tầm quan trọng của việc thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết
thủ tục hành chính, tác giả thực hiện đề tài “Quy trình một cửa hóa thủ tục
hành chính ở cấp xã, tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công.
Đề tài được thực hiện với mong muốn nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế
một cửa thủ tục hành chính ở cấp xã; để từ đó đề xuất một số giải pháp góp
phần hoàn thiện cơ chế này tại thực tế tỉnh Trà Vinh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề cải cách thủ tục hành chính nói chung và vấn đề một cửa hóa
thủ tục hành chính nói riêng, đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong nhiều
công trình sách, luận văn, luận án, tạp chí...Trong đó, tác giả luận văn đã biết
đến một số công trình tiêu biểu sau:
2.1. Một số luận văn Thạc sỹ
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2000) về “Cải cách
thủ tục hành chính theo mô hình một cửa tại Ủy ban nhân dân Thị xã Sóc
Trăng- Tỉnh Sóc Trăng”.
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Thanh(2004) “Hoàn thiện tổ chức
theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Hà Tây”.
-Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Xuân Cương (2005) về "Cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa trong giải quyết tranh chấp đất đai ở
Lâm Đồng”.
- Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Nam (2006): "Xây dựng mô hình

một cửa liên thông và một số giải pháp để tiếp tục cải cách hành chính về đầu
tư theo mô hình một cửa tại tỉnh Bình Phước”.
2.2. Một số đề tài nghiên cứu khoa học
- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở
Học viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới
ở nước ta hiện nay”. Đề tài khoa học cấp Bộ do tác giả Trần Ngọc Đường làm
chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 1995.


3

- “Cải cách cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ quá độ”. Mã số: 89-98012 do tác giả Đoàn Trọng Truyến làm chủ nhiệm.
- “Cải cách hành chính phục vụ dân”. Mã số 94-98-069 do tác giả
Nguyễn Văn Thâm làm chủ nhiệm.
2.3. Một số sách đã xuất bản
- “Cải cách nền hành chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Tập
thể tác giả trong và ngoài nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành
năm 2009. Sách tham khảo này đã ghi lại các phát biểu, ý kiến trong hội thảo
khoa học với nhan đề “Tăng cường hiệu quả điều hành quản lý nhà nước
hướng tới bộ máy hành chính Nhà nước dựa trên luận cứ thực tiễn ở Việt
Nam” được tổ chức cuối năm 2008.
- “Cải cách hành chính Nhà nước, thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp”. TS. Thang Văn Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001.
- “Một số vấn đề về xây dựng và cải cách nền hành chính nhà nước ta”
của GS. Đoàn Trọng Truyến, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
- “Kỹ năng nghiệp vụ hành chính” của TS. Nguyễn Văn Hậu, Nhà xuất
bản Lao Động, 2014.
2.4. Một số bài viết công bố trên tạp chí

- Võ Đình Hoan (2007) “Một số kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” ở huyện Cư M’Gar”. Tạp chí quản lý nhà nước,
số 141. Tác giả đề cập đến một số khó khăn khi áp dụng mô hình một cửa trên
địa bàn: cán bộ công chức còn hạn chế về trình độ khi làm việc tại bộ phận
một cửa, quy trình giải quyết một số thủ tục hành chính chậm được cải tiến,
cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều thiếu thốn...
- Ngô Huy Tiếp (2008) “Quan điểm của Đảng ta về cải cách hành chính
từ năm 1986 đến nay”. Tạp chí quản lý nhà nước, số 145. Tác giả nhấn mạnh


4

cải cách hành chính là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong quá trình hội nhập với khu vực và
thế giới.
- Nguyễn Thị La (2008) “Áp dụng ISO 9001:2000 vào giải quyết thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy”. Tạp
chí quản lý nhà nước, số 146. Bài viết nêu những thành tựu đạt được trong
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã
góp phần cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, thay đổi quan
điểm và phương thức phục vụ cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên cũng
còn một số vướng mắc khi chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận,
việc áp dụng công nghệ còn hạn chế.
- Bùi Văn Dư (2008) “Bình Định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông. Tạp chí quản lý nhà nước, số 147. Bài viết trên cơ sở thực trạng
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Bình Định đã
rút ra những bài học kinh nghiệm mang tính nguyên tắc trong thực hiện cơ
chế một cửa: xác định đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch hành
chính; xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết quan hệ hành

chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu...
- Lê Thị Hằng (2010) “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông ở Thừa Thiên Huế”. Tạp chí quản lý nhà nước, số
172. Bài viết đánh giá những kết quả đạt được trong tiến trình cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan ban ngành
trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra: về
công tác lãnh đạo điều hành (phải có sự lãnh đạo, điều hành sâu sát của các
cấp ủy đảng); về đội ngũ cán bộ, công chức (cần được đào tạo chuyên sâu về
cải cách hành chính); xây dựng được cơ chế phối hợp của một cửa, một cửa
liên thông; đẩy mạnh việc phân cấp cho chính quyền; đầu tư cơ sở vật chất,


5

trang thiết bị và phương tiện làm việc; chú trọng tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát.
- Nguyễn Văn Thâm (2011) “Cải cách hành chính và những kinh
nghiệm về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở”. Tạp chí quản lý nhà
nước, số 188. Bài viết đã lược nhìn kết quả cải cách hành chính nhà nước trên
tất cả các nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tài chính công; hiện
đại hóa nền hành chính trên thực tế đã góp phần tích cực thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế- xã hội ổn định chính trị và trật tự xã hội của đất nước.
- Văn Tất Thu (2014) “Những yêu cầu trong đổi mới nội dung và
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính”, Tạp chí quản
lý nhà nước, số 222. Bài viết đề cập đến vị trí, vai trò và đặc điểm của nền
hành chính nhà nước. Nền hành chính nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Đoàn Nhân Đạo (2014) “Tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức
cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”, Tạp chí quản lý nhà nước, số

222. Bài viết điểm qua những điểm sáng trong xây dựng và áp dụng tiêu chí,
phương pháp đánh giá công chức cấp xã mở một số địa phương: Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức cấp xã hiện nay: hoàn
thiện hệ thống pháp luật; phát huy dân chủ, thu hút sự phản biện xã hội; đổi
mới phương pháp bình bầu trong đánh giá của tập thể.
- Nguyễn Văn Hậu (2015) “Cải cách hành chính và vai trò của Đảng
chính trị”, Lý luận chính trị, số 6. Bài viết khẳng định trong tiến trình đổi mới
đất nước, cải cách hành chính được đặt ra như một yêu cầu khách quan để tạo
tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế. Từ thực tiễn cải cách hành chính trong
thời gian qua, tác giả đúc kết những bài học kinh nghiệm lớn cho việc tiến
hành cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay: cải cách hành chính là vấn


6

đề lớn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức cơ quan hành chính; cải cách thủ tục hành chính là khâu
đột phá; đề cao vai trò giám sát của nhân dân; tăng cường mối quan hệ giữa
cấp ủy với các tổ chức nhà nước, các đoàn thể chính trị- xã hội.
Như vậy, cải cách thủ tục hành chính là một công việc thuộc nội dung
cải cách thể chế hành chính, trong khi đó, cải cách thể chế hành chính là một
trong sáu nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Cải cách
thủ tục hành chính được xem như là khâu đột phá của cải cách hành chính, và
trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề thủ tục hành chính thường xuyên
được Chính phủ quan tâm. Đó là vì thủ tục hành chính hàng ngày liên quan
đến công việc của đại bộ phận các tổ chức, công dân, cấp chính quyền, cũng
như trong mối quan hệ với Nhà nước. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp
cho tác giả cở sở lý luận cùng những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc để trên cơ
sở đó để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Quy trình “một của hóa” thủ

tục hành chính ở cấp xã, tỉnh Trà Vinh”, việc nghiên cứu đề tài về thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã là một vấn đề còn mới mẻ trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay và đây là đề tài nghiên cứu mới đối với tác giả.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận phục vụ công tác cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
tại cấp xã của tỉnh Trà Vinh; từ đó đề xuất giải pháp để thực hiện tốt hơn cơ
chế một cửa trong giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả dự định thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:


7

- Tổng hợp, bổ sung, hệ thống hóa lý luận về nền hành chính nhà nước
trong đó có thủ tục hành chính nhà nước, cải cách hành chính nhà nước và
việc một cửa hóa thủ tục hành chính.
- Nghiên cứu kết quả của hoạt động một cửa hóa thủ tục hành chính ở
cấp xã tỉnh Trà Vinh, phân tích, đánh giá thực trạng của việc thực hiện cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại các xã trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh hiện nay.
- Nghiên cứu những yếu tố thuận lợi và khó khăn, có liên quan đến việc
một cửa hóa thủ tục hành chính ở cấp xã tỉnh Trà Vinh, định hướng một cửa
hóa thủ tục hành chính đối với một số thủ tục hành chính phổ biến ở cấp xã tại
Trà Vinh, đưa ra những vấn đề cần giải quyết và giải pháp xử lý chúng để
việc một cửa hóa thủ tục hành chính có thể thực hiện được theo phương
hướng đã được đưa ra.

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa
tại các xã của tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quy trình một cửa trong việc thực hiện thủ tục hành chính ở cấp xã tỉnh
Trà Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: vấn đề “một cửa hóa” thủ tục hành chính
được nghiên cứu ở 105 xã, phường, trị trấn của tỉnh Trà Vinh
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2011 – 2015, thời gian cho tầm nhìn
của việc hoàn thiện cơ chế một cửa là đến năm 2020.


8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp chung
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh
5.2. Phƣơng pháp cụ thể
- Phương pháp phân tích: phương pháp được sử dụng để phân tích
thực trạng thực hiện quy trình một cửa hóa thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở phân tích, phát hiện những thành
tựu cần phát huy, những hạn chế, nguyên nhân của nó và đề xuất các giải
pháp phù hợp.
- Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả đã thiết kế mẫu phiếu khảo
sát để thực hiện điều tra, đối tượng khảo sát là người dân đã từng thực hiện
các thủ tục hành chính với các xã cụ thể như sau: Long Đức (Thành phố Trà
Vinh); Hưng Mỹ, Hòa Lợi (huyện Châu Thành); Hiệp Mỹ Đông, Thị trấn Cầu

Ngang (huyện Cầu Ngang); Mỹ Cẩm, An Trường (huyện Càng Long); Long
Khánh, Long Toàn (huyện Duyên Hải); Tập Ngãi, Cầu Quan (huyện Tiểu
Cần); Phong Phú, Cầu Quan (huyện Cầu Kè); An Quảng Hữu, Kim Sơn, Tập
Sơn (huyện Trà Cú). Từ kết quả khảo sát, tác giả có thể đánh giá được nhiều
nội dung như: sự hài lòng của người dân, về quá trình thực hiện nhiệm vụ của
công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả,…
- Phương pháp quan sát: tác giả thực hiện quan sát trực tiếp Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả về một số nội dung: việc niêm yết thủ tục hành chính,
quá trình giao tiếp với người dân, diện tích và việc bố trí của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả,….
- Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở việc phân tích thực trạng thực hiện
một cửa hóa thủ tục hành chính tại cấp xã tỉnh Trà Vinh, tác giả tổng hợp,
khái quát những thành tựu mà Ủy ban nhân dân các xã đã đạt được cũng như


9

những hạn chế đang tồn tại. Từ đó, luận văn đưa ra cái nhìn tổng thể nhất về
quá trình thực hiện một cửa hóa thủ tục hành chính tại các Ủy ban nhân dân
các xã.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng để liệt kê, hệ
thống hóa các chủ trương, văn bản bản của các cấp về việc thực hiện một cửa
thủ tục hành chính; những kết quả mà các xã đã đạt được trong quá trình thực
hiện một cửa hóa thủ tục hành chính; thống kê kết quả điều tra xã hội học, các
số liệu, biểu mẫu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài sẽ góp phần tổng kết những lý thuyết về cải cách hành chính
cũng như cải cách thủ tục hành chính nói chung. Đặc biệt, đề tài thực hiện
khảo sát và phân tích một cách khách quan về thực trạng việc thực hiện cải

cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh hiện nay. Đề tài phân tích và đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của
quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở Uỷ ban nhân dân các xã ở
tỉnh Trà Vinh; từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp có cơ sở khoa học
và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính nói chung và cải
cách thủ tục hành chính nói riêng ở địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động
của bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn, phục vụ nhân dân.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, Luận văn được trình bày gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quy trình một cửa hóa tại ủy ban
nhân dân cấp xã
Chương 2: Thực trạng thực hiện một cửa hóa thủ tục hành chính tại ủy
ban nhân dân cấp xã tỉnh Trà Vinh


10

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quy trình một cửa hóa
thủ tục hành chính ở cấp xã tỉnh Trà Vinh



×